Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Tổ chức Phật Giáo Từ Tế tại Mã Lai, hoạt động từ thiện không phân biệt tôn giáo, chủng tộc

Hạt Cát dịch


 

By OH ING YEEN, The Star, September 16, 2008

Kuala Lumpur, Malaysia - Pháp Sư Chứng Nghiêm sáng lập tổ chức Phật Giáo Từ Tế Đài Loan vào năm 1966 với một chí nguyện từ thiện, Tan Chee Wei, Giám đốc điều hành chi nhánh Từ Tế Kuala Lumpur Mã Lai  nói như trên.

Bà bắt đầu bằng một ngân quỹ nhỏ mà thời đó người  ta gọi  nôm na là bỏ ống heo với sự tài trợ của khoảng 30 bà nội trợ, những người đã để dành ra 50 cent Đài tệ (five cent USD) trong tiền chợ mỗi ngày.

Trong khi nhiều người nghi ngại rằng với ngân quỹ quá nhỏ như thế, nào có thể giúp được gì cho ai thì đó lại là món tiền mà Sư Bà Chứng  Nghiêm đã sử dụng để bắt tay vào nhiệm vụ giúp đỡ cho những người cần được giúp đỡ.Theo ông Tan, tổ chức Từ Tế được đưa vào Mã Lai từ năm 1989 và kể từ đó đã có hơn 30 chi nhánh được thành hình trên xứ sở này.

"Mặc dù nền tảng của tổ chức có một bối cảnh Phật Giáo, nhưng chúng tôi hoạt động để phù trợ cho những người bất hạnh, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hoặc tín ngưỡng."Chúng tôi không chỉ giúp đỡ tài chánh mà còn giúp thay đổi tri thức, và tác động của nó rất khả quan.

Cũng theo ông Tan, tổ chức từ Tế khuyến khích tinh thần tự nguyện."Những tình nguyện viên không chỉ góp phần cho xã hội mà còn trưởng thành và học hỏi xuyên qua tiến trình làm việc.

Ông Tan cũng nói thêm rằng các tình nguyện viên cũng thực hiện công tác theo dõi thăm chừng những người đã được giúp đỡ để xem họ có cần được giúp đỡ xa hơn nữa hay không.

Tổ chức có một vài ngành hoạt động phục vụ riêng biệt nhắm vào  từ thiện, chăm sóc y tế, giáo dục, văn hóa và bảo vệ môi trường.

Về từ thiện.

Kể từ năm 1995, tình nguyện viên của chi nhánh Từ Tế Kuala Lumpur đã thực hiện những chuyến viếng thăm bệnh viện Sungai Buloh Leprosy Settlement.

Trong khi bệnh nhân đầu tiên là tiếp nhận trợ giúp, bây giờ thì họ trở thành người đem cho với việc để dành một số tiền  nhỏ cho từ thiện. Điều này  cho bệnh nhân cái cảm giác bản  thân của họ cũng có giá trị khi họ thấy rằng họ cũng có thể giúp đỡ cho người khác.

Khi có thiên tai xảy ra, tình nguyện viên của Từ Tế luôn sẵn sàng giúp đỡ một tay. Một  ví dụ như cơn lũ lục ở Johor hồi năm 2006, nơi 6,500 tình nguyện viên đã giúp đỡ và cung ứng những  nhu cầu căn bản như dược phẩm, thực phẩm và y  phục.

Về chăm sóc y tế.

Trong năm 1970, Sư Bà Chứng Nghiêm thực hiện những  trạm xá lưu động nhưng bà phát hiện lý do chính mà người dân chịu khổ sở hầu hết là trong thời gian những người cột trụ trong gia đình ngã bệnh. Để giải quyết vấn đề, bà quyết định thành lập một bệnh viện.

Tìm kiếm tài trợ là một vấn đề nhưng bà đã xoay sở để thành  lập một bệnh viện Từ Tế đầu tiên hồi năm 1986

Các trạm xá miễn phí cũng đã được thànnh  lập tại Malacca, Kuala Lumpur và Klang cũng như 3 trung tâm xét nghiệm ở miền Bắc Mã Lai và một trung tâm y tế Life Care Home ở Sabah, chữa trị miễn phí không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo.Ngòai ra còn có thêm hai trung tâm lưu động, một ở Imbi tại Kuala Lumpur và một trung tâm khác ở Selayang, Selangor.

Các trung tâm y tế lưu động sẽ hoạt động mỗi tháng một lần trong những khu vực mà  họ đã cung cấp bữa ăn cho khoảng 30,000  dân tỵ nạn  trong khu Thung Lũng Klang .

Bên cạnh những nhu cầu căn bản, chúng tôi còn cung cấp cho họ bữa ăn nóng.

Ông Tan còn cho biết thêm rằng tổ chức Từ Tế Mã Lai đã ký kết  một hợp đồng với Cao Ủy Tỵ Nạn  Liên Hiệp Quốc hồi năm 2005 nhằm cung cấp nhu yếu phẩm cho người tỵ nạn.

Về bảo vệ môi trường.

Để tiết kiệm giấy, Sư Bà Chứng Nghiêm đã sử dụng một mảnh giấy 6 lần. Dùng cả hai mặt giấy, lần đầu tiên bà viết  bằng bút chì, sau đó là bút mực rồi sau rốt là bút mực tàu như là một ví dụ để khuyến khích những người khác bảo vệ tài nguyên.

Ông Tân nói thêm rằng những tình nguyện viên của Từ Tế có một phương pháp độc đáo trong việc ẩm thực.

"Thành viên Từ Tế được khuyến khích mang theo đồ chứa thức ăn riêng của họ khi phải ăn uống bên ngoài để tránh việc sử dụng các loại hộp chứa thức ăn bằng mút. Sau khi ăn, họ sẽ đổ nước uống vào đĩa hoặc bát đấy để uống. Làm như thế sẽ giảm được lượng dung dịch xà phòng tẩy rửa, loại hóa chất làm ô nhiễm  môi trường. Thành viên Từ Tế cũng  ủng hộ chế độ ăn uống với rau quả không chỉ vì mục đích  sức khỏe mà còn để bảo vệ môi sinh. Hầu như mọi thứ trên đĩa ăn đều có thể hết sạch, không để lại một mảnh xương nào"

Tại Mã Lai, Từ Tế đã thành lập được hơn 600 địa điểm thu thập vật liệu có thể tái chế ở những  nơi  mà các khâu trong tiến trình  tái chế có thể được xem như là công việc thiện nguyện. Ông Tan kết  luận "Đấy là một kinh nghiệm cho  nhiều  người trong việc phân loại các vật liệu tái chế và ngay cả thi hành phận sự của họ đối với thiên nhiên"   

Buddhist society goes beyond religion, race

By OH ING YEEN, The Star, September 16, 2008

Kuala Lumpur, Malaysia -- DHARMA Master Cheng Yen founded the Taiwan Buddhist Tzu-Chi Found-ation in 1966 with a compassionate vow, said Tan Chee Wei, the administration department head of the foundation’s Kuala Lumpur branch.

“She started an era of bamboo piggy-banks with the support of only 30 housewives who set aside NT50 cents (five sen) of their grocery money each day.“While many were doubtful that such a small contribution would be able to help, it was with these funds that Master Cheng Yen embarked on her mission of helping the needy,” he said.

According to Tan, Tzu Chi was introduced in Malaysia in 1989 and has since seen more than 30 branches opened in the country.“Although the foundation is of a Buddhist background, we provide assistance to the needy, regardless of race, religion or creed.“We do not only contribute money but also change mindsets and the impact is greater,” he said.According to Tan, the foundation promotes the spirit of volunteerism. “The volunteers not only do their part for society but also grow and learn through the process,” he said.Tan said volunteers also conducted follow-ups to check on those they had helped to see if they needed further assistance.The foundation has several missions which focused on charity, medical care, education, culture and environmental protection.

Charity

Since 1995, Tzu Chi KL volunteers have conducted monthly visits to the Sungai Buloh Leprosy Settlement.“While the patients were initially at the receiving end, they have now become givers as they set aside a small amount for charity.

“This gives the patients a sense of self-worth as they feel that they are also able to contribute to society,” Tan said. When disaster strikes, Tzu Chi volunteers are ready to provide a helping hand. One example is the Johor floods in 2006, where 6,500 volunteers helped out and provided basic necessities such as medicine, food and clothing.

Medical aid

“In the 1970s, Master Cheng Yen conducted mobile clinics but she found that the main reason people suffer is because the breadwinners fall sick. To solve the problem, she decided to set up a hospital.“Funding was a problem but she managed to set up the first Tzu Chi General Hospital in 1986,” Tan said.Free clinics have been set up in Malacca, Kuala Lumpur and Klang as well as three dialysis centres in north Malaysia and a Life Care Home in Sabah, Deserving cases receive free treatment irrespective of race or religion.

There are also two mobile clinics, one at Imbi in Kuala Lumpur and the other at Selayang in Selangor.

Helping out: Tzu Chi volunteers helping flood victims clean up their homes in Johor  >>“The mobile clinics will operate once a month in these two areas to cate(tintuc)r to the 30,000 refugees in the Klang Valley.

“Aside from basic needs, we also provide them with hot meals,” he said.He added that in 2005, Tzu Chi signed a memorandum with the United Nations High Commission for Refugees (UNHCR) to provide assistance to the refugees.

Environmental protection

To save paper, Master Cheng Yen uses a piece of paper six times. Using both sides, she first writes with pencil, then with pen and lastly with calligraphic ink, as an example to encourage others to conserve resources.

Tan added that Tzu Chi members also had a unique way of eating.“Tzu Chi members are encouraged to bring their own containers and utensils when eating out to reduce the use of styrofoam boxes.“After eating, they will pour some water into the plate or bowl and drink its contents. This reduces the usage of dish washing detergent, which will pollute the environment.“Tzu Chi also advocates vegetarianism not only for health purposes but also for environmental protection.“Almost everything on the plate can be finished without leaving any bones,” he said.In Malaysia, Tzu Chi has set up more than 600 recycling points where the recycling proceeds are channelled towards charity.“It is an experience for many who had to sort out the recyclable items and even do their part for nature,” Tan said.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=56,7135,0,0,1,0

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2021_HatCat.htm 

 

 


Vào mạng: 17-09-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang