London,
July 11 : Sau khi Trung cộng cấm đoán các biểu ngữ và cờ xí
bày tỏ đoàn kết hướng về vấn đề Tây Tạng trong thời gian diễn ra
Olympic Bắc Kinh bắt đàu vào ngày 8 tháng 08, các tổ chức hoạt
động dân chủ và nhân quyền và những nhà điều hành "Chiến dịch
Tây Tạng Tự Do" đã đưa ra những phương pháp mới dành cho các
vận động viên bày tỏ mối quan tâm đến vấn đề.
Họ kêu gọi
các vận động viên hãy làm những dấu hiệu hình chữ T với hai bàn
tay, hoặc nói lên vấn đề Tây Tạng bằng tiếng Trung Hoa trong
các buổi họp báo sau các cuộc tranh tài, để bày tỏ nỗi quan tâm
đến tình trạng miền Hy Mã Lạp Sơn.
Nhưng, điều
này có thể là một gánh nặng cho các vận động viên đeo đuổi những
hành động như thế. Trong thời gian diễn ra các cuộc tranh tài
hồi Thế Vận 1968 tại Mexico, 2 vận động viên US , những người
từng đạt được huy chương, đã bị treo giò bởi toán US và bị cấm
tham gia các cuộc tranh tài Olympic vì đã giơ tay chào ủng hộ
cho "Thế Lực Da Đen" đang biểu tình chống kỳ thị màu da
Anne Holmes,
chủ tịch hành động của chiến dịch Tây Tạng Tự Do, nói "Anh Quốc
và tất cả các vận động viên khác phải hành động theo tiếng gọi
lương tâm của họ,. Chúng tôi mong muốn được trông thấy một vận
động viên mang về một huy chương vàng cho Tây Tạng, nhưng
chúng tôi không làm bất cứ đì yêu cầu nào"
Bên cạnh đó,
các diễn viên Joanna Lumley and Jeremy Irons cũng đang chĩa mũi
dùi vào một chiến dịch được khởi xướng ngày hôm nay để tái lập
mối quan tâm vào Tây Tạng sau thời gian dồn mọi nỗ lực theo cuộc
rước đuốc Olympic hồi tháng Tư, nhắc lại một đợt sóng biểu tình
bạo động dài theochặng đường quốc tế.
Các vận động
viên cũng được hướng dẫn cách thức họ có thể phát biểu tại Bắc
Kinh về Tây Tạng mà không gây nguy hiểm cho vị trí của họ trong
các cuộc tranh tài. Những cách thức này gồm cả việc lên tiếng
về mối quan tâm của họ trong các cuộc phỏng vấn của báo chí sau
các đợt tranh tài của họ. hoặc là mặc áo T shirts mang dòng chữ
"Free Tibet" đi vòng quanh quảng trường Thiên An Môn.
Ủy ban tổ
chức Olympic thế giới có nói rằng các vận động viên sẽ được tự
do bày tỏ quan kiến của mình trong thời gian tranh tài, nhưng
không được dính líu đến bất cứ loại hình nào thuộc về chính trị,
tôn giáo hoặc tuyên truyền nòi giống trong các lãnh vực đã được
chính thức công nhận".
Tuy nhiên,
còn rất nhiều bất định chung quanh định nghĩa của từ "tuyên
truyền", nguồn tin nói thêm.
Ủy Ban Thế
Vận (IOC) nói rằng các vận động viên nên chú trọng vào thể
thao hơn là chính trị. "Chúng tôi e ngại rằng các tổ chức đang
thúc đẩy các vận động viên lên tiếng cho nhiều vấn đề khác nhau.
Kết quả như thế nào, nếu có, nên được làm sáng tỏ để trở thành
một đường hướng chung, điều mà IOC sẽ đảm trách", Giselle
Davies, giám đốc ngành thông tin liên lạc của IOC nói như
trên.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1929_HatCat.htm