Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Hoa Kỳ: Phật tử kêu gọi ban rải từ tâm đến cho các loài chim chóc

Hạt Cát dịch


 

By Karin Zeitvogel

Agence France-Presse

2009-01-07 12:00 AM

Trong khi mọi người trên thế giới quyết định phải cân nhắc và bận tâm với năm hết tết đến thì một nhóm Phật tử Hoa Kỳ được giảng giải làm thế nào để ban rải từ tâm đến cho các loài chim chóc.

Tại một ngôi chùa Tây Tạng thuộc vùng ngoại ô Washington, Christopher Zeoli, 35 tuổi, từ 10 năm nay đã đóng vai trò của một người "anh cả", không phải của con người mà là anh cả của các loài chim, khi anh bỏ hết thời gian vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc cho những con chim mà con số càng ngày càng tăng - với những dị tật nào đó,  từ hung dữ đến tật nguyền.

Một trong những con chim, một con vẹt đỏ, có lần đã cào sướt vào đầu một nhà sư bằng mong vuốt sắc bén của nó.Một con khác phải mang miếng nhựa bọc cổ cho cao để khỏi tự mổ vào thân cho đến chết.

Những con chim, một số được cứu vớt từ những người chủ nuôi bạo hành như trường họp một người nghiện rượu đã ném con vẹt mào của ông ta vào tường bởi vì nó kêu rít nhiều quá, đã tìm được một nơi trú ẩn an bình tại Trại Chim Garuda Aviary, được thành lập bởi bà Alyce, mẹ của Zeoli, người phụ nữ Tây phương đầu tiên được xác nhận  là hậu thân của một lạt ma trong truyền thống  Phật giáo Tây Tạng.

Bà Alyce, hiện nay với pháp danh Jetsunma Ahkon Norbu Lhamo, bắt đầu thành lập trại chim một cách tình cờ khi bà thu nhận con vẹt mào năm1998.

"Đầu tiên thì chúng tôi nhận được từ bạn bè một con chim có động thái bất thường. Nó rít, nó hú và tự bứt lông của nó và nếu cứ tiếp tục thì sẽ chảy máu cho đến chết. Đấy là một vài vấn đề mà những chủ nhân của các con két phải đối phó", Zeoli, người từ 10 năm nay đã gắn bó, tận tụy với các loài chim, nói như trên.

Căn cứ theo Zeoli và những  nhân viên làm việc trong trại chim, giống vẹt đỏ và vẹt mào thông minh như một đứa trẻ lên 5, lên 6.

Các giống chim này cực kỳ nhạy cảm và thực sự thông minh, chúng gắn bó với chủ nhân của chúng, nhưng nhiều người đã  nhốt chúng lại, trong  nhà xe, trong phòng giặt hay là trùm chúng lại để cho chúng ở trong bóng tối vì khi ở trong bóng tối thì chúng sẽ yên lặng. Claire Waggoner, giám đốc trại chim giải thích như trên.

Các con chim này cảm thấy cô đơn và lạc loài, và khi chúng thường xuyên bị trùm lai, chúng phát triển các động thái náo loạn.

Đằng sau khung cửa kính , khoảng hai tá chim vẹt và cũng chừng ấy chim vẹt mào với mồng cam đang rít lên trong một âm thanh hỗn độn như thể đang tranh luận với nhau.

"Chúng tôi khuyến cáo, đặc biệt khi người ta muốn mua một con chim két, rằng xin đừng. Cả  một trời thống khổ trong sự giam hãm này". Ani Dawa, một ni sư Phật giáo từ Swizerland nói như trên.

"Trong xã hội chúng ta, thật khó mà thấu hiểu đau khổ là gì bởi vì chúng ta có đời sống công bằng thoải mái và chúng ta có thể xoa dịu khổ đau một cách dễ dàng, nhưng đối với loài chim, sự đau khổ thật rõ ràng, và chỉ cần trông thấy chúng, bạn bắt đầu thấu hiểu đau khổ nghĩa là gì ", ni sư nói thêm.

Điều hành một trại chim như thế tốn phí khoảng 45,000 USD mỗi năm, hoặc là khoảng $ 1,000 USD cho mỗi con chim.

"Chúng tôi mong muốn nêu lên sự cảnh cáo để người ta chấm dứt mua bán chim két", Zeoli nói, người tự xem công việc của  mình như một nhà tổng quản các giống hoa lan dạ hương, các giống chim vẹt đỏ, vẹt mồng trắng và vẹt  xám Phi Châu như một nghề nghiệp trọn đời.

"Chim két có một đời sống khoảng 85 năm, và có thể sống lâu hơn người chăm sóc chúng nếu chúng được thuần hóa, tuy nhiên, két không phải là một lọai chim cảnh tốt, chúng sống quá lâu và đòi hỏi nhiều chăm sóc",

Waggoner nói. "Chúng tôi nhận nhiều email và điện thoại hàng tuần từ những người đang nuôi chim két và họ không muốn nuôi nữa", và cô nói thêm như là một câu luận lý cuối cùng  trong việc khoấy động từ tâm đối với các loài chim "Trong khoáng dã bạn không thấy chuyện tự bứt lông nhưng trong giam hãm, chúng xảy ra rất nhiều"

Compassion is for the birds, U.S. Buddhist group preaches

By Karin Zeitvogel
Agence France-Presse

2009-01-07 12:00 AM

As people around the world resolved to be more thoughtful and caring in the new year, a group of Buddhists in the United States is preaching that compassion is for the birds.

At a Tibetan Buddhist temple in this rural suburb of Washington, 35-year-old Christopher Zeoli has for 10 years been playing big brother - or alpha bird, as he puts it - to a steadily growing number of birds with behavioural problems ranging from aggressiveness to self-mutilation.

One of the birds, a huge red macaw, once carved a gash in a monk's shaven head with its talons.

Another wears a protective plastic collar to keep it from pecking itself to death.

The birds, some of which were rescued from abusive owners such as an alcoholic who threw his cockatoo against the wall because it screeched too much, have found a degree of peace at the Garuda Aviary, founded by Zeoli's mother Alyce, a native of Brooklyn who in 1988 became the first western woman to be recognized as a reincarnate lama in the Tibetan Buddhist tradition.

Alyce, who now goes by the Buddhist name Jetsunma Ahkon Norbu Lhamo, started the aviary inadvertently when she adopted a cockatoo in 1998.

"We first got a friend's problematic bird. It screamed, it plucked its own feathers in such a way that it could have bled to death. These are some of the things that parrot owners have to deal with," said Christopher Zeoli, whose life for the past 10 years has been entirely devoted to the birds.

According to Zeoli and others who work at the aviary, macaws and cockatoos have the intelligence of a five or six-year-old child.

"These birds are incredibly emotional and really intelligent, and they bond with their owners, but a lot of people shut the birds away - in a garage, a closet, a laundry room - or cover them up because that makes it dark, and when it's dark, they're quiet," Claire Waggoner, director of the aviary, explained.

The birds feel separation and loss, and when they are constantly covered up, they develop neurotic behavior.

Behind double-glazed windows, around two dozen macaws and an equal number of white cockatoos with peach colored crowns screeched in a cacophony as their human alpha bird chatted.

"We would encourage, specifically when people consider buying a parrot, that they don't. The vast majority suffer in captivity," said Zeoli.

One of the basic truths of Buddhism is that suffering is part of life, but in western society with all its conveniences and easy remedies, suffering has become almost invisible, Ani Dawa, a Buddhist nun from Switzerland, told AFP.

"In our society, it's difficult to understand what suffering is because we have fairly comfortable lives and we can alleviate suffering easily," she said.

"But the suffering of the birds is so obvious, and just seeing it, you start to understand what suffering means."

Another of the noble truths of Buddhism is that suffering can be alleviated by changing the way we think.

"You might start to look at other parts of the animal world and eventually you might understand that there are humans who are suffering," Dawa said.

Running the aviary costs 45,000 dollars a year, or around 1,000 dollars per bird.

"We would like to raise awareness so that people stop buying parrots," said Zeoli, who sees his job as chief keeper of the hyacinth and red macaws, the white cockatoos and African greys as a lifetime occupation.

Parrots have a life expectancy of around 85 years, and are likely to outlive their human caretakers if they are domesticated.

"Parrots just don't make good pets. They live so long and require so much," Waggoner said.

"We get emails and calls weekly from people who have parrots and can't keep them any more," she said, adding as a final argument to arouse compassion for the birds: "In the wild you don't see feather plucking. In captivity, it happens a lot."

http://www.taiwannews.com.tw/etn/news_content.php?id=831321&lang=eng_news&cate_img=logo_world&cate_rss=WORLD_eng

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_2197_HatCat.htm 

 

 


Vào mạng: 08-01-2009

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang