- PHẬT GIÁO TRƯỚC NHỮNG VẤN
ĐỀ
DÂN SỐ, TIÊU THỤ VÀ MÔI TRƯỜNG
Rita M. Gross
Tình dục và Cảm thông: Vài Bình Luận Của Kim Cang Thừa
Kết hợp với việc phê bình của
những người giới hạn hay từ bỏ sinh sản, thì giáo điều nối dõi
tông đường chỉ là một trong nguồn quan trọng dựa trên tôn giáo của
phong trào cổ vũ sinh sản. Những nguồn lập luận dựa trên các cơ sở khác
thì ít nhất cũng tiềm tàng. Lập luận tôn giáo chống tình dục thì quá
quen thuộc trong tôn giáo, kể cả trong giới cư sĩ Phật Giáo. Những sinh
hoạt tình dục thường bị chê trách là một cái gì đó có vấn đề, xấu
xa hoặc làm tổn hại tâm linh con người. Những xấu xa, sợ hải hay ngờ
vực xoay quanh hoạt động và kinh nghiệm tình dục, tạo nên những lập luận
hay quy luật tôn giáo, đưa tới những biểu thức hay nối kết biểu tượng,
mà tất cả đều nhằm cổ vũ sinh sản, và trong đó có một vài tác dụng
tiêu cực khác. Coi những kinh nghiệm tình dục như là một kết quả cần
cấm đoán thì sẽ không thể nào phát triển tình dục trong ý thức và
trách nhiệm.
Điểm đầu tiên của những biểu
thức quan trọng này phát sinh từ sự sợ hải chuyện tình dục, khi cho là
có sự đồng nhất giửa tình dục và sinh sản. Trong một vài tôn gíáo niềm
tin này quá mạnh. Một vài tôn giáo tán thành quan điểm ghi nhận mục đích
chủ yếu, nếu không nói là giá trị duy nhất, cuả tình dục là sinh sản.
Hoạt động tình dục mà không nhắm tới sinh sản chỉ đưa tới những bại
hoại đạo đức hay tinh thần cho những ai đam mê tình dục.Tuy nhiên, những
liên hệ tiềm tàng giửa sinh hoạt tình dục và sinh sản không đặt thành
vấn đề và không nên tìm hiểu hoặc che lấp. Thủ dâm hay luyến ái với
người cùng giới hoặc khác giới tính để không lo chuyện có con không
được khuyến khích hoặc lên án.Tuy nhiên, hậu quả cuả những quan điểm
này thường là lập luận hổ trợ giới cổ vũ sinh sản. Khuyến khích người
ta nghĩ xấu về tình dục dường như không ngăn trở được những hoạt
động tình dục một cách đáng kể. Nhưng vì người ta được học tập là
luôn có mối quan hệ giữa tính dục và sinh sản, hoặc vì người ta bị cấm
đoán tiến thêm một bước để tách biệt hai vấn đề này ra, những quan
hệ tình dục đưa đến sinh suất cao độ, sẽ tạo nên một tình trạng
gia tăng dân số quá mức, trong khi tình trạng tử suất lại xuống thấp.
Phá vở biểu thức đạo đức giữa
tình dục và sinh sản là một công việc cốt yếu nhất; cho đến chừng nào
mà chuyện quan hệ tình dục không sinh sản gây nản lòng hay bị kết án,
thì tỷ lệ sinh suất còn tiếp tục lên cao. Biểu thức này dể bị phá vở
khi ta tự hỏi vấn đề nền tảng đâu là chức năng chủ yếu của tình
dục trong xã hội con người. Điều này rất rỏ, khi ta so sánh thái độ tình
dục của con người với hầu hết các thú vật. Nhiệm vụ chủ yếu của
tình dục trong xã hội con người là cảm thông và gắn bó. Không giống như
chủng loài khác, hoạt động tình dục giửa con người với nhau có thể
và thừơng xãy ra, kể cả khi không có thai nghén, dù là họ muốn, khi phụ
nữ không có khả năng thụ thai. Những kinh nghiệm tình dục không sinh sản
rất quan trọng trong sự gắn bó và cảm thông giữa những cặp vợ chồng
và cho xã hội con người. Thêm vào đó, tình dục, khi đã được hiểu biết
và kinh qua, là một trong những phương thức mạnh nhất trong cảm thông của
con người. Thật vậy, sinh sản ít quan trọng hơn và thường ít là kết
quả của hoạt động tình dục hiểu theo nghia cảm thông. Như vậy, khi đề
ra quy luật quan hệ tình dục phải đưa tới tiềm năng sinh sản, nếu không
hoạt động tình dục dẫn đến vẩn đục đạo đức hay tâm linh, thì thật
là điều không thích hợp. Thay vào đó, tình dục với ý thức và biết sơ
đẳng mọi phương thức kiểm soát sinh sản phải được coi là tình dục
có đạo đức; hoặc là người ta chỉ có ý định mang thai trong trách nhiệm
và có điều kiện thích hợp; cả hai cần được các tôn giáo khích lệ.
Quan điểm cho rằng tình dục phải
đưa tới việc sinh con gắn liền đến những biểu thức khác mà trong
cách hàm ý này cũng coi nhu là một hình thức khác của cổ vũ sinh sản.
Khi tình dục không thể tách rời ra khỏi sinh sản, và khi người đàn bà
không có bản sắc giá trị và được đề cao hay một vai trò văn hoá nào
khác hơn là làm mẹ, thì hầu hết những người đàn bà đều muốn được
làm mẹ. Thật vậy, bản sắc tiêu biểu và quen thuộc giữa phụ nữ và
thân phận làm mẹ được công nhận là như vậy. Cách đây vài năm thôi,
mọi người đều cho rằng tính cách thần thánh của người mẹ hẳn nhiên
là làm cho ngưòi mẹ là Thánh Nữ. Tôi nhớ rõ thái độ này khá lan rộng
khi tôi bắt đầu học cao học về lịch sử các tôn giáo. Tuy nhiên, giả
định tất cả mọi bà mẹ là thần thánh chứng tỏ cho thấy là ngây thơ
và có gắn liền với văn hóa. Khi tìm hiểu huyền thoại và biểu tượng
về người mẹ thần thánh, nhất là thoát ra khỏi những tiêu biểu đặc
trưng văn hoá về mục đích của phụ nữ, người ta khám phá tính cách thần
thánh của phụ nữ có nhiều yếu tố khác đóng góp thêm vào cho trong đó,
thay vì chính là người mẹ. Người mẹ là người bạn đời, người bảo
vệ, người thầy, người hướng dẩn văn hoá, các loại nghệ thuật, bảo
trợ tiền của... Những liên hệ của họ về các hoạt động văn hoá
khác tùy thuộc vào bản chất thì cũng không phải nằm trong huyền thoại.
Trong huyền thoại người ta bắt gặp một vài phụ nử thần thánh có sinh
hoạt tình dục, nhưng không là những người mẹ hoặc là chuyên sinh sản
không được đề cập. Hiển nhiên, những biểu tượng tôn giáo và huyền
thoại về những phụ nữ có quan hệ tình dục mà không có con không hổ
trợ cho cổ vũ sinh sản. Tuy nhiên, chú ý về cứu cánh là tất yếu. Cần
phải cực kỳ thận trọng trong việc tái tạo tượng trưng thân phận làm
mẹ trong ý nghĩa tranh đấu cho nữ quyền hiện đại, vì e rằng nhiều biểu
tượng lại cũng cố thêm những đặc trưng cho là nguời đàn bà luôn là
người mẹ, hiểu theo nghĩa đen.
