...... ... |
.. |
. |
.. |
. |
. |
- PHẬT GIÁO TRƯỚC NHỮNG VẤN
ĐỀ
DÂN SỐ, TIÊU THỤ VÀ MÔI TRƯỜNG
Rita M. Gross
- Định nghiã vấn đề: Môi Trường, Tiêu Thụ và Dân Số.
Khi chúng ta cố gắng mang những
giá trị truyền thống Phật Giáo nhằm thảo luận về hiện tình, điều
quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ nội dung các tình hình đó. Nội dung
của bài này nhằm đề ra những vấn đề quan hệ hổ tương cuả môi trường,
sử dụng tài nguyên và phát triển dân số theo quan điểm Phật Giáo. Vì
Phật Giáo luôn đề nghị rằng chúng ta cần chấp nhận sự vật như chính
chúng thể hiện, không nên thêm tưởng tượng, điều thích hợp là chúng
ta nên bắt đầu tìm hiểu khái quát về hệ thống kinh tế, tiêu thụ và
dân số tác động nhau như thế nào. Khi ba vấn đề này quan hệ nhau, người
ta có thể tưởng tượng ra ba giải pháp: một dân số nhỏ vừa đủ sống
thoải mái dựa trên một cơ sở tài nguyên ổn định, tự tái tạo
được; một dân số dư thưà sống trong những điều kiện suy thoái mà
l?i khan hiếm tài nguyên; hoặc là một mô hình hiện nay với một số ít
dân sống trong trong thịnh vượng và một đại đa số đang phải sống vất
vưởng. Giải pháp đầu tiên đáng được chú tâm là điều rõ ràng. Làm
sao người ta có thể đề cao sinh sản đến độ để thích chọn giải
pháp thứ hai hon là giải pháp thứ nhất, điều này không thể hiểu được,
và mô hình hiện nay dành cho kẻ có ưu quyền đặc lợi lại không thể chấp
nhận được về mặt đạo đức Hiển nhiên, dân số là một yếu tố duy
nhất có thể giải quyết trong toàn bộ vấn đề. Nói một cách khác, khi
chúng ta nhìn ba yếu tố trong cuộc thảo luận -môi trường, dân số và
tiêu thụ- thì có hai yếu tố không thể giải quyết và một yếu tố có
thể giải quyết. Về cơ bản, không thể nào giải quyết được các sắc
dân phải sống giới hạn trong biên giới và môi trường sống của mình.Tuy
nhiên, điều này đã xảy ra, vì không có cách chọn lựa và không có sinh
hoạt nào khác tách rời khỏi môi trường sống. Về mặt đạo đức, một
sự phân phối công bình (công bình, nhưng không bằng nhau về số lượng)
về các tài nguyên cho toàn thể con người trên thế giới là điều sẽ không
có được. Trong phương thức này, khi hai yếu tố trên không giâi quyết
được, thì dân số là yếu tố còn lại có thể giải quyết. Đề nghị
cho rằng một dân số nhỏ vừa đủ để mọi người có thể tận hưởng
mức sống thoải mái mà không phí phạm tài nguyên là điều cần thiết và
mơ ước, vấn đề này khó đặt ra. Chúng ta không thể nào gia tăng diện
tích của địa cầu mà chỉ gia tăng khả năng sản xuất trong một tầm mức
giới hạn nào đó,nhưng chúng ta là một nhân chủng có thể kiểm soát
dân số.Tất cả những gì đòi hỏi là việc thực hiện mà những theo đuổi
khác phải ít nhất vừa hy sinh và vừa nhằm thoả mản nhu cầu sinh sản.
Những tôn giáo thuờng chỉ trích
tiêu thụ quá mức nhưng cũng thường khuyến khích sinh sản quá d? . Tuy
nhiên, dù tôi muốn ghi nhận những giá trị Phật Giáo đề cao tiết chế
tiêu thụ, tôi muốn nhấn mạnh đến những giá trị Phật Giáo nhằm khuyến
khích tiết chế và trách nhiệm đối với sự sinh sản nào được coi là
quan trọng.Tôi nhấn mạnh rõ những yếu tố này trong Phật Giáo, vì có
quá ít những cuộc thảo luận về các lập luận tôn giáo biện hộ cho giới
hạn sinh sản. Thí dụ một tôn giáo quan trọng có truyền thống lâu đời
trên thế giới mà các tín đồ sống một cuộc đời đấy đủ lại không
quan tâm đến sinh sản cá nhân thì thật đáng đặt thành vấn đề tìm hiểu.
Phật Giáo, dựa trên những giá trị hay trên những đường hướng chính,
không hề được cấu trúc hay giải thích như một tôn giáo khuyến khích
sinh sản. Hai tư tưởng tôn giáo thường được diện vẩn bởi hầu hết
các tôn giáo nhằm biện minh cho khuyến khích sinh sản không nằm trong giáo
lý cơ bản cuả Phật Giáo. Phật Giáo không đòi hỏi tín đồ cuả mình
phải sinh sản như một bổn phận tôn giáo. Hầu hết những nghi thức
trong Phật Giáo không coi tình dục là một điều xấu xa hay một tội lổi
cần nên tránh, trừ khi liên quan đến sinh sản, mặc dầu các nghi lể Phật
Giáo bao gồm những tiêu chuẩn liên quan đến đạo đức tình dục.Tuy
nhiên, kiểm soát sinh sản qua ngừa thai hay kiêng cử là điều hoàn toàn
có thể chấp nhận được. Bắt nguồn từ những giá trị nền tảng cuả
Phật Giáo, thì những phương cách thụ thai và sinh sản được coi như một
chọn lựa chính chắn và thoải mái hơn là tai nạn hay là bổn phận. Vì
có những đường lối độc đáo mà Phật Giáo đề cao giá trị cuộc sống
con người, nên trong đó cần phải quan niệm trẻ con cần được săn sóc
về mọi mặt từ thể xác, đến cảm xúc và tinh thần. Rất ít Phật Tử
sẽ bất đồng với lời khuyên rằng người ta phải có ít con hơn, nhờ
thế, tất cả các con sẽ được chăm sóc đầy đủ hơn, mà không làm
ki?t qu? tinh thần, vật chất, cũng như tình cảm của bậc phụ huynh, cuả
cộng đồng hay cuả địa cầu.
Ngược lại, phong trào cổ vu sinh sản
được coi như một ý thức hệ có vẻ lan tràn kh?p địa cầu; ai mà đề
nghị một cách mềm dẻo rằng sinh sản vô giới hạn không phải là một
quyền của cá nhân và có thể đưa đến hủy diệt thì họ sẽ bị chế
nhạo. Ta nên đề nghị là có luật nhân quả giữa sinh sản quá mức và
nghèo đói và phải kiểm soát điều xãy ra. Niềm tin cổ súy sinh sản có
ít nhất ba tư tưởng chủ yếu mà tất cả cần được đặt thành vấn
đề. Người ủng hộ sinh sản luôn nghĩ sinh sản là một cơ hội tốt,
trong bất cứ trường hợp nào, kể cả trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.
Theo ý kiến khác thì khuyến khích sinh sản trong một vài trường hợp d?c
bi?t là vô trách nhiệm, cần được kiểm soát nhiều hơn hổ trợ; đề
nghị này hoàn toàn không phổ cập trong giới cổ vu sinh sản. Hơn nửa, giới
cổ vu đòi hỏi rằng sinh sản là cần thiết cho nhân sinh: những người nào
tự quyết định cho mình không có con là đáng trách và phải chiụ nhiều
thiệt thòi kinh tế và xã hội. Cuối cùng, người biện hộ coi sinh sản là
một quyền cá nhân, không bị lệ thuộc vào một chính sách cuả chính quyền,
ngay cả việc họ còn lập luận sinh sản là một trách nhiệm chung, kể cả
toàn cầu. Điểm bi đát trong thuyết này là mặc dầu thặng dư dân số
có thể được cắt giảm nhanh chóng bởi những phương thức tự nguyện;
thiếu điều này, dân chúng phải chịu những biện pháp cưởng ép, gây
nhiều khổ đau - binh tật, bạo lực và nạn đói. Tuy nhiên, cũng cần phê
bình để ngăn chận những giáo điều tôn giáo khuyến khích sinh sản được
phổ biến lan rộng mà không suy xét, những biện pháp xã hội hoá, những
áp lực,những chính sách thuế khoá, những tình cảm và những gía trị tấn
công một cách vô nghiã từ khắp mọi phiá.
Trước khi bắt đầu thảo luận giáo
lý Phật Giáo như giãi pháp cần triển khai cho một nền đạo đức tiết
chế liên hệ đến sinh sản và tiêu thụ, điều quan trọng nên dừng lại
ở đây là dể nhận chân ra hai vấn đề tranh luận. Hai điểm này không
được thảo luận trong bài này, ngay cả mặc dầu những kết luận của
tôi liên hệ đến những vấn đề này sẽ thể hiện trong thảo luận về
đạo đức Phật Giáo, môi trường, tiêu thụ và sinh sản.
Vì thuyết Duyên Khởi trong Phật
Giáo, được thâm nhập cùng khắp muôn nơi, tạo nên ý nghiả, tôi thấy sẽ
không giải quyết được gì, khi quyền cá nhân có thể mở rộng đến mức
độ mà sự hành sử về các quyền này đe doạ đến những khuôn mẩu hỗ
trợ cho cuộc sống - mà cả hai vấn đề tiêu thụ và sinh sản đã đạt
tới cực điểm. Dẩu người ta có thể có cuả cải đến đâu đi nửa để
giúp họ có một mức độ tiêu thụ hay sinh sản vô chừng như họ thích,
thật khó lập luận rằng đây là một quyền cá nhân được hoàn toàn sử
dụng, bất chấp tới ảnh hưởng môi trường sống. Lập luận về quyền
và tự do cá nhân có những thu hút chống lại hệ thống xã hội độc tài
và tinh thần địa phuong quá mức. Nhưng ngày nay, lập luận và thái độ này
cố tìm cách che lấp trước nhu cầu cho sự hạn chế và tiết độ nhằm
bảo vệ cộng đồng cũng như nhân chủng.
Hơn nửa, đặc biệt trong nhu cầu
phải đối phó với những ý thức hệ và chính sách đề cao sinh sản, chúng
ta đạt tới một điểm vượt qua luật tương đối. Trong cộng đồng nhân
loại, chúng ta đã học hỏi quá chậm trể về những đặc điểm cuả quy
luật tương đối, khi nào mà nó có thể áp dụng được.Chúng ta cũng quá
nôn nóng để lên án những người khác quan điểm chúng ta. Thuyết tương
đối coi thế giới quan như một điều tốt đẹp, vì sự dị biệt trong
thế giới quan là một điều quý. Mặt khác, thuyết tương đối về những
tiêu chuẩn đạo đức căn bản đưa tới những kết quả không chấp nhận
được. Có phải thật sự chúng ta muốn nói tới một nền văn hoá mà phụ
nữ bị đối xử như là một món hàng riêng hoặc là trẻ con bị bóc lột
đây chính là văn hoá đích thực của họ Nếu người ta thật sự tin tưởng
tiêu chuẩn đạo đức chỉ tương đối và có tính cách hòa giải, thì
không thể có một giải pháp nào cho một phong trào đấu tranh nhân quyền
quốc tế, Cả hai việc tiêu thụ và sinh sản là vấn đề đạo đức
ở tầm mức cao nhất, vì những hướng dẩn các vấn đề này có ảnh hưởng
sâu đậm đến đời sống của tất cả mọi nguời. Chúng ta không thể
nào có thể để lâu hơn cho các cá nhân này tin tưởng rằng họ có quyền
sinh con nhiều tùy thích, cũng như chúng ta đã không chịu được nô lệ,
bóc lột trẻ con và đối xử với phụ nữ như một trò chơi. Một vài
giá trị tôn giáo và văn hoá có truyền thống lâu đời cũng có quan tâm
đến sự chê trách này và coi cổ vu sinh sản là một quan điểm đạo đức
không thích hợp và không thể chấp nhận trước hiện tình. Một vài tôn
giáo cần điều chỉnh lại những giáo điều của mình về sinh sản cho
phù hợp thực tại do y khoa hiện đại mang lại, tử suất đã giảm
đi đáng kể, trong khi sinh xuất thì chưa, điều này tạo ra gia tăng nguy hiểm
về dân số, khi mà tất cả mọi người đều muốn hưởng thụ ở tiêu
chuẩn cao hơn chưa từng được biết trước đây.
|
|