- Kỷ Niệm Một Chuyến Đi
(II)
- Thiện Anh Lạc
Đường đi đến Bồ Đề Đạo Tràng
rất xấu nên xe chạy chậm rì. Hai bên đường, nhà cửa, làng mạc, ruộng
đồng, chỗ đông đúc tươi vui, chỗ hoang dã, tiêu điều. Có những nơi còn
chưa có cột điện, chẳng có lề đường, cống rảnh gì hết, đường cái,
đường đi thông nhau, nhấp nhô sỏi đá.
Phần lớn đều nghèo nàn sơ xác,
nhà cửa lụp xụp, trống hốc, chẳng có bàn ghế tủ rả gì cả. Những
quán nước dọc đường cho khách nghỉ chân cũng đơn sơ. Có chõng tre cho
khách ngả lưng, hóng mát hay những băng dài để khách ngồi ăn, uống trà.
Đường phố còn rất hoang sơ,
chưa được tráng nhựa nên bụi bặm bay mù mịt. Ổ gà, ổ ngỗng hay hơn
nữa là ổ "đà điểu" nằm khắp nơi tạo nên những đợt sóng
thần, hành khách trong xe nhào lộn, lên xuống "thư giãn". Thỉnh
thoảng, có những ngôi nhà gạch xây nữa chừng rồi bỏ dở.
Ấy thế mà chợ "chồm hổm"
cũng được họp khắp nơi tại đó. Trong chợ, người và thú vật lẩn lộn,
phần lớn bán hoa quả chứ ít khi thấy có thịt, lại càng không thấy
tôm cá.
Dường như xưa và nay khó phân biệt
ở nơi đây, nên khi quay phim "The little buddha" hãng phim chẳng cần
dựng phim trường làm gì cho tốn kém. Đó là lời của một tác giả trong
một cuốn sách nói về hành hương xứ Phật.
Tuy nhiên, có một điều tôi thán
phục với đời sống, khung cảnh nơi đây là sự an lạc tuyệt vời nơi mỗi
khuôn mặt người dân. Họ không có nhiều vật chất, của cải, nên họ
không lo sợ bị mất trộm. Người dân quê Ấn Độ sống quá đơn sơ, giản
dị, họ sống hôm nay, không lo cho ngày mai nên ít có tư lợi. Dường như
quần áo họ chỉ có hai bộ, một đang mặc, một phơi trên sào nên tôi
không thấy tủ trong nhà. Giường nằm ư ? Khá giả thì có cái chõng tre,
nghèo chắc "hạ thổ".
Bếp núc nằm khuất trong nhà, có tường
phên che nên tôi không thấy rõ. Quan sát tại một hàng cơm, khi tài xế cho
xe ngừng để ăn trưa, tôi thấy bếp của hàng cơm này được đặt lên
cao đắp bằng đất để đứng nấu nên khá sạch sẽ, tươm tất.
Đến Bồ Đề Đạo Tràng vào khoảng
gần sáu giờ chiều, lại trời mùa Thu nên đã chập choạng tối. Đây là
nơi nghèo nhất trong bốn nơi động tâm, nhưng lại là nơi có đông Phật
tử đến thăm, nhiều chùa chiền nhất.
Dùng tối xong, chẳng nề hà mệt
mhọc, chúng tôi ra ngay Đại Tháp.
Từ khách sạn đến đại tháp rất
gần nên chúng tôi đi thiền hành, mỗi người trên tay đều có một ngọn
nến, trông như một đám rước rất đẹp mắt.
Chùa Tích Lan đang làm lể Tự Tứ
nên đèn đuốc sáng choang, âm thanh hổn độn; giữa tiếng thuyết Pháp và
tiếng nhạc Phật giáo trộn lẩn những tiếng khác, Phật tử đến chùa
đông đúc tấp nập hơn cả ngày hội.
Đường đến đại tháp tựa như
khu phố chính của thành phố này với những cửa hiệu hoặc những chiếc
xe, những sạp bán đủ thứ Phật cụ, kèm theo những chú nhỏ bán những
thứ lặt vặt khác. Tại cửa đại tháp, chúng tôi phải dừng lại để bỏ
giày, dép ra rồi đi chân không mới được vào.
Tôi choáng váng khi nhìn thấy Đại
Tháp đồ sộ, sừng sửng trước mặt, mặc dù tôi đang ở trên cao, ôi uy
nghi, hùng vỉ, đẹp biết bao, tôi bổng ứa nước mắt ra vì sung sướng,
và nổi gai óc từng cơn, tâm thần rúng động và suýt ngã nhào mấy lần
khi bước xuống. Tháp lung linh, mờ ảo dưới ánh đèn, trong màn đêm dày
đặc như đang chìm đắm trong cơn thiền định.
Chúng tôi theo Hoà thượng và chư
tăng ni đi nhiễu quanh tháp, tụng kinh rồi sau đó, thì quí vị về sớm
vì đã mệt. Tôi không muốn về nên ở lại cho đến khi đóng cửa là
chín giờ ba mươi.
Đi vào trong tháp, tôi choá mắt vì
ánh sáng chói loà toả ra từ tượng đức Phật Thích Ca. Tướng hảo phát
ra từ Ngài làm tôi lặng người đi nhìn ngài không chớp mắt. Nét mặt
Ngài như vầng nguyệt, bao dung, độ lượng. Ánh mắt Ngài quá từ bi, miệng
Ngài mỉm một nụ cười hiền hoà, dễ dãi. O⩬ đấng cha lành của chúng
ta, tôi bổng oà lên khóc với ngài vô cớ.
Tương truyền rằng tượng này do
nhân thiên tô đắp chứ không phải người thế gian nên mới đẹp đến
như vậy.
Tháp đóng cửa nên chúng tôi phải
về. Trên đường về, chúng tôi được vị sư trụ trì chùa Tích Lan mời
vào chùa dự lễ. Đêm đã khuya mà chùa vẫn còn đông nghẹt tín đồ nghe
pháp. Có các vị tăng khác cũng đến dự khá đông.
Tôi đang đi qua vườn để đến chánh
điện lễ Phật thì phải dừng lại vì điểm đặc biệt tôi ghi nhận từ
các vị sư đang ngồi thanh thản, hóng mát nơi đây, vị nào cũng có cặp
mắt sáng quắc trông thật dể sợ trong bóng đêm.
Tôi chợt nhớ về quá khứ, về vị
sư cả, người Tây Tạng, ở tu viện Guyto, khi ngài sang thành phố tôi cư
ngụ với đệ tử để làm Mandala bằng cát, ngài luôn luôn đeo kính mát
trong tất cả các buổi lể, tôi hay nhìn ngài rồi khởi tâm niệm phân biệt
và đặt câu hỏi trong tâm.
Đến khi tôi ra phi trường tiển
đưa quí vị về Aᮍ Độ, tôi đến đảnh lể ngài, ngài nhìn tôi khá
lâu, xong rồi tháo cặp kính mát ra, nhìn thẳng vào mắt tôi và vẽ những
ấn lên trán tôi rồi đọc chú, tôi hết hồn vì cặp mắt ngài sáng chói
và hiểu rằng Ngài đã đọc được ý tưởng tôi nên đã trả lời cho
tôi biết tại sao ngài luôn đeo kính mát.
Đêm nay cũng thế, các vị tăng đã
thêm một tuổi hạ lạp và sức mạnh thiền định của các ngài đã phát
ra từ cặp mắt.
Chúng tôi đến đảnh lễ堣ác ngài, các ngài hoan hỉ đón nhận, thăm hỏi chúng
tôi vui vẻ, ân cần, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng nên chúng tôi không
nói được nhiều mà chỉ cười trừ …Thầy trụ trì mời chúng tôi sáng
mai lúc 4 giờ, sang chùa đi rước lể, chúng tôi rất muốn nhưng không dám
hứa vì sợ khách sạn chưa mở cửa vào giờ đó, nhưng tôi vẫn thầm
mong được dự.
Chùa Tích Lan có lễ nên đèn thắp
và tụng kinh, trì chú suốt đêm nên tôi ngủ không thẳng giấc. Tuy nhiên,
tôi không cảm thấy mệt mà tâm hồn thật thư thái, cơ thể thật nhẹ nhàng
khi nghe những bài chú này.
Ba giờ rưởi sáng, chúng tôi đã
thức, có lẻ vì quá háo hức nên ai cũng sợ trể giờ. Làm sao ra khỏi
khách sạn vào giờ này đây vì cửa đóng, then cài. Lò mò trong đêm tối,
tôi vấp phải anh chàng Ấn Độ gác cửa, giữ chìa khoá đang ngủ dưới
đất, cách cổng chừng vài bước. Thật là tội cho anh này, vì nằm ở nơi
không sạch sẽ tí nào và hơi đất xông lên cũng đủ lạnh, vậy mà chẳng
có gì trải lên cả, cứ thế mà đặt lưng xuống thôi và bên trên thì đắp,
quấn đở miếng vải. Anh này tỉnh bơ ngủ say, tôi phải kêu anh ta, anh ta
mới dậy mở cửa cho chúng tôi ra ngoài. Bồ Đề Đạo Tràng là nơi hiền
lành, an ninh nên chúng tôi không sợ đi vào giờ này.
Vị sư trụ trì và hai vị nữa đã
đứng tận ngoài ngõ đón chúng tôi và ngài rất vui khi chúng tôi đến
được. Bà con Phật tử của chùa đã có mặt đông đủ (hay là họ đã
ở trong chùa suốt đêm qua) rất hoan hỉ đón chào chúng tôi và họ ưu tiên
cho chúng tôi đi trước cầm đuốc, chúng tôi từ chối cách chi cũng không
xong nên phải nhận đi sau xe hoa.
Đám rước bắt đầu khởi hành từ
chùa Tích Lan và đi giáp vòng gần hết các chùa xung quanh, kể cả Đại Tháp.
Đi đến đâu, bà con Phật tử nối đuôi theo đến đó và lại niệm chú
hay niệm Phật, Pháp, Tăng. Ai cũng có một bó đuốc trên tay tượng trưng
cho đuốc trí tuệ. Vị sư trụ trì thì đứng trên xe hoa và lâu lâu lại
tụng chú để Phật Tử đọc theo, đến một chùa nọ,ó một chiếc kiệu
bên trên có đức Thế Tôn ngồi do bốn người khiêng. Đại khái ý nghĩa
đám rước này là sau khi đức Thế Tôn đã thành đạo, ngài đã đi giáo
hoá chúng sinh, đến nơi đâu thì bà con tín đồ cũng đi theo Ngài như thế.
Thật vậy, khi đến Đại Tháp thì
đám rước đã dài ngoằng, phía bên kia đường cũng có một đám rước
khác của Bà La Môn giáo, thưa thớt chừng vài chục người, có hai tượng
thần, một nam, một nữ. Đám rước vào trong Đại Tháp đi nhiễu rồi về
chùa để an vị Phật trong chính điện. Khi ấy đã trễ, chúng tôi phải từ
giả thầy và tất cả để còn ra Đại Tháp gặp phái đoàn.
Tôi không khỏi "Ồ" lên một
tiếng to khi nhìn thấy Đại Tháp vào ban ngày. Mặc dù tôi đứng trên cao
nhìn, tôi vẫn thấy Đại Tháp đồ sộ, cao lớn, hiên ngang đứng vững chải
với thời gian. Xung quanh tháp đều được chạm trổ hình đức Phật trong
nhiều tư thế khác nhau, nét điêu khắc thật sắc xảo, chạm trổ thật
tinh vi.
Phải bước xuống đến mấy bậc
cầu thang mới đến được Tháp. Xung quanh tháp, bốn bề đều có lối đi
được lót bằng đá quí, trơn láng, có bao lơn bọc quanh đều được chạm
trổ. Đi thẳng vào bên trong Tháp là chánh điện, có Đức Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật ngự toạ trên toà trong tư thế xuất địa ấn, Y áo ngài
được Phật tử khắp nơi cúng dường . Ngoài ra, còn có bàn thờ để Phật
tử dâng hương hoa, trái cây lên ngài.
Sáng sớm mà Phật tử khắp nơi đã
ngồi chật nơi đây tụng niệm. A⭠thanh tụng niệm của nhiều thứ tiếng
tạo nên một tiếng Pháp thật mầu nhiệm, êm đềm chứ không có đinh
tai, nhức óc. Nơi đây, những luồng hào quang toả ra làm không gian trở
nên huyền diệu, an lạc. Thời gian dường như bất biến để lui về quá
khứ vì khung cảnh nơi đây thật xa xưa với nền đá, tường đá, kiến
trúc cổ kính.
Tụng kinh, thiền hành xong, hoà thượng
và thầy trưởng đoàn đã đưa chúng tôi đi thăm bảy nơi nổi tiếng tại
nơi đây để đánh đấu bảy tuần lể nhập định của đức Phật sau
khi thành đạo. Mỗi nơi đều có trụ đá :
1 - Tuần lễ thứ nhất - Cội Bồ
Đề và Kim Cang Toà - Nơi đức Phật đã thành đạo, nơi đây có một cây
bồ đề rất lớn nhìn về phía đông sông Ni Liên Thuyền và toà Kim Cang bằng
sa thạch màu đỏ do trời đất sinh ra khi thái tử Tất Đạt Đa vừa giáng
thế. Chỉ có toà này mới chịu đựng nổi sự chấn động của một vị
đạt đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Tương truyền rằng đức Phật đã
đi khắp nơi để tìm chổ toạ thiền nhưng không được.
Ngài đã vào trong núi , thần núi
cho ngài biết là quả núi sẽ vỡ đôi khi ngài đắc quả. Ngài vào hang động
thì thần hang cũng cho ngài biết là hang không đủ sức chịu nổi.
Đức Phật đi lần hồi đến nơi
đây thì trời đất bổng nhiên yên tỉnh, đi đến nơi này thì quả đại
địa im lặng. Đức Phật đến nơi Kim Cang Toà thì trời đất tự nhiên
sinh ra, đức Phật đến gần cội Bồ Đề thì quả Địa Cầu chấn động,
rung chuyển, chính nơi đây là trung tâm thế giới. Ngài đã ngồi xuống
chiếc Kim Cang Toà này, dưới cội Bồ Đề để thiền định, Ngài đã quyết
không rời cội Bồ Đề này nếu không đạt đạo. Sau cùng, Ngài đã chiến
thắng ma vương hầu đạt đến quả vị Phật.
Sau khi đã thành đạo, ngài vẫn ngồi
đây thêm một tuần nữa để hưởng thú an lạc niết bàn tịch tịnh.
Cây gồm có bảy nhánh lớn, cành
lá xum xê tạo nên một bóng mát êm ã, xanh tươi bốn mùa. Cây này là cây
con, cây mẹ đã bị quân hồi giáo tiêu diệt. Kim cang toà được trang hoàng
lộng lẩy bằng những bông hoa đủ màu, có hàng rào bao quanh bốn phía,
hình thù giống như một cái giường.
2 - Tuần lễ thứ nhì - Tháp không
chớp mắt - Khi đã thành đạo quả vô thượng, ngài đã ngồi để hưởng
thú hỷ lạc trọn một tuần. Sau đó, Ngài đi thiền hành rồi đứng lại
nơi đây, trên một ngọn đồi nhìn xuống cây Bồ Đề chăm chú, không
nháy mắt như nhìn một ân thân đã bảo bọc, che chở Ngài trong những
ngày qua, cũng như để tỏ lòng tri ân cây đã làm nơi cư ngụ cho đức Phật
trong suốt 49 ngày thiền định. Nơi đây có một ngọn tháp tên gọi
"Tháp không nháy mắt" làm bằng sa thạch màu trắng, Tháp cao, to,
trong tháp thờ đức Quán Thế A⭮
Cho dù đức Phật là đấng Vô Thượng
Sư, ngài vẫn biết tri ân những gì ngài đã thọ hưởng mặc dù đó là
loài vô tình. Phải chăng, đó là bài pháp vô ngôn ngài để lại cho chúng
ta, để chúng ta noi theo ngài mà thực hành trong đời sống hằng ngày.
Ngoài tứ trọng ân ra, còn có những ân khác ta cần ghi nhớ. Trên đời
này, có hai hạng người hy hữu, biết làm ơn và biết trọng ơn.
3 - Tuần lễ thứ ba - Đường kinh
hành - Đường đi từ điện không chớp mắt đến cội Bồ Đề. Đức Phật
đã đi kinh hành qua lại nơi đây trong bảy ngày. Vua A Dục đã làm những
tảng đá lớn hình hoa sen để lưu lại, vì vua sợ mất dấu. Những dấu
chân ngài khắc trên những tảng đá đặt dưới đất, những tảng đá
này không còn nguyên vẹn vì bị quân hồi giáo tàn phá, tiêu diệt.
Đồng thời, cũng có những dấu
chân mới, khắc trên những phiến đá hình tròn để trên bệ đá, còn
nguyên vẹn đặt song song với những dấu chân cũ.
Vì đức Phật đã thấu rỏ tâm niệm
nghi ngờ của chư thiên về sự chứng đắc của Ngài nên thị hiện thần
thông tạo ra con đường bằng ngọc này, rồi đi kinh hành trên đường này
suốt tuần lể thứ ba.
4 - Tuần lễ thứ tư - Nơi đây, đức
Phật đã an trú trong tuần lể thứ tư. Ngài đã ngồi đây để tư duy, quán
sét về những pháp suy thế, tức là pháp mà khả năng, trí óc con người
không nghỉ đến được. Khi suy nghỉ, kim thân đức Phật toả ra ánh sáng
hào quang rực rỡ gồm năm màu xanh, vàng, đỏ, trắng, cam.
