Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
THĂM MỘT SỐ NGÔI CHÙA Ở HUẾ
Kiêm Đạt

  Chùa Tra Am

  Nhân vật có công nhất trong việc xây dựng chùa Tra Am là Hòa Thượng Thích Viên Thành. Ngài là đệ tử chân truyền của Hòa Thượng Thích Thuần Khiết.  Những tài liệu của Thượng tọa Thích Mật Thể  và cụ Trần Văn Giáp cho biết: Ngài Viên Thành tên thật là Công Tôn Hòai Trấp, cháu đích tôn của ngài Định Viễn Quận Công (con trai thứ sáu của vua Gia Long) sinh năm 1879 tại làng Dương Xuân thuộc huyện Hương Thủy. Năm 15 tuổi, đã được vào học tại trường Quốc Tử Giám một thời gian; sau đó lại được Hòa Thượng Viên Chân giảng dạy kinh điển Phật Giáo cho nên đã hấp thụ được nhiều kiến thức đa dạng.

 Ngài xuất gia tại chùa Ba La Mật trong địa phận của làng Thế Lại Thượng hồi đó do Hòa thượng Thích Viên Giác trụ trì. Năm Thành Thái thứ 12 (1900) khi ngài Viên Giác viên tịch thì ngài Viên Thành kế vị trụ trì chùa nầy, pháp hiệu là Trừng Thông. Năm sau, ngài vào Phú Yên tham dự Đại Giới Đàn Nguyên Thiều và đỗ Thủ khoa trong hàng Sa Di, được thưởng bộ kinh Lăng Già Tâm Ấn và một bình bát sản xuất tại tỉnh Thiễm Tây Trung Hoa. Hiện nay những bảo vật và pháp khí của ngài Viên Thành còn lưu giữ thờ tại chùa Tra Am.  Khi trở về lại chùa Ba La Mật, ngài chuyên tâm tu hành và dịch nhiều bộ kinh Phật Giáo nổi tiếng, kể cả bộ Lăng Già Tâm Ấn lưu truyền đến ngày nay. 

Năm 1923, đời vua Khải Định, ngài giao lại quyền điều khiển chùa Ba La Mật cho một đệ tử chân truyền thuộc dòng họ Nguyễn Khoa, rồi đến địa phận làng Thủy An, thôn Từ Tây và dựng lên chùa Tra Am.Chùa nầy trong giai đoạn sơ khởi chỉ có một gian nhỏ dùng làm chánh điện, nhưng về sau thì được tu bổ thêm suốt trong 10 năm trời sau đó. Đức độ và tài năng của ngài Tra Am đã được nhiều Phật Tử kính mộ đến xin quy y và ra công phát triển thêm nhiều mặt cho ngôi chùa nầy. Chùa Tra Am toạ lạc trên một khoảnh đất bằng phẳng thuộc địa phận của Thủy An, trên triền núi Ngũ Phong thuộc dãy Huyền Sơn. Chung quanh ngôi chùa có nhiêu gốc thông già từ mấytrăm năm qua, nhiều khe suối quanh co. Phía nam của chùa là ngọn núi Thiên Thai mà nhiều truyền thuyết nói là thần tiên thường xuất hiện. Phía đông là phần chính và cao nhất của rặng Ngũ Phong chính thức. Phía bắc là núi Ngự Bình.

Như thế chùa nằm trong một địa thế thiên nhiên hùng tráng.Tuy tọa lạc trong một vị trí khá hiễm trở, nhất là trong mùa đông lụt lội, nhưng chùa có nhiều vị danh tăng và có thờ nhiều tro cốt của Phật tử quá cố cho nên vẫn tổ chức những cuộc lễ bái thường xuyên, có đông đảo tín đồ khắp mọi nơi tham dự. Trong giai đoạn đầu thì ngôi chùa nầy chỉ là mái tranh vách đất, khó lòng chống chọi lại gió mưa bão táp của vùng thâm sơn nầy; dần dà, tín đồ góp công, góp của để kiến thiết, tô bồi thêm, trở nên khang trang, vững vàng hơn. Chùa Tra Am nổi tiếng về phong cảnh đẹp và tàng trữ nhiều   di sản tài liệu Phật Giáo trong vùng. Quang cảnh chung quanh chùa cũng được bố trí hài hòa,đầy thi vị; tăng chúng đã ra công xếp đặt những tảng đá lớn từ những nơi khác về đặt bên cạnh những dòng suố imát, những khóm hoa san sát nhau tạo thành những tiểu phẩm trang trí thanh nhã lạ thường. Những gốc tùng, gốc mai được xếp đặt khéo léo "cỏ cây chen đá, lá chen hoa". 

Những tài liệu lịch sử và kiến trúc cho biết:  Khi mới xây cất quy mô thì nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đã mượn theo kỹ xảo của Trung Hoa như từng thấy ở những ngôi chùa từ đời Trần. Phần chính của ngôi chùa là một bình đồ rộng lớn hình chữ nhật dựng lên giữa vùng đồi núi; phía trước là chánh điện và tiền đường; bên trong là nhà tổ, nhà tăng và nhà trai soạn. Những thành phần nầy nối nhau theo trục chiều dài. Phương đình của chùa có bốn mái, một gian hai chái; cách một khoản thì đến thượng điện, trung điện; cả hai đều ba gian hai chái nhỏ, sau đến nhà Thiên Hương nối theo. Có một khoảng cách giữa hai tiền đường, trên lợp mái ngói, gọi là Thiên đỉnh. 

Những cảnh trí chung quanh chùa cũng được Hòa thượng Viên Thành đặt cho những tên riêng: dòng suối nhỏ uốn khúc trước chùa được gọi là Tẩy Bát Lưu; chiếc cầu tre bắt ngang qua dòng suối nầy được gọi là Lược Ước Kiều; bến của dòng suối thì có tên là Tẩy Bát Thủy. Theo nhận xét của sử gia Dietrick Seckel thì: Cấu trúc của chùa Tra Am là một phương thức hài hòa giữa kiến trúc Phật Giáo và mỹ thuật cổ truyền Việt Nam, dung hợp được nhiều tính chất khác nhau, tạo nên một bản sắc kỳ thú. 

Cụ Ưng Bình đã viết về chùa Tra Am như sau: Thiền đình thanh tịnh, cảnh xanh tươi, Tâm trí thanh tao, nghi sáng ngời. Hương sắc Tra Am hồn đỉnh Ngự, Diệu huyền kinh kệ, đỉnh non soi.   (Vỹ Dạ Thi tập)

Trong cuốn Tra Am Ký của nhà văn Mai Tu có đoạn viết:  Tra Am là một tiểu giang sơn cách biệt hẳn cuộc tục lụy bên ngoài. Chủ nhân chùa Tra Am là một cao tăng thanhtao, không còn là người nữa mà là một bậc đã liễu ngônlý thiền, sống ngoài danh sắc của thế gian. 

Nhà văn Thanh Tùng đất Thần Kinh cũng viết: Cảnh trí của Tra Am đã khiến cho người đến vãn cảnhcũng có được tâm hồn đẹp thêm ra; người làm cho cảnhthêm tình, thêm xinh; trong vòng sáu năm đến đây, caotăng Viên Thành vừa tu hành, vừa ra sức xây dựng ngôichùa nầy. Đến đây, sống chan Hòa giữa mây nước, cỏhoa, nhà sư đã không ngừng nghiên cứu và sáng tác.                                 ( Văn Thơ Huế)

Tháng ba năm 1928, Hòa thượng Viên Thành viên tịch,để lại cho Phật tử Huế muôn ngàn thương xót một cao tăng thoát tục siêu nhiên, một thi sĩ đại tài của Phật GiáoViệt Nam. Nhiều tài liệu cho biết: Hòa Thượng Thích Viên Thành chẳng những là một cao tăng uyên thâm Phật Pháp, màcòn là một thi sĩ nổi tiếng tại cố đô một thời. Rất nhiều thi văn nhân, nhất là trong nhóm Mạc Vân Thi Xã thường đến viếng thăm chùa và đàm đạo, xướng họa. Cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị là khách thơ văn thường xuyên đến chùa.  Tác phẩm nổi tiếng nhất của Hòa Thượng Viên Thành nhan đề là Lược ước tùng sao nội dung gồm những bàithơ đạo thuần khiết, tiêu sái. Trong Nam Phong Tạp Chí,Thượng Chi Phạm Quỳnh có viết:- Ngoài những ngôn ngữ uyên áo trong Lược Ước Tùng Sao của một thiền sư thoát tục, còn có một tâm vị của một thi nhân yêu nước, yêu thiên nhiên.

   Chùa Túy Vân

   Chùa Túy Vân có một giá trị lịch sử đặc biệt của đấtnước Đàng Trong, cũng như trong lịch sử phát triển Phật Giáo trong vùng nầy. Chùa Tuý Vân cách xa kinh thành Huế vào khoảng 30 cây số về phía nam, nằm trong vùng đầm Cầu Hai. Vùng nầy cảnh trí rất hùng vĩ, chung quanh trời nướcbao la. Vùng biển nầy khá sâu, đêm ngày sóng vỗ rạt rào, nổi lên một hòn đảo màu xanh biếc, trông giống như một con chim phượng Hòang đang cất cánh bay: đó làTúy Vân Sơn.

Chùa Túy Vân cũng được đặt do từ địa danh đó mà ra.Túy Vân vốn là một hòn núi nhỏ, nằm trong vùng bờ biển thuộc cửa Tư Hiền.  Trước đây vùng nầy được đặt tên là Mỹ Am Sơn, được nói đến nhiều trong tác phẩm Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An. Theo tác phẩm nầy thì Túy Vân là một trong những cảnh trí uy nghiêm, thanh tịnh của vùng ngoại vi cố đô Huế. Quang cảnh nơi đây hùng vĩ, thanh nhã, lại có thêm ngôi Quốc Tự, khiến cho tính chất thiên nhiên của Túy Vân trở thành một trong những cảnh quan, bảo vật của Thừa Thiên. Nhiều bài thơ vịnh chùa Túy Vân do nhóm Mạc Vân Thi Xã của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương xướng hoạđược lưu lại trong ngôi chùa nầy.

Đại Nam Liệt Truyện có chép:  Vào tháng tư năm 1677, dưới đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) nhân một chuyến đi tuần thú trong vùng đất nầy, trông thấy cảnh trí trong vùng long nguyệt tương giao, đúng như lời truyền tụng của dân chúng trong vùng bao nhiêu đời trước, cho nên đã sai quan Lễ bộ Nghi Tân là Trần Thúc Quang phối hợp với viên chức địa phương để lập nên một cảnh chùa.Thoạt tiên tên gọi là Mỹ An Sơn theo tên gọi một ngôilàng cạnh đó; về sau tu bổ thêm nhiều lại được hai vị  cao tăng đến chăm lo việc trì tụng và thuyết giảng cho  nên đã đổi tên là Túy Vân Tự. Đây là một trong những ngôi tổ đình chính của Thiền Lâm Tế chánh tông.

Chùa cũng được ghi danh trong Nguyễn Triều Bản Lục sau nầy để được chu cấp hằng năm. Đây là một trong 20 thắng cảnh bậc nhất của cố đô dochính vua Thiệu Trị đề ra. Bài Minh nhan đề Vân Sơn Tự tích dùng để tả toàn cảnh ngôi chùa Túy Vân trong hệ thống những thắng cảnh được biểu dương như đã trình bày.

Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương trong nhóm  MạcVân Thi Xã cùng toàn nhóm cũng đã từng đến  viếng cảnh chùa và lưu lại nhiều bài Đường Thi, câu đối, bút tự quan trọng mà nay vẫn còn.Về sau, chính bà Từ Dũ trong một chuyến đến cúng tế trai đàn tại chùa nầy cũng đã dâng cúng cho chùa 5 mẫu đất mua chung quanh dùng trong việc hương khói thường xuyên thêm tề chỉnh. Từ đó trở đi, nhiều nhân vật trong triều, trong tôn giáo cũng như văn nhân, thi sĩ đến đâyđể lễ bái và vịnh cảnh ngôi danh tự nầy.  Đứng từ xa, nhìn trên đỉnh của Túy Vân, nổi bật lên một ngôi tháp ba tầng, thường được mệnh danh là Điếu Nguy Tháp (xây cất vào tháng chín năm 1867).   Khi leo quahai chiếc cầu gỗ để có thể leo lên đỉnh tháp nầy, du khách có thể nhìn bao quát toàn cảnh của Túy Vân và huyện Phú Lộc.  Lưng chừng giữa núi chính là chùa Túy Vân.

Những Pháp bảo và kinh sách từ nhiều thế kỷ trước ở Đàng Trong cũng được chúa Nguyễn  cho lưu giữ tạichùa nầy.Nhìn về phía đông, gần núi Túy Vân, có đỉnh núi Linh Thái, vô cùng hùng vĩ. Núi nầy có hình dáng một con rùa cho nên được mang tên là Quy Sơn. Trên đỉnh có thờ đức Thiên Y A Na trong truyền thuyết Chiêm Thành. Một ngôi chùa khác gần đó tên là Vĩnh Hòa dựng lên để chăm sóc cho đền Thiên Y A Na. Khi Tây Sơn đem quân ra miền Trung, lập căn cứ đóng quân đầu tiên tại đây, gây nên trận chiến long trời lở đất, nên chùa Vĩnh Hòa hư hỏng toàn vẹn. Năm 1911, mới được tu bổ.

  Chùa Diệu Đức

  Chùa Diệu Đức là ngôi chùa sư nữ nổi tiếng vào bậc nhất của đất Thần kinh. Chùa được xây dựng trên lưng chừng dốc của một quả đồi thấp, thuộc địa phận của xã Thủy Xuân, ngày nay thuộc phường Trường An. Chung quanh chùa cũng có nhiều ngôi chùa danh tiếng khác kểtừ chùa Báo Quốc đi vào vùng nầy. Mặt tiền của chùa Diệu Đức hướng về phía Đông bắc;phía trước của chùa là đồi Vạn Phước bao la, cảnh trí càng thêm trang nghiêm u tịch; tại đây cũng có những ngôi cổ tự khác: chùa Thuyền Lâm, chùa Vạn Phước, chùa Tịnh Độ. Phía sau cũng có những ngôi chùa: Kim Tiên, Từ Quang, Tường Vân. Tiếp giáp khuôn viên của chùa Diệu Đức là chùa Hương Sơn và chùa Kiều Đàm. Bên trái của ngôi chùa là vùng cư dân của dân chúng thuộc xã Bình An. Chùa Diệu Đức được xây dựng lên vào năm 1932 trong thời gian có phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam. Ban sáng lập của chùa trong giai đoạn nầy gồm có: Sư bà Diệu Hương, bà Công Tằng Tôn Nữ thị Bân, Tôn Nữ Ưng Bân, bà Tôn Thất Tùng, cùngvới sự đóng góp tích cực của thiện nam tín nữ khắp kinh thành Huế.

Trong giai đoạn nầy, chùa chỉ mới có thể dựng lên haingôi nhà tranh để thờ phượng tạm thời và chỗ ở của các ni cô; sau đó lại dựng thêm rạp phía bên trái để làm nhà giảng kinh. Đến năm 1936, thì ngôi chánh điện đã được xây bằng ngói gạch, kiến trúc khá tinh vi; một số gian khác cũngdần dà tu bổ thêm trong hai năm tiếp sau đó.  Trong những năm 1951-1954, những thành phần còn lại của chùa cũng đã được Hòan tất phần tu bổ quy mô.  Trong những cuộc chiến tiếp diễn sau đó thì chùa đã bị phá hoại không ít.

Trong trận chiến Muà Hè Đỏ Lửa, chùa Diệu Đức trở thành một trong những trung tâm tiếp cư quan trọng cho những đồng bào từ miền hỏa tuyến vào lánh nạn. Năm 1971, chùa có xây thêm phần ngoại vi, đáng kể nhất là cổng tam quan và la thành của chùa. Phía trong của cổng tam quan được phân chia làm hai cấp đất; cấp phía trên là sân trong của chùa, trồng nhiều loại cây cảnh xanh tươi; cấp phía dưới là sân trước có xây chiếc bể lớn hình tròn, trong đó có đặt những hòn non bộ. Bên trái của chùa có dựng tháp mộ của Sư bà khai sơn ngôi chùa nầy. Phía ngoài tam quan, ngày trước có xây hồ sen, có khe suối, những hòn non bộ. Cảnh trí nơi đây nhờ vậy càng tăng thêm vẻ trang nghiêm thơ mộng. Nhưng thời gian sau đó thì hồ sen cũng đã bị lấp dần, thay vào đó là những lũy tre xanh, dùng làm hàng rào để che chắn vềphía trước chùa. 

Về phía bên trong của chánh điện, án thờ trên một bậc cao, lùi bên trong có tượng thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. Còn án thấp ở phía dưới thì thờ ngài Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật cùng chư vị Bồ Tát khác.  Phía sau là điện thờ các vị Bồ Tát: Địa Tạng Vương Bồtát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát...   Một  bức Hòanh phi do vua Bảo Đại  cúng cho chùa có dòng chữ Sắc Tứ Diệu Đức Tự. Bên trái của chùa là ngôi nhà giảng khang trang, nơi chư thiện nam tín nữ đến lễ Phật hằng tuần; bên trái củachùa là phương trượng của vị trụ trì và các ni cô.

Trong một cuộc gặp gỡ của ký giả Thanh Tùng, sư bà Diệu Không, trụ trì của chùa cho biết như sau:  Sở dĩ lấy chữ Diệu Đức đặt tên cho ngôi chùa là tên của một vị Bồ tát tức là ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát;tượng trưng cho trí tuệ và đạo hạnh, tức là Diệu Đức.  Hòa Thượng Phước Huệ, người đặt tên cho ngôi chùa nầy đã viết 4 câu thơ để giải thích:   Diệu mà không Đức, Diệu không tu. Đức mới dung Hòa, trí lẫn ngu. Nhẫn nhục đứng đầu muôn hạnh phúc, Hòa đồng vạn pháp. mới không mù.

Từ năm 1971,  sư bà Diệu Hương viên tịch, sư bà Thể Yến đảm nhiệm chức trụ trì kiêm giám viện ni trường Diệu Đức. Ni sư nầy là một trong những vị nữ tu thuộc ban sáng lập đầu tiên của ngôi chùa nầy.

 Chùa Trúc Lâm

 Chùa Trúc Lâm tuy không thuộc về hệ kiến trúc của những ngôi cổ tự của đất Thần kinh như Thiên Mụ và Báo Quốc, nhưng những tính chất lịch sử và công trìnhhoằng pháp của những vị trụ trì và chư tăng của chùa đãcó những đóng góp quan trọng trong chương trình vậnđộng chấn hưng Phật Giáo cận đại VN. 

Chùa Trúc Lâm được thành lập năm 1903 dưới đời vua Thành Thái thứ 15; sau đó lại được trùng tu khá quy mô vào năm 1931 dưới đời vua Bảo Đại.Chùa được xây theo kiểu chữ Khẩu tức là được bao kíntứ bề. Chính điện thờ đức Phật Thích Ca, Di Đà và Di Lặc.  Hậu tự thì thờ những vị tổ khai sáng cũng như cao tăng  nổi tiếng trong chùa; phía sau là nhà Thiền của chùa, nơi nghiên cứu Phật Giáo, thư viện và giảng kinh sách; bên phải là nhà Chúng, nơi cư ngụ của vị trụ trì và chư tăng. Bên trái là nhà Khách khá khang trang, đồng thời cũng là nhà trai tăng. Chùa được tu chỉnh nhiều lần trong những thập niên vừa qua khá mỹ thuật lại được trồng nhiều hoa trái, chậu cảnh, tượng hình khá công phu. Nhiều nhất là những loại hoa phong lan được đưa từng nhiều nơi của vùng núirừng của lăng tẩm vua chúa trong vùng nầy. 

Những tài liệu nghiên cứu của cụ Trần văn Giáp cho biếtnhư sau:  Chùa Trúc Lâm là một trong những ngôi chùa quan trọng ở miền Trung, xây dựng trên một quy mô rộng rãi, khang trang.  Trong giai đoạn đầu tiên, cuộc vận động xây dựng chùa nầy là do bà Lạc Như Hồ Thị Thanh Nhàn, quán tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên đảm nhiệm. Dân chúng Nguyệt Biều cũng như vùng lân cận đã hưởng ứng cuộc quyên góp nồng nhiệt và tích cực.

Hòa Thượng Thích Giác Tiên, đời thứ 12 của dòng Thiền Lâm Tế Chánh Tông đ khai sơn chùa nầy. Hiệu tự là Trúc Lâm do ngài Tâm Tịnh của chùa Tây  Thiên đặt ra. Ngài là sư phụ của ngài Giác Tiên.  Tài liệu Phật Giáo Sử Việt Nam cho biết: Khi Hòa thượng  Thích Giác Tiên cùng với cụ bà DiệuTường ra miền Bắc, lên núi Yên Tử học đạo trong ba tháng trời đ sưu tập được nhiều bộ kinh quý giá trong đó có bộ Trúc Lâm Đại Kinh là quan trọng nhất. Khi trở về, ngài được Hòa thượng Tâm Tịnh chỉ điểm thêm những lý giải huyền diệu trong kinh nầy. Ấn tượngvề Trúc Lâm được gợi ra từ đó.

 Hòa thượng Giác Tiên trụ trì chùa Trúc Lâm trong vòng 30 năm (1903-1936);  Khi ngài sắp viên tịch thì  truyền lại chức vụ nầy cho ngài Mật Tín; nhưng chỉ trong vòng hai năm sau đó thì Hòa thượng Mật Tín cũng qua đời. Người kế tiếp là Hòa thượng Thích Mật Hiển. Chùa Trúc Lâm nổi tiếng là một trong những trung tâm vận động chấn hưng Phật Giáo trong thập niên 40 và 50 của thế kỷ XX. Trong giai đoạn tranh đu bình đẳng tôn giáo, thì chùa Trúc Lâm cũng trở thành một nơi tập trung quan trọng. 

An Nam Phật Học Hội ra đời tại ngôi chùa nầy và sau đó cũng đặt trụ sở tại đây. Đoàn Phật Học Đức Dục cũng được khai sinh tại ngôi chùa nầy. Do đó, phong trào vận động canh tân được vươn cao từ điểm khai sáng nầy mà ra.Những vị cao tăng nổi danh tại kinh thành Huế phát xuất từ ngôi chùa nầy phải kể đến: Hòa thượng Đôn Hậu, sưbà Diệu Không, Hòa thượng Mật Khế, Hòa thượng Mật Nguyện. Chùa Trúc Lâm tàng trữ nhiều pháp bảo, kinh sách, divật Phật Giáo quý giá; số lớn được bảo quản tốt cho đến ngày nay. Trong số những di vật đó có: bình bát của Hòa thượng Thạch Liêm, y bát của Hòa thượng Nhất Định, bộ lư bằng sứ hai tầng có từ đời Long Hưng do quanThượng thư Hồ Đắc Trung dâng cúng năm 1919; bộ kinh Kim Cang chữ Hán có từ đời Quang Trung. 

Khi vua Gia Long lên ngôi thì tất cả di tích của nhà TâySơn bất cứ trong lãnh vực nào cũng đều bị xoá sạch; thành thử bộ kinh nầy đã kín đáo cất giữ tại ngôi chùa nầy. Cũng may là những vị quan trong triều hiểu được  giá trị của bộ kinh, nên không nở thủ tiêu. Năm 1924, nhiều cuộc biến cố xẩy ra trong vùng cho nên bộ kinh cũng bị thất lạc.Trong tài liệu trong Hải Triều Âm số 125 có ghi lại  rằng: Sư bà Diệu Không đã tìm ra và mua lại bộ kinh nầy trong nhà của môt vị đội trưởng Ngự lâm quân vớigiá 250 đồng bạc hồi đó (tương đương với 7 lượng vàng).  Tài liệu của Thượng Tọa Mật Thể nhấn mạnh: Qua việc gìn giữ bộ kinh nầy cho thy được là triều Tây Sơn cũng đã bảo vệ đạo pháp với những công trình sưu khảo và bảo tồn hiếm có.  Tổ đình Trúc Lâm trong bao nhiêu năm qua đã ra sức xây dựng Phật sự đồng thời cũng bảo quản tốt những di tích Phật Giáo nổi tiếng.      

Chùa Tây Thiên

Chùa Tây Thiên nằm vào vị trí giữa những ngôi chùa danh tiếng, cũng như giữa những lăng tẩm của những vị vua triều Nguyễn. Đây cũng là một trong những trung tâm đào tạo tăng tài Việt Nam trong thế kỷ thứ XX, nhất là trong giai đoạn chấn hưng Phật Giáo Việt Nam.  Ngài Tâm Tịnh là vị sáng lập ra ngôi chùa nầy, nổi tiếng là tinh thông Phật pháp cũng như những tư tưởng triết học Đông Phương khác. Những đệ tử của ngài sau nầy trở thành những nhân vật lãnh đạo Phật Giáo quan trọng ở miền Trung trên nhiều lĩnh vực khác nhau.Ngôi chùa nầy tọa lạc trên môt ngọn đồi bằng phẳng trong địa phận của làng Dương Xuân cũ (nay là Thủy Xuân).

Diện tích khuôn viên toàn cảnh của chùa chừng năm mẫu tây, phía nam kinh thành Huế. Mặt tiền của chùa Tây Thiên hướng về phía Tây nam; phía trước chùa có chợ Cầu Lim, bên cạnh còn có những ngôi chùa lừng danh khác trong vùng như chùa HồngÂn, chùa Trúc Lâm. Sau lưng chùa chừng năm trăm thước là đàn Nam Giao,nơi làm lễ tế quan trọng hằng năm của những triều vuađồi nhà Nguyễn. Bên trái chùa có con đường nhỏ đi vàolăng Khải Định và lăng Thiệu Trị.Chùa được xây trên một quy mô rộng lớn, chung quanhlà những cây thông cổ, có vườn hoa rộng, cây cảnh tốttươi, hoa nở bốn mùa: Cảnh tịnh, không gian tịnh, Tây Thiên vốn đại đồng, Giải thoát muôn nghiệp chướng. Thanh cảnh chốn hư không. (Thích Huyền Diệu)  Chùa nầy cũng như những chùa trong vùng đã trải qua nhiều lần tàn phá do chiến tranh gây nên suốt 30 năm; sau cũng được trùng tu nhiều lần, qua nhiều giai đoạn khác nhau cho nên đã không có được một cảnh trí đồng nhất. Riêng cổng tam quan của chùa Tây Thiên đã được xây dựng quy mô vào tháng sáu năm 1985, kiến trúc khá công phu, cảnh quan hài Hòa, điêu khắc tinh vi do nhữngtay thợ khéo được mời từ sáu huyện của tỉnh Thừa Thiên lại. 

Phần chính của ngôi chùa được phân chia ra làm hai phần: - Phần chánh điện và Tiền Đường.- Phần Thờ Tổ và phòng trai tăng. Chánh điện được sơn son thiếp vàng, chánh giữa thờ đức  Thích Ca Mâu Ni trong thế Cửu Long (đản sanh), đức Di Đà và đức Di Lặc, biểu hiện cho 3 thời kỳ Hiện tại, Quá khứ, Vị lai của đức Thế Tôn. Bên cạnh có những tượng các vị Bát đại Kim Cương, đức Quan Thế Âm Bồ Tát, đức Thường Tinh Tấn Bồ tát. Tiền đường trước chánh điện được kiến trúc theo mô hình Trung Hoa, cảnh trí trang nghiêm rực rỡ. Phần lớn được khảm bằng những mẫu sành sứ, cực kỳ tinh vi, bố cục Hòan chỉnh.

Trong cuốn Lịch Sử Kiến trúc Phật Giáo VN (Hà Nội 1978) có viết:  Phần chánh điện cũng như phần Tiền đường của chùa Tây Thiên là tiêu biểu cho những công trình kiến trúc điển hình cho nhiều chùa ở Huế: vừa thoát ly những ảnh hưởng của nghệ thuật Chiêm Thành, thì  lại mang nhiều khuôn mẫu của kiến trúc Trung Hoa thế kỷ XIX như thường thấy tại nhiều công trình kiến trúc Phật Giáo khác trong vùng. Tăng đường của chùa được xây dựng đằng sau chùa dùng làm nơi tĩnh tu của những đệ tử xuất gia của chùa, đồng thời cũng là Phật Học Đường quan trọng trong vùng.

Chùa Tây Thiên cũng được nổi tiếng là nơi tàng trữ nhiều kinh điển Phật Giáo cũng như nhiều tư liệu kiến trúc Phật Giáo Đàng Trong trong suốt 300 năm,  từ nhiều nơi đưa về bảo quản tại đây. Trong khuôn viên chùa phía trái là bảo tháp của Hòa Thượng Thích Tâm Tịnh, vị khai sáng ra ngôi chùa nầy;  bên cạnh có bảo tháp của Hòa Thượng Thích Giác Nguyên, một trong những nhà lãnh đạo Phật Giáo miền Trung trong giai đoạn chấn hưng Phật Giáo. Ngài cũng là đại đệ tử tâm đắc của Hòa Thượng Tâm Tịnh. 

Những tài liêu lịch sử ngôi chùa nầy còn được lưu giữ tạiđây cho biết: Ngôi chùa nầy được xây dựng vào đầu thế kỷ nầy, Hòan  tất vào tháng chín năm 1902, do công trình vận động của Hòa Thượng Thích Tâm Tịnh; trong giai đoạn đầu chùachỉ là một thảo am nhỏ, được gọi tên là Thiền Lâm Thượng Thất.Về sau, những đệ tử tại gia và xuất gia của Hòa thượng ngày càng đông và ngôi thảo am cũng được trùng tuthêm.Tháng chín năm 1904, trong đợt tu bổ đầu tiên,  phầnchánh điện và phần tiền đường được sửa sang Hòan chỉnh; chùa tổ chức lễ trai đàn được đổi tên là Thiếu Lâm Tự.Vào trung tu n tháng 12 năm 1926, vua Khải Định đã ngự giá đến chùa  lễ Phật, đồng thời cũng đã cấp ngân khoản cần thiết và nhiều phương tiện để tu bổ thêm những phần còn lại trong quy mô rộng lớn hơn trước nhiều. Chùa lại được đổi tên là Tây Thiên. Sắc tứ của nhà vua ban tặng cho chùa có ghi Tây Thiên Phật Cung Tịnh xá.

  Vào tháng 12 năm 1933, vua Bảo Đại ban một bức Hòanh phi cho chùa có hàng chữ Sắc Tứ Tây Thiên Di Đà Tự.  Cũng trong giai đoạn nầy, nhiều vị cao tăng từ Trung Hoa sang Việt Nam đến thăm viếng chùa Tây Thiên và cũng trao tặng nhiều bộ kinh quý giá. Ngài Giác Nguyên đã ra công dịch nhiều kinh điển quý giá nầy. Hiện nay, chùa Tây Thiên còn lưu lại nhiều công trình điêu khắc và hội họa Phật Giáo quan trọng: toàn bộ tranh Thập Bát La Hán, tượng điêu khắc ngài Huệ Viễn Thiền sư, bình bát của Ngài tổ khai sơn chùa.  Tháng sáu năm 1935, trong chương trình đào tạo trí thức Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chấn hưng, Trường Đại Học Phật Giáo Việt Nam cũng được khánh thành  những khóa đầu tiên tại ngôi chùa danh tiếng nầy. 

Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám vốn là đệ tử tại gia của chùa cùng Đoàn Phật Học Đức Dục đặt trụ sở tại đâycũng đ tổ chức nhiều lớp hội học Phật Pháp tổ chức thuyết trình trong những năm từ 1940 đến 1944.Nhiều vị cao tăng miền Trung cũng  xuất thân từ ngôi chùa nầy: Hòa thượng Giác Tiên (chùa Trúc Lâm) Hòa thượng Giác Nguyên (chùa Tây Thiên) Hòa thượng Giác Nhiên (chùa Thuyền Tôn) Hòa thượng Đôn Hậu (chùa  Thiên Mụ)...

 Chùa Huyền Không

 Chùa Huyền Không là ngôi chùa nhỏ, hoạt động trong phạm vi hạn chế, tuy nhiên tính chất trang nghiêm của ngôi cổ tự, cùng với đức độ của những vị chân tu trong ngôi chùa nầy, nên ảnh hưởng đối với thiên nam tín nữ trong vùng rất lớn từ trước đến nay dù cho dưới chế độ chính trị nào đi chăng nữa.

 Chùa được xây dựng lên từ năm 1973 cho đến nay, tọa lạc ở phía Bắc đèo Hải Vân (trong địa phận của xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc).Chùa nầy được khởi xướng và điều hành do một số chư ăng trẻ nhưng có trình độ học vấn cao, nghiên cứu khá uyên thâm và hành trì cẩn mật. Thoạt đầu ngôi chùa chỉ là nhà tranh vách đất, chỉ hai gian sơ sài; nhưng về sau, do sự tổ chức khéo léo của chư tăng và sự đóng góp nồng nhiệt của chư Phật tử trong vùng nầy, cho nên chỉ trong 11 tháng sau, cảnh chùa đã được tô bồi thêm.Vị khai sáng ngôi chùa nầy là Đại đức Thích Viên Minh thuộc Nam tông. Năm 1976, Đại đức Viên Minh đến kinh thành Huế để nhậm chức Tổng thư Ký Giáo Hội Nam Tông, thì giao lại quyền trụ trì cho Đại đức Thích Giới Đức.Chùa có ba vị tỳ kheo và hai sa di, phân chia những công tác tổ chức điều hành và quản trị nội ngoại phầncủa chùa.Cho đến năm 1978, thì chùa Huyền Không đã chuyển sang cơ sở mới của thôn  Nham Biều, xã Hương Hồ cáchchùa Thiên Mụ chừng 3 cây số về phía Tây. Mặt trước của ngôi chùa hướng về phía Đông Nam, trước mặt chùalà con sông Bạch Yến, một nhánh của con sông Hương chảy vòng qua vùng Kim Long, vùng An Hòa rồi đếnBao Vinh.Chánh điện của ngôi chùa nầy nguyên là từ đường của tôn tộc Nguyễn Đăng dâng cúng, cùng với toàn bộ khu vườn, vùng ngoại biên cùng một số cơ sở trồng trọt nhỏ, ước tính vào khoảng một mẫu đất. Nhờ vậy nhà chùa đã dùng một phần đất cho việc trồng trọt những loại rau quả cần thiết chi dụng trong ngày.   Bên trái của chánh điện chùa Huyền Không sau nầy được dựng lên một ngôi Thiền đường được dùng làm nơi nghiên cứu, học hỏi và hành trì của chư tăng   trong chùa.  Thiền đường nầy mang tên là Thánh Hòa Chúng, trong ýnghĩa Lục Hòa của đạo Phật.  Phía trước của Thánh Hòa Chúng là Pháp Vũ Đường dùng làm giảng đường thuyết pháp trong những đại lễ Phật Giáo. 

Chùa Huyền Không được sắp xếp theo một mô thứcriêng biệt; năm khu vực khác nhau của vườn chùa đượcxếp đặt như sau: 1- Khu vườn trồng hoa quả: Khu nầy nằm về phía trái của chùa từ ngoài nhìn vào. 2- Khu vườn hồng: Khu nầy nằm về phía trước của chùa; đây cũng là vườn trồng cây ăn quả; ngoài ra có chừng 100 gốc hồng đủ màu, từ nhiều nơi mang tới, tạo thêm phong cảnh kỳ thú và thi vị cho chùa.  3- Vườn cỏ: Khu nầy tiếp giáp với vườn cây, ở bên phải của chùa. Lối đi vào của khu vườn nầy phải ngang qua một chiếccổng ghi ba chữ Thanh Tâm Viên.  4- Vườn Hứa Nhất Thiên: Tiếp giáp với Thanh Tâm Viên chạy dài đến khu vườn phía sau, dùng trưng bày những loại chậu cảnh khác nhau, những dàn hoa phong lan, cùng những hòn non bộ xinh xắn.  Phía sau có một căn gác dùng làm thư viện gọi là Yên Hà. Nhiều tài liệu văn hoá, tôn giáo, thơ văn được tích lũy tại đây, cộng thêm nhiều họa phẩm nổi tiếng...  5- Vườn Phương Thảo Địa:  Khu nầy dùng để nuôi dưỡng và nghiên cứu những loại hoa phong lan; tính ra chùa đã sưu tầm được 200 loại khác nhau.

 Như vậy, chùa Huyền Không mang cảnh trí của côngtrình nghệ thuật do những nhà sư trẻ chăm nom, theo một tinh thần mới.  Bàn tay khéo léo của chư tăng và sa di đã tạo phong cảnh quanh chùa một cảnh sắc Hòan toàn mới lạ.

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/vh/nhungngoichuaHue.htm

 


Vào mạng: 1-08-2007

Trở về mục "Văn hóa Phật giáo"

Đầu trang