- QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ NỮ GIỚI –
- SO SÁNH LUẬT TỲ
KHEO VÀ TỲ KHEO NI DỰA TRÊN GIỚI BỔN
TIẾNG HOA
- Nguyên tác: Tỳ-kheo-ni
In Young Chung
Phần
VIII: Diệt Tránh Pháp (Adhikaraṇ-Śamatha
dharmā)
*******
Tụ
cuối cùng của Giới Bổn Tăng và Giới Bổn Ni là Diệt Tránh Pháp hay “cách giải quyết
vấn đề hợp lý”.
Diệt Tránh Pháp được dịch sang tiếng Hoa là mie cheng fa (Diệt Tránh Pháp) có nghĩa là “hóa giải
các vấn đề tranh cãi.” Trong cả hai Giới Bổn Tăng và Giới Bổn
Ni, phần Diệt Tránh Pháp có số lượng và nội dung giống nhau. Phần
này đưa ra 7 cách giải quyết khác nhau trong mọi hình thức sinh hoạt, kỷ
luật của cộng đồng tu sĩ. Trong các điều luật này, chúng ta thấy cả
hai bộ Tăng Ni sử dụng các quy luật hoàn
toàn giống nhau để hóa giải các vấn đề tranh cãi của các thành viên
trong Tăng đoàn. Diệt Tránh Pháp được trình bày như
dưới đây:
1.
Giải quyết vấn đề phải có mặt của người phạm tội.
2.
Giải quyết vấn đề phải dựa trên điều nhớ lại của người phạm tội.
3.
Giải quyết vấn đề trong thời gian người phạm tội không bị bệnh tâm
thần.
4.
Giải quyết bằng cách bảo người phạm tội phải sám-hối.
5.
Giải quyết vấn đề bằng cách quán sát bản chất đặc biệt của Tỳ-kheo
hoặc Tỳ-kheo-ni bị kết tội.
6.
Giải quyết bằng cách lấy đầu phiếu của số đông.
7.
Giải quyết bằng cách bỏ qua việc tranh cãi như cỏ mọc phủ trên đất.
Khi
tranh cãi xảy ra trong Tăng đoàn, nó được giải quyết theo 7 điều luật
này. Theo Ji-kwan Lee, có 4 loại tranh cãi. Việc tranh cãi xuất hiện do vấn
đề tranh luận giáo pháp hay giới luật cần có một quyết định rõ ràng
đúng hay sai. Việc tranh cãi xuất hiện trong việc khiển trách về ý tưởng,
đạo đức, tính nết, phẩm hạnh hay lối sống của một vị Tỳ-kheo hay
Tỳ-kheo-ni. Việc tranh cãi xuất hiện là do buộc tội đối với một Tỳ-kheo
hoặc Tỳ-kheo-ni, tội đó phải được xác định là hợp lý hay không hợp
lý và tội đó thuộc tội nặng hay nhẹ. Việc tranh cãi phát sinh có liên
hệ đến sự thống nhất các thủ tục yết-ma trong Tăng đoàn.
Diệt
Tránh Pháp trình bày một hệ thống để giải quyết mọi tranh chấp cả
hai bộ Tăng Ni. Vì những điều khoản
này không phải là các giới liên hệ đến bản chất các tội nên không
có hình phạt nào khi vi phạm phần Diệt Tránh Pháp này.
Tôi tin rằng đức Phật đã nhìn thấy tiềm lực của nam giới và nữ giới
tương đương với nhau, nên trong phần Diệt Tránh Pháp này Ngài đã quy định
cách giải quyết tranh chấp của Ni
đoàn giống như Tăng đoàn.
Giới thiệu | 1 | 2
| 3 | 4
| 5 | 6
| 7 |
8 | 9 | Lời
người dịch