- PHẬT GIÁO TRƯỚC NHỮNG VẤN
ĐỀ
DÂN SỐ, TIÊU THỤ VÀ MÔI TRƯỜNG
Rita M. Gross
Lưu truyền “Chủng Tử Giác Ngộ”: con đường Bồ Đề Tâm
theo Đại Thừa và các động lực thúc đẩy sinh sản
Vài tôn giáo, kể cả các truyền
thống chính tại Á Châu, mà Phật giáo cùng chung sống, đều răn dạy nối
dỏi tông đường là một bổn phận tôn giáo. Đối với Phật Tử, việc
có con không phải là một đòi hỏi tôn giáo chút nào.Theo quan điểm Phật
Giáo, người ta không cần phải sinh con để hoàn thành một điều cao cả
trong mạng lưới hổ tương cuả các sinh vật hữu tình hoặc là thực hiện
được những điều đáng ca ngợi trong cuộc sống. Mặc dầu qua các lập
luận bảo thủ, thật ra, đề cao độc thân tốt hơn là lối sống có gia
đình, không có con tốt hơn là sinh con, phần lớn truyền thống Phật Giáo
đề nghị sinh sản có thể gây trở ngại cho việc giúp đở thế giới
hay là thực hiện những tiềm năng cao nhất của con người. Bởi vì cũng
giống như những con người khác, điều quan trọng và thích thú cho Phật Tử
là khi khám phá ra cái gì tạo cảm hứng cho họ giử gìn những lý tưởng
tôn giáo mà không cần sinh sản và cũng tìm hiểu các cuộc thảo luận
của Phật Tử xem cách sinh sản nào thích hợp.
Lời khuyên sinh con để nối dỏi
ảnh hưởng khá mạnh trong một vài truyền thống và tác động thêm thái
độ của giới khuyến khích sinh sản. Lời khuyên này luôn bao gồm cả những
lý thuyết và thực hành, kể cả chê trách là bất hiếu và sai phạm nặng
nề bổn phận đạo đức, khi người ta không có con trai, vì mọi người
phải lập gia đình và sinh con và phụ nữ có ít hoặc là không có quyền
chọn lựa nào hoặc theo một thiên hướng nào ngoài việc sinh con. Những
truyền thống này lập luận rằng người ta phải sinh con để hoàn thành một
nhiệm vụ một cách hiếm quý; nếu được, còn bao gồm những mệnh lệnh
không nên sinh sản quá mức; điều này có thể mang đến một vài thái độ
được ưa chuộng hơn, do từ những hình thái cực đoan đến biến dạng
cuả Trung Đạo.Thật vậy, những truyền thống này làm nản lòng những nổ
lực giới hạn sinh sản và làm cho những người muốn theo đuổi công việc
này có cảm tưởng không đáng công nếu họ giới hạn sinh sản, kể cả
người đã có con kế tự rồi. Phật Giáo coi việc quan tâm đến thừa tự
như là một mở rộng lòng ích kỷ, việc coi mình là trung tâm gây ra đau
khổ, nên không hề buộc tín đồ mình nên làm như thế. Phật Giáo đã
là mục tiêu của nhiều sự chỉ trích từ những tôn giáo khác ở Á
Châu, vì không đòi hỏi tín đồ phải sinh con.
Phật Tử bị coi là ích kỷ, vì
không nhất thiết phải sinh con; sự chỉ trích này tại Á châu gây cho họ
những cảm tưởng khó chiụ. Phật Tử có hai cách trả lời. Thứ nhất,
cách đóng góp quý giá nhất trong mạng lưới liên đới thuộc thế giới
hữu tình không hoàn toàn tùy thuộc vào sinh sản. Hơn nửa, sinh sản thường
bị thúc đẩy bởi động lực ích kỷ cá nhân. Ta hãy thử nghiệm xét hai
lập luận này kỷ lưởng hơn, vì tôi nghĩ rằng cả hai là quan trọng
trong việc đương đầu lối đạo đức một chiều của phái đề cao sinh
sản.
Những kết luận này về sinh sản
không hẳn là những giới hạn tiêu cực do những người không thiếu thiện
chí dua ra. Đúng hơn, trong quan điểm Phật Giáo, những kết luận này bắt
nguồn từ những kiến thức sâu xa của người biết mình trong tận cùng
muốn gì và cái gì thỏa mãn những ước mơ thầm kín cuả mình. Phật Tử
có thể nói rằng trong việc theo đuổi cùng lúc vừa tri thức và vừa từ
bi, để đạt tới giác ngộ và ngay cả vượt qua nó, đó chính là điều
làm thoả mãn những mơ ước sâu xa nhất của chúng ta, vì nó nói lên
nhân tính cốt yếu của chúng ta. Trái với suy nghĩ khá phổ cập, cả Á
Châu và Tây Phương, Phật Tử không sống theo một lối sống cho tiết chế,
thiền định và suy ni?m chỉ nhằm những mục tiêu tự kỷ để tránh mọi
khổ đau. Phật Tử không từ bỏ nối dỏi tông đường như một giá trị
tối hậu, thay vào dó để tìm kiếm viên mãn cho riêng mình. Phật Tử cho
là ta không bao giờ đạt được viên mãn qua sinh sản, hoặc quan trọng
hơn, qua sản xuất kinh tế và tiêu thụ; còn việc những theo đuổi này
có thể phổ cập hay không hoặc là những truyền thống xã hội hay tôn
giáo có đòi hỏi họ quá cứng rắn hay không là điều không quan trọng.Thay
vào đó, chúng ta cần thực hiện tìềm năng tinh thần của chúng ta. Tìm
kiếm mục tiêu của cuộc sống qua tiêu thụ hay sinh sản chỉ khuyến
khích điều mà Phật Tử gọi là ái ngã, một khuynh hướng có cội rể
sâu xa trong con người, chỉ coi mình là chủ yếu, mà cuối cùng chỉ gây
khổ đau cho chúng ta.
Đúng hơn, Phật Tử nhìn vấn đề
nối dỏi là bình thường so với vun bồi và lưu truyền di sản chung của
nhân loại và cung nhu quyền sinh sản so v?i sự tĩnh lặng và niềm vui giác
ngộ. Thay vì tìm kiếm tự lưu truyền nòi giống qua sinh sản, Phật Tử nổ
lực khơi động Bồ Đề Tâm, một hơi ấm quan trọng và lòng từ bi vốn
có sẳn trong mọi chúng sinh. Theo cách nói đầy những ẩn dụ của Phật
Giáo cổ truyền, chúng ta đã cưu mang Phật Tính (tathagata-garbha= Như Lai Mẩu).
Chúng ta nguyện phát triển Bồ Đề Tâm với lòng từ bi nhằm theo đuổi
buông xả toàn diện. Thay vì nhìn vấn đề chọn lựa này như một mất mát
cá nhân, thì hãy xem đây như một tìm thấy bản sắc và mục đích cuả
riêng mình đầy vui thú trong khi lạc lối lang thang và tìm kiếm di truyền
không định hướng. "Hôm nay cuộc sống của tôi trở nên có giá trị"
được đọc trong những nghi thức cầu nguyện tuân giử Bồ Đề Tâm, lời
nguyện quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa. Làm theo lời nguyện này người
ta được ca ngợi là đã đi vào trong con đường thuộc về gia đình và
giòng dỏi của giác ngộ
Bồ Đề Tâm được coi như thừa kế
chính và là tiềm năng cuả mọi sinh vật hữu tình, kể cả con người, thì
việc đánh thức và nuôi dưởng Bồ Đề Tâm trong từng cá thể cũng như
khuyến khích phát triển nó trong mọi chúng sinh là điều nuôi dưỡng liên
tục truyền thống gia đình với tất cả những ý nghĩa sâu xa của nó; một
ý nghĩa vượt qua mọi giới hạn chật hẹp của nòi giống gia đình, bộ
lạc, đất nước hay chủng tộc.Qua phương cách diển dịch hiện đại thuật
ngữ Bồ Đề Tâm cho thấy những giá trị này nuôi dưởng sự trường tồn
những đặc điểm cao quý nhất của chúng ta: Bồ Đề Tâm luôn được dịch
là “Tâm Thân tỉnh thức”, sư phụ tôi đôi khi dịch là "Chủng Tử
Giác Ngộ”, một cách dịch nhằm nhấn mạnh đến Bồ Để Tâm như một
trong những đường nét cố hửu căn cơ nhất trong con người và là một
di sản cho mọi sinh vật hữu tình. Ai có thể lo âu nữa về di truyền nòi
giống gia đình khi người ta có thể đánh thức, nuôi dưởng và lưu truyền
các chủng tử giác ngộ?
Ngược lại, những động lực thúc
đẩy sinh sản thường hoàn toàn chật hẹp và thiếu sáng suốt. Một vài
truyền thống tôn giáo đã phê bình tiêu thụ vật chất như phản tác dụng
tâm linh: Vài truyền thống khác lại cho sinh sản chỉ nhắm lòng ích kỷ
và cuối cùng thì không toại nguyện; hoặc sinh sản quá mức sẽ tạo nên
cùng túng về tinh thần hay tâm lý cũng giống như tiêu thụ quá mức.Tuy
nhiên, Phật Giáo chỉ rõ rằng sinh sản được thúc đẩy từ những động
lực vị kỷ, đặc biệt do những mơ uớc di truyền nòi giống và bành trướng
tộc họ. Và mơ ước vị kỷ luôn tạo nên đau khổ, đó là điều theo giáo
lý cơ bản nhất của Phật Giáo. Biểu lộ chổ yếu về sự đa cảm của
mình và thèm muốn được sinh sôi nẩy nở, rồi đặt tên cho nó một
cách chính xác hay dẹp bỏ những lý tưởng hóa sai lạc về sinh sản quá
mức là một điều quá trể. Lý tưởng hoá này thuộc về quan điểm cổ
vu sinh sản, nó thúc đẩy nhiều người chấp nhận sinh sản mà trách nhiệm
làm cha mẹ không hẳn là một đường hướng quan trọng. Cho rằng sinh sản
đều có lợi luôn luôn là một ảo tưởng, kể cả ngay trong thời kỳ mà
mật độ dân số ổn định và không hại đến môi sinh; tiếp tục thúc
đẩy hay đòi hỏi mọi người sinh sản để di truyền nòi giống trong
hoàn cảnh hiện nay là vô trách nhiệm.
Thường thì các bậc cha mẹ dược
thúc đẩy bởi mơ uớc duy trì nòi giống, nên cố sao sinh con mình như một
bản sao chép lại hình ảnh cuả mình, hơn là sinh con và cho phép nó tự
tìm ra một lối sống cá nhân độc đáo trong cuộc đời. Niềm đau khổ bắt
nguồn từ những động lực thúc đẩy sinh sản như vậy thường không
được để ý và kéo dài qua nhiều thế hệ. Khi người nào đó được
cha mẹ dạy nên có con để thay thế cha mẹ và bắt con theo những giá trị
và lối sống của mình, đó là điều mà tôi không làm được. Tôi đã
quá quen thuộc vớí những cơn thịnh nộ của cha mẹ giáng xuống cho con
cái khi nhận ra rằng con cái không còn ràng buộc và làm tròn điều mình
đặt ra. Kinh sách Phật Giáo viết quá nhiều về đề tài này. Thông thường,
hiếm muộn là cảm xúc nung nấu làm cho người ta ham muốn sinh con.Thật
ra, tâm trạng của một số người muốn sinh con hoàn toàn xa rời sự tĩnh
lặng được Phật Giáo đề cao.Tôi hoàn toàn nghi ngờ đối về sự quân
bình tâm lý và trong sạch trong những động lực cuả một số người, khi
mà họ cần và mong muốn có con. Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết giới
trẻ có học ở thành phố nghĩ rằng kiểm soát sinh sản là vấn đề sinh
tử - cả đối với một vài thành phần khác trong dân chúng - nhưng những
động lực của họ cho sinh sản càng nhiều càng tốt là điều không thể
nào kiềm chế được. Mức chống đối và ngăn ngừa đã nảy ra ý kiến
là có lẽ họ bị thúc đẩy bởi mơ ước di truyền nòi giống hơn thay vì
tu tập Bồ Đề Tâm, điều này thuyết phục tôi rằng những nghi ngờ của
tôi là đúng.Tôi càng đào sâu mối nghi ngờ của mình hơn nửa, khi những
người này chịu bỏ ra chi phí tốn kém và chịu dau để được sinh con,
thay vì nhận một đứa con nuôi trong những đứa trẻ hiện nay dang cần
được nuôi dưởng trên thế giớí. Cuối cùng, một số người đã sinh
con và cũng không hề có những quyết định riêng mình về việc này mà chỉ
do những áp lực từ tôn giáo, gia đình hay bộ lạc đè nặng. Thay vào đó,
họ bị thúc đẩy bởi những vị kỷ tập thể, mà hoàn toàn không khác
gì với vị kỷ cá nhân. Giống như mọi hình thức của vị kỷ, vị kỷ
tập thể cũng gây ra đau khổ.
Khi kêu gọi công nhận việc thúc
đẩy sinh sản là không thuyết phụ, điều này cũng hàm chứa lời đề
cao và công nhận giá trị một lối sống không sinh sản, gồm cả lối sống
luyến ái của người đồng tính và khác tính. Một trong những vũ khí
tâm lý mạnh nhất cuả phe cổ vu sinh sản là không khoan dung cho sự dị biệt
trong các lối sống và dèm pha những ngưòi có lối sống không giống ai.
Những người dù không có con cũng cần được đề cao, khi họ có đóng
góp to lớn vào sự lưu truyền cho những tiếp nối tinh thần giác ngộ,
thay vì khai trừ và chỉ trích. Là một phụ nữ luôn hiểu rộng để đóng
góp những tài năng của tôi trong sinh vật hữu tình, tôi có lẽ không cần
phải có con. Tôi đã quen với thành kiến nhằm chống lại những người
đàn bà không muốn con do chính họ tự chọn lựa. Khởi đầu là sự cào
nhào từ bố mẹ đẻ hay bố mẹ chồng khi cho rằng họ mong muốn biết
bao việc có cháu để nối dỏi và cảm tưởng xấu hổ khi không có.Tiếp
đến là những phản ứng liên tục cho rằng con cái lơ là không theo đuổi
ý định có con, và cuối cùng tiếc nuối cho là chỉ vì lòng vị kỷ. Rồi
thì sự cô đơn, cảm giác bị ruồng bỏ bắt nguồn từ bạn bè, vì quá
bận rộn với đời sống gia đình riêng tư. Và cuối cùng, đặc biệt nhất
là hầu hết những người đàn ông trung niên ích kỷ, bê tha, mà mục
tiêu của họ trong mối giao tiếp là lập một gia đình thứ hai với những
người đàn bà trẻ, lối sống này được một số người chấp nhận.
Thuyết cổ vũ sinh sản theo phụ hệ có khuynh hướng xâu xa dễ đưa tới
những định kiến như thế.
Dĩ nhiên, không cần phải nói, sinh
sản có thể nằm trong một chương trình thích hợp với việc tu tập của
Phật Tử và nhiều tư tưởng tranh đấu cho phụ nử cuả Phật Tử hiện
đaị đang khám phá ra những đặc điểm trong việc sinh sản như là vấn
đề trong tu tập của Phật Tử. Theo quan điểm của tôi, sinh sản là một
chọn lựa đầy giá trị của Phật Tử và là một lối sống chấp nhận
được; nó được thúc đẩy bởi những giáo lý Phật Giáo nhu vị tha,
buông xả, từ bi và Bồ Đề Tâm, không phải bởi những đòi hỏi của
xã hội và tôn giáo, những quy ước hay những phong tục tập quán, những
mơ ước bị ép buộc, những ngăn trở sinh lý hay là những ước mơ vị kỷ
di truyền nòi giống.Tôi tin tưởng rằng bậc làm cha mẹ luôn có sẳn những
động lực thúc đẩy buông xã và từ bi, mặc dầu không phải bất cứ
ở đâu, các bậc cha mẹ nào cũng đều giống nhau.Trong công việc của
tôi là một nhà khoa học tôn giáo và Phật Tử tranh đấu nữ quyền, tôi
luôn nhấn mạnh đến nhu cầu giới hạn sinh sản và sản xuất kinh tế, cũng
như quan tâm đến sự chia sẽ trách nhiệm một cách công bình giửa nam và
nữ giới để các cu si có thể tu tu tập được.
Phật tử đề cao và khích lệ một
lối sống buông xả, theo Trung Đạo, có tri thức, từ bi và phát triển Bồ
Đề Tâm. Tuy nhiên, trong một vài quốc gia Phật Giáo, lối sống tu độc
thân trong các tu viện đuợc ưa chuộng hơn khác lối sống khác. Mặc dầu
các sử sách của Phật Giáo không ghi đầy đủ không phải trong tất cả,
mà trong một vài xã hội Phật Giáo, sự chọn lựa lối tu (trong tu viện)
này rất thích hợp với nữ giới, khi họ không còn coi việc sinh con như là
làm tròn bổn phận nửa, trong khi nam giới lại luôn coi việc nối giõi
mang bầu là điều toại nguyện. Trong thế giới Phật Giáo hiện đại, lối
sống tu trọn đời nơi tu viện ít phổ biến và ít bền bỉ, nhưng phong
trào tu thiền cuả các cư sĩ Phật Giáo hiện đang lan rộng mạnh mẻ, không
phải chỉ trong Phật Tử Tây Phương mà ngay tại Á Châu, không phải chỉ
nam mà cả nử cư sĩ.Tu tập thiền định nghiêm chỉnh rất là khó khăn và
mất nhiều thì giờ. Khi các cư sĩ dấn thân vào đường tu tập, họ phải
giới hạn mọi hoạt động khác vừa kinh tế và sản xuất sao cho thích hợp.
Cả hai việc tiêu thụ quá mức và thặng dư dân số, hai thành tố tác hại
đang lan tràn trên thế giới có thể được kiềm chế lại cùng lúc, khi
ta nhận chân ra giá trị của tiềm năng con người hướng về thức giác,
từ bi và nổ lực thực hiện.
Tri thức gíác ngộ giúp ta nhận ra sự tương
thuộc của chúng sinh và vượt qua ảo tưởng về sự chọn lựa cá nhân
mà cho rằng không ảnh hưởng gì đến phần còn lại trong mê trận của
cuộc đời. Từ bi giác ngộ giúp ta yêu thương chúng sinh, mà không hẳn
là những người trong gia đình, bộ lạc, đất nước hay nòi giống, mà
chính vì họ đáng được chăm sóc và quan tâm. Phần lớn nổi khổ đau
trong thế giới sẽ giảm đi đáng kể nếu phuong cách buông xả theo
Trung Đạo được phổ biến sâu rộng, nó giúp cho con người hiểu phải làm
gì về tiêu thụ và sinh sản. Theo quan điểm nhà Phật về Bồ Đề Tâm,
chủng tử giác ngộ do kế thừa hoặc di truyền từ sinh vật hữu tình,
không thể bị huỷ diệt, giúp cho cuộc đời có ý nghĩa viên mãn khi nó
phát triển từ bi và trở nên hữu ích, - không phải vì di truyền trong
ích kỷ, đù đó là ích kỷ cá nhân hay là di truyền gia đinh, bộ lạc hay
đất nước.Trong trường hợp này, điều không hiểu được là tại sao
lòng từ bi không được coi như là một cái gì đó mà người ta có bổn
phận phát huy, nhung đúng hơn, được coi như sự kế thừa, mà sẽ khám
phá điều này làm cho cuộc đời có giá trị và vui thú hơn. Cổ vũ sinh sản
khi được coi như một bổn phận tôn giáo hay một nghiã vụ có thể không
liên hệ gì đến với việc một tín đồ lo luu truyền giác ngộ. Bỏ di
định kiến cổ vũ sinh sản và đề cao những đóng góp cho lưu truyền giác
ngộ, không phải chỉ vì di truyền thừa tự, con người có thể làm và
ung dung để trở thành bậc cha mẹ, hay có thể sinh con một cách tự do,
thoát rời mọi động lực chỉ bắt nguồn từ những ràng buộc, bổn phận
hay truyền tự trong ích kỷ. Còn những người nào làm khác hon, có những
đóng góp khác quan trọng hon trong thế giới sinh vật hữu tình, thì cũng cần
được vinh danh tương tự như vậy.
Tác phẩm và tác giả | Đại ý | 1 | 2 | 3 | 4 |