Biểu thức thứ ba quan hệ đến sự
nuôi nấng trong người me , một đặc trưng quá quen thuộc trong tôn giáo cổ
truyền, văn hoá dân gian và tâm lý học. Hậu quả tiêu cực và giới hạn
cuả biểu thức này rất đa dạng, không phải vì ít nhất nó là đường
lối mà biểu thức này giử vai trò trong chương trình hành động của giới
cổ vu sinh sàn. Nếu nuôi dưỡng được định nghĩa một cách hạn hẹp,
thì người nào muốn nuôi duởng sẽ thấy là không có cách nào khác hơn là
chon lựa con đường làm bậc cha mẹ. Phương thức giửa nuôi dưởng con và
làm cha mẹ hổ trợ cho định kiến chống lại giới không con đã được
thảo luận, bởi vì thật dể dàng cáo buộc rằng họ là ích kỷ và
không nuôi nấng. Tuy nhiên, điều hàm chứa quan trọng nhất trong phương thức
này là sự hiểu biết giới hạn về nuôi dưởng. Nếu nuôi dưởng quan hệ
chặt chẻ với điều kiện làm mẹ, thì các sự chăm sóc khác đều không
được coi là nuôi dạy và cũng không còn khích lệ nửa, đặc biệt là
ở những bậc nam giới. Giả đoán rằng dạy dỗ là một công việc
chuyên môn hay một độc quyền và trọng trách cuả bà mẹ, đây là một
di sản nguy hiểm nhất của những đặc trưng theo chế độ phụ hệ. Vì sức
mạnh của khuôn mẩu này, người ta thường cho rằng khi các bà theo các
phong trào tranh đấu nữ quyền không muốn lệ thuộc khuôn mẩu phụ hệ,
cũng sẽ không nuôi dưỡng con cái. Nhưng hiển nhiên, những phê phán về
các bà theo phong trào này không hẳn là chỉ trích vấn đề dạy dỗ thôi.
Đó là một phê phán về những cung cách mà nam giới được miễn cho việc
dạy dổ, mà chỉ giới hạn công việc cham sóc cho nữ giới, và rồi giam
hảm họ trong ngục tù với vai trò trong khuôn mẩu phụ hệ. Tranh đấu cho
nữ quyền không hẳn chỉ là giới hạn dạy dỗ hay ngay cả làm cản trở
cho công việc ấy, nhưng là phải công nhận tính đa dạng của mọi hình
thái nuôi dưởng và kỳ vọng rộng điều ấy được mọi người trong xã
hội chấp nhận. Vì cham sóc là quý báo và thiết yếu cho sinh tồn con người,
điều chỉ trích là những tư tưởng của chúng ta về những gì có nghiã
là nuôi nấng phải vượt qua hình ảnh của nguòi làm mẹ, mà hướng tới
những hoạt động khác như dạy dổ, chửa trị, chăm sóc môi trường, dấn
thân vào những hoạt động xã hội.Tất cả con người, kể cả nam giới,
đều được định nghiã là những người trực tiếp và hướng dẩn những
kỷ thuật nuôi dưởng, hơn là giao khoán công việc này cho các bà mẹ, đây
cũng là điều quan trọng không kém.
Vì một vài nguồn gốc của sự sợ
hải, nghi ngờ và tội lổi về tình dục dựa trên trong tôn giáo, một loại
gải pháp theo tôn giáo, mà đúng hơn là cần có một giải pháp thế tục
và tâm lý. Quan điểm tình dục phải có ý nghiã đối vớí việc thảo luận
về đạo đức tôn giáo, dân số, tiêu thụ và môi trường. Đánh giá
tình dục theo tôn giáo như một biểu tượng thiêng liêng và kinh nghiệm
này sẽ giúp nhiều hơn là gây tổn hại đến phát triển tâm linh, điều
này cần nên đưa vào trong những nhận xét liên quan trong diễn đàn này.
Kim Cang Thừa Phật Giáo, một hình thái cuối cùng cuả Phật Giáo Ấn Độ
được phát triển, mà ngày nay rất quan trọng tại Tây Tạng và càng trở
nên có ý nghiã tại Tây Phương, bao gồm như cả một giãi pháp... Không cần
phải nói, điều chủ yếu là thảo luận về Kim Cang Thừa Phật Giáo phải
tách rời ra khỏi những chuyện khêu gợi dục tình, mà thật sự làm căn
gốc cho sợ hải và tội lổi về tình dục.
Biểu tượng và thực hành tình dục
thanh cao, như đã được tìm thấy trong Kim Cang Thừa Phật Giáo Tây Tạng
là điều hoàn toàn xa lạ trong các truyền thống tôn giáo, kể cả những
truyền thống đã quen thuộc với quần chúng phương Tây. Trong Kim Cang Thừa
Phật Giáo có một ưu điểm quen được sánh đôi, trí thức và từ bi được
nhân cách hoá như là đàn ông và đàn bà. Không những cả hai được nhân
cách hóa, cả hai được tô vẻ và tạc tượng khi họ yêu nhau, thường
được gọi là những hình tượng yab-yum. Hình tượng này thường được
sử dụng làm cơ bản cho tu tập suy niệm và thiền định, kể cả tự tưởng
tượng khi cặp này đang yêu nhau. Sau một vài năm làm việc với những
hình tượng này cá nhân tôi hoàn toàn bị thu hút bởi sức mạnh khai
phóng và an lạc trong các biểu tượng này. Thay vì coi tình dục là một
chuyện riêng tư và một cái gì đó rắc rối, có lẽ là sự xoá tội,
tình dục cần phải được mô tả công khai như một biểu tượng của chân
lý tôn giáo thâm sâu nhất và như một thực tập thiền định cho việc phát
triển sự giác ngộ bẩm sinh của con người
Một trong những ám chỉ sâu xa nhất
cuả hình tượng yab-yum và chủ điểm của nó là mối quan hệ nền tảng
của con người, thực tại này thường được biểu tượng hoá nhu là mối
quan hệ chồng vợ bình đẳng, nam và nữ được coi như hai người bạn đời,
cùng hợp tác và cùng chung vui với nhau. Điều này tương phản rõ nét với
khuynh hướng nhằm giới hạn biểu tượng tôn giáo trong mối quan hệ cha mẹ
với con cái hoặc là như giửa Đức Chúa Cha và Con hay Đức Mẹ va Con. Đây
là điểm quen thuộc trong các truyền thống tôn giáo. Nó cũng tương phản
mạnh mẽ đối với sự ghê tởm của tình dục kỳ diệu, mà cũng là một
vấn đề trong các tôn giáo này. Ngườì ta phải suy đoán rằng ca ngợi
công khai tình dục như là kinh nghiệm thiêng liêng và tạo thông cảm và
chuyển hoá sâu xa giữa đôi bạn tâm linh, nó sẽ làm suy giảm đáng kể
thuyết cổ vu sinh sản, mà thuyết này dựa trên niềm tin tình dục mà
không sinh sản là sai lầm.
Trong phạm vi những quan hệ nhân sinh hơn là những
biểu tượng tôn giáo- tới một chừng mực mà cả hai có thể tách ra được-,
biểu tượng này, theo Kim Cang Thừa Phật Giáo, đã dẩn nam và nữ đến một
khà năng kết hợp thành đôi vợ chồng cùng trong tâm linh và cùng theo một
pháp môn. (Vấn đề đồng tình luyến ái có thể được không là một
câu hỏi khó trả lời). Mối quan hệ như thế không phải là những thoả
thuận riêng tư thông thường hoặc dự phóng lãng mạn và khao khát, mà là
một tình bạn đồng song, một sự giúp đở lẩn nhau trên con đường tu tập
tâm linh. Tình dục được coi như một yếu tố nội tại, nhưng không hẳn
là nề tảng cho một mối quan hệ như thế. Dầu tương đối bí truyền, mối
quan hệ này đã và đang được công nhận và đề cao trong Kim Cang Thừa Phật
Giáo Bắc Ấn Độ cũng như Phật Giáo Tây Tạng. Phật Tử Tây Phương bắt
đầu khám phá hoặc khám phá lại tiềm năng này, một khả năng kết hợp
vợ chồng như một mối quan hệ đồng môn giữa hai con người cùng tìm kiếm
một con đường và cũng là một phương cách tìm hiểu và cảm thông với
Ềtha nhânỂ sâu thẩm trong thế giới hiện tượng. Xưng tụng mối quan hệ
này sẽ làm giảm đi đáng kể những thành kiến cuả giới đề cao sinh sản
khi đề cập tới vai trò tình dục trong đời sống con người, cũng như đóng
góp quan trọng vào việc tạo lập một khuôn mẩu trong tình tương quan đầy
lành mạnh, trân trọng và bình đẳng giữa nam nữ.
Tác phẩm và tác giả
| Đại ý | 1 | 2 | 3 | 4 |