Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Lời kể của một nhà sư vượt ngục từ Miến Điện

Hạt Cát dịch


 

Sư Panna Siri được phỏng vấn bởi Armstrong Augusto Vaz.

Anh Quốc- 24 tháng 10 đánh dấu 14 năm bị quản thúc tại gia của nhà lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi.  Hiện nay có khoảng  2000 tù nhân chính trị  đang bị giam giữ trong các  lao tù tại Miến Điện bởi  chính phủ quân phiệt. Giữa số người đó, trong một thời gian, là nhà sư Asin Panna Siri, một tu sĩ Phật Giáo từng giữ những vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng tăng lữ hồi năm trước. Quyết định không thể chịu đựng xa hơn các cuộc tra tấn và hành hạ của bọn cai tù trong lúc bị giam giữ, nhà sư đã mạo hiểm vượt ngục từ Miến Điện, và trải qua bao phen sống chết trên đường vượt thoát, cuối cùng sư đã được toại nguyện, sau đây là lời kể lại sự kiện.

"Tôi là một trong những người lãnh đạo công cuộc cách mạng áo vàng, sự nổi dậy của tu sĩ, và nhà cầm quyền quân phiệt đã truy nã tôi. Họ đã bố ráp các tu viện tại Rangoon và những lãnh đạo cao cấp tu sĩ đã bị kéo đi và bị bắt giam. Những người trốn thoát bị bố cáo tầm nã khắp nơi. Thoạt đầu tôi cũng trốn thoát và di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Đầu tiên, tôi đến Mandalay và rồi Sagaing và cuối cùng đến Monywa, nơi tôi bị bắt. Tôi bị chúng phát hiện trong một quán cà phê Internet bởi lực lượng cảnh sát chìm. Tôi nghĩ, chủ nhân quán cà phê đã gọi điện thoại cho họ. Sau đó tôi bị đưa về Trạm Cảnh Sát số 1 ở Monywa.

Tại trạm cảnh sát, tôi bị hành hạ khủng khiếp. Bọn cảnh sát dùng bất cứ phương tiện nào chúng có trong tay để hành hạ tôi. Tôi bị giữ ở đó 6 ngày, bị tra tấn ngày đêm và bị cướp đoạt ngủ nghỉ. Tôi bị bắt phải ngồi xổm và đứng một chân trong khi bị lấy khẩu cung. Khi tôi không thể đáp lời, hoặc câu trả lời không vừa lòng chúng, tôi bị đấm vào mặt, vào đầu, vào sườn. Họ dẫm vào các ngón  chân tôi bằng giày boot và mỗi câu hỏi đều đi kèm theo là một cú đá vào ngực tôi. Tôi bị đau đớn quá mức đến nỗi muốn tự sát cho xong.

Trong lúc bị giam giữ, một số viên chức quân đội cao cấp- thường xuyên ghé đến và  giám sát chặt chẽ các cuộc tra vấn. Họ hỏi các điều tra viên trước mặt tôi những câu hỏi như "Tình trạng hiện nay ra sao? Chúng ta đã thu thập được những gì rồi?"v.v..và ra lệnh cho điều tra viên bắt tôi phải khai báo bằng bất cứ phương pháp nào.

Lực lượng an ninh quân đội là tệ hại nhất. Họ đá vào mặt, vào ngực tôi bằng giày boot. Họ nói họ bất chấp phải bị giải nhiệm vì việc sử dụng các phương pháp tra tấn bằng bạo lực, thậm chí dùng cả súng đạn để hăm dọa tôi.

Sau sáu ngày, tôi bị đưa đến trại cưỡng bức lao động. Và trong một đêm, vào lúc nửa đêm, tôi bị đưa đi tra vấn bằng bạo lực, tôi thấy rõ ràng vận mệnh của tôi chắc chắn không thoát khỏi việc bị kết án và bị tù đày trong tương lai. Cho nên, tôi quyết định rằng tôi phải vượt ngục.

Không có ai giúp đỡ tôi. Tôi bí mật tính toán chuyến vượt ngục, tấc cả đều làm một mình. Đó là hy vọng, là ước mơ của tôi. Điều này làm cho tâm trí tôi được thanh thản mặc dù đang còn ngồi trong tù. Và nó cũng cho thấy họ có thể giam giữ thể xác của tôi nhưng không thể giam giữ tâm hồn tôi.

Đêm sau đó, tôi trèo qua hai ụ hàng rào kẽm gai rào chắn xung quanh trại giam, một ụ cao 3 mét và ụ khác cao 4 mét 5. Tôi trèo qua cả hai. Tay tôi bị cào xướt rách tả tơi vì kẽm gai, vô cùng đau đớn nhưng tôi bất chấp. Tôi đi một mình trong rừng rậm, hy vọng rằng tôi đi đúng hướng - Tôi đã không chắc chắc được rằng những con đường đó sẽ dẫn đến đâu.

Tôi lo ngại gặp phải thú rừng hoang dã nhưng cố không nghĩ đến chúng khi leo lên núi hoặc xuống thung lũng, đi không ngủ nghỉ. Có một lúc tôi gặp phải một đàn trâu. Khi chúng thấy tôi, chúng chạy tán loạn nhưng chúng không làm gì hại tôi. Thỉnh thoảng gặp phải những lùm bụi gai góc lớn trên đường, tôi phải lăn mình qua chúng hoặc là bò bên dưới chúng.

Trong lúc chạy trốn như thế, tôi tụng các bài kinh Pritta, Patthana. Cũng có lúc tôi quán niệm Chín Ân Đức Đức Phật và niệm tâm từ. Lâu dần về sau, tôi không còn đủ sức để tụng kinh nữa, tôi bị khát, bị đói và kiệt sức, chỉ còn có thể quán niệm trong trí óc thôi.

Trong cuộc hành trình, tôi cố gắng tránh gặp gỡ con người, sợ phải bị bắt trở lại và bị hình phạt nặng nề hơn. Vật duy nhất tôi mang theo bên mình là cái bật lửa bằng hơi gas để có thể sử dụng trong bóng tối. Tôi ăn các loại dâu dại và uống bất cứ loại nước nào có thể uống được. Và rồi sau hai ngày hai đêm trong rừng rậm, tôi đến được biên giới Ấn Độ.

Không có lời lẽ nào để diễn tả tôi đã vui mừng như thế nào khi được sanh ra lần nữa ở một nơi chốn có đầy đủ tự do. Sự tự do này không chỉ của riêng tôi  mà là của tất cả những người Miến Điện khác. Tôi muốn liên lạc với tất cả bạn bè và chư tăng Miến Điện trên toàn thế giới - cũng như những ai còn ở lại Miến Điện. Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho tựdo và công lý. Tôi sẽ đem ánh sáng đến cho người nghèo khó.

 

Monk flees brutality in burma

Thursday October 23rd 2008

October 24 marks 14 years of house arrest for Burma’s democratic leader elect Aung San Suu Kyi. There are about 2,000 political prisoners currently being held in Burma by the military junta. Among them, for a time, was Ashin Panna Siri, a Buddhist monk who played a leading role in last year’s saffron revolution. Determined not to suffer further interrogation and torture in custody, he made a daring escape from prison, and from Burma

I was one of the leaders during the saffron revolution, the monks’ uprising, and the Burmese military regime were looking for me. The authorities raided monasteries in Rangoon and the top leaders of the monks were dragged away and arrested. Those who escaped were declared wanted men. I escaped and moved from one place to another.

First I went to Mandalay and then to Sagaing and finally to Monywa, where I was arrested. I was found at an internet cafe by secret service agents. I think the cafe owner had called them. After that I was taken to Monywa No.1 Police Station.

At the police station I was badly tortured. The police used every means they had. I had to stay at this interrogation centre for six days, interrogated day and night and deprived of sleep. I was forced to squat and stand on one foot while answering questions. When I couldn't answer, or if my answer was unsatisfactory, I was punched in the head, face and ribs. My interrogators stamped on my toes with their boots and every question was accompanied by a kick to my chest. I suffered so much that I tried to commit suicide.

During my detention high-level military officials – I believe they were the divisional commander and deputy commander – visited quite often and closely supervised my questioning. They would talk to my interrogators in front of me, asking questions like: "What is the situation now? What information did we get?" and telling them to make me talk by any means.

The military security agent was the worst. He kicked my face with his boots and also kicked my chest. He said that he didn’t care if he was dismissed for using violent methods. He also put his pistol on the table and threatened me.

After six days I was taken to a forced labour camp. Then one night, at midnight, as I was again undergoing violent interrogation, it became clear to me that my fate was to be sentenced to further imprisonment. So I made up my mind that I would escape.
No one helped me. I secretly planned my escape, all by myself. It was my dream, my hope. It proved to me that my mind was free even though I was sitting in jail. It showed me that while they can arrest the body they can’t arrest the mind.

The following night I scaled two of the barbed-wire fences that surrounded the camp – one of them was 3m high and the other 4.5m. I climbed over them both. My hands and arms were torn and lacerated by the barbed wire. It was very painful but I didn't care about that. I travelled alone in the jungle, hoping that I was going in the right direction – I was unsure of where the roads led.

I'm a bit afraid of wild animals, but tried not to think about them as I trekked up mountains and down the deep valleys without sleep. I came across a herd of buffalo and donkeys on my way. When they saw me they ran here and there, but they didn’t harm me at all. Sometimes big thorny bushes would get in my way and I would have to roll my body over them or crawl underneath them.

While I was running I recited Buddhist scriptures – the Pritta Suttas and the Patthana. I also contemplated the Nine Supreme Qualities of Buddha and the Metta Bhavana, which is the cultivation of loving kindness. Later, I could not recite them anymore; I was too thirsty, hungry and exhausted. So I only contemplated them in my mind.

During the trip, I tried to avoid people, afraid of being arrested again and punished further. The only thing I had with me was a gas lighter that I could use in the darkness. I ate wild berries and drank what water I could find. Then, after two days and two nights in the jungle I reached the Indian border.

I have no words to express how happy I am to be once again at liberty. This freedom is not only mine but also that of all the other people of Burma. I want to contact my friends and other Burmese monks around the world – as well as those who are still in Burma. I will continue to struggle for freedom and justice. I will give the light to the poor.
• Ashin Panna Siri was interviewed by Armstrong Augusto Vaz. A protest in response to the suppression of the Burmese monks is being staged in central London on Friday October 24, between 10am and 5pm. For more information call (0044) 207 443 9700 or email the art collective Bondage for Freedom at theextortionist@bondageforfreedom.com.

http://www.guardianweekly.co.uk/?page=editorial&id=776&catID=6

 

 

 

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2085_HatCat.htm 

 

 


Vào mạng: 30-10-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang