Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhìn nhận sự thất bại đối với nhà cầm quyền Trung Quốc

Như Quang dịch


 

(Edmonton Journal, November 4, 2008 – Đăng lại từ McClatchy Newspapers, Tokyo – Như Quang lược dịch)

Nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đức Đạt lai lạt ma, nói hôm thứ hai rằng những cuộc đàm phán với Bắc Kinh về vấn đề tự trị cho miền đất Hy mã lạp sơn đã thất bại và Tây Tạng đang chết dần dưới sự kềm kẹp của Trung Quốc.

Ngài nói rằng sáu năm đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh đã không đem lại một thành quả cụ thể nào. “Tình trạng nội bộ của Tibet còn thê thảm hơn. Đôi khi tôi cảm nhận Tây Tạng đang trải qua một bản án tử hình. Tổ quốc thân mến với nền văn hoá truyền thừa cổ kính bây giờ đang chết dần mòn.”

 Xuất hiện một tháng sau ngày nhập viện thình lình vì sỏi thận, nhà lãnh đạo lưu vong 73 tuổi đã nói rằng các cuộc đàm phán với Trung quốc kéo dài quá lâu mà không đem lại một thành công nào. Ngài hy vọng cuộc họp với các nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng tại Ấn Độ vào cuối tháng này sẽ thúc đẩy việc tự trị tiến triển hơn.

“Sự tin tưởng của tôi đối với nhà cầm quyền Trung Quốc ngày càng mỏng manh hơn. Sự việc sẽ không thể khá hơn. Tôi không thể giả dụ mọi chuyện tốt đẹp. Không, tôi phải nhìn nhận sự thất bại.”

Ngài Đạt lai lạt ma đang viếng thăm Nhật Bản nơi phần lớn dân chúng là Phật tử. Ngài đã nói chuyện vào ngày thứ hai với hàng trăm người tại Hội Phóng Viên Ngoại Quốc của Nhật Bản.

Ngài Đạt lai lạt ma thú nhận rằng giải pháp “trung đạo” của ngài là sự kêu gọi thương lượng với Trung quốc và chấp nhận sự cai trị của họ đối với Tây Tạng đã làm thối chí nhiều người kiếm tìm độc lập.

Trong những năm gần đây, nhiều người Tây Tạng cảm nhận phương pháp của chúng ta đã không đem lại sự thay đổi tích cực trong nội bộ Tây Tạng. Do vậy sự chỉ trích của họ càng tăng trưởng.

Ngài Đạt lai lạt ma nói rằng sáu ngày hội nghị giữa các nhân vật quan trọng lưu vong của Tibet bắt đầu vào ngày 17 tháng 11 này tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giúp cho những người lưu vong giải tỏa những sự bất bình của họ và tìm kiếm phương hướng mới để cải thiện tình thế của người Tây Tạng. Ngài từ chối tiết lộ các chi tiết về sự đề nghị này và xin được im lặng để đảm bảo những người lưu vong không phải chờ đợi những tín hiệu từ ngài mà noi theo do sự sùng bái. Trí tuệ của họ nên sáng suốt trong việc nghiên cứu các sự chọn lựa của họ. “Đôi khi nhân dân gọi tôi là Thánh Vương. Nhiều người gọi tôi là Phật sống. Những danh từ này vô nghĩa. Tôi chỉ là một con người.” Ngài nói như thế.

Một học giả Tây Tạng đương thời nói rằng những lời khen ngợi này là dấu hiệu ngài khuyến cáo Trung Quốc phải duy trì các cuộc đàm phán nhưng ngài cũng cảnh giác rằng một số nhà làm luật tại Bắc kinh đã nhận thấy những lợi điểm của việc khích lệ các người lưu vong vào những chức vụ quan trọng để bào chữa cho việc đàn áp ở vùng cao nguyên Tây Tạng.

“Một số chiến lược gia luôn đẩy những người lưu vong vào vị thế khó khăn hơn,” ông Robert Barnett thuộc trường Đại học Columbia nói. Do vậy họ sẽ chứng tỏ được họ đúng khi họ gọi những người lưu vong là bạo động và khủng bố.” Những lời bình phẩm của ngài Đạt lai lạt ma chưa bao giờ đưa đến một chiến lược nào. Và họ bị thách thức phải tìm ra một chiến lược,” ông Barnett nói.

Cuộc họp kín giữa những người lưu vong sắp đến tại Dharamsala là cuộc họp đông đảo đầu tiên trong hơn thập niên qua và hy vọng nó sẽ thu hút hàng trăm nhà lảnh đạo của các cơ chế xã hội, tu viện, cũng như các đoàn thể thanh niên.

Bắc kinh đã thắng trong cuộc tranh đấu về pháp lý tuần qua khi Anh quốc chấm dứt sự nhập nhằng cả thế kỷ nay và chánh thức công nhận sự cai trị của Trung Quốc đối với Tây Tạng, cắt bớt những tranh cải về pháp lý của Tây Tạng về trường hợp ngoại lệ của họ giữa các nhóm dân tộc thiểu số của Trung Quốc và phải cho họ quyền tự trị.

Lặp lại một đề tài phổ biến trong những tháng gần đây, ngài Đạt lai lạt ma khuyến khích những người ủng hộ ngài hãy lãnh các trọng trách về việc tranh đấu cho tương lai của Tây Tạng để ngài chú tâm vào những vấn đề tâm linh.

“Tôi mong mỏi được về hưu. Nhiều người nói với tôi rằng chuyện về hưu không thể có đối với một vị Đạt lai lạt ma. Và tôi trả lời rằng việc về hưu cũng là nhân quyền của tôi.”

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2105_NhuQuang.htm 

 


Vào mạng: 06-11-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang