- Tứ diệu đế
- HT. Thích Thiện Hoa
(Trích Phật Học Phổ Thông)
Phần II: KHỔ
ĐẾ (Dukkha)
- A. MỞ ĐỀ
Có một số người cho rằng đời
là một bữa tiệc dài, không hưởng thụ cũng uổng. Do đó, họ không để
lỡ một dịp nào có thể đem lại cho họ những khoái lạc vật chất.
Nhưng họ không ngờ rằng những
khoái lạc ấy điều là giả dối, lừa phỉnh, chẳng khác gì cái khoái lạc
mong manh của người khát mà uống nước mặn, càng uống lại càng khát;
và cổ họng, sau cái phút uống vào, lại thêm đắng chát.
Khế kinh có câu: "Nước mắt
chúng sinh nhiều hơn nước biển". Thật thế ! Cõi đời không vui,
cõi đời toàn là khổ. Những nỗi vui, nếu có, cũng chỉ là tạm bợ,
hào nhoáng như một lớp sưon bên ngoài mà thôi; chứ bản chất của cõi
đời là đau khổ. Cõi đời là một biển đầy mồ hôi và nước mắt,
trong ấy chúng sinh đang bơi lội, hụt lặn, chìm nổi, trôi lăn. Đó là sự
thật. Nhưng sự thật ấy, không ai nhìn thấy một cách tường tận và
nói lên một cách rõ ràng như đức Phật đã nói trong khổ đế, phần thứ
nhứt của Tứ Diệu Đế.
- B. CHÁNH ĐỀ
- I. ĐỊNH NGHĨA CHŨ KHỔ ĐẾ (DUKKHA)
Khổ đế do chữ Dukkha mà ra.
"DU", nghĩa là khó; "KKHA" là chịu đựng, khó kham nhẫn.
Dukkha nghĩa là đắng; nghĩa rộng là những cái gì làm cho mình khó chịu,
mình đau đớn như: ốm đau, đói khát, buồn rầu, sợ hãi v.v..
"ĐẾ" là một sự thật vững
chắc, đúng đắn, hoàn toàn, cao hơn cả.
Khổ đế, là sự thật đúng đắn
vững chắc cao hơn cả về sự khổ ở thế gian. Sự thật nầy nó rõ
ràng, minh bạch không ai có thể chối cãi được.
Dưới đây, chúng ta hãy nghe đức
Phật giải bày một cách tường tận, sâu sắc, tỉ mỉ về sự khổ của
thế gian.
II. LUẬN VỀ SỰ KHỔ
CỦA THẾ GIAN
Kẻ cho hết cả sự khổ ở thế
gian, thì không bao giờ cùng. Song căn cứ theo kinh Phật, có thể phân loại
ra làm ba thứ khổ (tam khổ) hay tám thứ khổ (bát khổ).
1. Ba khổ: Ba thứ khổ là: khổ
khổ, hoại khổ và hành khổ.
a) Khổ khổ. Cái khổ chồng
chất lên cái khổ, bản thân đã là khổ, mà hoàn cảnh chung quanh lại đè
lên bao cái khổ khác: đó là "Khổ khổ"
Thật thế, mỗi một chúng sanh, tự
mình đã là nạn nhân của bao nhiêu cái khổ, cái xấu xa; thân thể là một
bầu thịt xương dưo bẩn, nếu một vài ngày, không săn sóc, rửa ráy,
thì thối tha không thể chịu đựng được. Hơn nữa, cái thân ấy cũng không
bền chắn, mà trái lại rất mong manh: khát nước độ ba ngày, ngạt thở
độ năm phút, đứt một mạch máu, bị nhiễm một số vi trùng độc...thế
là mạng vong.
lại trên cái khổ sống chết bất
ngờ mà con người không làm chủ được, còn nhiều cái khổ khác nữa chất
chồng, không sao tránh khỏi được như: bệnh tật, đói khát, bão lụt, hỏa
hoạn, chiến tranh, áp bức, sưu cao thuế nặng v.v...Vì thế nên gọi là
"khổ khổ".
b) Hoại khổ. Trong Khế kinh
chép: "Phàm vật có hình tướng đều phải bị hoại diệt". Thực
thế, vạn b\vật trong vũ trụ đều bị luật vô thường chi phối, không tồn
tại mãi được. Cứng rắn như sắt đá, lâu năm cũng mục nát; to lớn như
trái đất, mặt trăng, mặt trờ lâu ngày cũng tan rã. Yếu ớt, nhỏ nhen
như thân người, thì mạng sống lại càng ngắn ngủi, phù du ! Cái búa
tàn ác của thời gian đạp phá tất cả; mỗi phút mỗi giây ta sống, cũng
là mỗi phút mỗi giây ta đang bị hủy hoại. Và dù ta có sức mạnh bao
nhiêu, quyền thế bao nhiêu, giàu có bao nhiêu cũng không thể cản ngăn, chống
đỡ không cho thời gian hủy diệt đời ta. ta hoàn toàn bất lực trước
thời gian. Thật là khổ sở, tủi nhục, đớn đau !.
c) hành khổ. Về phương diện
vật chất, ta bị ngoại cảnh, thời gian chi phối, phá hoại; còn về phương
diện tinh thán, ta cũng không hề tự chủ, yên ổn, tự do được. tâm hồn
ta thường bị dục vọng dằn vặt, lôi kéo, thúc đẩy từng phút từng
giây. tư tưởng ta cũng luôn luôn biến chuyển nhảy vọt lăng xăng từ
chuyện này sang chuyện khác, như con ngựa không cương, như con vượn chuyền
cây, không bao giờ dừng nghỉ. Thật là đúng như lời Phật dạy: "tâm
viên, ý mã".
Nếu xét sâu xa hơn nữa, ta sẽ thấy
tâm hồn ta còn bị cái phần bên trong kín sâu, nằm dưới ý thức, là phần
tiềm thức chi phối, sai sử một cách vô cùng mãnh liệt trong mỗi ý nghĩ,
cử chỉ hành động của chúng ta. ta giận, ta thương, ta ghét, ta muốn thứ
này, ta thích thứ kia, phần nhiều là do tiềm thức ta sai sử, ra mệnh lệnh.
Nói tóm lại, ta không được tự
do, ta bị chi phối bởi những ý tưởng, dục vọng, tiềm thức, và luôn
luôn chịu mệnh lệnh của chúng. Đó là "Hành khổ".
2. Tám khổ: nếu chúng ta
phân tích tỉ mỉ hơn, thì cái khổ của thế gian có thể chia ra làm tám
loại. tám loại này tựu trung cũngk ngoài ba khổ kia.
Tám loại khổ: sanh khổ, lão khổ,bệnh
khổ,tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ,
ngũ ấm xí thạnh khổ. Dưới đây chúng ta hãy nói rõ về tám nỗi khổ
ấy.
a) Sanh khổ: Sự sanh sống của
con người có hai phần khổ: Khổ trong lúc sanh, khổ trong đời sống.
Khổ trong lúc sanh. Người
sanh và kẻ bị sanh đều khổ cả. Khi người mẹ mới có thai là đã bắt
đầu biếng ăn, mất ngủ, nôn ọe, dả dượi, bất thần...Thai mỗi ngày
mỗi lớn, thì người mẹ mỗi ngày mỗi mệt mỏi, nặng nề, đi đứng khó
khăn, làm lụng chậm chạp. Đến khi gần sanh, sự đau đớn của người mẹ
không sao nói xiết. Dầu được thuận thai đi nữa, mẹ cũng phải chịu
dơ uế nhiều ngày, yếu đuối nhiều tháng, vì tinh huyết hao mòn, ngũ tạng
suy kém. Còn rủi bị nghịc thai, thì mẹ phải bị mổ xẻ, đau đớn nhiều
nữa. Có khi sau một lần sinh bị giải phẩu, mẹ phải chịu tật suốt đời.
Còn con, từ khi mới đầu thai cho
đến lúc chào đời, cũng phải chịu nhiều điều khổ sdở. Trải qua chín
tháng mười ngày, con bị giam hãm trong khoảng tối tăm, chật hẹp, còn hơn
cả lao tù ! Mẹ đói cơm, khát nước, thì con ở trong thai bào lỏng bỏng
như bong bóng phập phều. mẹ ăn no thì con bị ép như bồng bột bị đè dưới
thớt cối, khó bề cựa quậy. Đến kỳ sanh sản, thân con phải chen qua chỗ
chật hẹp như bị đá ép bốn bể, nên khi vừa thoát ra ngoài, liền cất
tiếng khóc vang: "khổ a ! Khổ a !". Thật đúng như hai câu thơ của
Ôn Như Hầu:
- "Thảo nào lúc mới chôn nhau
- Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra !"
Khổ trong đời sống. Về
phương diện vật chất, hay tinh thần, đời sống đều có nhiều điều khổ
sở.
Về vật chất, con người đòi hỏi
những nhu cầu thiết yếu như món ăn, thức uống, đồ mặc, nhà ở, thuốc
men. Muốn có những nhu cầu ấy, con người phải cần lao kham khổ, đổ mồi
hôi, sôi nước mắt, mới mua được chén gạo, bát cơm, manh quần, tấm
áo. Về nhà ở, thì có khi suốt đời vất vả làm lụng, vẫn không đủ
sức tạo được một ngôi nhà nho nhỏ.
Nhưng chẳng phải đợi đến cảnh
đói khát mới gọi khổ; ăn uống thất thường, thiếu thốn cũng đã là
khổ rồi. Chẳng đợi phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, hay ăn lông
ở lỗ mới gọi là khổ; áo quần không đủ ấm, nhà cửa không che được
nắng mưa, cũng đã là khổ rồi. Nhưng nào phải chỉ có những người nghèo
hèn mới khổ đâu? Người giàu có cũng cứ khổ như thường: muốn có tiền,
tất phải thức khuya dậy sớm, buôn tảo bán tần, đầu tắt mặt tối
trong công việc, đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có được, chứ đâu phải
tiền bạc ở trên hư không rơi xuống cho đâu ! Đó là còn chưa nói dến
những nỗi khổ vật chất bất thường khác nữa mà không ai có thể
tránh khỏi được.
Về phương diện tinh thần, đời
người cũng có nhiều đièu kổ nhục, có nhiều khi còn đau khổ hơn cả
những thiếu thốn vật chất. Không nói gì nhiều, chỉ xin đơn cử ở đây
một thí dụ về nỗi khổ trong sự học hỏi.
Muốn tìm lẽ phải, chơn lý, đạo
đức, tất phải gia công học hỏi nhiều năm cả về phương diện lý thuyết
lẫn thực nghiệm. về lý thuyết ta học trong sách vở với thầy với bạn
hay tự học. Về thực nghiệm ta cũng gặp lắm điều khổ sở, khó khăn.
Như học lý thuyết với thầy ở trường, lắm khi gặp bài khó, lại thêm
thầy giảng dạy quá cao, học trò không thu nhận được gì hết, thế là
người giận kẻ buồnm khổ tâm quá ! Còn tự học ở nhà với quyển
sách trơn, có lúc gặp đoạn văn mắc mỏ, lại không đủ tài liệu tra cứu
thêm, bị bít lối ra, rồi khởi tâm tức giận buồn phiền, cũng là khổ.
Về sự học thực nghiệm ở đời, lắm khi cũng phải trả một giá rất
đắc. ta sẽ bị người này phỉnh gạt, người kia áp bức, kẻ nọ oán
thù, kẻ kia khinh bỉ...bao nhiêu hạng người là bấy nhiêu tâm tánh. Và hiểu
đời được một phần nào là ta đã phải chịu đựng biết bao nhục nhã,
khổ đau.
Tóm lại, về vật chất hay tinh thầnh,
sự sống mang theo nhiều cái khổ. Sanh khổ là thế.
b) Lão khổ. Ca dao có câu:
- "Già nua là cảnh cảnh điêu tàn
- Cây già cây cỗi, người già người si".
Con người đến lúc già, thân
thể hao mòn, tinh thần suy kém, nên khổ thể xác lẫn tinh thần.
Khổ thể xác. Càng già, khí
huyết càng hao mòn. Bên trong, ngũ tạng, lục phủ càng ngày càng mỏi mệt,
hoạt động một cách yếu ớt; bên ngoài các giác quan dần dần hư hoại,
như mắt mờ, tai điếc, mũi nghẹt, lưỡi đớ, tay chân run rẩy, đi đứng
khó khăn, việc gì cũng nhờ vả kẻ khác.
Đã vậy, mỗi khi thời tiết xoay
trở thì cảm nhiễm theoi khí hậu mà đau, như trời mới nắng thì đã sốt,
trời mới mưa thì đã rét v.v.. không chút gì gọi là vui thú cả !
Khổ tinh thần. Người xưa có
nói: "Đa thọ, đa nhục". Thật thế, tuổi nhiều, nhục lắm
! Càng già thân thể càng suy kém thì trí tuệ cũng càng lu mờ. Do đó, sanh
ra lẫn lộn, quên trước, nhớ sau, hành động như kẻ ngây dại: ăn dơ, uống
bẩn; nói năng giống người mất trí; ăn rồi bảo chưa ăn, chưa ăn bảo
ăn rồi; có khi lại còn chửi bới, nói nhảm nhí làm trò cười cho lũ trẻ.
Thật đúng là "Lão khổ".
c) Bệnh khổ. hành hạ xác
thân con người, làm cho nó khổt sở không gì hơn là cái đau ! Đã đau, bất
luận là đau gì, từ cái đau lătk vặt như đau răng, nhức đầu, đến cái
đau trầm trọng như phung, lao v.v...đều làm cho con người phải rên xiết,
khổ sở, khó chịu. Nhất là những bệnh trầm kh (lâu ngày khó chữa),
thì lại càng hành hạ xác thân, đắng cơm, nghẹ nước, cầu sống không
được, cầu chết cũng không, oan oan ương ương, thật là khổ não.
Thân đã đau, mà tiền lại hết.
Có nhiều người sau một ậnnn đau, chỉ còn hai bàn tay trắng ! Cho nên ngạn
ngữ có câu: "Không đau làm giàu biết mấy".
Ngoài ra, bệnh tật lại còn làm
cho lục thân quýet thuộc buồn rầu, lo sưọ. Mỗi lần trong nhà có người
đau, thì cả gia quyến đều rộn rịp, băn khoăn ngồi đứng không yên,
quên ăn quên ngủ, boếng nói, biếng cười, bỏ công ăn việc làm. thật
đúng là "Bệnh khổ".
d) Tử khổ. Trong bốn hiện tượng
của vô thường; sanh, già, bệnh, chết thì "chết" là cái làm cho
chúng sanh kinh hãi nhất. Con người sợ chết đến đổi ở trong hoàn cảnh
sống thừa, đang slẽ không nên sống làm gì nữa, thế mà nghe nói đến cái
chết, cũng sợ không dám nghĩ đến. Những người xấu số bị bịnh nan y
như ung thư, bịnh hũi, sống thêm một ngày là khổ thêm một ngày, thế
mà những người bạc phước ấy cũng vẫn muốn sống mà thôi.
Cái chết làm khổ con người như
thế nào mà ai cũng sưọ hãi thế?
Về thân xác. Có mục kích một
người bệnh khi hấp hối bị hành xác rồi mới biết cái chết là đáng
sợ. người sắp chết, mệt ngột không ngằn, trợ mắt, méo miệng, giựt
gân chuyển cốt, uốn mình, giăng tay, bẻ chân...Trong lúc ấy tai hết nghe,
mắt hết thấy, mũi hết thở, miệng hết nói. Rờ thử vào người chết,
thì thấy lạnh ngắt như đồng, thân cứng đơ như gỗ. xác chết dần dần
sình lên, trong rát ghê tởm; nếu để lâu ngày lại nứt ra, chảy nước
tanh hôi khó chịu vô cùng.
Về tinh thần. Khi sắp chết,
tâm thần rối loạn, sợ hãi vô cùng: phần xót thương cha mẹ, vợ chồng,
anh em, con cái từ đây đoạn tuyệt, phần lo mình một thân cô quạnh, bước
sang thế giới mịt mù xa lạ. Thật không còn gì đau khổ bằng phút chia
ly vĩnh viễn này !
Tóm lại, cái chết làm cho thân thể
tan rã, thần thức theo nghiệp dẫn đi thọ sanh ở một cõi nào chưa rõ.
Thật là "tử khổ".
e) Ái biệt ly khổ. Trong cái
tình yêu thương giữa vợ chồng, con cái, anh em đang mặn nồng, thắm thiết
mà bị chia ly, thì thật không có gì đau đớn hơn. Sự chia ly có hai loại:
sanh ly và tử biệt.
Sanh ly khổ. Một gia đình
đang sống trong cảnh đàm ấm vui vầy, bỗng bì hoàn cảnh bắt buộc, hay
vì một tai họa thình lình xảy đến, như giặc giã, bão lụt...làm cho mỗi
người bơ vơ thất lạc mỗi nơi: kẻ đầu này trông đợi, người gốc
kia nhớ chờ. thật đau lòng xót dạ ! Người đời thường nói: "Thà
lìa tử, chứ ai nỡ lìa sanh?". Đó là cái khổ của "Sanh ly".
Tử biệt khổ. Nhưng mặc dù
xã cách nhau người sống còn có ngày gặp gỡ; chứ chết rồi bao thuở
được vum vầy? Vì vậy, đứng trớc cảnh chết, là một sự biệt ly vĩnh
viễn, con người không ai là chằng khổ đau. Do đó, lâm phải cảnh tử biệt
này, có người đã xót thương rầu rĩ đến quên ăn, bỏ ngủ, có người
đau đớn, tuyệt vọng đến nỗi toan chết theo người quá cố. Đó là
cái khổ của "tử biệt".
g) Cầu bất đắc khổ (thất vọng).
Người ta ở đời, hễ hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lắm. Bất
luận trong một vấn đề gì, số người được toại nguyện thìd quá hiếm
hoi, mà kẻ thất bại bất như ý, thì không sao kể xiết. Muốn được kết
quả tốt đẹp, người ta phải vận dụng không biết bao nhiêu năng lực,
lao tâm, tổn trí, mất ăn, bỏ ngủ, chỉ mong sao cho chóng đến ngày thành
công. Thế rồi, chẳng may những điều thành công. thế rôùi, chẳng may những
điều mong ước ấy không thành, sự đau khổ không biết đâu là bờ bến.
Dưới đay, xin nêu lên vài thí dụ về những thất vọng mà ng đời thường
gặp nhiều nhất.
Thất vọng vì công danh. Trong
đời, danh vọng thường là một miếng mồi ngon mà phần đông người đời
ưa thích. Nhưng miếng mồi ấy, phải đâu dễ giành giật được? Không
nói gì đến những kẻ nhảy dù, muốn làm quan tắt, nên phần nhiều hay
thất bại, chỉ nói đến trường hợp những kẻ mong cầu danh vọng một
cách chánh đáng, bằng nănglực, tài trí, học hỏi của mình. Đối với
những hạnh người này, cũng phải nếm bao mùi thất bại, cuối cùng may
ra mới được thành công. Thật đúng như lời Ôn Như Hầu Nguyễn gia Thiều
đã nói:
- "Gót danh lợi, bùn pha sắc xám
- Mặt phong trầng nắng nám mùi dâu !"
Thất vọng vì phú quý. Số người
thất vọng vì công anh đã nhiều. Nhưng sô sn thất vọng vì phú quý cũng
không phải ít. Muốn cho mau giàu, nhiều người tìm mưu này chước nọ để
lừa phỉnh người ta; nhưng rồi mưu gian chước lận đỗ bể ra, tài sản
bị tịch thu, bản thân bị tù tội, gia quyến bị nhục nhã theo, thực là
khổ !
Thất vọng vì tình duyên. Tình
duyên cũng là một điều làm cho bao người phải điêu đứng, khổ sở.
Trong trường tình ái, thử hỏi đã mấy ai được toại nguyện? Nhan nhãn
trên báo chí hằng ngày, những câu chuyện tình duyên trắc trở đưa đến
sự quyên sinh, thật không sao kể xiết. Đấy là "Cầu bất đắc khổ".
h) Oán tắng hội khổ. Con người
ở trong cảnh thương yêu, chẳng ai muốn chia ly; cũng như ở trong cảnh hờn
ghét, chẳng ai mong gặp gỡ. Nhưng oái oăm thay ! Ở đời khi mong muốn được
hội ngộ, lại phải chia ly; cũng như khi mong ước được xa lìa, lại phải
sống chung đụng nhau hằng ngày ! Cái khổ phải biệt ly đối với hai người
thương yêu nhau như thế nào, thì cái khổi phải hội ngộ đối với hai
người ghét nhau cũng như thế ấy.
Người ta thường nói: "Thấy
mặt kẻ thù, như kim đâm vào mắt; ở chung với người nghịch, như nếm
mật, nằm gai".
Chưa nói đến trường hợp những
người xa lạ, ngay trong gia đình bà con quyến thuộc, giữa vợ chồng, anh
em, khi vì một lý do gì đó, sanh ra bất hòa với nhau, cũng đủ khó chịu
rồi. Muốn lánh mặt nhau, mà mỗi khi đi ra đi vào lại phải gặp nhau mãi
! Quyết không nói chuyện với nhau, mà nhiều khi bắt buộc nín không được,
phải nói ra với sự ngượng ngùng. Định tuyệt giao hẳn, ngặt vì còn phải
ăn chung ở lộn một nhà, dầu cố sắc trốn tránh, song lắm lúc cũng phải
giao thiệp lấy lệ. Thật là khổ. Đấy là bà con cật ruột, có tình cốt
nhục, có nghĩa đồng bào, mà sự hờn ghét còn thúc đẩy con người hết
muón thân mến, không mong gặp gỡ nhau thay ! Huống chi đối với người
dưng, nước lã, khác giống, khác nòi, một khi đã thù ghét nhau rồi mà phải
sống bên cạnh nhau thì thế nào cũng có một ngày xảy ra đại họa. Đó
là ý nghĩa của "Oán tắng hội khổ".
i) Ngũ ấm xí thạnh khổ. Cái
thân tứ đại của con người cũng gọi là thân ngũ ấm (năm món che đậy):
sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm. Với cái thân ngũ
ấm ấy, con người phải chịu không biết bao nhiêu là điều khổ. Giữa
ngũ ấm ấy luôn luôn có sự xung đột, mâu thuẫn, chi phối lẫn nhau. Vì
sự xung đọt, mâu thuẫn ấy, nên cái thân con người mới chịu những cái
khổi sau đây:
Bị luật vô thường chi phối không
ngừng, từ trẻ đến già, từ mạnh đến ốm, từ đau đến chết, luôn
luôn làm cho con người phải lo sợ, buồn phiền.
Bị thất tình, lục dục lôi cuốn,
làm cho con người phải đắm nhiểm sáu trần, phải khổ lụy thân tâm.
Bị vọng thức điên đảo chấp
trước, nên con người nhận thất một cách sai lầm: có ta, có người, còn
mất, khôn dại, có không, và sanh ra rầu lo, khổ não.
AṠlà "Ngũ ấm xí thạnh khổ."
III. ĐỨC PHẬT NÊU
RÕ NHỮNG NỖI KHỔ ẤY ĐỂ LÀM GÌ?
Có người sẽ băn khoăn, thắc mắc
tự hỏi: Đức Phật nêu lên một cách rốt ráo những nỗi khổ của thế
gian để làm gì? Cuộc đời đã đau khổ như thế, thì nên che giấu bớt
đi chừng nào hay chừng ấy, chứ sao lại lột trần nó ra làm gì cho người
ta càng thêm đau khổ? Ta cố gắng tạo nên một ảo tưởng tốt đẹp về
cuộc đời để sống an ổn trong ấy, có hơn không? Đứa trẻ nít sống một
cách hòn nhiên, yên ổn trong hạnh phúc, vì nó không biết đến những nỗi
đau khổ, xấu xa của cuộc đời. Tại sao ta lại không cố bắt chước
như chúng, đừng tìm biết gì cả về những sự xấu xa, khổ sở của
cõi đời, để sống một cuộc sống có hạnh phúc hơn? Đức Phật là một
đấng thường được gọi là đấng từ bi, sao lại làm một vịwc nhẫn
tâm như thế?
Những câu hỏi thắc mắc trên, mới
nghe thì hình như có lý, nhưng nếu suy xét một cách rốt ráo, sẽ thấy
chúng là nông cạn. Đức Phật không nhẫn tâm khi nêu lên những nỗi khổ
căn bản của cõi đời; chính là vì lòng từ bi mà Ngài làm như thế. Đức
Phật muốn cho người đời biết rõ những nỗi khổ của trần gian, vì những
lợi ích lớn sau đây:
1. Gặp cảnh
không khủng khiếp
Những nỗi khổ mà Đức Phật nói
ra ở trên là những nổi khổ căn bản, không ai tránh khỏi được. Đã sống,
tất phải gặp chúg. Có ai không ốm, không già, không chết? Có ai suốt đời
không gặp chia ly với người thân thuộc, không bị chung sống với những
kẻ thù nghịch? Có ai đạt được tất cả những điều mình mong ước?
Cho nên dù có muốn tạo ra một ảo tưởng đẹp đẽ về cuộc đời để
sống cho yen ổn, thì ảo tưởng ấy, sớm hay muộn gì cũng sẽ bị thực
tế phủ phàng xé tan đi mất ! Và khi ấy, cuộc thế tràn truồng, xấu
xí, ghê tởm sẽ hiện ra một cách vô cùng đột ngột, trước mắt những
kẻ thường quan sống trong ảo tưởng đẹp đẽ. Bấy giờ những kẻ thiếu
chuẩn bị để sống một cuộc sống đau khổ, sẽ hoảng lên, vô cùng tuyệt
vọng và có nhiều khi không đủ can đảm để sống nữa.
Trái lại, khi chúng ta biết rõ cảnh
Ta Bà này có nhiều điều khổ, thì gặp cảnh khổ, chúng ta không đến nỗi
khủng khiếp, tán loạn tinh thần, mà trái lại, chúng ta sẽ điềm tĩnh nhẫn
nại để tìm phương giải thoát. Tỷ như nhà nông, biết bổn phận mình
là phải vất vả với nghề cày sâu cuốc bẫm, tay lấm chân bùn, mới có
lúa gạo để sống, nên gặp cảnh mưa tuôn, nắng táp cũng không nao núng
chút nào. Trái lại, một kẻ quyền quí, quen sống trong nhung lụa, trong cảnh
đền đài nguy nga, rủi gặp thời cuộc hổn loạ, đôi thay bất ngờ, đâm
ra kinh hãi và liều mình tự tử.
2. Không tham cầu
nên khỏi bị hoàn cảnh chi phối
Khi chúng ta rõ biết cuộc đời vui
ít buồn nhiều, và hễ càng ham muốn nhiều thì lại càng đau khổ lắm,
khi biết rõ như thế, chúng ta sẽ tiết chế dục vọn của chúng ta và sẽ
"biết đủ". Do đó, chúng ta không bị hoàn cảnh chi phối, không bị
sóng đời lôi kéo, vùi dạp chúng ta xuống vực thẳm mênh mông của cõi
Ta Bà đen tối. Tỷ như người trí, rủi bị giam cầm, biết lo nghĩ
phương kế để thoát ly lao ngục, chứ không như kẻ dại, trong khi ngồi tù,
chỉ lo tranh giành những món cơm thừa, canh cặn mà quen rằng mình sẽ bị
đem xử tử, nếu mình không sớm tìm kế thoát thân.
3. Gắng sức tu
hành để thoát khổ
Khi đã biết thân người nhiều khổ
và cảnh Ta Bà ít vui, con người mới mong ước được thoát ly ra khỏi cảnh
giới đen tối của mình và sống ở một cảnh giới tốt đẹp hơn. Cũng
như lũ trẻ đang chơi mê mẩn trong cảnh nhà đang cháy, may nhờ đáng cha
lành bào động, chúng mới biết và gấp rút tìm đường thoát ra.
- C. KẾT LUẬN:
- BIẾT KHỔ PHẢI TÌM NGUYÊN NHÂN
SANH RA KHỔ ĐỂ DIỆT TRỪ
Chúng ta đã được đức Phật từ
bi chỉ rõ cho thấy rằng cõi Ta Bà này, cũng như tam giới đều là biển
khổ. Kinh Pháp Hoa cũng nói: "Ba cõi không an, ví như nhà lửa",
tiếc vì chúng sinh mê muội, lấy khổ làm vui mà không tự biết, nên phải
bị trầm luân.
Nay chúng ta đã biết rõ mặt thật
xấu xí của đời rồi, đã biết nó là một biển khổ mênh mông luôn
luôn dậy sóng, thì ta phải nhàm chán nó, xã lánh nó. Biết khổ để rồi
chán đời, nản chí, buông xuôi tay ngồi khóc than. Nhưng làm thế nào để
thoát ly nó, nếu chúng ta chưa rõ biết ngành ngọn, đường đi nước bước,
chưa biết rõ vì đâu phát sinh đau khổ? Nhà lương y giỏi muốn trừ bênh,
phải tìm căn nguyên của bệnh. Một viên tướng giỏi muôn trừ diệt tận
gốc bọn phiến loạn, phải cho điều tra kỹ lưỡng sào huyệt, tổng
hành dinh của chúng ở đâu, nhiên hậu mới có thể bao vây, đánh bắt
chúng nó đầu hàng một cách dễ dàng.
Cũng vậy, biết khổ chưa đủ để
diệt khổ. Muốn diệt khổ tận gốc phải tìm nguyên nhân phát sanh ra khổ.
Nguyên nhân phát sanh ra khổ, đức
Phật đã thuyết trong đoạn thứ hai của tứ diệu đế là Tập đế, mà
quý độc giả sẽ đọc trong bài thứ ba của tập sách này.
Tổng quan
| Khổ đế | Tập đế
| Diệt đế | Đạo đế