July 1, 2008
SEOUL (UCAN): Hệ phái Phật Giáo Tào Khê, hệ phái Phật Giáo lớn
nhất Đại Hàn, hôm 24 tháng 06 đã đưa ra một bản bố cáo khiếu
nại rằng hệ thống giao thông Seoul đã "cố ý" bỏ quên các ngôi
chùa Phật Giáo trong các bản đồ lộ trình.
Bản bố cáo
nêu lên rằng bản đồ trực tuyến trên mạng Internet cũng đã không
liệt kê các địa điểm của hai ngôi chùa nổi tiếng Jogyesa và
Bongeunsa, nơi mà rất nhiều du khách ngoại quốc đã viếng thăm
khi đến thủ đô Seoul.
Bộ Điền Địa
,Giao Thông và Hàng Hải, cơ quan chịu trách nhiệm phát hành địa
đồ, nói rằng có khoảng 20,000 người sử dụng Internet truy cập
mỗi ngày.
Đại sư
Seungwon, phát ngôn nhân của hệ phái Jogye, người đứng tên
trong bản bố cáo với chủ đề"Chúng tôi cực lực lên án những thái
độ thiên vị tôn giáo của chính phủ tổng thống Lee". Trong đó,
chư tăng đã kết án đặc ân của chính phủ Tổng Thống Lee
Myung-bak' dành riêng cho Ky Tô giáo, nhất là Tin Lành.
Năm 2003,
khi chính phủ trước xây dựng hệ thống thông tin trực tuyến trên
mạng Internet, các ngôi chùa Phật Giáo được đánh dấu trên bản đồ.
Nhưng phiên bản mới cập nhật hôm 9 tháng 06 đã bỏ đi những điểm
đánh dấu các ngôi chùa. Bộ Giao Thông, tại một phiên họp hôm 23
tháng 06 đã ghi nhận đó là một lỗi lầm, và các điểm đánh dấu
những ngôi chùa Phật Giáo đã xuất hiện trở lại trên bản đồ 4
ngày sau đó.
Trong khi
đó, vào ngày 25 tháng 06, tất cả 28 vị được đề cử đầu tiên trong
số 81 thành viên của Hội Đồng Trung Ương hệ phái Jogye Order's
đã đưa ra một bản bố cáo mới. Bản bố cáo mới này cho rằng sự
thiếu sót kia không phải là một lỗi lầm, bởi vì trong bản đồ
chỉ rõ ngay cả những ngôi giáo đường Tin Lành rất nhỏ, được đánh
dấu với một chữ X đỏ và danh hiệu ngôi giáo đường.
Chư Tăng còn
cáo giác Nội Các của chính phủ Lee và viên chức Văn Phòng Tổng
Thống đều là những người Ky Tô Giáo kể từ khi khai trương hồi
tháng Hai. Trong 15 bộ trưởng hiện nay, 10 vị là Tin Lành, hai
người là Ky Tô Giáo và tình trạng tôn giáo của ba người còn lại
không được biết.
Chư Tăng
cũng nhấn mạnh rằng viên phó an ninh phủ tổng thống cũng là một
người Tin Lành, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng "mơ ước của
ông ta là tất cả các bộ trưởng trong chính phủ sẽ đều là người
đạo Tin Lành". Một sự kiện khác liên can đến một thư ký văn
phòng tổng thống, người vốn là một mục sư Tin Lành, theo tin
đưa, đã nói với một tín đồ Tin Lành tụ tập tại Seoul hôm 05
tháng 06 rằng những người tham gia đêm thắp nến biểu tình chống
nhập cảng thịt bò Mỹ là "Một đám Satan"
"Những sự cố
thiên vị tôn giáo như thế đã xảy ra với sự đồng lõa của chính
phủ", Thành viên hội đồng hệ phái Jogye kết luận như trên. Họ
yêu cầu chính phủ phải thiết lập những giải pháp hợp lý để ngăn
chận những sự kiện thiên vị tôn giáo hay kỳ thị như thế.
Ủy Ban Hòa
Bình Tôn Giáo của hệ phái cũng đã đòi hỏi bộ trưởng Giao Thông
phải từ chức. Ủy ban đã công bố một vài văn thư phản đối việc
thiên vị tôn giáo của chính phủ.
Park
Kwang-seo, Đồng đại diện của Học Viện Tự Do Tôn Giáo Hàn Quốc,
xác nhận rằng chính phủ đã ưu đãi cho Ky Tô Giáo và kỳ thị Phật
Giáo kể từ khi nước Cộng Hòa Hàn Quốc được thành lập năm 1948
Giáo sư Phật
học tại Đại Học Jesuit-run Sogang ở Seoul nói với phóng viên tờ
UCA New rằng hôm 27 tháng 06 rằng Phật tử đã bị khổ sở vì kỳ thị
dưới những chính phủ Ky Tô Giáo. Bốn trong mười tổng thống của
quốc gia là người Ky Tô Giáo.
Ông Park
cũng nói thêm rằng tuyên úy Ky Tô Giáo bắt đầu phục vụ năm 1948
trong khi Phật Giáo thì mãi đến năm 1968 mới hoạt động. Đài phát
thanh Tin Lành bắt đầu phát thanh nămm 1954 nhưng Phật Giáo thì
mãi đến1990 mới được cho phép hoạt động.
James Byun
Jin-heung, cựu tổng thư kýcủa Hội Nghị Tôn Giáo và Hòa Bình Hàn
Quốc, nói với UCA News rằng tổng thống nên trung lập đối với
các vấn đề tôn giáo. Ngay cả trước khi tổng thống Lee nhậm chức,
nhiều người đã quan ngại tư tưởng Tin Lành bảo thủ của ông quá
nặng nề, một tín đồ Ky Tô Giáo đã nói như trên .
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1914_HatCat.htm