Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Chính Phủ Lưu Vong Tây Tạng Cảm Kích Thái Độ Của Liên Hiệp Quốc

Dương Tiêu dịch


 

Tin từ Dharamsala, Ấn Độ:

Chính quyền Tây Tạng Lưu Vong đã tỏ thái độ cảm ơn Liên Hiệp Quốc nhắn nhủ khuyên bảo Bắc Kinh nên tiếp tục hội thảo bàn luận về tương lai của Tây Tạng với Đại Diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tuần rồi, hy vọng rằng cuộc đối thoại giữa 2 phía Trung Cộng và Tây Tạng sẽ tiếp tục trong vòng tay thiện chí, chân thành và cởi mở, và tất cả những vấn dề liên quan về Tây tạng sẽ được giải quyềt ếm thắm hài hoà.

Hai phiá Tây Tạng và Trung Cộng đã có tổng cộng 8 vòng thương thảo kể từ năm 2002 nhăm tìm kiếm một giải pháp có lợi cho hai bên, nhưng đã không đi đến bất cứ một kết quả cụ thể nào.

Sau khi vòng thương thảo cuối cùng kết thúc, thì Trung Cộng quả quyết sẽ không công nhận bất cứ điều khoản hay nhượng bộ bất cứ điều kiện gì về vấn đề Tây Tạng.

Lời phát biểu của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thúc đẩy Trung Cộng nên tỏ ra có thiện chí trở lại thương thảo với Đức Đạt Lai Lạt Ma,  nhằm hy vọng sẽ tìm ra lối thoát, khả dĩ đưa đến một chính sách hài hoà êm dịu cho cả hai phía, thay vì tình trạng căng thẳng và không thân thiện hiện nay, theo lời phát biểu của chính quyền lưu vong Tây Tạng.

Bộ ngoại giao Trung Cộng cho rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải từ bỏ hy vọng đòi hỏi một Tây Tạng Độc Lập và quyền lãnh đạo của ngài, vốn dĩ là chướng ngại vật cho mọi cuộc đàm phán giữa 2 phía.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2008, Đức Đạt Lai Lạt Ma được hỏi ý kiến về lời nhắn nhủ của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đối với Trung Cộng, Ngài đã từ chối tuyên bố hoặc phát biểu bất cứ điều gì:

“ Tôi không có ý kiến, tôi không phải là người có trách nhiệm để trả lời những câu hỏi như vậy, Thủ tướng chính quyền lưu vong Tây Tạng Samdhong Ripnpoche là người có khả năng và quyền hạn hiện nay về vấn đề Tây Tạng.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh lần nữa là Ngài chỉ là vị lãnh đạo Phật Giáo Tây tạng, còn người chủ thật sự về các cuộc đấu tranh và các vần đề liên quan đến Tây Tạng , chính là thủ tướng Samdhong Rinpoche.

Theo Thủ tướng Samdhong thì nếu Bắc kinh muốn tiếp tục đàm phán thì phải chấp nhận Tây Tạng có một nền tự trị cởi mở và nền văn hoá phật giáo cổ truyền vùng Hy Mã lạp sơn cần phải được bảo vệ - đó là 2 điều kiện hàng đầu Bắc kinh nên chấp nhận.

Tuy nhiên Thủ Tương Rinphoche còn nhấn mạnh những vấn đề của Tây Tạng không chỉ liên quan đến cư dân Tây tạng lưu vong, mà còn liên quan mật thiết đến tương lai của 6 triệu người Tây Tạng hiện đang sống dưới sự thống trị hà khắc của Trung Cộng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma di tản vào Ấn Độ vào năm 1959 sau khi cộng sản Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng, và đã thành lập chính phủ lưu vong tại tỉnh Himachal Pradesh với hơn 100,000 cư dân Tây Tạng.

Vị lãnh đạo tâm linh Tây Tạng đã đoạt giải Nobel Hoà Bình vào năm 1998, đã đến thăm viếng Ba Lan đầu tháng 11, gặp gỡ tổng thống Pháp Nicolas Sakozy và các lãnh tụ liên minh Châu Âu để tranh thủ sự ủng hộ cho một Tây Tạng tự trị cởi mở.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phủ nhận tất cả lời cáo buộc vu khống  của Bắc Kinh, cho rằng ngài muốn dành lại Độc Lập Hoàn Toàn cho Tây Tạng.

Nguồn: http://www.newkerala.com/topstory-fullnews-62156.html

Tibetan government-in-exile appreciates UN's gesture

Dharamsala, Dec 18: The Tibetan government-in-exile Thursday appreciated the United Nations' gesture of advising Beijing to continue the negotiations on the future of Tibet with representatives of the Dalai Lama.

UN Secretary General Ban Ki-moon last week said he hoped the dialogue would continue "in a sincere manner, so all the concerns regarding Tibet will be resolved smoothly and harmoniously".

The two sides - Chinese and the Dalai Lama envoys - have held eight rounds of talks since 2002 to try and find a mutually acceptable solution to the Tibetan issue, with no major breakthrough.

After the last round of negotiations (eighth round), China insisted it would not compromise on the status of the Himalayan region.

"These forthright remarks by the secretary general of the world body indicate the concerns of the international community as a whole on the current sad state of Tibet. We believe that such remarks will serve as an impetus for the Chinese authorities to resolve the issue of Tibet to the satisfaction of the Tibetan and the Chinese people," the government-in-exile said in a statement.

"At the same time, we are dismayed by the remarks made in response to the secretary general's comments by the Chinese foreign ministry that the door to dialogue is still open while reiterating many pre-conditions that make it impossible for the dialogue process to move forward," the Tibetan statement said.

"The key is whether the Dalai Lama examines and corrects his political stance, abandons his wrongful position on 'Tibetan independence' and genuinely matches his words with actions. In fact, this attitude of the Chinese authorities is the real obstacle to the advancement of the dialogue process. This attitude is the one that firmly closes the door for further dialogue," said the Chinese foreign ministry statement.

At a public function here Wednesday, when the Dalai Lama was asked by IANS about the UN chief's advisory to China, he refused to say anything.

"No comments...I am not the right person (to comment)... our prime minister Samdhong Rinpoche is the right person to comment (on the issue)," the Dalai Lama said.

The Buddhist monk said he was working as spiritual head of the Tibetans, while Rinpoche was the "boss for issues concerning Tibet".

 

  

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2174_DuongTieu.htm 

 

 


Vào mạng: 22-12-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang