- QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ NỮ GIỚI –
- SO SÁNH LUẬT TỲ
KHEO VÀ TỲ KHEO NI DỰA TRÊN GIỚI BỔN
TIẾNG HOA
- Nguyên tác: Tỳ-kheo-ni
In Young Chung
Phần
VII: Chúng Học Pháp (Śaikṣa dharmā)
*******
Trong
Giới Bổn Ni , Chúng Học Pháp tụ thứ sáu trong khi đó trong Giới Bổn
Tăng đây này là tụ thứ bảy.
Theo Luật Pāli, khi vi phạm Chúng Học Pháp thì gọi là “tội ác tác.”
Bà Horner nói, Chúng Học Pháp là “các giới giúp cho cách cư xử của
Tăng Ni được hoàn thiện hơn; các giới này đề cập đến các vấn đề
liên hệ đến sự tu sửa.” Chúng Học Pháp được dịch
sang tiếng Hoa là shi cha ja lio ni fa (Thức-xoa-ca-la-ni pháp) pai chung hsueh fa (Bách Chúng Học Pháp) hoặc ying dang hsueh (ưng
đương học). Một trăm giới này của hai Giới Bổn
Tăng và Giới Bổn Ni hoàn toàn giống nhau, và đề cập chủ yếu
đến những cách ăn, mặc, ngồi, đi, thuyết giảng, v.v… một cách thích
hợp. Trong tụ này, số lượng giới và nội dung giữa các giới của Tỳ-kheo
và Tỳ-kheo-ni hoàn toàn giống nhau, do đó chúng ta thấy vai trò hàng đầu
của Tỳ-kheo trong việc thành lập các giới trong Luật Tạng thật sự có
ý nghĩa. Nhiều giới trong Luật Tạng được
thiết lập với mục đích là để cho các Tỳ-kheo phải chú tâm đến cách sống của mình,
rồi các giới này cũng đem áp dụng cho cả Tỳ-kheo-ni. Do các nguyên nhân
này mà một số người nghĩ rằng Tỳ-kheo-ni bị đối xử phân biệt trong
việc chế định giới luật. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của các Tỳ-kheo cũng như chủ đề của
các giới trong Luật Tạng gợi ý rằng các Tỳ-kheo có rất nhiều điểm lộn
xộn hơn Tỳ-kheo-ni trong cộng đồng Tăng đoàn. Không có lý do gì cho rằng
vì chư Tỳ-kheo-ni mà giới luật phát sinh và được chế định. Chúng Học
Pháp
được trình bày như dưới đây:
1.
Phải mặc nội y cho chỉnh tề.
2.
Phải mặc 5 y cho chỉnh tề.
3.
Không được đi vào nhà cư sĩ mà đắp y cuốn lại như cái vòi của con
voi .
4.
Không được vắt ngược y khi ngồi trong nhà cư sĩ.
5.
Không được quấn y phủ cổ khi đi vào nhà cư sĩ.
6.
Không được quấn y phủ cổ khi ngồi trong nhà cư sĩ.
7.
Không được trùm đầu khi đi vào nhà cư sĩ.
8.
Không được trùm đầu khi ngồi trong nhà cư sĩ.
9. Không được vừa đi vừa nhảy
vào nhà cư sĩ.
10.
Không được ngồi trong nhà cư sĩ sau khi vừa đi vừa nhảy.
11.
Không được ngồi chồm hổm trong nhà cư sĩ.
12.
Không được chống nạnh đi vào nhà cư sĩ.
13.
Không được ngồi chống nạnh trong nhà cư sĩ.
14.
Không được đi vào nhà cư sĩ mà lắc mình.
15.
Không được ngồi trong nhà cư sĩ mà lắc mình.
16.
Không được đi vào nhà cư sĩ mà quơ tay.
17.
Không được ngồi trong nhà cư sĩ mà quơ tay.
18.
Không được đi vào nhà cư sĩ mà không mặc y che kín thân mình.
19.
Không được ngồi trong nhà cư sĩ mà không mặc y che kín thân mình.
20.
Không được đi vào nhà cư sĩ mà trông bên nầy bên kia.
21.
Không được ngồi trong nhà cư sĩ mà trông bên nầy bên kia.
22.
Ði vào nhà cư sĩ phải giữ yên tịnh.
23.
Ngồi trong nhà cư sĩ phải giữ yên tịnh.
24.
Không được cười lớn tiếng khi đi vào nhà cư sĩ.
25.
Không được cười lớn tiếng khi ngồi trong nhà cư sĩ.
26.
Phải nhận thức ăn một cách trân trọng.
27.
Chỉ nhận thức ăn vừa đủ.
28.
Chỉ nhận canh vừa đủ.
29.
Hãy trộn thức ăn và cơm lại mà ăn.
30.
Hãy ăn một cách cẩn thận.
31.
Không được moi giữa bát mà ăn.
32.
Không được xin cơm và thức ăn cho chính mình, trừ khi bệnh.
33.
Không được dùng cơm che khuất thức ăn để mong được thêm nữa.
34.
Không được nhìn liếc bát người khác mà sanh tâm ganh ghét.
35.
Hãy nên ăn một cách có chú tâm.
36.
Không được ăn miếng quá lớn.
37.
Không được há miệng lớn mà bỏ thức ăn vào miệng.
38.
Không được đang ngậm thức ăn mà nói chuyện.
39.
Không được thảy cơm vào miệng.
40.
Không được để cơm rơi rớt khi ăn.
41.
Không được ăn nhiều cho trám vàm má.
42.
Không được nhai thức ăn có tiếng.
43.
Không được húp canh có tiếng.
44.
Không được lấy lưỡi liếm tô đựng thức ăn.
45.
Không được rảy tay khi ăn.
46.
Không được nhặt thức ăn rơi mà ăn.
47.
Không được cầm bát khi tay dơ bẩn.
48.
Không được đổ nước rửa bát còn thức ăn ra đất.
49.
Không được đại tiểu tiện, khạc nhổ trên cỏ, trừ khi bệnh.
50.
Không được đại tiểu tiện, khạc nhổ trong nước, trừ khi bệnh.
51.
Không được đứng mà đại tiểu tiện, trừ khi bệnh.
52.
Không được nói pháp cho người mặc áo ngược, trừ trường hợp bệnh.
53.
Không được nói pháp cho người quấn áo lên cổ, trừ trường hợp bệnh.
54.
Không được nói pháp cho người che đầu, trừ trường hợp bệnh.
55.
Không được nói pháp cho người trùm đầu, trừ trường hợp bệnh.
56.
Không được nói pháp cho người chắp tay sau lưng hoặc chống nạnh, trừ
trường hợp bệnh.
57.
Không được nói pháp cho người mang giày, trừ trường hợp bệnh.
58.
Không được nói pháp cho người mang guốc, trừ trường hợp bệnh.
59.
Không được nói pháp cho người ngồi trên xe, trừ trường hợp bệnh.
60.
Không được ngủ tại tháp thờ Phật, trừ khi canh giữ.
61.
Không được cất đồ quý tại tháp thờ Phật.
62.
Không được mang dép vào tháp thờ Phật.
63.
Không được xách dép vào tháp thờ Phật.
64.
Không được mang dép đi xung quanh tháp thờ Phật.
65.
Không được mang giày ống cao vào tháp thờ Phật.
66.
Không được xách giày ống cao vào tháp thờ Phật.
67.
Không được ngồi ăn dưới tháp thờ Phật mà bỏ đồ dơ.
68.
Không được khiêng xác chết ngang qua tháp thờ Phật.
69.
Không được chôn xác chết dưới tháp thờ Phật.
70.
Không được thiêu xác chết gần tháp thờ Phật.
71.
Không được thiêu xác chết trong khu
có tháp thờ Phật.
72.
Không được thiêu xác chết xung quanh bốn phía tháp thờ Phật.
73.
Không được mang đồ dùng của người chết ngang qua tháp thờ Phật.
74.
Không được đại tiểu tiện dưới tháp thờ Phật.
75.
Không được đại tiểu tiện trước tháp thờ Phật.
76.
Không được đại tiểu tiện xung quanh bốn phía tháp thờ Phật.
77.
Không được đi đại tiểu tiện mà mang theo hình Phật.
78.
Không được đánh răng dưới tháp thờ Phật.
79. Không được đánh răng trước tháp thờ
Phật.
80.
Không được đánh răng xung quanh bốn phía tháp thờ Phật.
81. Không được hỉ mũi khạc nhổ dưới tháp
thờ Phật.
82.
Không được hỉ mũi khạc nhổ trước tháp thờ Phật.
83.
Không được hỉ mũi khạc nhổ xung quanh bốn phía tháp thờ Phật.
84.
Không được ngồi duỗi chân về phía tháp thờ Phật.
85.
Không được thờ Phật ở tầng dưới mình đang ở.
86.
Không được nói pháp cho người ngồi mà mình đứng, trừ
trường hợp bệnh.
87.
Không được nói pháp cho người nằm, trừ trường hợp bệnh.
88.
Không được nói pháp cho người ngồi chỗ thích hợp
mà mình ngồi chỗ không thích hợp, trừ trường hợp bệnh.
89.
Không được nói pháp cho người ngồi chỗ cao mà mình ngồi chỗ thấp, trừ
trường hợp bệnh.
90.
Không được nói pháp cho người đi trước mà mình đi sau, trừ trường hợp
bệnh.
91.
Không được nói pháp cho người đi chỗ cao mà mình đi chỗ thấp, trừ
trường hợp bệnh.
92.
Không được nói pháp cho người đi giữa mà mình đi bên, trừ trường hợp
bệnh.
93.
Không được cầm tay người khác mà đi.
94.
Không được trèo lên cây cao quá đầu, trừ khi có việc.
95.
Không được treo bát nơi đầu cây gậy.
96.
Không được nói pháp cho người cầm gậy.
97.
Không được nói pháp cho người cầm vũ khí.
98.
Không được nói pháp cho người cầm gươm.
99. Không được nói pháp cho người cầm dao.
100.
Không được nói pháp cho người cầm dù, trừ trường hợp bệnh.
Ji-kwan
Lee nói, những giới này được chia làm 10 phần: phần thứ nhất (1 - 2) đề
cập cách mặc y phục; phần thứ hai (3 – 25) nói về cách vào nhà cư sĩ;
phần thứ ba (26 - 46): cách ăn uống; phần thứ tư (47 - 48): cách cầm bình
bát; thứ năm (49 - 51): về đại tiểu tiện; thứ sáu (52 - 59): cách thuyết
pháp; thứ bảy (60 - 85): cách thờ cúng chùa tháp; thứ tám (86 - 92): cách
thuyết pháp; thứ chín (93 - 95): cách đi trên đường và trèo cây; thứ mười
(96 - 100): cách thuyết pháp.
W.
Pachow nói: “Chúng học pháp không xếp vào bất cứ một loại tội nào,
vì chúng không bị bắt tội hay bị hình phạt cho các loại vi phạm này. Một
Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni vi phạm một trong các giới này không xem như là một
tội phạm mà chỉ là một cách ứng xử không tốt mà thôi.”
Một
số người đọc Luật liền nghĩ rằng đức Phật đối xử phân biệt đối
với Tỳ-kheo-ni, vì các giới trong Luật Tạng được chế định dường
như chủ yếu là do Tỳ-kheo, và nhiều điều luật áp dụng cho Tỳ-kheo-ni
được lấy từ Tỳ-kheo. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn chế định giới
luật, chư Tỳ-kheo đóng vai trò hàng đầu cho các chủ đề như đã đề cập,
điều này chỉ chứng minh các Tỳ-kheo có nhiều điểm sai sót hơn Tỳ-kheo-ni.
Tất
cả 100 giới trong phần này được chế định ra là do Lục quần Tỳ-kheo
vi phạm.
Điều này giúp chúng ta hiểu biết đúng đắn hơn về vai trò hàng đầu của
các Tỳ-kheo khi chúng ta xét đến nguyên nhân chế định các giới, cũng
như khi khảo sát về cấu trúc và nội dung các giới trong Luật Tạng.
Khi vị Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni làm một việc gì sai trái, đức Phật hỏi lại
vị ấy có phạm như vậy hay không rồi đức Phật mới chế định giới
chung cho các Tỳ-kheo liên hệ đến lỗi lầm đó. Giới này cũng được mở
rộng để áp dụng cho Tỳ-kheo-ni, nhưng chỉ là vấn đề hình thức.
Kabilsingh nói, đã lâu không ai chú ý đến những người thường gây rắc
rối trong Tăng đoàn. Khi nghiên cứu về các người gây rắc rối trong hai
bộ Tăng Ni, chúng ta có thể rút ra vài điểm độc đáo là trong Tăng đoàn
có nhiều người gây rắc rối hơn là bên Ni đoàn.
Việc chế định các giới trong Luật Tạng là để ngăn chặn các việc
làm sai trái, đặc biệt là đối với nhóm Lục quần Tỳ-kheo.
“Lúc
bấy giờ đức Thế Tôn đang ở tại Tịnh Xá của ông Cấp Cô Ðộc (Anāthapiṅdika),
trong vườn cây của Thái tử Kỳ-đà (Jeta), thuộc Sāvatthī. Bấy giờ Lục
quần Tỳ-kheo mặc nội y rủ xuống trước sau…Đức Thế Tôn quở trách,
nói rằng: “Này các người vô trí, sao các ngươi mặc nội y rủ xuống
trước sau như thế ? Không nên như vậy, này các người vô trí, vì điều
đó sẽ làm không vui lòng những người không quen biết, không thích hợp
cho những người ấy, như vậy này các Tỳ-kheo, giới này được tuân giữ.”
“Lúc
bấy giờ Lục quần Tỳ-kheo mặc y trên rủ xuống trước sau…Bất cứ ai
mặc y trung không trang nghiêm, rủ xuống
trước sau thì phạm tội ác tác.”
“Lúc
bấy giờ Lục quần Tỳ-kheo mặc y không che kín thân, họ đi vào nhà …Bất
cứ ai không chỉnh tề mặc y không che kín người mà đi vào làng mạc (hoặc
ngồi trong làng mạc), thì phạm tội ác tác.”
Cách thành lập các giới trong Luật tạng như
đã được minh chứng trên cho chúng ta thấy rằng đức Phật đã nỗ lực
hết sức mình để hoàn thiện cho chư Tỳ-kheo, và không có một chứng cứ
nào để chứng minh cách đối xử phân biệt đối với Tỳ-kheo-ni nói
riêng, hoặc đối với phụ nữ nói chung.
Giới thiệu | 1 | 2
| 3 | 4
| 5 | 6
| 7 | 8
| 9 | Lời người
dịch