Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Nepal sau nhiều  năm gián đoạn quan hệ

Hạt Cát dịch


 

Latest Update: Monday, 13 October, 2008,

KATHMANDU: Lần đầu tiên kể từ khi chính phủ Nepal đóng cửa văn phòng đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Kathmandu, một đặc sứ hàng đầu của nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng trong một chuyến đặc nhiệm tìm hiểu sự thật  trong vùng tân cộng hòa Hy Mã Lạp Sơn, đang trên đường đến Nepal, một hành động có thể khiến nhà láng giềng Trung cộng khổng lồ của Nepal nổi giận.

Chope Paljor Tsering, bộ trưởng bộ y tế chính phủ lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ Dhramsala, Ấn Độ, sẽ đến Nepal trong một chuyến viếng thăm bình thường tại Kathmandu để liên hệ với các viên chức ngoại giao, các tổ chức Phi chính phủ và lưu dân Tây Tạng đang sống trong các vùng định cư đó đây trên đất nước Nepal. Ông sẽ đến Nepal ngày 23 tháng 10.

Bộ trưởng bộ "Y tế" của một chính phủ không được công nhận bởi bất cứ quốc gia nào sẽ gặp gỡ các đại diện của cộng đồng lưu vong Tây Tạng tại các khu định cư chính ở thung lũng Kathmandu, khu Pokhara, khu Terai và ngay cả vùng hẻo lánh miền Bắc khu vực Mustang giáp giới Nepal Tibet. Ông sẽ nghiên cứu về sức khỏe và tình trạng sinh sống của cư dân tại đó.

Ông cũng được sắp xếp để gặp gỡ các viên chức của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Các Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, các nhà ngoại giáo  và các tổ chức phi chính phủ.

Sau chuyến giám sát, Tsering sẽ bay sang thành phố Bangalore, Ấn Độ để bàn bạc về các khám phá với các giới thẩm quyền tại Đại Học Y khoa Manipal về các biện pháp phòng ngừa  chăm sóc sức khỏe.

Chuyến viếng thăm của Đặc sứ Tây Tạng lưu vong xảy ra ngay vào thời điểm chính phủ mới thiên tả Maoist của Nepal đang minh định lại lập trường ủng hộ chính sách Một Trung Quốc của Bắc Kinh, nhìn nhận Tây Tạng là một phần lãnh thổ của Hoa Lục.

Hồi tháng Tám, trong vòng một tuần lễ tuyên thệ nhậm chức, Thủ Tướng Chính Phủ Maoist Nepal, Pushpa Kamal Dahal ‘Prachanda’ đã sang thăm Trung cộng cùng với Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, ông Krishna Bahadur Mahara, và đã  tình nguyện hứa hẹn sẽ hành động triệt để trấn áp những người biểu tình chống đối Trung cộng  tại Kathmandu.

Ngay sau khi hứa hẹn,  cảnh sát Nepal trong một động thái chưa từng thấy đã bắt giữ hơn 100 ngườ\i Tây tạng biểu tình và giao họ lại cho Cao ủy Tỵ Nạn LHQ, yêu cầu cơ quan  LHQ điều tra xem có bao nhiêu người có giấy tờ hợp lệ để có thể cư trú tại Nepal. Cao Ủy LHQ sau đó đã được yêu cầu gửi trả về nguyên quán những người không giấy tờ hợp lệ.

Sứ Quán Trung cộng tại Kathmandu đã cứng rắn phản đối các cơ quan LHQ và các sứ quán Tây phương nào đã gặp gỡ ông Tsering

Sự viếng thăm của vị đặc sứ Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khiến  cho Nepal rơi vào một tình huống khó xử. Một mặt, chính phủ mới muốn có một mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Trung Cộng vì  mới vừa được một khoảng viện trợ cho quân đội trị giá 100 triệu đồng Rs từ Bắc Kinh. Mặt khác, nếu Nepal từ chối chuyến viếng thăm thì sẽ gây tổn thương đến mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và chính phủ Prachanda vào thời điểm mà Bộ Trưởng Tài Chánh Nepal,  Baburam Bhattarai, hiện đang ở New York tìm kiếm sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các quốc gia khác để phát triển Nepal, đặc biệt  là tài trợ cho giáo dục miễn phí đến hết bậc Trung Học mà phí tổn ước lượng khoảng gần 50 tỷ đồng Rs.

 

Dalai’s envoy on Nepal mission

Latest Update: Monday, 13 October, 2008,

KATHMANDU: For the first time since the government of Nepal closed down the office of the Dalai Lama’s representative in Kathmandu, a top envoy of the exiled Tibetan leader is on a fact-finding mission in the new Himalayan republic, a move that is bound to anger Nepal’s giant neighbour China.
Chope Paljor Tsering, the ‘health minister’ of the Dalai Lama’s ‘government-in-exile’, has arrived on a low-key visit in Kathmandu from Dharamsala in India to interact with foreign officials, NGOs and Tibetan refugees living in settlements spread across Nepal. He will be in Nepal till October 23.
The ‘health minister’ of a government that is not recognised by any country is meeting representatives of the Tibetan diaspora in the main settlements in Kathmandu valley, Pokhara, the Terai and even the remote northern Mustang district adjoining Nepal’s border with Tibet. He will be studying the health and living conditions of the people there.
He is also scheduled to meet officials of the United Nations’ Human Rights Council, UN High Commissioner for Refugees (UNHCR), diplomats and NGOs.
After his inspection, Tsering will fly to India’s Bangalore city to discuss the findings with the authorities at the Manipal Medical College for preventive health care measures.
The visit comes at a time Nepal’s new Maoist government has reiterated its commitment to the One China policy of Beijing that considers Tibet to be an inalienable part of China.
In August, within a week of taking oath of office, Nepal’s Maoist Prime Minister Pushpa Kamal Dahal ‘Prachanda’ visited China along with Information and Communications Minister Krishna Bahadur Mahara and pledged to take sterner action against the Tibetan protesters demonstrating against China in Kathmandu.
Soon after the promise, Nepal’s police in an unprecedented move arrested over 100 Tibetan demonstrators and handed them over to the UNHCR, asking the UN agency to verify how many of them possessed bona fide documents entitling them to reside in Nepal.
The UNHCR has been asked to send those without papers back to the places they came from.
The Chinese embassy in Kathmandu is likely to lodge stiff protests with the UN agencies and western embassies that hold meetings with Tsering.
The visit puts Nepal in an awkward position. On one hand, the new government wants good relations with China and has just been provided a military bounty worth Rs100mn (over $1.3mn) by Beijing.
On the other hand, if it cracks down on the visit, it would affect the Prachanda government’s ties with the US at a time Nepal’s Finance Minister Baburam Bhattarai is in New York.
He is seeking the help of the US and other countries for development in Nepal, especially for providing free education until high school that is estimated to cost nearly Rs50bn. – IANS

http://www.gulf-times.com/site/topics/article.aspcu_no=2&item_no=247437&version=1&template

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2066_HatCat.htm 

 

 


Vào mạng: 14-10-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang