Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi,
một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm chiếu cố
túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả. Ngài bèn cởi
chiếc áo ngoài đang mặc trên người đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, vì
ngài sợ làm kinh động tên trộm.
Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư, trong lúc tên
trộm hốt hoảng vị thiền sư liền nói: “Anh bạn! đường sá xa xôi vất vả
lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về không, đêm khuya rồi,
khoác chiếc áo này lên mà về cho đở lạnh. Nói xong ngài cầm chiếc áo
khoác lên thân tên trộm.Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống
núi không dám nhìn lại.
Thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần trong núi rừng
mờ mịt, không ngừng thương cảm nói: “ rất đáng thương, tôi muốn tặng cho
anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh xuống núi.
Hôm sau, khi thiền sư đang mở to đôi mắt nhìn ánh
bình minh xuất hiện, thì nhìn thấy chiếc áo mà ngài khoác lên thân tên
trộm hôm qua đó, xếp rất ngay ngắn đặt trước cổng, thiền sư vui vẽ nói :
“ cuối cùng thì ta cũng đã tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”.
Lại có câu chuyện khác cũng tương tự, Trong thiền
viện của thiền sư Tiên Nhai, có một vị học tăng rất ham chơi, vị này
không chịu nỗi cái cảnh vắng lặng yên bình của chốn thiền môn. Thường
vào những buổi tối vị tăng sinh này ra vách tường sau chùa đặt một cái
ghế để leo qua tường ra bên ngoài chơi.
Sau khi thiền sư biết được, ngài không nói với ai.
Một lần ,vị học tăng trèo tường trốn đi chơi, ngài đi theo phía sau và
mang chiếc ghế để qua một bên rồi ngồi vào chổ đó đợi vị học tăng trở về.
Đêm khuya vắng vẽ, vị học tăng trở về, không biết chiếc ghế đã di chuyển
nên leo qua vách tường và nhảy lên ngay chổ đó để vào chùa nhưng khi vừa
đặt chân xuống thì cảm thấy chiếc ghế dưới chân mình sao mềm mại là lạ,
cuối xuống nhìn ,thì hoá ra mình đang đứng trên vai vị thiền sư. Lập tức
vị học tăng hồn bay phách tán quỳ xuống nói không ra lời. Thiền sư liền
đở vị học tăng đứng lên nhẹ nhàng nói : “đêm khuya sương nhiều, cẩn thận
chứ ướt lạnh hãy nhanh vào phòng nghỉ ngơi.
Sau khi về phòng vị tăng sinh cứ phập phồng lo sợ
không yên, trắng đêm không ngủ, lo sợ thiền sư sẽ trách phạt mình trước
mặt đại chúng. Nhưng sự việc thì ngược lại, cứ ngày ngày trôi qua, thiền
sư không nhắc đến chuyện, cũng không nói cho ai biết.Vị tăng trẻ tự sâu
xa trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn, từ đó về sau không dám trốn ra ngoài
chơi mà quyết chí tu học , cuối cùng trở thành một vị tăng nỗi tiếng
đương thời.
Nếu bạn là thiền sư bạn sẽ xử lý thế nào với hai sự
việc như thế? Tôi nghĩ, trong câu chuyện thứ nhất. Những người bình
thường thì sẽ cùng tên trộm vật lộn hoặc sẽ la lớn lên “Trộm,trộm…”. Câu
chuyện thứ hai, đối những với người bình thường thì sẽ nói lỗi vị học
tăng trước mặt mọi người sau đó sẽ có hình thức trách mắng quở phạt
riêng cho vị ấy.
Nếu làm như vậy kết quả sẽ như thế nào nhỉ? Tôi nghĩ
có thể sãy ra hậu quả thế này, câu chuyện thứ nhất :Tên trộm sẽ đánh bị
thương hoặc giết chết vị thiền sư hoặc có thể vị thiền sư đánh tên trộm
bị thương và tên trộm sẽ trở lại trã thù thiền sư vào một ngày gần đó.
Câu chuyện thứ hai, sau khi vị học tăng bị quở phạt, cảm thấy rất xấu hổ
với bạn bè, trong lòng buồn phiền thối chí tu học cuối cùng trở thành
con người bình thường, và có thể từ bỏ lối sống thiền môn.
Hai vị thiền sư này xử sự không giống những người
bình thường chúng ta, mà lấy sự khoang dung đại trí đại bi để thay đổi
một tên lãng tử thành vị danh tăng. Con người không phải là thánh nhân
nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta
nên có thái độ rộng lượng khoang dung. Im lặng mà hơn cả to tiếng trách
móc đây là phương pháp giáo dục tốt nhất. Khoang dung là một phẩm chất
đạo đức tốt, khoang hồng tha thứ lỗi cho người giống như ngọn gió mùa
xuân mang mưa xuân đến thấm nhuần cây cỏ làm vạn vật thêm xanh tươi.
Khoang dung còn hơn cả vàng, khoang dung là một phẩm chất không thể
thiếu trong mỗi con người chúng ta.
Tác giả Văn Đan ,Như Nguyện dịch
Trạng thái bệnh của tâm lý
Tinh Vân đại sư ,Như Nguyện dịch
Mỗi con người chúng ta đều phải trãi qua những lúc bị
bệnh, nếu thân bệnh thì đi bác sĩ. Tâm lý chúng ta cũng thường có bệnh
như tham lam ,sân hận , đố kỵ…lúc tâm bệnh cũng phải dùng nhiều phương
pháp để trị; thân dơ thì dùng nước để tẩy rữa, tâm dơ thì phải dùng nước
tinh khiết của chân lý mà rữa.
Tâm thường có bệnh gì ? và trạng thái tâm bệnh như thế nào?
Một là, trạng thái tâm lý hại mình hại người. Có một
số người làm việc không suy nghĩ kỷ, không xác định được mục tiêu,việc
làm có lợi không làm mà làm những vĩec có hại cho mình và người, người
đó làm việc một cách hồ đồ không xét trước sau, kết quả là chẳng những
có lợi ích mà còn tổn hại cho ta và người, tự mình cũng đánh mất đạo đức
và phẩm chất trong sạch vốn có.
Hai là, trạng thái tin những việc xấu mà không tin
việc tốt. Đó là việc tốt thì không được nhiều người biết, mà việc xấu
thì truyền đi rất nhanh. Có những người chúng ta giới thiệu với họ những
tấm gương tốt thì họ không tin và không chịu học hỏi, nhưng nếu chúng ta
nói ai đó có những tật xấu như tham lam ,trôm cắp,… thì họ hoàn toàn tin
tưởng cho là thật. Đó là trạng thái tâm bệnh tin xấu không tin tốt.
Ba là, trạng thái tâm bệnh không sợ nhân quả, có một
số người lúc làm việc xấu mà trong lòng luôn cảm thấy hạnh phúc, nhưng
khi hậu quả đến thì mới hối hận, hoang mang sợ hãi. Đó là trạng thái của
tâm bệnh không sợ nhân quả.
Bốn là, trạng thái tâm bệnh tin giả không tin thật,
những người bình thường rất thích nghe những lời nói ngọt ngào xảo trá,
thậm chí tự khen những lời hoa ngôn mỹ ngữ của mình. Do vậy những lời
chân thật về chân lý đạo đức có lợi không nghe mà thích nghe những lời
ngon ngọt giả dối để rồi khi hậu quả đến thì buồn phiền thất vọng than
trời trách đất.
Nếu như chúng ta không thay đổi những trạng thái tâm
bệnh này thì cho dù là có rất nhiều thiện pháp tốt cũng không thể rót
vào thân tâm chúng ta được, mà ngược lại trên thế gian này toàn là những
tội ác, những buồn rầu lo lắng dai dẳng trong tâm và hình thành trạng
thái tâm lý bệnh. Bởi vậy ,nên phải thường tự mình quán chiếu xem xét để
biết bệnh của mình mà kịp thời tìm cách trị liệu.
Nước mắt Thiền Sư
Lâm Thanh Huyền ,Như Nguyện dịch
Có một người thanh niên sau khi xuất gia trở thành
một vị cao tăng, sống và trù trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất
nhiều người ngưỡng mộ danh đức của Ngài nên đến xuất gia làm đệ tử. Ngài
luôn dạy các đệ tử nên đoạn trừ thế duyên cần cầu tự mình liễu ngộ chân
lý ,tinh tấn khơi dậy trí tuệ, phá trừ ngã chấp, tự độ độ tha.Và ngài
nhấn mạnh chỉ có đoạn trừ tình ái thế gian thì mới có khã năng đạt được
giải thoát.
Một ngày nọ, từ nơi quê hương xa xôi của ngài truyền
đến một tin đồn rằng: “đứa con duy nhất của thiền sư lúc chưa xuất gia
đã lâm trọng bệnh qua đời. Các đệ tử của ngài sau khi nhận được tin này
cùng nhau tụ tập lại luận bàn, họ đưa ra hai vấn đề như sau: một là, nên
hay không nên báo tin buồn này cho sư phụ biết? hai là, khi sư phụ nghe
tin bất hạnh này rồi sẽ có phản ứng thế nào ???
Cuối cùng họ đi đến kết luận: “sư phụ đã đoạn trừ thế duyên rồi , đứa
con duy nhất đó dù sao thì cũng là con của ngài, nên báo tin không vui
này cho ngài biết. Đồng thời họ cũng nghĩ sư phụ là người đã tu hành đến
mức cao như vậy rồi nếu nghe tin đứa con duy nhất chết thì cũng chỉ thản
nhiên thôi.
Thế là họ cùng nhau đi đến báo tin này cho thiền sư, khi vị cao tăng vừa
nghe tin thì lòng buồn ruời rượi và hai dòng nước mắt cứ lăn dài xuống
má. Các đệ tử vừa nhìn thấy sư phụ có phản ứng như vậy thì cảm thất rất
lạ, họ cũng không ngờ sư phụ qua thời gian dài tu hành như vậy mà cũng
không đoạn trừ được thế duyên.
Trong nhóm đệ tử có một người can đảm đứng ra chấp tay hỏi
ngài: “sư phụ, bình thường sư phụ thường dạy chúng con đoạn trừ thế
duyên, cần cầu giải thoát phải không? Sư phụ xuất gia đã lâu vì sao nghe
tin con chết lại đau khổ nhiều như vậy, như thế có phải là ngược lại tất
cả những gì mà hằng ngày sư phụ vẫn thường dạy chúng con không?
Trong đôi mắt đẫm lệ, Thiền sư ngước lên nói: “Tôi dạy các người đoạn
trừ tình cảm thế tục mong cầu thành tựu giải thoát, chứ không phải dạy
các người sống cuộc sống ích kỷ chỉ biết có mình, mà từ thành tựu của
chính mình đem lại lợi ích an vui cho nhân loại. Mỗi một chúng sanh lúc
chưa giác ngộ đều có những người thân ra đi , đều làm cho họ đau lòng,
đứa con của ta cũng là một trong những chúng sanh ,tất cả chúng sanh
giống như con của ta, ta vì những đứa con của ta mà khóc, cũng là vì nỗi
đau của tất cả chúng sanh chưa chứng ngộ của thế gian mà khóc vậy” !
Sau khi các đệ tử nghe lời ngài dạy, tròng lòng tràn đầy thương cảm, mở
rộng tình thương tinh tấn tu học, cần cầu giải thoát.
Đây là câu chuyện có thật làm xúc động lòng người, nói rõ động cơ và mục
tiêu của việc tu hành. Nếu một người đáng được tôn kính ? thì ngừơi đó
phải xác lập được việc tu hành của mình là vì mang đến lợi ích cho chúng
sanh mà không vì lợi ích cá nhân như thế mới thành tựu đích thực ý nghĩa
của việc xuất gia, đó là con người đứng trên những con người, khó mà lấy
gì để so sánh được.
Từ
câu chuyện này chúng ta có thể thấy rõ tinh thần của Phật giáo đại thừa,
Phật giáo đại thừa lấy tâm từ bi làm gốc, như thế mới có thể làm cho vạn
vật tìm được chổ trú chân. Cũng có thể nói đó là tinh thần “không mà
không phải không” , vô ngã là không, từ bi là không phải không. Tuy biết
là vô ngã mà không bỏ đi từ bi đó là không mà không phải không;
tuy hành hạnh từ bi mà không chấp trước có ngã đó là không phải không
mà không. Khi một người không hiểu rõ nghĩa của “không”thì không có
khã năng thực hành được pháp tu quán tất cả chúng sanh và mình là không
phải hai và không có sự khác biệt, như vậy tuy cũng có từ bi nhưng không
phải chân thật từ bi. Đó là vì sao các đệ tử của cao tăng trước phải
nhập vào tánh không sau đó mới có thể luận đàm nghĩa mình và vạn loại là
một không có sự sai khác.
Phải nhập vào không tánh thì mới có từ bi đích thực. Kinh Hoa
Nghiêm nói: “khi các bồ tát quán thấu triệt tất cả các pháp vốn bình
đẳng, không khởi lên tâm niệm có oán có thân. Bồ tát nhìn chúng sanh
bằng đôi mắt của tình thương không ân không oán, xem tất cả đều là thiện
tri thức vì họ mà thuyết pháp hướng dẫn cho họ con đường để có thể tu
tập. Trong thế giới bao la này biết bao nhiêu là chúng sanh tham đắm ngũ
dục, không biết ân nghĩa, không biết hướng thiện, tội ác lan tràn. Nếu
Bồ tát không quán tất cả bình đẳng thì làm sao có khã năng hoà nhập vào
đời thương tất cả chúng sanh như con mình để mà độ họ”.
Đức Phật cũng đã nói trong kinh Niết Bàn rằng: “Ta yêu tất cả chúng sanh
như con một. Chổ khác biệt của bồ tát và tiểu thừa là từ bi. Phật dạy ba
độc tham sân si là nguyên nhân của tất cả khổ đau, tu tiểu thừa phải
đoạn trừ tham sân si, nhưng tu đại thừa thì không đoạn mà dùng nó để độ
chúng sanh. Vì sao? Nguyệt Khê đại sư nói: tham là tham độ chúng sanh
làm cho thành Phật đạo, sân là quở trách chúng sanh tán thán đại thừa,
si là nhận chúng sanh lám con. Bồ tát không đoạn trừ tham sân si không
phải là bồ tát mê chấp mà là vì lòng từ thương chúng sanh mà không đoạn.
Từ bi là gì? có phải là thứ tình cảm bình thường mà chúng ta thường nói
không? “từ” là mang niềm vui đến “bi” là làm cho hết khổ. Làm cho chúng
sanh thoát khỏi bể khổ sanh tử và đạt được niềm vui chân thật đó mới
đúng nghĩa của “từ bi”.
Trong
giáo lý của đạo Phật phân từ bi thành ba loại. “Chúng sanh duyên từ” đó
là xem tất cả chúng sanh trong tam đồ lục đạo như cha mẹ anh em một nhà
do đó mà thường luôn tìm cách đem niềm vui và dứt hết khổ đau cho họ.
Hai là “pháp duyên từ” đó là mình phá bỏ chấp trước nhân ngã, luôn tuỳ
theo mong cầu của chúng sanh mà làm cho lìa khổ được vui. Ba là “ vô
duyên từ” đó là tâm của chư Phật ,biết được các duyên vốn không thật,
điên đảo hư vọng cho nên tâm không chổ duyên, nhưng lại làm cho tất cả
chúng sanh tự nhiên đạt được lợi ích của sự dứt khổ và đạt được an vui.
Do
có “chúng sanh duyên từ” mới có khã năng nhập vào “pháp duyên từ” và “vô
duyên từ”. Nếu không có thành tựu về chúng sanh ,thành tựu về duyên,
thành tựu về từ bi thì hành giả tu đại thừa cũng không cả khã năng thành
tựu.Nước mắt của thiền sư vì vậy mà rơi, bồ tát nhìn thấy chúng sanh ở
thế giới ta bà mê muội, đến chết mà cũng chưa ngộ. Như vậy không phải
từng ngày từng ngày nước mắt lòng rơi đó sao?
http://www.buddhismtoday.com/viet/truyen/cauchuyen2vithiensu.htm