ANI, Dec 24, 2008
Ladakh, India -- Cư dân Phật tử Ladakh đón
mừng năm mới "Losar" với đại lễ náo nhiệt.
Losar là một từ ngữ Tây Tạng có nghĩa là năm mới. "Lo" là
năm và "Sar" là mới.
Hàng năm, theo lịch Tây Tạng, Năm Mới Ladakh thường thường
bắt đầu vào một tuần lễ trước Năm Mới theo lịch Gregorian -
tức là loại Tây Lịch hiện hành, và lễ hội kéo dài cho đến
hết tháng Giêng.
Cư dân Ladakh đa số là Phật tử tụ tập về ngôi tu viện chính
của thành phố để nguyện cầu và chiêm bái, đảnh lễ Đức Phật
Maitreya, Phật Di Lặc, vị Phật tương lai.
" Sự quan trọng của lễ hội này không chỉ là lan truyền đến
một vùng đất giới hạn của tất cả các quốc gia Phật Giáo và
Hy Mã Lạp Sơn mà còn đến tận Mông Cổ, bởi vì còn là kỷ niệm
sinh nhật của một bậc Thánh Tây Tạng, Ngài Tông Khách Ba
vào ngày đầu tiên của tháng âm lịch thứ 11 hồi năm 1357,
Jamyang Gyalsion, một học giả, nói như trên.
Mọi sự chuẩn bị bắt đầu vào ngày thứ 29 trong tháng thứ 10
âm lịch, kéo dài 7 ngày với sự thắp sáng các dinh thự, tu
viện, tư gia, đền đài bằng đèn dầu bơ.
Các lễ hội tái tạo nền di sản văn hóa phong phú của Ladakh,
được nổi tiếng với tên gọi mái nhà của trái đất, tọa lạc ở
một độ cao từ 12,000 đến 4,000 bộ (feet).
Lễ hội được đánh dấu với nhiều nghi lễ cổ truyền,các màn
trình diễn đấu tranh giữa thiện và ác, xướng tụng kinh kệ và
vượt qua đám đông với những ngọn đuốc cháy sáng.
Màn Lộc Vũ và vở kịch nhắc lại cuộc chiến giữa nhà vua và
triều thần tạo thêm không khí rộn ràng cho lễ hội. Mặc dù
Ladakh là một phần đất thuộc Jammu và Kashmir, nếp sống và
văn hóa của quần chúng rất khác nhau với những phần đất còn
lại của tỉnh bang.
Ladakh
celebrates its annual "Losar" festival
ANI, Dec 24, 2008
Ladakh, India -- Residents of Ladakh have
celebrated the onset of their new year "Losar" with great
festivity and fervor.
Losar is
a Tibetan word for New Year. 'Lo' means year and 'sar' means
new.
The annual Losar, as per the Tibetan calendar, generally
commences a week prior to the Gregorian New Year and the
celebrations continue till January end.
Residents mostly Buddhists also thronged the town's main
monastery to pray and pay obeisance to 'Maitreya Buddha' or
Future Buddha.
"The
importance of this festival is not only spread to a limited
area of all the Buddhist countries and Himalayas but till
Mongolia because of the birth anniversary of the great Saint
of Tibet, Gyalwa Tsongapa on the first day of the eleventh
lunar month in year 1357," said Jamyang Gyalsion, a scholar.
Preparations begin on the 29th day of the tenth lunar month,
which lasts for seven days with the illumination of
buildings, gonpas (monasteries), houses, and shrines with
butter lamps.
The
festivities recreate the rich cultural heritage of Ladakh,
popularly known as he roof of the world, situated at a
height of 12,000 feet to 4,000 feet.
The festival is marked with ancient rituals, the stage
fights between good and evil, chanting and passing through
the crowds with fire torches.
The
dance of the Ibex deer and the dramatic battles between the
King and his ministers add to the joyous atmosphere.Though
Ladakh is part of Jammu and Kashmir, the lifestyle and
culture of the people are very different from the rest of
the state.
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=42,7560,0,0,1,0
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2180_HatCat.htm