Paris - Aug 21 01:46 PM
US/Eastern - Quân
lính Trung cộng đã nổ súng vào những người biểu tình Tây Tạng
trong tuần này, trong khi Olympic đang diễn ra, và đã có khoảng
400 người đã bị sát hại kể từ khi xảy ra cuộc nổi dậy hồi tháng
Ba, theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ
Năm.
Nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng đã bác bỏ nguồn tin mà Báo Le
Monde khi đưa tin nói rằng theo lời Ngài có 140 người đã bị sát
hại hôm thứ Hai lúc lực lượng an ninh Trung cộng nổ súng. Nhưng
văn phòng của Ngài đã nói có trường hợp thương vong xảy ra.
"Quân lính Trung cộng lại nổ súng vào đám đông hôm thứ Hai 18
tháng 08, tại khu vực Kham ở miền đông Tây Tạng" Đức Đạt Lai Lạt
Ma đã nói như trên trong lúc đang viếng thăm Pháp quốc.
Tờ báo Le Monde đã đưa tin rằng theo lời Ngài thì có khoảng 140
người bị sát hại, tuy nhiên, con số chưa được phối kiểm.
"Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không hề nhắc tới con số thương vong nào",
văn phòng Ngài đã cho biết như trên trong một thông cáo sau khi
nội dung cuộc phỏng vấn được đưa lên báo chí, thông cáo nói thêm
rằng "Ngài đã trình bày rõ ràng rằng chúng tôi không có thông
tin xác đáng nào về con số thương vong"
Đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Geneva, Tseten Samdup
Chhoekyapa, nói vụ biểu tình xảy ra ở Garze, một thị trấn cư dân
Tây Tạng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, vùng Tây Nam Trung Hoa, một phần
của miền Kham.
Ông nói với phóng viên hãng thông tấn AFP "Chắc chắn, các lực
lượng an ninh Trung cộng đã nổ súng vào những người biểu tình",
theo một nguồn tin đáng tin cậy.Chúng tôi được cho hay rằng đã
có trường hợp thương vong xảy ra nhưng chúng tôi không thể xác
định là thương vong như thế nào, họ bị sát hại hay chỉ là bị
thương ?"
Trong cuộc phỏng vấn bởi tờ báo Le Monde, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã
nói rằng kể từ hồi tháng Ba, "các nhân chứng khả tín nói rằng
có 400 người đã bị giết chỉ riêng ở thủ đô Tây tạng Lhasa.
"Bị giết bằng súng đạn trong khi biểu tình bất bạo động trong
tay không có miếng vũ khí nào. Thi hài của họ cũng không được
trao trả lại cho thân nhân của họ. Nếu giám sát chung toàn cõi
Tây Tạng , con số nạn nhân chắc chắn sẽ cao hơn nhiều", Ngài nói
thêm"Cả chục ngàn người đã bị bắt, chúng tôi không biết họ bị
giam giữ ở đâu".
Ngài nói dường như là các lực lượng an ninh Trung cộng dự tính
tiếp tục sự đàn áp của họ trong nhiều năm, và đã có nhiều doanh
trại quân đội mới được xây dựng trong các miền Amndo và Kham, "một
dự án đàn áp tàn nhẫn lâu dài đang được xúc tiến"
Ngài nói trong khi chuẩn bị đón chào Olympic, Ngài đã nuôi đầy
hy vọng tiến triển, được cổ võ bởi những lời hứa hẹn của chủ
tịch Hồ Cẩm Đào để bắt đầu các cuộc đàm phán nghiêm túc.
"Nhưng chúng tôi đã nhanh chóng bị ....vỡ mộng. Các đặc sứ chúng
tôi đã đụng phải một bức tường. Đã không có chút tiến triển cởi
mở nào" Ngài nói mục đích của Ngài vẫn là khu tự trị, không đòi
hỏi ly khai.
Ngài nhấn mạnh "Phải là một khu tự trị thực sự, bởi vì chúng tôi
biết được rằng tự trị kiểu Trung cộng chỉ là một cái bẫy", Ngài
lập đi lập lại trong cuộc phỏng vấn rằng chuyến đi này của Ngài
không phải vì chánh trị.
Tổng Thống Pháp Sarkozy đã từ chối tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma,
nhưng Ngài nói hy vọng rằng Sarkozy, trong cương vị chủ tịch
Liên Hiệp Âu Châu, sẽ đưa ra những đề nghị xây dựng cho chính
phủ Trung cộng khi Olympic chấm dứt.
Ngài dự trù sẽ hội kiến với phu nhân tổng thống Sarkozy là bà
Carla Bruni-Sarkozy và Bộ Trưởng
Ngoại giao Bernard Kouchner vào ngày thứ Sáu. Trung cộng cũng đã
cảnh cáo nước Pháp hôm thứ Tư rằng hãy thận trọng với vấn đề
nhạy cảm Tây Tạng.
Bắc Kinh nhiều lần cáo buộc Đức Đạt
Lat Ma là chủ trương ly khai và khích động cuộc nổi dậy hồi
tháng Ba nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn bác bỏ, nói rằng Ngài chỉ
muốn tự trị và tự do tôn giáo hơn là độc lập.
Dalai Lama says 400
Tibetans killed by Chinese since March
Aug 21 01:46 PM US/Eastern
Chinese
troops fired on Tibetan protesters this week, as Beijing hosted
the Olympics, and 400 people have been killed since unrest
erupted in March, the
Dalai Lama was quoted as
saying in an interview published Thursday.
The exiled Tibetan spiritual leader
denied a comment attributed to him by
Le Monde newspaper that
140 people had died on Monday when the Chinese security forces
opened fire. But his office said there were casualties.
"The Chinese army again fired on a
crowd on Monday August 18, in the Kham region in eastern Tibet,"
said the Nobel Peace prize winner who is on a 12 day visit to
France.
Le Monde quoted him as saying that up
to 140 people had been killed, though the figure was not
confirmed.
"His Holiness did not mention any
number of casualties," his office said in a statement after the
interview was published, adding that "he clearly stated that we
had no specific information on the number of casualties."
The Dalai Lama's representative in
Geneva, Tseten Samdup Chhoekyapa, said the protest was in Garze,
a Tibetan-populated town in China's southwest Sichuan province
which is part of the Kham region.
"Definitely, Chinese security forces
were firing (at protesters)," he told AFP, citing one "reliable"
source.
"We have been told that there have
been casualties but we are not able to verify what casualties
means, whether people have been killed or whether they have been
injured," he said.
In his interview with Le Monde, the
Dalai Lama said that since March "reliable witnesses say that
400 people have been killed in the region of (the Tibetan
capital) Lhasa alone."
"Killed by bullets, even though they
were protesting without weapons. Their bodies were never given
back to their families. If you consider the whole of Tibet, the
number of victims is obviously higher," he said
"Ten thousand people have been
arrested. We don't know where they are imprisoned," said the
73-year-old Dalai Lama.
Unrest erupted in Lhasa in March
after four days of protests against Chinese rule.
The Dalai Lama said it looked as
though Chinese security forces were planning to continue their
crackdown for many years and there had been a "frenzy" of new
military camps built in the Amdo and Kham regions.
"A project of long-term brutal
repression is under way."
He said that in the run-up to the
Beijing Olympic he had been hopeful of progress, encouraged by
the commitment of
Chinese President Hu Jintao
to begin serious talks.
"But we were quickly disillusioned.
Our envoys came up against a wall. There was no opening," he
said, adding that autonomy and not independence remained his
goal for Tibet.
"Real autonomy, because we know what
Chinese-style autonomy is: a trap."
The Dalai Lama repeated in his Le
Monde interview that his visit to France was not political.
President Nicolas Sarkozy has refused
to meet the Tibetan spirtual leader, but the Dalai Lama said he
hoped Sarkozy, whose country holds the rotating EU presidency,
would "make constructive propositions to the Chinese government"
when the Olympics are over.
The Tibetan leader is to meet with
Sarkozy's pop star wife Carla Bruni-Sarkozy and French Foreign
Minister Bernard Kouchner on Friday.
China warned France on Wednesday to
prudently deal with the "important and sensitive" issue of
Tibet.
China sent troops into Tibet in 1950
and officially "liberated" it the following year. The Dalai Lama
fled into exile in India in 1959 following a failed uprising
against Chinese rule.
Beijing accuses the Dalai Lama of
seeking independence for Tibet and of fomenting unrest. The
spiritual leader insists he wants autonomy and religious freedom
rather than independence.
Copyright AFP 2008, AFP stories and photos shall not be
published, broadcast, rewritten for broadcast or publication or
redistributed directly or indirectly in any medium
http://www.breitbart.com/article.php?id=080821174551.yikob5mj&show_article=1
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1981_HatCat.htm