Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Tây Tạng: Vẫn còn bị Bắc Kinh siết chặt

Dương Tiêu dịch


 

THE GUARDIAN, LASHA, CHINA

THURSDAY, OCT 02, 2008, PAGE 5

Tin Từ Lhasa, Tây Tạng:

Hơn sáu tháng trôi qua kể từ biến dộng tại thủ phủ Lhasa, thủ đô của Tây Tạng vẫn bị canh giữ nghiêm ngặt bởi hàng rào quân đội và cảnh sát trang bị vũ khí tận răng, khách du lịch ngoại quốc vẫn bị theo dõi chặt chẽ bởi các công an chìm nổi thuộc bộ nội vụ Trung Cộng.

Cảnh sát trưởng thủ phủ Lhasa và 1 phó chủ tịch đã bị cách chức tuần qua mà không hề biết nguyên nhân.

Nhiều nhân viên cao cấp Trung Cộng khẵng định tình hình tại Tây Tạng hiện nay đã “ổn định” và “bình thường” mặc dù cảnh sát và quân đội tuần phòng chặt chẻ ngày và đêm sợ rằng sẽ có nhiều đột biến có thể xảy ra trong tương lai.

Năm tới 2009 sẽ là 50 năm kỹ niệm ngày nhân dân Tây Tạng đúng lên chống ngoại xâm Trung Cộng thất bại, dẫn đến sự lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma và sự ra đời của chính phủ lưu vong.

Trung cộng thừa nhận 23 người thiệt mạng trong cuộc bạo động ngày 14 tháng 3, tuy nhiên, theo tin của các nhóm lưu vong Tây Tạng, hàng trăm người dân Tây Tạng đã bị tử thương và ám sát tại Lhasa và nhiều vùng khác trên lãnh thỗ Tây Tạng.

Sự Căng Thẳng:

Nhật báo anh quốc The Guardian là tờ báo đầu tiên được đặt chân tới Tây Tạng kể từ tháng 3 năm nay. Đường phố Thủ phủ Lhasa đã bắt dầu xuất hiện số nhỏ người dân đi mua sắm, khách du lịch và  khách hành hương, nhưng theo 1 cư dân tại đây cho biết thì bầu không khí tại Tây Tạng vẫn căng thẵng và các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng đều được tổ chức bí mật. Cảnh sát đứng đầy đường phố với trang bị dụng cụ dùng để đàn áp biểu tình như dùi cui, lá chắn, súng đạn, hơi cay.

Băc Kinh cho rằng cuộc bạo động ngày 14 tháng 3 đã gây ra sự đình trệ kinh tế 1 cách đáng kể, chỉ số kinh tế chỉ gia tăng khoãng 7.4 percent so với 12.7 percent 5 năm trước khi cuộc bạo động xảy ra.

Ngành du lịch tại Tây Tạng đã bị bế tắc hoàn toàn trong 6 tháng nay, vì nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc cấm đoán người ngoại quốc đến tham quan du lịch tại Tây Tạng.

Năm 2007 khoãng 4 triệu khách du lịch đã đến Tây Tạng và ngoại tệ chi tiêu là 731 triệu Dollars. Năm nay số khách du lịch giảm lại còn phân nữa so với năm ngoái.

Người dân Tây Tạng tin rằng chính sách hiện đại hoá và đồng hoá của Bắc Kinh sẽ tiêu diệt nền văn hoá truyền thừa của họ.

Văn Hóa Pha Trộn Hỗn Tạp:

Thủ phủ Lhasa hiện nay được pha trộn hỗn tạp bởi các dân tộc khác nhau và nhiều dòng văn hoá khác nhau. Thương buôn đường phố bày bán đầy hàng hoá hỗn tạp không nhãn hiệu, trộn lẫn đâu đó 1 vài cửa hàng bán những loại giày đất tiền như Nike.

Theo phát ngôn viên Tần Cương Trung Công:” đây là 1 sự phá hoại gây ra bởi số ít phản động Tây Tạng với sự xúi dục của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhằm tàn phá sự đoàn kết, đại đòan kết của Trung Hoa.”

Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma phủ nhận tất cả những biạ đặt tuyên truyền chụp mũ dối trá từ chính quyền cộng sản Trung Hoa, ngài chỉ mong muốn 1 Tây Tạng thực sự tự trị từ Bắc Kinh.

Các phóng viên của nhật báo The Guardian được quyền tự do tiếp xúc với cư dân Tây Tạng theo lời của bộ ngoại giao Trung Cộng, Tuy nhiên chỉ 1 vài người e dè tiếp xúc nói chuyện với tờ báo vì sự theo dõi chặt chẽ của công an chìm và những kẽ chỉ điểm trong đó bao gồm đài truyền hình CCTV của Trung Cộng.

Một người Hán đã phát biểu rằng Nhật Báo The Guardian có thể viết những gì họ thấy và nghĩ khi trở về lại Anh Quốc, nhưng để phỏng vấn và nói chuyện thật sự với cư dân hiện đang bị quản chế chặt chẽ tại Lhasa, đó là 1 giấc mơ đầy nguy hiễm hầu như không tưởng.

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2050_DuongTieu.htm 

 

 


Vào mạng: 03-10-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang