Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Kỷ Niệm Một Chuyến Đi
Thiên Anh Lạc

"Mãi đến bây giờ, khi nghỉ về Ấn Độ và chuyến hành hương vừa qua, lòng tôi dâng lên một cảm giác an lạc vô biên, một sức mạnh vô hình đã thúc đẩy và khuyến khích tôi hãy can đảm hơn nữa để khắc phục mọi trở ngại hầu tiến những bước vững chắc hơn trên con đường đức Từ Phụ đã từng đi qua"

Hành hương Ấn Độ không phải dể nếu không có tín tâm dũng mãnh, ý chí kiên cường và phước duyên sâu dày với Phật Pháp. Lý do một số Phật tử không muốn đi Ấn Độ :

Không đủ tài chánh, hay chọn về Việt Nam thăm gia đình thì hữu ích hơn.

Ghê sợ vấn đề vệ sinh bên ấy nói chung, vì Ấn Độ vẫn còn là nước nghèo khó, lạc hậu, dơ bẩn, bụi bặm, thiếu tiện nghi văn minh và điều kiện căn bản, nhất là khi di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác. Đó là chưa kể sợ nạn cùi hủi, ăn xin bu lại, nắm áo xin tiền.

Không thích đi với những nhóm khác, mà phải chờ đúng chùa MÌNH, thầy tổ của MÌNH tổ chức thì ới đi. Đi với bà con Phật tử khác thì không vui, nói chuyện không hạp, thầy khác không có lo cho MÌNH bằng thầy MÌNH.

Còn bao nhiêu lý do khác nữa mà tôi không nêu ra đây vì không phải là nội dung chính của bài viết này …….

Riêng tôi, hành hương Ấn Độ là điều tôi ao ước từ khi tôi còn nhỏ khi được xem Phim về cuộc đời đức Phật do hãng phim Ấn Độ quay. Tôi cũng có cơ duyên đọc sách, nghe quý thầ⹠kể, hay là say mê xem tranh vẽ ở các chùa về ngài. Đầu óc non nớt của tôi tưởng tượng về ngài thật từ bi và an lành, nên đã có lần tôi thơ ngây trốn nhà đi tìm ngài khắp nơi khi tâm hồn bất an.

Tôi ước muốn khi lớn lên, đi làm, có tiền nhất định phải sang Ấn Độ hành hương một chuyến để lễ lạy nơi thánh địa, tìm lại dấu vết lịch sử Phật giáo. Mặc dù, vào thời gian đó, tôi biết tôi chỉ mơ tưởng chuyện hảo huyền vì tình hình đất nước, xuất ngoại không phải là chuyện dể dàng, nhưng tôi vẫn hy vọng đạt được điều này.

Đời sống ở hải ngoại, tuổi đời và khổ đau chồng chất, tôi trở về nguồn nhiều hơn trong những năm tháng mới sang đây định cư. Trở về đời sống tâm linh, tôi dành nhiều thời gian hơn để đi chùa, đọc kinh sách, báo chí Phật giáo và tư duy, quán chiếu.

Từ đó, dường như nhớ lại mơ ước ngày xưa, đọc rồi tưởng tượng những câu chuyện kể về đức Phật, về hàng tứ chúng của ngài trong kinh điển nên tôi lại càng mong muốn đi chiêm bái Phật tích, ít nhất một lần trong đời.

Ở nước ngoài, điều kiện dễ dàng hơn Việt Nam, không đi uổng lắm. Tuy nhiên, không dễ như tôi nghỉ, tôi bị trở ngại liên tục qua nhiều hình thức khác nhau. Tôi hiểu rằng mình bị quả báo thử thách, vì ban đầu, có điều kiện đi dễ dàng nhưng còn chần chờ, hẹn lại, chưa muốn đi.

Tôi nhất quyết đi vào cuối năm 2000 nên sự việc xảy ra khá ngộ nghỉnh, thú vị, hy hữu bất ngờ. Tất cả đều do nhân duyên đưa đẩy. Mọi dự tính ban đầu của tôi về chuyến đi đều đảo lộn hoàn toàn.

Ban đầu, tôi định đi với nhóm hành hương tổ chức từ quốc gia tôi hiện đang sống cho dễ dàng về vấn đề tiền tệ, di chuyển, tổ chức, nhưng tôi không tham dự vì không chắc chắn. Nhưng năm nay, vào giờ cận chót, chùa lại tổ chức mặc dù rất ít Phật tử đi.

Nhóm thứ hai, tôi tin chắc đi được vì thầy năm nào cũng tổ chức, thầy yêu cầu tôi giử chổ trước vài tháng, tôi sắp đặt tất cả, chuẩn bị sẳn sàng đâu ra đó rồi trả lời thầy, thầy hoan hỉ chấp thuận.

Vài tuần sau, thầy dời ngày cùng tuyến đường đi làm tôi bồn chồn lo lắng, nhưng linh tính báo cho tôi biết là vẫn đi được. Tôi đã hỏi thầy rất kỷ trước khi tiến hành. Tôi đã lấy ngày nghỉ phép, giữ vé, máy bay vào Ấn Độ khó khăn, chỉ có 2 chuyến mỗi tuần. Tôi làm gì được bây giờ nên càng rầu rỉ, bất an. Khi sang Ấn Độ tôi mới biết chuyến đi ấy không có dời, chỉ có tên tôi bị dời.

Mọi sự đã sắp đặt xong nên tôi nhất quyết đi bằng mọi giá, tôi quyết định đi với tính cách cá nhân.

Lành thay, vào giờ chót, tôi nhập vào nhóm hành hương khác, đi cùng ngày với tôi.

Một chuyến đi khó phai nhoà trong ký ức tôi vì có hoà thượng và nhiều tu sỉ tăng ni sinh du học tại đây. Các vị quấn y vàng theo lối nguyên thủy càng làm tôi nhớ đến hình ảnh đức Như Lai và các vị đệ tử ngài.

Được nhìn thấy nhiều chiếc y vàng trang nghiêm nơi đất Phật làm lòng tôi dâng lên một niềm hạnh phúc, an lạc vô biên, ôi sao mà đẹp quá, được hân hạnh đi cùng với các vị thì còn gì đáng mong mỏi hơn nữa trong cuộc đời này, ước mơ gì hơn cũng không bằng giờ phút tuyệt vời ấy.

Đức Phật đã khuất bóng nhưng tôi vẫn còn được phước đức đi cùng với những vị trưởng tử của Ngài.

Phật tử trong chuyến đi này dể mến, tử tế, chân thật. Chúng tôi đối xử với nhau bằng tình cảm gia đình. Lo lắng, chia sẽ cho nhau đủ điều. Lý nhân duyên thật rõ rệt, không chạy trốn đâu khỏi. Không tìm mà đến, tìm mãi chẳng gặp.

Khí hậu Delhi vẫn còn hâm hấp nóng khi tôi ra khỏi phi trường, hải quan Ấn Độ làm việc chậm chạp, khám xét khó khăn nên phải mất cả giờ đồng hồ, tôi mới bước ra khỏi phi trường. Cảnh vật lạ thường làm tôi hơi ngơ ngác nhìn quanh, ánh đèn lù mù hai bên đường lại thêm bụi bặm mù mịt khiến phong cảnh trở nên lung linh, mờ ảo. Trời còn oi ã nên già trẻ ngồi thư thã hóng mát sau một ngày làm lụng cực khổ. Ngoài thành phố, nhà cửa cửa nghèo nàn, lụp xụp, đèn dầu thắp leo lét, dăm ba đứa trẻ chạy chơi, thỉnh thoảng, có một quán gió dọc đường, đèn màu chớp loé và nhạc hát eo éo, kèn trống xập xình. ……. Đàn bà Ấn Độ rất ít ra đường và lại càng không có buôn bán hay giao dịch nhiều, ngay cả đi chợ, phần lớn ở nhà nấu cơm và nuôi con.

Tứ động tâm là nơi không thể thiếu xót trong mỗi chuyến hành hương. Còn những nơi khác có thể viếng thăm phụ nếu có dư giờ, như núi Linh Thứu, Khổ Hạnh Lâm, sông Ni Liên, thành Ca Tỳ La Vệ, Trúc Lâm tịnh xa, vườn của ông Cấp Cô Độc, cây Thái tử Kỳ Đà ……. Thăm hết và xem kỷ lưởng, có lẽ phải cần đến vài tháng. Thời gian không đủ thì "cưởi ngựa xem hoa" cũng được rồi.

Nếu muốn đi theo thứ tự thời gian thì khởi đầu từ vườn Lâm Tỳ Ni, đến Bồ Đề Đạo Tràng, sang vườn Lộc Uyển và kết thúc tại Câu Thi Na. Như vậy sẽ không thuận tuyến đường, cho nên phái đoàn đi thành Ba La Nại bằng tàu hoả, sau khi đã thăm viếng những nơi nổi tiếng tại Delhi như mộ phần của thánh Ghandi, đài thiên văn …..

Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy cảnh tượng nào đông đúc và khủng khiếp hơn là ga xe lửa nơi này.

Tại đây rất dễ bị lạc vì từng đợt sóng người kéo đến để cắt ngang chúng tôi, nào là xe thồ, xe kéo, hành lý, kiện hàng, ồ ạt đổ vào chúng tôi như những trận cuồng phong, bảo táp.

Các bác lớn tuổi hãi hùng sợ lạc nên níu lấy áo tôi mà theo không rời một bước, tôi cũng quay lại trông chừng các vị liên tục, vậy mà chúng tôi vẫn bị những làn sóng người ào ạt xô đến, xẻ ngang để dành lối đi làm chúng tôi hoảng hốt.

Ở ga này, tôi thấy phần lớn là người nghèo khổ, tàn tật, ăn xin … Cần tìm đâu xa để thấy nổi khổ trần thế, nơi đây cũng đủ cho ta quán chiếu, tư duy về một chử khổ rồi. Người đi dọc, kẻ đi ngang, chẳng ai nhường ai cả, ai mạnh thì thắng yếu thì thua.

Bổng nhiên, có một ông lảo mù xuất hiện, ông giống như hành khất, quờ gậy đi ngang qua trước mặt tôi, xăm xăm đến đường rầy xe lửa, chẳng ai thèm để ý gì đến ông lảo. Phút chốc, chợt có một chiếc xe lửa trờ đến từ từ, ông không thấy, không nghe nên cứ thản nhiên mà bước, tôi cách ông lảo không xa nhưng không còn tay để kéo ông lại, ga ồn ào, tôi hét to không nổi, có hét, ông lảo cũng chẳng hiểu, tôi không dám nhìn nữa vì tin chắc ông ta sẽ bị ngã xuống đường rầy rồi bị xe cán chết, xe lửa vẫn cứ từ từ lăn bánh tiến đến.

Lạ thay, khi ông còn bước chót, dân địa phương mới kéo lại, mắng cho một trận, đẩy ông về hướng khác. Ông lão cười xoà, nụ cười hiền hoà dễ dãi. Ông đang quờ quạng, tôi cũng vừa nhích tới, ông quơ đúng cánh tay tôi và nắm chặt, đi theo tôi, tôi cũng chẳng xua ông ra, mà có muốn cũng không được vì đâu còn tay để gở ông ra. Đường chật chội như nêm cối, ông chẳng cần biết tôi là ai? Sẽ đi đến nơi đâu, vậy mà ông cứ đi theo.

Tâm trạng buồn vui lẩn lộn đến với tôi, buồn cho cuộc sống vô định, vô sản của ông lão ăn xin, vui là vui cho tâm hồn thư thái, không phiền muộn lo âu của ông. Đi đâu, theo ai cũng được, thì giờ dư thừa, tiền của chẳng có, chẳng ai thèm bắt cóc hay gạt gẩm làm gì …..

Thế rồi, đến đúng toa, tôi phải rời ông ra để rảnh rang giúp những bác già yếu bước lên toa tàu. Thân thể chúng tôi bị mệt mỏi, bầm dập không ít khi leo lên được toa tàu. Ngồi trong toa, ai nấy đều hú vía, nhưng vui vẻ, sung sướng khi biết mình đã bình an.

Nhìn lại, ông lão ấy vẫn dùng gậy lần mò đi những bước cô đơn, chậm rãi trong cuộc sống bấp bênh, cơ cực của đời sống hiện tại. Theo bóng tối của cuộc đời còn lại, ông sẽ được gì ?

Tôi buồn rười rượi khi nghỉ về ông lão nói riêng và tất cả những người già nói chung trên những nước nghèo, không có nhà dưởng lảo, không có tiền trợ cấp.

Phải chăng "Sinh, Lão, Bịnh, Tử" vẫn là chân lý bất di, bất dịch của một kiếp nhân sinh …

Xe đã lăn bánh đều, tựa bánh xe thời gian đưa mỗi người chúng ta đến tuổi đời chồng chất, đến tuổi già suy yếu, bịnh tật tàn phá, chẳng một ai trong thế gian này mong muốn, chờ đợi cả.

Xe đã rời thành phố nên không khí mát dần ….Tôi chợt nghỉ đến bốn trường hợp của từng người chúng ta trong cuộc đời là từ nơi sáng và đi vào nơi sáng, từ nơi tối đi vào nơi sáng, từ nơi sáng đi vào nơi tối, từ nơi tối đi vào nơi tối. Đến nơi nào là tùy thuộc vào ta chọn lựa ở kiếp này, từ đâu đến là do nhân quả mà ta tạo từ kiếp trước.

Cầu xin chư Phật gia hộ cho ông lảo ra được chổ sáng, gặp được Phật Pháp trong kiếp này khi còn được làm thân người.

Đoàn hành hương đến thành phố BaLaNại khoảng năm giờ ba mươi sáng. Sớm như thế mà sân ga đã đầy dãy người qua lại, đủ loại người, từ hành khất cho đến phu khuân vác, người buôn bán cùng hành khách, kẻ đưa, người đón, kẻ đến, người đi, tuy không rộn rịp như ở Delhi. Buôn bán và khuân vác đều là đàn ông, cái gì họ cũng đội lên đầu.

Trước tiên, chúng tôi đi viếng thăm tháp Mulagandhakuti Vihara là nơi ngày xưa đức Phật đã an ngự. Rồi sau đó, chúng tôi đã vào chùa lể Phật, tụng kinh, đi nhiễu.

Chùa không lớn nhưng rất trang nghiêm và thanh thoát nhờ tường cao và những bức hoạ sống động diển tả cuộc đời đức Phật từ lúc đản sinh cho đến khi nhập niết bàn, những bức tranh vẽ này do một hoạ sỉ rất nổi tiếng vào những thế kỷ trước hoạ ra, được truyền lại cho đến nay, nét vẽ sắc xảo, điêu luyện, hiện thực, màu sắc hài hoà, tao nhã.

Bức ảnh mà tôi ưng ý và thích nhất là lúc ngài đang thiền định dưới cội bồ đề vào đêm cuối, đang chiến đấu với ma vương dử dội đến độ đôi môi của ngài trở nên tím ngắt. Từ chánh điện, vào sâu hơn nữa là nơi thờ đức Phật ở chính giữa, bên dưới bệ thờ ngài là nơi chôn xá lợi ngài, mỗi năm chỉ cho Phật tử chiêm bái một lần vào ngày rằm tháng chạp.

Cách chùa không xa, có cây bồ đề, và tượng đức thế tôn thuyết pháp cho năm anh em ngài A nhã Kiều Trần Như . Tượng nắn khéo, tô đắp vào năm 1988. Cây bồ đề được mang từ Tích Lan về trồng năm 1931 và xung quanh cội có một tháp nhỏ (tạm gọi là tháp, nhưng không cao) với nhiều cửa kính như cửa sổ, bên trong mỗi một cửa kính, có một vị cổ Phật đang ngồi thiền gồm tất cả là 28 vị như Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật, Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật, Thích Ca Văn Phật , và những vị Phật khác …..

Đoàn thắp nến, tụng một thời kinh rồi đi nhiễu quanh tháp, niệm Phật. Nơi này, ngày xưa, cũng đã có dấu chân đức Từ Phụ thấp thoáng đâu đây, thời gian đã xa, nhưng không gian lại thật gần. Cảnh củ còn đây, người xưa đâu rồi? Cảm nhận được từ nơi này một cảm giác an lạc lạ kỳ khi nghỉ về quá khứ cũng là một điều mầu nhiệm khó tả.

Vườn Lộc Uyển khá đẹp. Thơ mộng, nhất là con đường đến tháp chuyển pháp luăn. Tất cả dường như thật trong tôi qua kinh sách lưu truyền lại. Những chú nai nhỏ, có những đốn trắng trên mình đang mừng rở chạy lại nơi chúng tôi, chờ đợi thực phẩm … Tất cả chúng sinh trên thế giới này đều bị nô lệ, hạn cuộc trong vấn đề ăn để mà sống. Bao giờ, chúng sinh thoát ra khỏi sự kiềm toả của "đoàn thực" mà đạt đến"thiền duyệt vi thực" thì thế giới này sẽ sung suớng vô ngần. Ở đây, bò ăn rác, bao ni lông, chó ăn cùi dừa là chuyện có thật.

Rời vườn Lộc Uyển đã xế trưa nên phái đoàn đến lễ Phật, dùng cơm tại một ngôi chùa Trung Hoa. Chùa rộng đẹp, cổ kính, sạch sẽ, tươi mát nhờ những cây cổ thụ. Chùa ít tăng ni nên có các vị tăng trú ngụ để tu học như tăng Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện … Phải ra đại tháp liền nên tôi không dám đi thăm chùa.

Đại tháp Dhakema được xây dựng vào khoảng năm 300 trước công nguyên (BC) để làm bằng chứng cho hậu thế biết rằng cách đây hơn 25 thế kỷ, đã có đấng toàn giác ra đời, nói pháp "Tứ Diệu Đế" cho năm anh em ông A nhã Kiều Trần Như, At-Bệ, Thập Lực, Ma Ha Nam và Bạt Đề, các vị đã chứng thánh quả liền sau đó.

Trụ tháp này tương truyền rằng ngày xưa không có to lớn đến như thế. Bên dưới tháp có ngọc xá lợi Phật, sợ bị hủy hoại, bị đánh cắp nên tháp được đắp thêm bên ngoài luôn để bảo vệ. Theo năm tháng, qua các thời đại, tháp trở thành tròn quay, to lớn như bây giờ.

Ngồi đây vào buổi chiều, dưới ánh mặt trời gay gắt, nhưng vẫn mát, nhờ có mô tháp này che nên tôi cảm thấy dễ chịu phần nào, lắng nghe tiếng thầy cô, Phật tử tụng kinh, đọc theo, tôi chợt nhớ đến "khổ, tập, diệt, đạo". Phải chăng những lời trong kinh tôi vừa đọc ra là đạo đế để diệt khổ nếu hiểu biết, thực hành đúng. Vì đã huân tập bao nghiệp chướng lâu đời từ vô thỉ nên có thân này để thọ khổ …. Bóng mát từ bảo tháp đem đến cho tôi một cảm giác êm dịu như chính bóng từ bi của ngài đang che cho chúng sinh bớt khổ não …..

Nghĩ về đức Từ Phụ, tưởng tượng đến thời gian ngài còn tại thế, đang thuyết pháp đâu đây, ngài đã có mặt tại nơi này, tôi cũng đang ở chính nơi này trong hiện tại lạc trú … Đức Phật vẫn còn đang ngự trị ở nơi đây, không bằng xương thịt của hóa thân mà bằng pháp thân thanh tịnh.

… ôi bao la, mầu nhiệm làm sao khi tôi ngồi lại nơi đây để cảm nhận mà hưởng những âm hưởng còn đọng lại nơi này. ….

Trụ đá do vua A Dục dựng lên để đánh dấu nơi đức Phật chuyển pháp luân lần thứ nhất cách đại tháp chừng vài trăm mét. Trãi qua bao biến chuyển, bào mòn, chi phối của thời gian, trụ đá này đã không còn nguyên vẹn như xưa nữa mà bi gảy ngang hơn phân nửa cũng đủ làm chứng tích cho lịch sử biết đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là người như chúng ta và ngài có thật chứ không phái là truyền thuyết. Tôi vẫn biết trong kinh Kim Cang viết rằng :

"Những ai thấy Phật qua dung sắc, nghe Phật qua âm thanh, những người ấy đi theo con đường tà vậy, không thể thấy Phật"

Nhưng những cái mầu nhiệm mà tôi cảm nhận được khi nhớ nghĩ đến ngài , biết đến ngài chính là pháp thân Phật với ánh sáng rạng ngời. Điều ấy có thể hiểu bằng hình ảnh hay có thể hiểu cụ thể đó là sắc thân mầu nhiệm xuất sinh từ kho tạng trí huệ vô biên và là nguồn lưu chuyển thường hằng của pháp tính thường trụ, bất biến.

Nghe nói vùng này nổi tiếng về tơ lụa, có loại lụa tên là Kasi đẹp, nổi tiếng nên trước khi đi ăn tối, một số bạn trẻ chúng tôi cũng đi xem. Tôi không thấy được lụa ấy như thế nào mà chỉ được thấy cách bán hàng của dân Aᮠthật ngộ nghỉnh, nói thách trên trời, trì kéo dai dẳng nhưng lại chân thật, hiền lành hết cỡ, họ không có dữ tợn chửi bới khách hàng trả giá quá thấp mà chỉ lầm bầm nho nhỏ khi không bằng lòng vì không được giá. Đường phố đông đúc, chật chội, xe đông nghẹt như mắc cửi, vậy mà tài xế lái xe thần kỳ, tai nạn không hề xảy ra như tôi lo sợ. Hàng vải, tơ lụa Aᮠmàu sắc sặc sở và hoa hoè nhiều quá nên tôi phải về tay không.

Phái đoàn ra sông Hằng từ sáng tinh mơ nên mọi vật còn ngủ, sinh hoạt chậm chạp. Người và bò ngủ say sưa cạnh nhau dưới những vỉa hè phố. Khí hậu khá lạnh vào ban đêm nên người và vật đều dựa vào hơi ấm của nhau để sinh tồn. Ở đây, người rất gần gũi với thú vật, lại không sát sinh nên thú vật hoang đi lổn ngổn ngoài đường, nào là bò (thôi thì miễn bàn), chó, dê, trừu, loài nào cũng ốm giơ xương, người còn thế nữa là thú ……Hai bên lề đường dẩn xuống bờ sông, đã có những người ngồi bán hàng, có bốn, năm loại bán hàng … Sang thì cửa tiệm, xập xệ hơn một chút là sạp, ban đêm làm giường ngủ, kém thì hạ thổ mà bán, có tấm ni lông trải lên cho sạch sẽ, lịch sự, không thì chỉ có chòm chỏm một cái thúng, cái rổ …. Chẳng có chỗ nưã thì bán rong, bán chạy …

Thượng vàng, hạ cám. Có một thứ họ bán, tôi không hiểu để làm gì, họ bán những nhánh cây đã được cưa, chặt ngắn lại. Ban đầu, tôi tưởng để chụm củi, sau đó mới biết là người Ai dùng những cây này để chùi răng. Cuộc sống vẫn còn nguyên thủy, tựa như ngày xưa, các vị đệ tử Phật tu hạnh đầu đà, luôn mang con dao bên mình để cắt cây này chà răng. Tôi cũng nhớ lại khi còn ở quê nhà, tôi hay xin bà tôi vỏ trái cau tươi khi bà bổ trái cau mới, để chà răng cho trắng sạch …. liền ngay trước mặt tôi, dân địa phương đang ngồi chồm hổm chà răng bằng những cây này, sau đó thì súc miệng phun cả ra đường lộ. Hoa ở đây bán cũng ngộ, họ lặt bỏ đi hết tất cả cành và lá, còn lại trùi trũi, trơ trọi một đoá hoa trông thật tội nghiệp …

Phái đoàn bước xuống thuyền khi tờ mờ sáng, thuyền chứa đủ tất cả chúng tôi nên ai cũng hoan hỉ được ngồi chung với hoà thượng và các vị tăng ni. Dòng sông Hằng linh thiêng lặng lẽ trôi êm ã, hai bên bờ, một bên có phố thị phồn thịnh, tấp nập đông người, một bên là bãi cát trắng xoá vắng vẻ với vài ba chú khuyển lần mò kiếm ăn. Cảnh vật, đời sống khác biệt nhau chỉ cách một dòng sông.

Những toà nhà cao, dọc theo bờ sông theo kiến trúc Ấn Độ được nằm san sát bên nhau, buồn bã, cũ kỹ, tường vôi loang lổ, vẽ chằng chịt những hình ảnh không hồn, vô nghĩa. Nhiều vị tu sĩ đã ngồi thiền tại đây, mặt hướng về ánh dương đang mỉm cười. Hay đứng dưới nước lầm thầm tụng chú, quang cảnh bắt đầu sống dậy cho một ngày mới. Gần cuối dòng là nơi hoả táng người quá cố, có nhiều lò thiêu, tất cả đều quay mặt ra bờ sông, củi được di chuyển đến lò bằng thuyền.

Thuyền chúng tôi đi ngang qua một lò thiêu có thây ma đang được thiêu trông thật thê lương.

Xác thân tứ đại này, trả về cho lửa rồi thành ra đất, theo gió nước tan đi.

Chúng tôi không được chụp ảnh, quay phim vì đó là phong tục. Hãy để cho người quá cố yên nghỉ, không nên lưu lại gì thêm nữa trên đời này. Mấy chú khuyển cứ quanh quẩn nơi đây chờ đợi những mẩu xương còn xót lại sau khi đốt, có chú đã ngoạm một mẩu rồi tha đi ….

Mặt trời bắt đầu ló dạng, lên cao đỏ ối sau khi Hoà Thượng và Phật tử tụng kinh. Được biết hôm nay, chúng tôi rất may mắn vì thấy rõ mặt trời. Vào tháng này, mặt trời ít khi ló dạng. Ma(.t tro+`i rực rỡ quét một ánh bình minh trên dòng sông xanh trôi hờ hửng, nhấp nhô từng đợt sóng bạc đầu.

Ngồi nhìn thuyền trôi êm và lướt sóng, tôi lại nhớ đến đức Thế Tôn đã bỏ ba xu ra để đi đò thay vì thi thố tài năng với một vị Bà La Môn đi trên mặt nước. Đức Phật luôn khiêm nhường, khiêm tốn, ngài cũng hành xử y như chúng sinh, như thế mới đúng với công hạnh độ sanh.

Dĩ nhiên là ngài có thần thông diệu dụng hơn cả vị Bà La Môn kia để đi trên nước, nhưng ngài không làm. Hạnh ngài, cần học, phải hành.

Đời này, chúng sinh hay bỏ gốc, chạy theo ngọn. Thích có thần thông mau chóng, thích những chuyện lạ, hoang đường. Không bỏ công tu tập nhiều nhưng lại muốn có kết quả liền nên hay đi theo nẻo tắc, ngỏ tà hơn là đường chánh.

Nơi đây thích hợp cho vấn đề tu tập, quán chiếu về khổ, vô thường của cuộc đời để tìm đến những thứ thường, lạc hơn.

Dòng sông này là dòng sông Linh thiêng, có đủ công hạnh của nước.

Sông chẳng vui mừng, tự đắc khi được dân địa phương xem như thánh, xuống tắm gội để sạch tội.

Sông không sân hận, thù hận khi bị những người du khách, hành hương ghê tởm.

Sông ôm vào lòng hết rác rưởi, xác chết người, thú, tro, xương rãi xuống. Chỉ hoan hỉ đón nhận mọi cấu uế trần gian.

Vẫn hoàn thành nhiệm vụ cung cấp nước cho chúng sinh nuôi sống thân mạng hằng ngày.

Bản chất của nước vẫn là tịnh, nước vẫn lưu nhuận trong thân ta. Trên thế gian này, ta không thể sống thiếu nước được, nhưng ta không thể hoà nhập với nước để học hạnh này.

Dưới sông, dân địa phương đã xuống đấy tắm gội lủ khủ, họ tin rằng, ai tắm trong dòng nước này sẽ được rửa sạch tội lổi, sẽ được tái sinh lên cỏi trời. A^'y vậy mà sao dân   Ấn Độ vẫn khổ đau, nghèo khó và đông đúc quá chừng hà. Cỏi trời, dù có lên đi nữa, hết phước báo rồi cũng rơi xuống đều đều. Tà kiến hay không thì tùy theo quan điểm và cái nhìn của mỗi người …..

Đang suy nghỉ miên man thì thuyền sửa soạn cặp bến, ai nấy đổ dồn về cuối ghe và chợt xôn xao vì nhìn thấy xác một em bé gái đang trôi lềnh bềnh trên sông, xình thối, tan rữa. Tôi không dám nhìn vì yếu bóng vía và hay thương tâm. Lại thêm một xác thân tứ đại trả về cho nước ….Cầu xin chư Phật gia hộ cho em được vào nơi sáng.

Theo  Ấn Độ, khi chết, nam cho nằm sấp, nữ cho nằm ngữa nên chúng tôi mới biết là bé gái. Kề bên, dân chúng vẫn tỉnh bơ đánh răng, xúc miệng, tắm rửa, gội đầu, lấy nước. Mọi sinh hoạt thường tình mỗi sáng không hề gián đoạn. …

Tôi lảo đảo bước lên bờ. Nghĩ đến ông già mù đang sống lang thang, cơ cực của kiếp sống đoạ đầy và em bé gái nằm chết, trôi trên dòng sông . Sống hay chết, rồi cũng bơ vơ một mình.

Sao đời lại bất công đến thế chứ ? Già thì sống lay lất, trẻ lại chết sớm …

Mặt trời đã lên cao, những người hành khất đã ngồi đầy ở hai bên lề đường, phần lớn bị phong. Khi thấy chúng tôi ra xe, họ đi theo kêu réo, than vãn ầm ỉ. Chúng tôi phải cầm lòng làm ngơ vì không muốn bị níu kéo, bu quanh làm trì trệ giờ giấc khởi hành của tài xế.

Những chú bò đã thức dậy đang điểm tâm bằng những thứ có thể dùng được trong những đống rác bên đường. Cảnh vật đã sống dậy chào đón mộy ngày mới, chợ búa đã họp đông đủ, người đi buôn, bán tấp nập, đường phố nhộn nhịp xe cộ tới lui.

Mới có ba, bốn ngày, tôi đã thấy ba thứ "lảo, bịnh, tử" rồi đó, chúng nhan nhản đầy rẩy khắp nơi đây. Con nít, hành khất bu đầy xe nên khó khăn lắm, chúng tôi mới leo lên được.

Xe bắt đầu chuyển bánh chầm chậm để tránh gây ra tai nạn, sau đó chạy phom phom trên đường đi đến Bồ Đề Đạo Tràng.

http://www.buddhismtoday.com/viet/phattich/011-thienanhlac-kyniem.htm

Phần II | Phần III

 


Cập nhật: 1-4-2001

Trở về mục "Phật tích và Danh thắng"

Đầu trang