Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Tây Tạng: Câu chuyện của những sinh viên vượt thoát từ Trung Quốc

Hạt Cát dịch


 

Reuters Nov 22, 2008

DHARAMSALA, India—"Người dân Tây Tạng thường xuyên bị đánh đập, nhà của họ bị bố ráp vào ban đêm và hàng trăm người đã bị mất tích với một sự đàn áp dã man vẫn đang tiếp tục bên trong Tây Tạng", một nhóm sinh viên vừa trốn thoát khỏi Tây Tạng trong tuần qua cho biết như trên.

Hầu hết các thành phố tại Tây Tạng đều tràn ngập lính tráng, những kẻ chuyên đi bắt bớ người ta, bắt  ngay cả chỉ  vì việc đề cập đến tên tuổi nhà lãnh đạo tâm linh của họ, Đức Đạt Lai  Lạt Ma.

"Bọn quân lính bắt chú tôi tại nhà của chú, chúng túm và kéo tóc của ông rồi đá vào mặt và bụng ông", Tsomo, một phụ nữ 30 tuổi, nói với phóng viên Reuters như trên hôm thứ Bảy. "Sau đó chúng tôi được biết chú đã chết trong một nhà giam".

Tsomo là một trongsố 20 người dân Tây Tạng vùa trốn thoát khỏi Tây Tạng sau khi mạo hiểm băng qua dãy núi băng giá Hymalayan trong nhiều tuần lễ, tránh né binh lính và các trạm gát để tới Dharamsala, thủ đô tỵ nạn của dân Tây Tạng.

Nhóm sinh viên đã đến bái kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã giải thích cho họ nghe sự quan trọng của việc bảo tồn văn hóa và di sản, Tenzin Taklha,vị phụ tá của Đức Đạt Lai  Lạt Ma nói với Reuters.

Các sinh viên trốn chạy nói "Người Trung quốc tàn ác" ngày càng nhiều kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình hôm 14 tháng Ba ở Lhasa. Những cuộc biểu tình sau đó đã lan tràn khắp Tây Tạng và các tỉnh đông  cư dân Tây Tạng ở Hoa Lục, đã thu hút sự chú ý của cả thế giới và đã bị Trung Quốc cáo buộc rằng do Đức Đạt Lai Lạt Ma và "bè lũ" chủ trương.

Kể từ đấy, hàng trăm người dân Tây Tạng đã bị tra vấn và bắt bớ trong lúc có nhiều người khác biến mất không vết tích, Kate Saunders thuộc Chiến Dịch Quốc Tế cho Tây Tạng, một tổ chức hoàn cầu ủng hộ cuộc đấu tranh của người Tây Tạng.

Chúng tôi đoán rằng nhiều người đã chết. Một số bị đưa đi lao động khổ sai và bị hành hạ tàn nhẫn. Saunders nói với Reuters.

Saunders nói các nhà cầm quyền Trung Quốc  đã "đột ngột" gia tăng an ninh và đã có khoảng 900 dân Tây Tạng đã bị bắt kể từ cuộc nổi dậy hồi tháng Ba.

Trung Quốc phủ nhận đã hành hạ hoặc bắt giữ người Tây Tạng mà không có lý do nhưng nói rằng biện pháp mạnh sẽ được áp dụng để trừng phạt những ai muốn chống đối.

"Trong những ngày này chúng tôi phải hạ giọng thì thào khi nói đến Dharamsala và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhà cầm quyền không cho phép chúng tôi cất giữ ngay cả một tấm ảnh của lãnh đạo chúng tôi", Gyaltsen, 17, một người đào thoát khác nói như trên.

"Chúng tôi không vui vẻ ở Tây Tạng. Đời sống ở đó thật khốn khổ khi chúng tôi phải liên tục  sống trong sự sợ hãi bị bắt bớ", Tsomo nói.

Các bậc cha mẹ khuyến khích con cái bỏ trốn vì không muốn chúng  bị nhồi sọ trong các nhà trường để phỉ báng Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Losel, một điều phôi viên trong tổ chức Chiến Dịch Quốc Tế cho Tây Tạng nói như trên.

"Chúng tôi bỏ trốn bởi vì chúng tôi muốn được bên cạnh vị cứu tinh của chúng tôi. Chỉ có Ngài mới có thể cứu vớt và mang lại tự do cho Tây Tạng". Tenzin Ngodrup, một người đào thoát khác nói như trên.

Fleeing Students Bring Tales of Tibet Repression

Reuters Nov 22, 2008

DHARAMSALA, India—Tibetans are regularly beaten up, their homes raided at night and hundreds have gone missing as a brutal Chinese crackdown continues inside Tibet, a group of Tibetan students who escaped into India this week said.

Most Tibetan towns are "swarming" with soldiers who have been arresting people even for mentioning the name of their spiritual leader the Dalai Lama, who fled Tibet in 1959 and now lives in the northern Indian town of Dharamsala.

"Soldiers picked up my uncle from his house, dragged him by his hair and kicked him in the face and stomach," Tsomo, a 30-year-old woman using only one name, told Reuters on Saturday.

"Later we learnt that he died in a lock-up."

Tsomo was among 20 Tibetans who escaped from Tibet after trekking across freezing Himalayan mountains for weeks, dodging soldiers and checkpoints to reach Dharamsala, the headquarters of the Tibetan government-in-exile.

India hosts about 150,000 Tibetan exiles, most of whom have arrived after similar journeys over the past few decades.

The students' group met the Dalai Lama, who explained to them the importance of preserving Tibetan culture and heritage, Tenzin Taklha, the Dalai Lama's aide told Reuters.

The escaping students say "Chinese atrocities" have increased since the March 14 Tibetan protests in Lhasa, which China blamed on the Dalai Lama and his "clique". The protests later spilled over into the rest of Tibet and neighbouring Chinese provinces with Tibetan populations, drawing global attention.

Since then, hundreds of Tibetans have been interrogated and detained while many have disappeared without a trace, says Kate Saunders of the International Campaign for Tibet, a global advocacy group for the Tibetan cause.

"We presume many could be dead. Some ... are subjected to hard labour and brutal torture," Saunders told Reuters.

She said Chinese authorities had "dramatically stepped up" security and about 900 Tibetans had been jailed since the March riots.

China denies torturing or detaining Tibetans without reason, but says strong action will be taken against those trying to protest against Chinese rule or leave Tibet.

"These days we speak in hushed tones about Dharamsala and his holiness in Tibet. The authorities do not allow us to even carry a photograph of our leader," Gyaltsen, 17, another escapee, said.

"We were not happy in Tibet. Life there is miserable as we have to constantly live in fear of being arrested," Tsomo said.

Parents encourage children to escape as they do not want them to be indoctrinated in Chinese schools vilifying the Dalai Lama, said Tenzin Losel, an ICT coordinator in India.

"We escaped because we wanted to be with our saviour, the Dalai Lama. Only he can save us and free Tibet," said Tenzin Ngodrup, another escapee dressed in a "Chupa" or Tibetan gown.

http://en.epochtimes.com/n2/world/fleeing-students-china-tibet-repression-7577.html

 

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2137_HatCat.htm 

 

 


Vào mạng: 28-11-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang