Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Ấn Độ: Nhân vật được tin tưởng rằng sẽ thừa kế Đức Đạt Lai Lạt Ma

Dương Tiêu dịch


 

Trẻ Trung, Cao Lớn, Đẹp Trai – Và Có Thể Là Người Kế Vị Đức Đạt Lai Lạt Ma!

By Tim Johnson | McClachy Newspapers

Monday, November 24, 2008

Tin từ Sidhbardi, Ấn Độ:

Với  tính cách hấp dẫn và khuôn mặt dễ coi của một ngôi sao nhạc rock ngự trị trong con người của nhà tu sĩ trẻ Phật giáo Tây Tạng, nhà sư 23 tuổi, Gyalwang Karmapa, vị lạt ma đứng hàng thứ 3 cao nhất trong giới tăng sĩ Tây Tạng có thể là truyền thừa của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Nhà sư trẻ Karmapa là  hoá thân truyền thừa tu sĩ Phật giáo đầu tiên được công nhận bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Vào năm 2,000, ở độ tuổi 14, Lạt Ma Karmapa đã vượt biên bằng máy bay, đi bộ, và cỡi ngựa từ Tây Tạng đến vùng đất lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại miền đông bắc Ấn Độ.

Sự tái sanh hay chuyển kiếp là giáo lý cơ bản của Phật Giáo Tây Tạng.

Với lòng tự tin vững chắc trên cơ thể tráng kiện cao 6 feet, vị Lạt Ma trẻ tuổi Karmapa đã trả lời nhiều cuộc phỏng vấn của phóng viên báo chí ngoại quốc tại trường đại học gần nơi cư trú tạm thời của chính phủ lưu vong Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma, thuộc đông bắc Ấn Độ. Vị Lạt Ma trẻ tuổi này đã nói nhiều về sở thích yêu âm nhạc, vai trò tương lai đối với dân tộc Tây Tạng và lên án sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Trung Cộng.

Karmapa chỉ trích chính quyền cộng sản Bắc Kinh đã tạo ra những mâu thuất bất hoà giữa các dân tộc Tây Tạng cũng như các dân tộc thiểu số khác đối với Hán Tộc. Sự chia rẽ và đàn áp này đã gây ra cuộc bạo loạn chết người tại Tây Tạng vào tháng 3 năm 2008 tháng 3 vừa qua. Tuy nhiên nhà sư trẻ này đã có cái nhìn nhẹ nhàng đối với dân tộc Trung Hoa:

“ Tôi là người Tây Tạng chính cống, dĩ nhiên tôi thật sự quan tâm đến số phận của dân tộc Tây Tạng và cộng đồng Tây Tạng, nhưng đồng thời tôi cũng yêu dân tộc Trung Hoa,” Karmapa đã phát biểu như trên trong khi đang ngồi kiết già trong một phòng họp to lớn với những bức hoạ Phật Giáo treo chung quanh.

Nhiều người dân Tây Tạng lưu vong tin tưởng rằng vị Lạt Ma trẻ tuổi này có ảnh hưởng và sức thu hút mạnh mẽ đối với Đất nước Tây Tạng.

Tại cuộc họp khoáng đại tuần rồi của hàng trăm đại biểu từ khắp nơi trên thế giới cùng với nội các chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala, ông Lobsang Sangay, một học giả kỳ cựu Đại Học Hardvard, đã cho biết :”Tên tuổi của vị tu sĩ Phật giáo trẻ tuổi Karmapa đã đưọc lập đi lập lại nhiều lần, và có thể là một biểu tượng cho người dân Tây Tạng sau thời Đức Đạt Lai Lạt Ma.”

Theo nhạc sĩ Phil Void, từng một thời là ứng cử viên tiến sĩ Phật Học tại trường Đại Học Columbia, hiện cư ngụ ở Dharamsala thì khá nhiều người dân Tây Tạng nghĩ là nhà sư trẻ tuổi Karmala sẽ lãnh dạo cuộc đấu tranh dân chủ độc lập cho dân tộc Tây Tạng trong thời kỳ sắp tới, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời.

Đức Đạt Lai Lạt Ma khi được hỏi trong cuộc họp báo chủ nhật vừa qua đã miêu tả Lạt Ma Karmapa là một thanh niên trẻ sinh động với nhiều kinh nghiệm đối với vấn đề Tây Tạng, tuy nhiên ngài đã từ chối mọi câu hỏi về vai trò của Karmapa trong tương lai.

Lạt ma Karmapa là lãnh đạo của giáo phái Karma Kagyu, một trong bốn giáo phái chính Phật Giáo Tây Tạng có khoảng 1 triệu Phật tử tại Tây Tạng và hàng trăm ngàn Phật tử khác tại Châu Âu và Hoa Kỳ.

Vị tu sĩ Phật giáo trẻ này còn được gọi là Lạt Ma 800 tuổi bởi vì những Phật tử giáo phái này tin tưởng rằng Karmapa đã 17 lần chuyển hoá hoặc tái sinh , theo tín ngưỡng này thì Karmapa hiện nay đã có được tất cả sự thông thái của 17 đời kiếp trước của 17 vị Lạt Ma.

Các trưởng lão Lạt Ma Tây Tạng đã tìm thấy và chứng minh cậu bé Ogyen Trinley Dorje là hậu thân của Karmapa thứ 16 và đã gửi cậu bé đến thiền viện Tsurphu gần thủ phủ Lsaha, dưới sự hân hoan chào đón của chính quyền Trung Cộng.

Cũng theo lời Phil Void thì Bắc kinh chủ ý xử dụng Karmapa như là một bù nhìn chính trị và tôn giáo để dễ bề cai trị và làm đẹp lòng dân tộc Tây Tạng.

Dù sao đi nữa, Karmapa cũng chỉ là 1 vị Lạt Ma lỗi lạc đang nằm trong tay kiểm soát và điều khiển của Trung Cộng.

Tuy nhiên cậu bé Karmapa trẻ tuổi này đã trưởng thành trong hoàn cảnh khắc nghiệt và bức bách, Karmapa đã không được tiếp xúc học hỏi trực tiếp với các trưởng lão giám học trong thiền viện Tsurphu, vì thế Karmapa đã tháo bỏ áo choàng và vượt biên đến Ấn Độ vào năm 2000.

Chuyến bay vượt ngục của Karmapa đến vùng đất lưu vong Dharamsala được coi là một sự sỉ nhục đối với Trung Cộng, dù rằng trước đó Bắc kinh đã tung tin rằng Karmapa chỉ đến  Ấn Độ để học thêm nhiều loại nhạc khí và thăm viếng các chi nhánh của giáo phái Karma Kagyu.

Theo lời của Kate Saunders, nữ phát ngôn nhân cho tổ chức Chiến Dịch Quốc Tế cho Tây Tạng Độc Lập thì cơ quan cảnh sát và công an Ấn Độ không bao giờ tin tưởng rằng Karmapa lại có thể thoát hiểm ra khỏi bàn tay sắt của Trung Cộng một cách dễ dàng như vậy nhất là bằng máy bay, chính phủ Ấn Độ kiểm soát nghiêm nhặt Karmapa vì nghi ngờ rằng chàng tu sĩ trẻ này là gián điệp do Trung Cộng gửi đi.

Hiện nay Karmapa cư ngụ tại thiền viện Rumtek và đang dằng co tranh chấp với 1 vị Lạt Ma khác về hậu thân thật sự của Karmapa, trong khi đã được chính Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận.

8 năm sau, Lạt Ma Karmapa hiện nay vẫn bị kiểm soát theo dõi chặt chẻ bởi chính phủ Ấn Độ.

Theo nhận xét của Karmapa thì nguyên nhân cuộc nổi dậy mùa xuân năm 2008 của dân tộc Tây Tạng là do sự chà đạp nhân quyền của chính phủ Trung Cộng.

Bắc Kinh tỏ vẽ không phản ứng gì với những lời bình luận của Karmapa, tuy nhiên Trung Cộng đã đòi hỏi Lạt Ma Karmapa phải trở về Trung Quốc ngay lập tức để phản biện chống lại với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Nhưng chăc chăc chuyện đó không bao giờ xảy ra, Karmapa đã được an ninh Ấn Độ nới lỏng và cho phép đi thăm viếng Hoa Kỳ muà hè vừa qua, tại các tiểu bang New York, Colorado và Washington. Trong chuyến đi này Karmapa đã tìm thấy 1 chút tự do và bình an.

Tuy nhiên hiện nay Karmapa vẫn đôi chút buồn bã vì cha mẹ nhà sư trẻ này không được Trung Cộng cho phép đến thăm con trai từ Tây Tạng .

Vì thế Karmapa đã quyết định học hành nghiêm chỉnh Phật Giáo và chuẩn bị cho tương lai.

Vị Lạt Ma trẻ tuổi  đứng hàng thứ 3 của Tây Tạng đã có những phát biểu rất là tự nhiên:

“Tôi thích âm nhạc, nhưng tôi không thể nhảy múa bởi vì vướng bận tấm áo choàng cà sa , vì vậy tôi chỉ lằng nghe.”

Nguồn: http://www.mcclatchydc.com/226/story/56408.html

 

He's young, tall, handsome — and a possible successor to Dalai Lama

By Tim Johnson | McClatchy Newspapers

Monday, November 24, 2008

SIDHBARI, India — Give the magnetic personality and hunky good looks of a rock star to a Tibetan Buddhist monk, and the result might be Gyalwang Karmapa, the third-highest lama in the Tibetan religious firmament.

The Karmapa, as he is known, is getting more than his share of attention these days.

He's being talked about as a possible transition figure for when the Dalai Lama, who's the spiritual leader of Tibetan Buddhists, dies. The Dalai Lama, 73, was hospitalized last month to have gallstones removed.

At 23, the Karmapa has some unique characteristics that make him appealing to a broad cross-section of Tibetan Buddhists, and even to China, which now claims the right to approve or veto all reincarnations born to become "living Buddhas" — or senior lamas delivered to help alleviate human suffering. Reincarnation, or rebirth, is a basic tenet of Tibetan Buddhism.

The Karmapa is the first Tibetan Buddhist reincarnation to be recognized by both the Dalai Lama and Communist Party authorities of China. He made headlines in January 2000, at age 14, with his flight from Chinese-ruled Tibet into exile, traveling by foot and horseback, then by jeep and helicopter to India. Allegations of espionage, intrigue involving a forgotten amulet and squabbling within a monastery marked his early years in India.

Exuding self-assuredness, the solidly built, 6-foot-tall Karmapa received several foreign journalists in a rare interview over the weekend at the university that's his temporary home near the mountain headquarters of the Dalai Lama. The Karmapa talked of his love of music, his future role for Tibetan Buddhists and the lack of human rights in China.

He criticized the Chinese government, which he said wanted "to create this ethnic conflict" that exploded in deadly rioting in Tibet in March. However, he spoke of tenderly of the Chinese.

"Since I am born as a Tibetan, I really care about the Tibetan people and Tibetan community. At the same time, I also love the Chinese," he said.

He sat cross-legged on a sofa in a large meeting room with Tibetan thangkas, or religious paintings on the walls. Outside, crimson monks' robes flapped from clotheslines in the warm sunshine, and crows cawed loudly from tree branches.

Some Tibetan exiles say the Karmapa has a magnetic hold on Tibetans.

"He's young, he's charismatic and he's smart," said Lobsang Sangay, a Tibetan exile who's a senior fellow at Harvard Law School. At meetings among hundreds of senior exiles in nearby Dharamsala last week, Sangay said the Karmapa's name repeatedly emerged as a central figure in a post-Dalai Lama era.

"Some people like to say he's going to take over the helm of the Tibetan movement when the Dalai Lama passes on," echoed Phil Void, a musician and onetime Ph.D. candidate in Buddhism at Columbia University who now resides in Dharamsala.

The Dalai Lama, asked about the Karmapa at a news conference Sunday, described him as "young, energetic and of course (with) a lot of experience in Tibet" but declined to go further in elaborating on his future role.

The Karmapa is the head of the Karma Kagyu, one of four schools in Tibetan Buddhism, and is believed to have about a million followers in Tibet and several hundred thousand in Europe and the U.S.

He's been called the 800-year-old lama. That's because followers believe he's the 17th in a line of consecutive lamas reincarnated, or born, with the same spirit or consciousness. According to this belief, the current Karmapa embodies the collective wisdom and learning of all of his predecessors.

Using omens and a prediction note from the 16th Karmapa that turned up in an amulet, senior lamas identified a young boy, Ogyen Trinley Dorje, as the reincarnated Karmapa, and sent him for religious training at the Tsurphu Monastery near Lhasa, Tibet's capital. China gloried in its trophy lama, viewing him as a calming influence on restive Tibetans.

"The Chinese intentions were to use him as a puppet, as a propaganda tool," Void said.

After all, he was the only undisputed great Tibetan lama remaining within China.

But the boy lama grew unhappy. He wasn't allowed access to some of his teachers at Tsurphu Monastery, a vital lapse since many teachings are oral. So he doffed his robes and put on a baseball cap for a daring escape.

The flight into exile proved humiliating to China, which initially claimed that the Karmapa had gone to India to retrieve some musical instruments and key black hats worn by his Buddhist sect.

Once in India, the Karmapa found his movements constrained by Indian security agents who seemed to consider him a threat. He's never been allowed to visit the Rumtek monastery in Sikkim that's seat of his sect in India.

"Indian intelligence perpetrated the baseless allegation that he was a spy sent by China. No one would believe he could escape right under their noses," said Kate Saunders, a spokeswoman for the International Campaign for Tibet, an advocacy group with offices in London and Washington.

Moreover, his sect has been riven by dispute. While the Dalai Lama has recognized him as the correct reincarnation, a sect leader tapped a rival as the real Karmapa, setting up his shop in New Delhi. Control of the Rumtek monastery is now at issue in lawsuits over the matter.

Even eight years after the more popular Karmapa's arrival, security agents still hover, barring journalists from bringing cameras, tape recorders or electronic devices to interviews.

The Karmapa said he'd like to play a bigger role in easing tensions between Tibetans and Han Chinese but doesn't quite know how to do so.

"If I get a chance, I want to do this. I'm not sure I'll get this chance. It's difficult, as you see, to connect with the outside world," he said, signaling to the security presence.

He talked bluntly about the reasons Tibetans launched demonstrations and protests that roiled ethnic Tibetan areas of China in March.

"Because there are no human rights under Chinese, some of them stood up. That's the reason for the spring uprising," he said. He said since China "is more advanced and more powerful, they should have more consideration of Tibet."

Beijing has said nothing overtly critical of the Karmapa, making clear that it wants its great lama to return and counterbalance the criticism that the Dalai Lama regularly heaps on China.

But there's no sign that will happen. The Karmapa has been given a significantly looser leash by Indian security, winning a chance to visit with U.S. followers last summer in New York, Boulder, Colo., and Seattle, a trip he called "wonderful" and adding, "I found some freedom."

His residence in exile carries some sadness, too, as his parents remain in Tibet. China doesn't permit them to travel to India. "I want to see my parents," he said. "Their life is very simple, in a remote place."

So he devotes himself to intense religious study, preparing himself for the future, although he does enjoy a favorite pastime.

"I like music. I can't dance because of these robes," he said. "I just listen."

http://www.mcclatchydc.com/226/story/56408.html

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2136_DuongTieu.htm 

 

 


Vào mạng: 25-11-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang