Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Ấn Độ: Chư Tăng Tây Tạng quyết tâm tuyệt thực đến chết để phản đối Olympic

Hạt Cát dịch


 

Christian Cotroneo, Foreign Correspondent

·         Last Updated: August 04. 2008 9:55PM UAE / August 4. 2008 5:55PM GMT

Tenpa Dhargay, một tu sĩ Phật giáo tại New Delhi, đã từ giã cuộc đời sau 8 ngày liền không ăn uống

NEW DELHI - Bàn tay đặt trên lồng ngực xẹp lép của một thanh niên trẻ, vị bác sĩ nhìn chăm chăm vào đôi mắt vô hồn của Sư Tenpa Dhargay và làm một quyết đóan rõ ràng.

"Anh ta cần được đưa đến bệnh viện, không phải  là một cái lều chống muỗi rách bươm tối ám bên một vệ đường tại New Delhi như thế này"

Nhưng khi Đoàn Thanh Niên Tây Tạng tuyên bố thực hiện một chiến dịch tuyệt thực để phản đối Olympic Bắc Kinh , họ thề rằng "tuyệt thực cho đến chết".

Và ngày hôm qua, ngày thứ tám không ăn uống của 6 tu sĩ  Phật Giáo Tây Tạng, cho thấy rõ ràng là họ quyết tâm làm những gì họ đã thề.

Lời đồn đãi chẳng bao lâu đã lan tràn  giữa chư tăng đang chờ đợi bên ngoài lều rằng cảnh sát dự định sẽ xông vào kéo 6 tu sĩ đang tuyệt thực để đưa đến bệnh viện. Tiếng tụng kinh của chư tăng vang lên càng mạnh mẽ hơn. Họ đứng dậy, tay khóa chặt tay và bao vây chiếc lều nơi 6 tu sĩ tuyệt thực nằm bên trong.Không có ai rời khỏi chỗ đó.

Tổ chức Đoàn Thanh Niên Tây Tạng, được biết đến như là một đầu tàu xung phong trong các họat động  tranh đấu với những hồ sơ nặng ký ví dụ như đợt xông vào Sứ Quán Trung Cộng tại New Delhi hồi năm ngoái, đã bước vào chiến dịch đấu tranh mới nhất tại Bắc Kinh: một cái chết từ từ và công khai"

"Tất cả những chiến dịch của chúng tôi cho đến nay đều là bất bạo động", Tsewang Rigzin, chủ tịch Đoàn Thanh Niên Tây Tạng nói như trên và thêm "Đó là những gì mà chúng tôi đang thực hiện tại đây"

Nhưng đây là lần đầu tiên những nhà biểu tình Tây Tạng từ chối thực phẩm và nước uống. Không có sự chăm sóc của y tế, xem ra họ không thể sống sót sau tuần lễ này.

Đoàn Thanh Niên Tây Tạng  thề rằng cứ hễ mỗi một  người tuyệt thực nào chết đi thì  sẽ có một người khác sẵn sàng thay thế. Phát ngôn viên của Đoàn Thanh Niên, Konchok Yagphel, nói 6 tu sĩ biểu tình tuyệt thực, đại diện cho 6 triệu dân chúng Tây Tạng trên thế giới vẫn còn tranh đấu cho độc lập của quê hương họ.

Và họ không dự tính để cho bất cứ cảnh sát nào xen vào giữa họ và mục đích độc lập đó.

"Chính vì thế mà chư tăng có mặt tại đây", Ông Yagphel nói "Nếu cảnh sát cố tình xông vào mang chư tăng tuyệt thực đi, họ sẽ phản kháng bất bạo động".

Đối với Bắc Kinh, nó là những tin tức bất lợi trên con đường chủ trì Thế Vận Hội. Một ngày bắt đầu với nguồn tin rằng những chiến sĩ vô danh đã tấn công một đồn cảnh sát ở miền Tây Bắc, sát hại 16 viên cảnh sát. Sự kiện đã chính thức làm xáo trộn việc bảo đảm cho cộng đồng thế giới rằng các vận động viên sẽ được an toàn trong suốt thời gian tranh tài sẽ chính thức diễn ra vào Thứ Sáu 08 tháng 08 tới đây.

Khung cảnh ngày hôm qua ở New Delhi hình như không nói lên được gì nhiều đối với Bắc Kinh, cơ quan đầu não Trung cộng không chính thức công nhận tổ chức Đoàn Thanh Niên. Một vài nhà chính trị tiếng tăm Ấn Độ đã tới thăm viếng hiện trường, và nhiều nhân vật đã tỏ ý quan ngại cho sức khỏe của những nhà biểu tình.

Một người tuyệt thực trước công chúng nhằm một mục đích nào đó không phải là chuyện mới lạ tại Ấn Độ. Không ít hơn một nhân vật  như Mohandas Gandhi đã thực hiện vài lần tuyệt thực như thế trong cuộc đời của ông, phản đối sự chiếm đóng Ấn Độ của Anh quốc.

Bhagat Sight, một nhà cách mạng khác, áp dụng cùng một phương pháp  hồi năm 1929, trong lúc đòi hỏi các quyền lợi căn bản cho tù nhân trong thời gian ông bị giam giữ. 63 ngày tuyệt thực của ông Sight, chỉ uống nước, chấm dứt khi Anh quốc cải thiện tình trạng lao tù.

Tuy nhiên, tuyệt thực hoàn toàn, không ăn không uống, tiêu diệt  hầu hết năng lượng  trong một cơ thể. Chưa đầy một tuần về trước, Sư Tenpa Dhargay trong lứa tuổi thanh niên, thường xuyên là một cổ động viên cường tráng ủng hộ cho Tây Tạng độc lập. Hồi tháng Ba, 23 tuổi, Sư có đủ sức khỏe để đi bộ hàng trăm cây số trong một cuộc biểu tình tuần hành từ Dharamsala về New Delhi.

Người đàn ông  mà Dr. Sunir Mittal viếng thăm ngày hôm qua, sút cân khoảng 11 kg, xem như gần chết. Sau khi chẩn đoán cho Sư Dhargay và năm thành viên khác, vị bác sĩ  vội vàng vắn tắt với các nhà lãnh đạo Tây Tạng "Họ muốn có 15 phút để cân nhắc" và ông nói "Tôi sẵn sàng chờ đợi"

Cuối cùng, Bác sĩ Mittal đã rời khỏi hiện trường ngày hôm qua với một cái nhún vai"Bạn có thể làm được gì? Đó là ý muốn của họ!"

"Cho đến chết", Mr Yagphel đã thề như thế. Seema Mustafa, một nhà phê bình và chủ bút một tạp chí chính trị trụ sở tại New Delhi, nghi ngờ rằng cuộc tuyệt thực sẽ không kéo dài được đến thế, cô nói "Tôi nghĩ là cảnh sát sẽ ngăn chận chuyện này, trước khi họ thực sự ngã gục, họ bị bắt buộc phải ăn uống".

Trên thực tế, Đoàn Thanh Niên Tây Tạng đưa ra chiến dịch tuyệt thực hoàn tòan như thế không chỉ là một dấu hiệu mà tổ chức này muốn dựa vào những nỗ lực của họ để tạo sự chú  ý cho thế giới trước khi Olympic diễn ra, mà cũng còn là một dấu chỉ cho thấy sự tăng gia nỗi tuyệt vọng.

"Tôi nghĩ thật buồn khi bất cứ một bộ phận nào của xã hội từng cổ xúy cho một nền công lý trong một thời gian thực sự lâu dài mà phải đi đến mức độ này, tôi nghĩ nó đã bị ép buộc bởi chính phủ bởi vì chính phủ biết bạn chỉ có thể đi đến đó mà thôi"

Cô Mustafa kết luận "Nếu những nhà tranh đấu quyết định chấm dứt mạng sống của họ cho mục đích của họ, thế giới sẽ không còn  cách chọn lựa nào khác hơn là phải chú ý đến họ"

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1959_HatCat.htm 

 


Vào mạng: 05-08-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang