Tue Jul 22, 3:26 AM ET
BEIJING (AFP) - Sting,
Dave Matthews và một số đông các ngôi sao khác đã đóng góp giọng
hát của họ đến cho phong trào ủng hộ Tây Tạng trong một đĩa
nhạc tiềm ẩn tính nhạy cảm cho Trung Quốc trước khi mở màn
Olympic Bắc Kinh, các nhà sản xuất cho biết như trên.
Những nghệ sĩ khác
tham gia vào dự án, chủ đề "Những bài ca cho Tây Tạng", gồm có
Moby,
Alanis Morissette, John
Mayer and
Suzanne Vega, Chiến dịch
quốc tế cho Tây Tạng nói như trên trong một buổi họp báohôm thứ
Ba.
Đĩa nhạc này sẽ thu hút chú ý của
mọi người vào sự quan trọng của Tây Tạng, những tặng phẩm,
của thiên nhiên, và những khủng hoảng mà người dân Tây Tạng đang
đối diện ngày nay, một trong những nhà tổ chức,
Michael Wohl, nói như trên.
Đĩa nhạc này sẽ
được phát hành toàn cầu theo dạng Itunes đúng thời hạn vào ngày
05 tháng 08, ba ngày trước khi Olympic mở màn. Nó sẽ được
chuyển sang các dạng thức khác vào những tuần lễ sau đó, nguồn
tin cho biết như trên.
Wohl, từ Tổ
chức Nghệ Thuật Hòa Bình, nói thời gian phát hành đĩa nhạc này
đã được cân nhắc thận trọng
"Chúng tôi muốn
bày tỏ sự ủng hộ của chúng tôi đối với người dân Tây Tạng và
thông điệp hòa bình của họ qua âm nhạc, một ý nghĩa tinh tế của
bày tỏ, vào một thời điểm mà những con mắt của thế giới đang dồn
về Trung cộng"
Nhiều tổ chức
đấu tranh chỉ trích chính sách thống trị của Trung cộng trên
Tây Tạng đang tìm cách sử dụng Olympic để tô đậm sự quan tâm của
họ và bày tỏ sự ủng hộ đối với nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng,
Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Một nhóm thúc
giục các vận động viên tại Sân tranh tài Olympic làm những dấu
hiệu đơn giản hình chữ T bằng hai cánh tay để ám chỉ ủng hộ cho
Tây Tạng.
Hồi tháng Ba
năm nay, nghệ sĩ Icelandic Bjork đã làm cho Trung cộng nổi giận
khi cô hô to "Tibet" vài lần trong một buổi hòa nhạc tại Thượng
Hải. Bắc kinh sau đó nói rằng sẽ hạn chế gắt gao những chương
trình biểu diễn ngoại quốc
Trung cộng bắt
đầu cai trị Tây Tạng năm 1951, một năm sau khi đưa quân đến gọi
là "giải phóng"vùng Hy Mã Lạp Sơn.
Nhiều người dân
Tây Tạng, cũng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, những người đã phải chạy
trốn khỏi quê hương năm 1959, nói rằng dân tộc họ đã phải gánh
chịu nhiều áp bức thống khổ từ chính trị cho đến văn hóa, tôn
giáo dưới ách thống trị của Trung cộng.
Các cuộc biểu
tình tại Tây Tang nhằm phản đối nhà cầm quyền Trung cộng nổ ra
hồi tháng Ba, và Trung cộng đã bị quốc tế lên án vì những đàn áp
thô bạo mà chính phủ lưu vong đã báo cáo có khoảng 200 người tử
vong.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1940_HatCat.htm
|