Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thế giới tham lam cần văn hóa từ bi của Tây Tạng

Hạt Cát dịch


 

AFP, Nov 5, 2008

KITAKYUSHU, Japan -- Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm thứ  Ba tại Nhật bản nói rằng bảo tồn nền văn hóa từ bi của Tây Tạng là quan trọng hơn tất cả trong một thế giới đang chạy đua theo tham lam và thiên trọng về vật chất.

"Cho đến nay trên hành tinh này, tôi nghĩ người ta đặt tất cả mọi hy vọng của họ vào tiền bạc, vào sự sung túc về vật chất. Đó là sự thiếu đạo đức và rất là không lành mạnh" Nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng nói như trên trước một hội chúng khoảng 5,000 người tại một thành phố vùng Tây Nam Nhật Bản.

Ngài nói "Bảo tồn nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng "không chỉ là quan tâm của Tây Tạng mà cũng còn là  quan tâm của cả Trung Á cũng như Trung Hoa chân chính" , nơi có cả  hàng trăm ngàn tín đồ Phật Giáo Tây Tạng.

Nhà Nobel Hòa bình 73  tuổi nói rằng có một con số đang lên  của những người chối bỏ đời sống  vật chất sung  túc.

"Bây giờ thì tôi nghĩ rằng đã đến lúc càng ngày càng có nhiều người nhận thức được sự quan trọng của công bằng, minh bạch và chân lý. Tôi nghĩ rằng đó là một dấu hiệu tốt đẹp. Và với điều đó, sự khao khát về hòa bình cũng gia tăng, người ta ngày càng chán ngấy bạo động và chiến tranh. Nhưng chúng ta phải làm nhiều hành động hơn. Hệ thống hành chính hiện nay vẫn chưa thích ứng để mang đên nhân bản với nhiều hòa bình và hài hòa hơn. Cho nên chúng  ta phải hành động thôi". Ngài nói với một nụ cười trên môi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã sinh sống tại Ấn Độ kể từ khi chạy trốn khỏi Tây Tạng hồi năm 1959, hiện đang thăm viếng Nhật Bản, nơi Ngài đang bày tỏ quan kiến đối với Trung quốc.

Không như nhiều quốc gia Tây phương khác, Nhật bản, vốn có mối liên hệ không mấy hài hòa đối với Trung cộng, hầu như luôn từ chối những cuộc gặp gỡ cấp cao với Ngài cũng như không có sắp xếp bất cứ viên chức nào để hội kiến Ngài trong chuyến viếng thăm dài một tuần lễ này.

 

Trung quốc  luôn cáo buộc Ngài có chủ trương ly khai Bắc Kinh qua những cuộc du hành hải ngoại còn Đức  Đạt Lai Lạt Ma thì nói rằng Ngài chỉ mong mỏi tự trị đúng nghĩa. Tuy nhiên, hôm thứ Hai Ngài đã phát biểu rằng nỗ lực cho một Tây Tạng nới rộng tự trị đã kết thúc trong  thất bại, và thúc đẩy người dân Tây Tạng hãy xúc tiến tất cả mọi phương pháp trong việc thương lượng với Bắc Kinh cho tương lai của Tây Tạng.

Greedy world needs Tibet's compassion: Dalai Lama

AFP, Nov 5, 2008

KITAKYUSHU, Japan -- The Dalai Lama said Tuesday that preserving Tibet's culture of compassion was more important than ever in a world that is steeped in greed and materialism.

"Up to now on this planet, I think people put all their hope on money, on material wealth. It is unethical and very unhealthy," Tibet's exiled spiritual leader told an audience of 5,000 in this city in southwest Japan.

Preserving Tibetan Buddhist culture "is not only the concern of Tibetans but also of central Asia and also China proper" where there are 100,000 followers of Tibetan Buddhism, he said.

The 73-year-old Nobel peace laureate said an increasing number of people were rejecting material wealth.

"Now I think that the time has come where more and more people are considering the importance of justice, transparency, and truth. I think that's one healthy sign. And with that the desire for peace is also increasing.

"People are more and more fed up with violence, with war. But we have to take more action. The system is still not adequate to provide humanity with more peace and more satisfaction. So we have to get to work," he said with a smile.

The Dalai Lama, who has lived in India since fleeing Tibet in 1959, is a frequent visitor to Japan, where he enjoys an active following.

Unlike many Western nations, Japan, which has an uncomfortable relationship with China, has almost always refused high-level contacts and no officials are scheduled to meet him on his current week-long trip.

China accuses the Dalai Lama of trying to split Tibet from Beijing through his travels overseas. The Dalai Lama says he is seeking meaningful autonomy for Tibet within China.

However, on Monday he said that the drive for greater autonomy had ended in failure, urging Tibetans to be open to all options in negotiations with Beijing over the region's future.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=44,7346,0,0,1,0

 

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2107_HatCat.htm 

 

 


Vào mạng: 06-11-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang