Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Hoa Kỳ chỉ trích chính phủ các nước Á Châu đàn áp tôn giáo

Hạt Cát dịch


 

WASHINGTON (AP) Sep 19, 2008 - Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm thứ sáu đã công bố phúc trình tôn giáo năm 2008 nói rằng Trung quốc vẫn tiếp tục tăng gia đàn áp các tôn giáo trong suốt năm qua với các dẫn chứng Bắc Kinh đã đàn áp Phật Giáo Tây Tạng cũng như quấy phá Ky Tô Giáo và các thành viên Pháp Luân Công

Phúc trình về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế thường niên của bộ Ngoại Giao cũng lên án nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện cấm đoán các hoạt động  tâm linh tôn giáo và ngược đãi  công dân của họ. Tại Bắc Hàn, bản phúc trình nói "tự do tôn giáo thuần túy không còn tồn tại".

Cả hai Trung Quốc và Miến Điện đã bị liệt kê vào danh sách "Những quốc gia đặc biệt cần quan tâm" gọi tắt là CPC kể từ phúc trình tự do tôn giáo đầu tiên được công bố  hồi năm 1999. Bắc Hàn bị đưa vào danh sách năm  2001. Các quốc gia Á Châu  là một số trong danh sách 198 quốc gia và lãnh thổ được kể đến trong bản phúc trình  thứ 10.

Bộ Ngoại Giao  nói rằng sau một vụ bạo động nổi dậy phản đối chính sách thống trị của Trung Cộng hồi tháng Ba, nhà cầm quyền đã phong tỏa nhiều tu viện, gia tăng  các chiến dịch cưỡng ép giới tu sĩ "học tập chính trị" và bắt giữ vô số tăng , ni hoặc trục xuất họ ra khỏi các tu viện. Nhà cầm quyền Trung cộng cũng gia tăng cáo buộc, chỉ trích Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng, sau khi xảy ra các vụ biểu tình.

Đại sứ của Tổng Thống Bush về tự do tôn giáo quốc tế, John Hanford, nói với các phóng viên rằng vấn đề  Tây Tạng đã là sự việc nổi bật trong biểu chương đối thoại về nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Về phía Hoa Kỳ, ông nói, đã phản đối Trung Quốc ngược đãi những Phật tử trung thành với Đức Đạt Lai Lạt Ma, và đã hối  thúc Trung quốc chấm dứt chỉ định và đào tạo các Lạt Ma, những chức sắc Phật Giáo.

"Đảng Cộng Sản Trung quốc cấm tất cả các thành viên và các lãnh đạo chính quyền theo đuổi bất cứ niềm tin tôn giáo nào, và vì thế, đó là một điều mỉa mai khi nhà cầm quyền và đảng Cộng sản lại  dành quyền đào tạo và chọn lựa các lãnh đạo tôn giáo như các vị lạt ma", ông Hanford nói như trên.

Văn thư đăng ký của các giáo hội Tin Lành đã bị từ chối không lý do, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói, các  giám mục  Ky Tô Giáo La Mã không giấy phép hoạt động đã đối diện với đàn áp vì tội trung thành với Vatican "tổ chức mà nhà cầm quyền Bắc Kinh cáo buộc là can thiệp vào nội bộ Trung cộng".

Thành viên của Pháp Luân Công, tổ chức tôn giáo mà Trung cộng coi như là ngoại đạo tà giáo cũng trực diện với bắt bớ, cầm tù, giam giữ, và Bộ Ngoại Giao nhấn mạnh trong các bản phúc trình về các trường hợp tử vong do bị hành hạ.

Bản phúc trình đã ca ngợi Trung cộng đối việc cho phép các tổ chức tôn gíao  ngoại quốc được vào Trung cộng để thực hiện các chương trình giáo dục và từ thiện.

tại Miến Điện "Nhà cầm quyền tiếp tục giám sát hầu như tất cả các hoạt động của mọi tổ chức, kể cả các  tôn giáo, đặc biệt Ky Tô giáo bị hạn chế và Hồi Giáo bị đối xử bạo ngược" cần được giám sát chặt chẽ hơn.

 Việt Nam thì được ca ngợi có cải thiện tự do tôn giáo, tuy nhiên, phúc trình cho biết vẫn còn nhiều vấn đề nghiêm trọng cần cứu xét.

Hôm thứ Sáu, một phóng viên hãng thông tấn Associate Press tại Việt Nam đã bị công an bắt giam trong lúc ông đang làm phóng sự trong một buổi cầu nguyện tại khu vực tòa nhà Khâm Sứ,địa điểm đang bị tranh chấp giữa nhà cầm quyền và Giáo Hội Công Giáo, và ông bị hành hung phải khâu bốn mũi kim trên đầu. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ, ông  Sean McCormack nói  các viên chức thẩm quyền đã gửi công hàm đến Hà Nội phản đối sự việc đã xảy ra.

Ông Sean McCormack phát biểu trước các phóng viên rằng Hoa Kỳ luôn giữ vững lập trường rằng họ ủng hộ cho tự do tôn giáo, quyền thờ tự của người dân, bất kể là họ thuộc tôn giáo nào, dù ở Việt Nam hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

U.S. criticizes Asian governments' record on religion

WASHINGTON (AP) Sep 19, 2008 -— The U.S. State Department said Friday that China's repression of religious groups intensified during the last year, citing as evidence Beijing's crackdown on Tibetan Buddhists and its harassment of Christians and members of the Falun Gong spiritual group.

The department's annual International Religious Freedom report also condemned Myanmar's military-run government for restricting spiritual activities and abusing its citizens' rights. In North Korea, the report said, "genuine religious freedom does not exist."

Both China and Myanmar have been classified among "Countries of Particular Concern" since the first religious freedom report came out in 1999. North Korea was added to that category in 2001. The Asian states were among 198 countries and territories included in the 10th annual report.

The State Department said that after a violent Tibetan uprising against Chinese rule last March, authorities locked down monasteries, intensified 'patriotic education' campaigns and detained an unknown number of monks and nuns or expelled them from monasteries." The government also was said to have increased its criticism of the Dalai Lama, the exiled Tibetan spiritual leader, after the protests.

President George W. Bush's ambassador for international religious freedom, John Hanford, told reporters that the Tibetan issue has been a prominent part of a resumed U.S.-Chinese human rights dialogue.

The United States, he said, objects to harsh treatment of Buddhists loyal to the Dalai Lama and urged China's government to stop appointing and training lamas, Buddhist holy men.

"The Communist Party of China forbids its members and leaders from having any religious belief, and so there's an irony in the fact that the Communist government and party takes upon itself the prerogative of choosing religious leaders, such as lamas," Hanford said.

There was "little evidence," the report said, that China's 2005 regulations on religious affairs had improved the country's spiritual situation.

Applications by unregistered Protestant churches for registration were reported to have been rejected without cause, the State Department said, and "underground" Roman Catholic bishops faced repression because of loyalty to the Vatican, "which the government accused of interfering in China's internal affairs."

Members of the Falun Gong, which China considers a cult, faced arrest, detention and imprisonment, and the State Department noted reports of death from torture.

The report praised China for allowing foreign and domestic religious groups to boost cooperation on religious education and charitable work.

In Myanmar, "the government continued to infiltrate and monitor activities of virtually all organizations, including religious ones," the report said; Christians faced restrictions and Muslims suffered violence and close monitoring.

Vietnam was praised for improving its religious rights, although the report said serious problems remain.

On Friday, an Associated Press reporter in Vietnam was beaten by police who detained him while he covered a Catholic prayer vigil. State Department spokesman Sean McCormack said U.S. officials have protested the attack to Vietnam's government.

McCormack told reporters that the United States has made clear that it stands "up for religious freedom, the ability of people, no matter what their faiths, to be able to practice that freely, whether it's in Vietnam or elsewhere around the world."

Hanford said that, overall, the Vietnamese government is granting much more religious freedom than it has in the past.

Copyright 2008 The Associated Press. All rights reserved. This material may not be published, broadcast, rewritten or redistributed.

http://www.usatoday.com/news/religion/2008-09-19-religious-freedom_N.htm

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2030_HatCat.htm 

 

 


Vào mạng: 27-09-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang