Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Đặc sứ Đức Đạt Lai Lạt Ma lại lên đường ... phó hội với Trung Quốc

Hạt Cát dịch


 

BEIJING, Oct. 30 (AP) - (Kyodo)—(EDS: UPDATES WITH ARRIVAL) Các đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến Bắc Kinh hôm thứ Năm để bắt đầu cho các cuộc đàm phán mới nhiều ngày sau khi nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng bày tỏ sự thất vọng qua những cuộc đàm phán trước kia với nhà cầm quyền Trung Quốc.

"Họ đã tới Bắc Kinh cho các cuộc đàm phán", Thubten Samphel, phát ngôn viên của chính phủ lưu vong Tây Tạng nói với phóng viên tờ Kyodo News qua điện thoại như trên. Nhưng ông từ chối không cho biết là bao giờ thì các cuộc đàm phán bắt đầu.

Trước đó chính phủ lưu vong Tây Tạng ở Ấn Độ nói rằng có hai đặc sứ và ba phụ tá đã đến thủ đô Trung Quốc hôm sáng thứ Năm và sẽ ở đó năm ngày.

Đây là lần đàm phán thứ ba giữa các đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các viên chức chính phủ Trung Quốc kể từ khi xảy ra các cuộc bạo lọan ở Tây Tạng hồi tháng Ba.

Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm Thứ Bảy rằng chính phủ Trung Quốc dường như đã chẳng lắng nghe những lời kêu gọi của Ngài về một Tây Tạng tự trị thuần túy và những mức độ phản kháng chống đối chính sách thống trị của Trung Quốc trong vùng ngày càng gia tăng nghiêm trọng hơn.

Các phụ tá của Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng truyền thông quốc tế đã trích dẫn sai lầm phát biểu của Ngài khi nói rằng Ngài hết hy vọng về một sự ổn định chính trị cho Tây Tạng.

Thubten Samphel từ chối bình luận về việc sẽ có hay không bất cứ một sự thông cảm nào trong những chuyến thương lượng sắp tới.

"Mặt đối mặt để thảo luận về những vấn đề này luôn luôn là tốt đẹp, đối với bất cứ tiến triển nào, tôi không phải là người ở trong cương vị phán quyết"

Một trong những đặc sứ từng tham dự các cuộc đàm phán trước kia hồi tháng Năm và tháng Bảy, Lodi Gyaltsen Gari, cũng phát biểu rằng nhân dân Tây Tạng đã không còn kiên nhẫn với những cuộc đàm phán của Trung Quốc.

Ông phát biểu trước một hội chúng tại Đại Học Harvard hồi đầu tháng này rằng nếu không có sự thay đổi thái độ từ những viên chức Trung Quốc trong suốt thời gian các cuộc đàm phán mới này diễn ra thì các viên chức Tây Tạng có  thể kết luận rằng nhà cầm quyền Trung Quốc không nghiêm túc hoặc thành tâm duy trì việc đối thoại chính trị.

"Vấn đề Tây Tạng, quả thực, đang ở một ngã tư đường", ông nói.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên tiếng triệu tập một hội nghị đặc biệt sẽ được tổ chức tại Dharamsala, một thành phố Băc Ấn, trong tháng tới để thảo luận về thái độ chính trị của nhân dân Tây Tạng trong tương lai.

Nhà cầm quyền Trung Quốc đã cáo buộc rằng các nhà ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tổ chức các cuộc bạo loạn tại Tây Tạng và các tỉnh lân cận hồi đầu năm nay như là một phần của các nỗ lực ly khai khỏi Trung Quốc, và Ngài đã nhiều lần lập lại phủ nhận các cáo buộc, nói rằng bạo lọan là một thái độ bày tỏ sự phẫn nộ  và bất mãn tự phát để phản đối các chính sách đã không tôn trọng tín ngưỡng,  ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng của Trung Quốc.

 Dalai Lama envoys in Beijing for fresh round of talks

BEIJING, Oct. 30 (AP) - (Kyodo)—(EDS: UPDATES WITH ARRIVAL) Envoys of the Dalai Lama arrived in Beijing on Thursday for talks days after the Tibetan spiritual leader expressed disillusionment over previous negotiations with the Chinese government.

"They have already arrived in Beijing for talks," Thubten Samphel, spokesman for the Tibetan government-in-exile, told Kyodo News by telephone.

But he declined to comment on when the talks will begin.

Earlier the Tibetan government-in-exile in India said two envoys and three assistants were due to arrive in the Chinese capital Thursday morning and would spend about five days there.

It will be the third round of talks between Tibetan envoys and Chinese government officials since riots broke out in Tibet in March.

The Dalai Lama said Saturday that the Chinese government did not seem to be listening to his appeals for genuine autonomy for Tibet and that levels of resentment against Chinese rule in the region grow graver ever day.

The Dalai Lama's aides said he had been "misquoted" by the international media when he apparently suggested he had given up hope of a political settlement in Tibet.

Thubten Samphel declined to comment on whether any breakthroughs were likely in the coming negotiations.

"It is always good to meet face to face and discuss these issues," he said. "As to any progress, I am not in a position to make a judgment."

One of the Tibetan envoys who took part in previous negotiations in May and July, Lodi Gyaltsen Gari, has also suggested that Tibetans are running out of patience with the Chinese talks.

He told an audience at Harvard University earlier this month that if there is no change in attitude from Chinese officials during the new round of discussions then Tibetan officials will conclude the Chinese government is not serious or sincere about maintaining a political dialogue.

"The Tibetan issue is, indeed, at a crossroads," he said.

The Dalai Lama has already called a special meeting to be held in Dharamsala, the northern Indian town where the Dalai Lama's government-in- exile is based, next month to discuss the Tibetan people's political future.

The Chinese government has accused the Tibetan spiritual leader's supporters of organizing the riots in Tibet and neighboring provinces earlier this year as part of efforts to split the region from the rest of China.

He has repeatedly denied the allegations, saying the violence was a spontaneous expression of anger and frustration against policies which fail to respect Tibet's religion, language and culture.

The Dalai Lama fled Tibet in 1959 after a failed uprising against Chinese rule.

http://www.breitbart.com/article.php?id=D944QKEG0&show_article=1

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2098_HatCat.htm 

 

 


Vào mạng: 04-11-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang