Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Sự thay đổi khí hậu địa cầu tạo nên nguy  cơ hư hại cho các vườn Thiền  Nhật Bản

Hạt Cát dịch


 

September 1, 2008

Richard Lloyd Parry in Tokyo

Kyoto,  cố đô của Nhật Bản, nổi tiếng vì hai  thứ: Những ngôi chùa Phật Giáo  và hiệp ước 1997 để giải quyết vấn đề địa cầu tăng  nhiệt nhưng không có kết quả khả quan. Hiện nay, sự thất  bại của hiệp ước 1997  là mối nguy cơ đầu tiên khi khí hậu thay đổi đang gia tăng tại khu di sản cổ xưa Kyoto.

Các ngôi chùa đó đây trong thành   phố, gồm có một số nổi tiếng nhất, được báo cáo bị soi mòn nhanh chóng các mảng rêu mỏng manh đã hình thành nên những yếu tố tinh túy của các vườn thiền nổi tiếng.

Sự gia tăng nhiệt độ và sự xáo trộn thời tiết gió mưa đã làm hư hại các loại rêu vốn là linh hồn của các vườn Thiền  Nhật Bản cũng giống như cỏ xanh đối với nhà vườn Anh Quốc.

Chư Tăng phải sử dụng phương pháp tưới tiêu cho các vườn rêu sắp sửa bị hư hỏng nhiều hơn, và ngay cả phải mua rêu từ những vùng khác. Hideki Sunahara, thuộc ngôi chùa 1,200 tuổi To-Ji, Đông Tự nói "Chúng tôi kinh ngạc khi phát  hiện ra sự kiện này, điều mà chúng tôi không bao giờ nghĩ tới. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, và tôi tin tưởng rằng đó là hệ quả của việc địa cầu tăng nhiệt. Đối với tôi một vườn Thiền Nhật Bổn chẳng  có ý nghĩa gì nếu không có rêu phong.

Sự hư hại này đã được Đại Học Kyoto ghi nhận, Đại Học Kyoto vốn đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các ngôi chùa Phật Giáo và các ngôi đền Shinto được liệt kê vào danh sách Di Sản Thế Giới bởi UNESCO. Trong danh sách này gồm cả ngôi chùa Kim Các Tự (Kinkaku ji),  và Long An Tự (Ryōan-ji), ngôi chùa nổi tiếng với Thạch Thiền Viên.

9 trong số 13 ngôi chùa qua nghiên cứu đã ghi nhận  một sự suy thoái của rêu phong, một thay đổi mà Đại Học Kyoto cho là do thời tiết  thay đổi, và cũng do "ảnh hưởng đảo nhiệt", nơi mà xe cộ và các tòa nhà ở các vùng ngoại ô  ban ngày  bị nung nóng và ban đêm  thì tỏa nhiệt.

Yoshitaka Oishi, người thực hiện chuyến  nghiên cứu nói" Rêu phong cần sương mù và sương sớm để nuôi sống, nhưng những thứ này  đã biến mất như là một kết quả của nếp gấp của nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm". Tại một số ngôi chùa, các nhà làm vườn  phải mang một loai rêu khác từ Tokyo về và tác tạo lại các khu vườn.

Josho Toga, nhà sư trưởng của ngôi chùa Tenryu-ji nói: "Rêu phong chính là linh hồn, là tinh túy  của một khu vườn thiền Nhật Bản. Nó tạo nên một cảnh quang trầm mặc. Để được sinh tồn, rêu cần  có mưa phùn, sương sớm  và ánh nắng. Nhưng thời tiết như những ngày  này giống  như là ở trong  một vùng cận nhiệt đới".

Một khu vườn rêu phong lớn nhất Kyoto, như ở tại Koke-dera, được biết  đến  với danh xưng "Chùa Rêu", gồm có 120 loại khác  nhau, nhà làm vườn đã phân bố màu sắc và các đường nét thể hiện thẩm mỹ quan wabsabi Nhật Bản - một cảm quan về tính chất khổ vô thường trong nền tảng Thiền Tông Phật Giáo.

Climate change threat to Japanese Zen gardens

September 1, 2008

Richard Lloyd Parry in Tokyo

Kyoto, the old capital of Japan, is famous for two things: its Buddhist temples and the 1997 treaty that set out, with mixed results, to tackle global warming. Now the failure of the second is threatening the first as accelerating climate change eats away at Kyoto's ancient heritage.

Temples across the city, including some of its most famous, are reporting the rapid erosion of the delicate moss that forms an essential component of their famous Zen gardens.

A rise in temperatures and a change in the patterns of rain that nourish the moss are destroying a plant that is as essential to Japanese gardens as grass is to English horticulture.

Panicked monks have resorted to watering their moss gardens, which risks further damage, and even importing moss from other areas of Japan. Hideki Sunahara, of the 1,200-year-old To-ji temple, said: “We were shocked to discover this, which we never expected. This is a serious problem, and I believe that it is attributable to global warming. For me, a Japanese garden without moss is nothing.”

The damage has been documented by Kyoto University, which conducted a survey of those Buddhist temples and Shinto shrines designated World Heritage Sites by Unesco. They include Kinkaku ji, informally known as the “Golden Pavilion Temple”, and Ryoan-ji, home of the world's most famous Zen rock garden.

Nine out of the thirteen temples in the study reported a deterioration in moss quality, a change that the university attributes to climate change and also the “heat island effect”, whereby cars and buildings in urban areas drive up average temperatures by absorbing daytime heat and emitting it at night.

Yoshitaka Oishi, who carried out the research, said: “Moss needs mist and morning dew to survive, but these are disappearing as a result of the falling gap between daytime and night-time temperatures. At some temples, gardeners have to bring common hair cap moss from Tokyo and replant gardens.”

Josho Toga, head priest of Tenryu-ji temple, said: “Moss is the essence of the Japanese garden. It produces an appearance of such mellowness. For moss to survive, it needs soft rain, morning dew and sun. But the weather these days is like that of a subtropical region.”

The largest Kyoto moss gardens, such as at Koke-dera, known as the “Moss Temple”, contain 120 varieties, whose contrasting colours and textures appeal to the Japanese aesthetic of wabi-sabi — a melancholy appreciation for the impermanent that has its roots in Zen Buddhism.

http://www.timesonline.co.uk/tol/news/environment/article4648526.ece

 

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1998_HatCat.htm 

 

 


Vào mạng: 02-09-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang