- Khái quát nội dung tư tưởng Phật
giáo thời kỳ Lý
Thích Thông Thức
Đạo
Phật là tôn giáo luôn đề cao hòa hợp, đoàn kết trên tinh thần giải
thoát và giác ngộ của con người, nên khi truyền đến dân tộc nào cũng tùy
thuận để thích nghi với văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc đó. Đấy là
tính
dung hợp, uyển chuyển và năng động của Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt
Nam giai đoạn Lý – Trần đã thể hiện rõ nét nhất tính dân tộc. Bên cạnh
đó,
chịu ảnh hưởng của giáo lý Đại Thừa nhất là Thiền Tông và Mật Tông, nên
Phật giáo Việt Nam vừa mang tính siêu nhiên vừa mang tính hiện thực.
Thời Lý, Mật Tông và Thiền Tông là hai yếu tố chính của Phật giáo.
Mật Tông đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập,
nhưng trong suốt tiến trình lịch sử thì Thiền Tông mới là yếu tố chủ đạo,
mang tính bao trùm, ảnh hưởng mạnh mẽ mọi hoạt động của Phật giáo thời
đó.
Mật Tông là một Tông phái của Phật giáo, sử dụng thần chú trong quá
trình thực nghiệm tâm linh. Hai bộ kinh Tinh Xá Đầu Voi và Đại Thừa
Phương Quảng Tổng Trì là cơ sở quan trọng của Mật Tông với phương
pháp
tu luyện là sáu thời sám hối. Theo Lê Mạnh Thát: “Ngày đêm sáu thời
sám
hối các trọng tội do các nghiệp thân miệng ý gây ra. Kinh đồng thời
cũng
xác định đây cũng là phương pháp do chính đức Thế Tôn thực hiện.
Phương
pháp này về sau đã có những hoạt động mạnh mẽ lên sự phát triển của
tư
tưởng Thiền Học Việt Nam”[1,II.Tr.82]. Pháp môn này được Thiền Sư
Pháp
Thuận (925 – 995) viết Bồ Tát Hiện Sám Hối Văn mà Thiền Uyển
Tập Anh
đã ghi lại, và Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) viết Lục Thì Sám Hối
Khoa Nghi. Điều này minh chứng từ Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến Pháp Hiền
không chỉ xuất phát và truyền thừa phương pháp sám hối mà còn phát triển
Mật tông Thiền Uyển Tập Anh viết rằng:“Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Pháp Hiền
đọc
tụng chú đà la ni là tu luyện pháp môn tam muội, khi Thiền sư Ma Ha
đến
cầu pháp Thiền sư Pháp Thuận, sư chuyên việc sám hối và trì tụng đại
bi
tâm chú trải ba năm chưa từng một chút biếng trễ ….Tổng trì tam muội
và
ảo thuật, người đời không lường nổi”[2,Tr. 263]. Yếu tố Mật tông
này được
Thiền sư Đạo Hạnh ( ? – 1117) duy trì và phát triển.
Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều vị thiền sư dùng Mật Tông trong việc
cứu đời như sư Vạn Hạnh(? - 1025 ):“ Chuyên tập pháp môn tổng trì tam
ma
địa. Viên Chiếu (999 – 1090) sâu rõ ngôn ngữ tam muội giảng thuyết
lưu
loát Tổng trì tam ma địa cũng có tên khác là Đà la ni tam muội”[1,Tr.84].
Điều này được Nguyễn Duy Hinh khẳng định “Rõ ràng tư tưởng Mật giáo
cực thịnh trong khoảng thế kỷ XI – XII, trong các nhà sư Sơn Môn Kiến
Sơ
cũng như Môn Dâu”[3.Tr.431] Các vị Thiền sư đã sử dụng một loạt
ngôn
2
ngữ huyền bí(thần chú) để thể nghiệm tâm thức và khơi dậy tuệ giác vốn
có
của con người, bằng phương pháp đó, họ phục vụ cho cộng đồng.
Trong khi đó, Thiền có vai trò rất quan trọng với Phật giáo trong giai
đoạn này. Theo tự điện Phật Học Hán Việt: Thiền là “Thiền Na nghĩa
tịch
tĩnh thẫm lự là để tâm chuyên chú vào một cảnh, vào một đối tượng,
lấy tịch
tĩnh để thấu rõ tư duy, đạt tới trạng thái Định – Tuệ quân bình”[4,Tr.1271].
Theo định nghĩa trên, có thể thấy thiền là một phương pháp để đi đến
giác
ngộ. Thực tập thiền là một công đoạn, một phương tiện, là điều kiện ban
đầu
để nhận chân thật tánh. Bản chất của thiền là giác ngộ, là thực nghiệm
tâm
linh, là “dĩ tâm truyền tâm” nên thiền phải chứng nghiệm
bằng trực giác và
bằng sự ổn định của tâm thức,“chính tinh thần ấy, là nguồn động lực
của vũ
trụ, mà cũng là dòng hoạt dụng của tâm linh”[5.I.Tr.84]. Như vậy,
hiểu và
sống được thiền là nhìn thấy sự vật hiện tượng một cách như thật qua các
phạm trù vô thường, vô ngã, vô trụ, chân như. v.v... Khi các vị Thiền sư
đạt đến trình độ này, họ không còn bị ràng buộc tư duy hữu ngã, mà đã
trở về
cội nguồn vốn có trong tâm thức, thấy được Phật tính tức là giác ngộ, “
Thiền khai phóng tất cả năng lượng nội tại và tự nhiên tích tập trong
mỗi
con người chúng ta, nguồn năng lực ấy, trong hoàn cảnh thường, bị co
rút
lại, và vặn tréo đi, đến không vùng thoát đâu được”[5.I.Tr.9].
Thiền đứng
trên nguyên tắc: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ
nhân tâm,
kiến tánh thành Phật”. Chính vì “Bất lập văn tự”
nên chúng ta không thể
dung phương pháp quy nạp, diễn dịch hay logich ngôn ngữ để xác định rõ
về
nội tại của người chứng ngộ. Dưới cái nhìn của vị Thiền sư, bản thể
tuyệt
đối của các sự vật hiện tượng là phi khái niệm. Cho nên sự nhận thức bản
thể
ấy chỉ có thể bằng trực giác, bằng sự chiêm nghiệm khai mở chân tâm của
con người.
Vì vậy, Thiền chỉ thực sự tồn tại khi có người biết tiếp cận vận dụng
trong cuộc sống. Nếu không có con người sống thiền thì thiền chỉ là vỏ
bọc
của lý thuyết suông, giáo điều. Sức sống của thiền chính là sự
khoang dung
– lợi lạc – vị tha. Sau khi chứng ngộ, người tu hành không
những sống trọn
vẹn với bản thể chân như của mình mà còn tích cực phụng sự chúng sanh,
không còn xem nặng cái ta vị kỷ mà hành động cho mọi người. Sống thiền
là
vừa tròn trách nhiệm của một người công dân của đất nước, vừa khéo sống
với “con người thật” của chính mình. Người chứng ngộ thiền
là thể nhập
vào hơi thở của cuộc sống cộng đồng. Điều này, thời Lý đã thể hiện các
Thiền sư thể nghiệm, đem lại lợi ích cho dân tộc và phát triển Phật
giáo, như
Suzuki viết: “ Nếu Phật giáo là một tòa nhà xây dựng trên căn bản của
lý
giác ngộ do Phật tự chứng và đã hoàn tất con người của Phật, thì dĩ
nhiên
Thiền là cột trụ trung ương chống đỡ toàn cơ cấu. Thiền là trực hệ
của
truyền thống Phật giáo thừa tiếp giác tâm của Phật”[5,I, Tr.67].
Vì vậy,
3
Phật giáo thời Lý vừa mang những nét chung của Phật giáo vừa có những
đặc trưng của Thiền tông. Đó cũng là đặc điểm Thiền tông Việt Nam nói
chung.
Nhiệm vụ của Phật giáo trong giai đoạn này là vừa đưa tinh thần giải
thoát giác ngộ vào xã hội, vừa phát huy khả năng nội tại của con người,
từ
đơn vị cá nhân tiến vào cộng đồng. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ của Thiền
là khai phóng năng lực vốn có trong thực tại. Đấy “chính là uy lực
của trực
giác sở hữu của tâm, có khả năng phóng chiếu vào thực tại của tâm
linh”[5,I. Tr.82].Về mặt quốc gia Phật giáo góp sức xây dựng hào
khí dân
tộc và khẳng định địa vị làm chủ đất nước của dân ta.
Vào giai đoạn thời Lý, các vị Thiền sư sử dụng phương pháp Mật tông
dung hợp với tính ngưỡng bản địa thông qua sấm vĩ để giúp đời. Đồng thời
vận dụng phương pháp Thiền Công án trong quá trình tu hành.
Về phương pháp Công án xuất hiện lần đầu ở Việt Nam, được thể
hiện khi Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi gặp Pháp Hiền ở chùa Pháp Vân. Thiền
sư nhìn thẳng vào Pháp Hiền hỏi rằng:
“
‘Ngươi họ gì?
Sư đáp: Hòa Thượng họ gì?
Thiền sư hỏi: Ngươi không có họ sao?
Sư đáp:Họ thì chẳng không,Hòa Thượng làm sao biết được?
Thiền sư hỏi: biết để làm gì?
Sư bỗng nhiên tự tĩnh, liền sụp xuống lạy. Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi ấn
chứng, từ nay về sau Sư luôn luôn theo hầu Tổ”[6,Tr.19].
Đây chưa phải là loại Công án điển hình như những công án “truyền
thống” của Thiền tông Trung Hoa nhưng cũng thể hiện được
sự ảnh hưởng
của phương pháp “ dĩ tâm truyền tâm” đặc thù của Thiền
tông Trung Quốc
trước thời Huệ Năng. Đến thời Thiền sư Viên Chiếu(999 – 1090) hầu hết
Thiền sư chuyên tụng kinh Viên giác mà thực hành phương pháp này mà tỏ
ngộ. Đây cũng là giai đoạn mà Thiền Công án hình thành rõ nét nhất. Thí
dụ
như:
“
Có Tăng hỏi: Phật và Thánh nghĩa ấy thế nào?
Sư đáp: Cúc trùng dương dưới dậu, oanh thục khí đầu cảnh.
Lại hỏi: Cảm ơn những người học này không hiểu xin thầy dạy lại;
Sư đáp:Ngàythì ác vàng dọi, đêm đến thỏ bạc soi”[2,Tr,186]. Điểm
đặc thù của công án là chỉ người trong cuộc mới hiểu rốt ráo, vì một
công án
thường chỉ có tác dụng với một đối tượng cụ thể, trong khi với những
người
khác nó hoàn toàn vô nghĩa, có khi là vớ vẩn. Bởi vì, muốn thể nhập vào
công án, thì người hỏi phải đặt vấn đề họ nghi ngờ, suy nghĩ, mục đích
tạo ra
điều kiện để trả lời có hiểu quả về nắm bắt bản chất thực của sự vật,
nghĩa là
cái bất động trong cái động. Vì vậy, Thiền sư có nhiệm vụ dẫn dắt các
Thiền
4
sinh vào đạo là phụ thuộc vào điều kiện, tâm lý, phong tục hay kiến thức
để
khai mở cội nguồn chân tâm của con người. Nhưng phương pháp công án
của các Thiền sư Việt Nam thông qua Ngữ Lục của Thiền Tông Trung
Quốc
mô phỏng lại, đưa phương pháp đó vào đời sống của nhà Thiền.
Tóm lại, phương pháp công án thời Lý mới xuất hiện sơ khai, nhưng
đến thời Trần phát triển đi vào cao trào. Tuy nhiên, lối công án chỉ
dành
riêng cho người có trình độ tri thức cao mới thực hiện, nghĩa là chỉ phù
hợp
với hạng thượng căn thượng trí.Từ đó, Thiền có rất nhiều phương pháp tu
luyện mang tính đại chúng hơn.
Về phương pháp sám hối. Sám hối là hình thức cầu nguyện theo nghi
lễ Mật tông. Ý nghĩa của sám hối là mượn hình ảnh của đức Phật bên ngoài
để trở về với vị Phật bên trong của mỗi người “Từ Phật cho ta đến
Phật tự
ta”. Nhưng khi phương pháp này hòa nhập vào tín ngưỡng bản
địa, thì ý
nghĩa đó không còn được giữ nguyên mà vị Phật “bên ngoài”
đã trở thành
một đấng quyền năng. Do vậy, sám hối trở thành phương pháp cầu nguyện
có hai mục đích. Một là, hành vi và suy nghĩ không lặp lại những sai lầm
trong quá khứ. Hai là, ước nguyện sự thành tựu ở tương lai, nghĩa là
nương
nhờ sự phù hộ, giúp đỡ những việc mà mình chưa đạt được kết quả. Như
vậy, việc cầu nguyện phù hợp với tín ngưỡng bình dân. Trong khi đó,
Thiền
căn cứ vào khả năng của chính mình, kết quả đạt được là ngay trong hiện
tại.
Thế nhưng trong tinh thần nhập thế, Thiền không thể tồn tại và phát
triển
nếu không chấp nhận những yếu tố tín ngưỡng trước đó. Vì vậy, Thiền
trong
đời sống dân gian mang những đặc trưng của tín ngưỡng bình dân là một
điều dễ hiểu. Đây cũng là nét đặc thù của Thiền Tông Việt Nam.
Nhìn chung, các vị Thiền sư lúc này phải hội tụ đủ hai yếu tố là tri
thức để hướng dẫn tầng lớp thượng lưu và sử dụng quyền năng để đáp ứng
nhu cầu tín ngưỡng quần chúng. Như vậy, họ vừa thể hiện lý tưởng giác
ngộ,
vừa phụng sự dân tộc. Nói cách khác, Phật giáo trong giai đoạn này, vừa
giữ
vai trò hướng dẫn tầng lớp thượng lưu bằng triết lý đại thừa vừa sinh
hoạt tín
ngưỡng tôn giáo trong quần chúng nhân dân. Hơn nữa, Phật giáo không
những đóng vai trò góp phần thiết lập niềm tin tâm linh trong cộng đồng
mà
còn đóng góp xây dựng cơ sở lý luận trong quá trình chủ quyền quốc gia.
Chicago. Cuối Thu – 2007.
5
Tài Liệu Tham Khảo
[1]. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, tập II, từ Lý
Nam Đế (544) đến Lý Thái Tông (1054), Nxb, Tp, Hồ Chí Minh
[2]. Lê Mạnh Thát (1999). Nghiên Cứu Về Thiền Uyển Tập Anh, Nxb,
Tp. Hồ Chí Minh.
[3]. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư Tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb
KHXH, Hà Nội.
[4]. Viện Nghiên Cứu Phật Học (2004), Từ Điển Phật Học Hán Việt,
Nxb Khoa Học
[5].D.T SuZuKi (2001), Thiền Luận (quyển thượng), Nxb Tp Hồ Chí
Minh (Trúc Thiên dịch)
[6]. Thích Thanh Từ (PL2535 – 1992) Thiền Sư Việt Nam, Nxb Tp,
Hồ Chí Minh