Lá cờ Phật giáo cũng từ đây
hình thành. Nơi đây có tháp nhỏ, xây bằng gạch đá, tường màu vàng
nâu, cũ kỹ, trong tháp thờ tượng Ngài đang ngồi kiết già và các tượng
nhỏ khác bao quanh.
5 - Tuần lễ thứ năm - Một trụ
đá do vua A Dục xây kỷ niệm Phật an trú trong tuần lể thứ năm - Nơi đây,
đức Phật đã ngồi thiền định dưới cội Ajapala Nighodha chứng nghiệm
chân lý giác ngộ, giải thoát. Ngài đã trả lời cho vị giáo sỉ Bà La
Môn về vấn đề không có giai cấp giữa con người. Không phải chỉ
riêng có dòng Bà La Môn mới đáng được tôn quý. Đáng tôn quý hay không
là do hành động của người đó chứ không phải do dòng dỏi vọng tộc.
Điều kiện, tiêu chuẩn để trở
thành bậc Thánh nhân, đáng được tôn quý trên hiện đời là làm tất cả
các điều thiện. Đức Phật đã làm nên lịch sử phá tan sự phân biệt
về giai cấp, chủng tộc … đem lại sự bình đẳng cho nhân loại.
6 - Tuần lễ thứ sáu - Hồ
Mucalinda nơi đức Phật an trú trong tuần lể thứ sáu -
Đây là một hồ nước tươi mát,
vuông vắn với những hàng cây xanh tươi, những luống hoa muôn sắc. Khi
ngài nhập định dưới cội Mucalinda Nighodha, trời đất bổng chuyển động,
mưa to, gió lớn. Bổng nhiên, từ dưới hồ, mãng xà vương xuất hiện, bò
đến bên ngài rồi dùng thân bao lấy thân ngài, dùng đầu toả ra như cánh
quạt che ngài đầu ngài cho khỏi ướt. Con rắn cũng muốn chui vào hang dưới
đáy hồ để tránh mưa bảo, nhưng biết có một vị Phật đang ngồi thiền
định nơi này nên đã bò ra che mưa bảo cho ngài.
Hồ được chăm sóc kỷ lưởng, sạch
sẽ. Xung quanh hồ, tường được quét vôi lại màu hồng đỏ. Cuối hồ,
có một pho tượng đức Phật và mãng xà vương , y như vừa tả.
7 - Tuần lễ thứ bảy - Dưới cội
Rajayatana nơi đức Phật an trú trong tuần lể thứ bảy - Đức Phật ngồi
tỉnh toạ để chứng nghiệm đạo giải thoát. Có hai thương buôn tên
Tagusha và Balika đến cúng dường Ngài thực phẩm và xin quy y với Ngài. Đức
Phật đã cho hai vị này xá lợi tóc của ngài để về thờ. Hai vị ưu bà
tắc này là đệ tử đầu tiên của đức Phật, chỉ quy y nhị bảo - Phật,
Pháp. Khi ấy, ngài chưa thành lập tăng đoàn.
Thăm viếng xong bảy trụ đá tiêu
biểu cho bảy tuần lễ, chúng tôi về khách sạn điểm tâm rồi còn ra Đại
Tháp tụng kinh, sám hối, ngồi an tịnh, nghe hoà thượng cùng quý thầy giảng
dạy. Sau đó chúng tôi được Hoà thượng cho chiêm ngưởng ngọc xá lợi
Phật. Tôi nhìn thật lâu vào cây bồ đề và tưởng niệm đến Đấng Cha
lành mà không khỏi bùi ngùi cảm xúc. Ngài đã ngồi nơi đây, giờ tôi cũng
ngồi nơi đây, nhưng tôi không được diểm phúc ngồi lâu như ngài, tôi
không có những thời giờ an nhàn buông bỏ như ngài để bước những bước
chân vững chải trên con đường tự độ, độ sinh, tôi vẫn còn quá nhiều
ràng buộc trong cuộc sống, tôi cũng ước ao được như những vị sư ở
đây, dành trọn thì giờ ở nơi đây để lể bái, tụng kinh, toạ thiền
hay kinh hành, nhất bộ, nhất bái …..
Nơi đây, chiếc đồng hồ để đo
lường thời gian không còn hiệu quả nữa, ngày nào cũng như thế, không
có giờ giấc ấn định, ôi an lạc biết bao. Mai này, tôi phải trở về bổn
quốc, trở về đời sống vội vã, hấp tấp, máy móc, nghỉ đến đó,
tôi bổng tủi hổ cho cuộc sống tạm bợ này và quyết dành trọn thời
gian nơi đây sống không lãng phí. Tôi chỉ có ba ngày để sống nơi đây
thôi.
Vào buổi chiều, phái đoàn được
tự do để đi mua sắm. Riêng tôi, ra Đại Tháp trở lại để nhìn, hiểu
rõ hơn bảy trụ đá lịch sử và những nơi khác. Tâm hồn tôi thật dễ
chịu khi tôi ở Đại Tháp, không hiểu vì tôi ưa thích nơi đây, hay nơi
đây có những luồng từ lực làm thân tâm tôi an lạc.
Những nhánh cây, ngọn cỏ, từng
đoá hoa, những tiếng chim hót véo von nơi đây làm cho tôi có cảm giác như
đang ở Tịnh Độ. Chim chóc ở đây không biết sợ là gì cả. Khó mà nổi
giận, ưu bi phiền nảo được ở nơi này vì xung quanh đây toàn là người
tu, người hiền. Ai cũng lo theo dỏi tâm họ, sống trong chánh niệm, chẳng
để ý gì đến cảnh vật bên ngoài.
Bên hông cửa vào Đại Tháp, có tượng
đức Quán Thế Âm và con đường dài từ hàng hiên dẩn đến tượng. Tượng
rất linh thiêng, nếu ta thành tâm xin một việc gì rồi mhắm mắt bước
thẳng từ đầu đoạn đường đến tượng, nếu ai đi đến đúng chân
ngài thì việc cầu xin hay thắc mắc được thành tựu.
Bên ngoài tháp lại khác, nếu
không bình tỉnh thì dễ bị nổi nóng vì người lớn, con nít bu, đeo theo
bán hàng, xin tiền không ngớt. Có những đứa bé, chân vắt ngang cổ, và
kéo lê theo du khách xin tiền không khác gì một loài thú. Thật hay giả, đứa
nhỏ đó đều đáng thương vì mang thân người mà lại có dáng dấp của
thú vật.
Một ngày đã trôi qua, tôi về lại
khách sạn, tôi hơi bàng hoàng nhưng tôi không nắm giử được thời gian
thì tôi cứ để nó trôi đi theo luật vô thường. Dùng tối xong, phái đoàn
chúng tôi lại đốt đèn ra tháp cúng Phật, đi kinh hành. Mỗi ngày, mỗi
đêm, Hoà thượng đều chọn một địa điểm mới để tụng niệm.
Tôi nhận thấy, đêm nay, khách
hành hương ghé thăm Đại Tháp đông hơn hôm qua và càng lúc, càng đông
vì tháng này (11), tháng sau (12) là thời gian cao điểm của khách hành hương.
Tôi gặp một số thầy cô Việt
Nam từ khắp các Châu về đây tu tập, các vị chào hỏi tôi thật thân mật
trong tình đồng hương xa xứ. Ôngdễ thương làm sao khi người Phật tử
Việt Nam đã nhận được nhau qua chiếc áo tràng màu khói lam hay nâu gụ.
Thường thì tụng kinh xong vào lúc
tám giờ rưởi, Hoà thượng cùng tăng ni, phật tử về khách sạn ngủ.
Riêng tôi và một vài vị khác ở lại cho đến khi đóng cửa để hưởng
thêm những giây phút vi diệu nơi này.
Tháp về đêm thật tỉnh mịch, u
nhã nên có những vị phát tâm ở lại suốt ngày đêm nơi này. Các vị
ấy, hoặc ở bên trong Đại Tháp thiền định, hoặc ở ngoài Đại Tháp
đi kinh hành suốt đêm, toạ thiền ….
Cảnh sinh hoạt khác nhau nhưng tất
cả đều im lặng theo dõi tâm mình. Không khí mát lạnh, những vì sao trên
bầu trời trong vắt vẫn lấp lánh, chiếu soi không ngừng. Tôi cũng lặng
lẻ theo một vị thầy trong đoàn đi thiền hành trên con đường đức Phật
đã đi qua, có một số Phật tử khác cũng đi theo chúng tôi. Thân thể nhẹ
nhàng, tâm hồn thơi thới, chúng tôi đã hoàn tất một ngày tu tập ích lợi
để chào đón một ngày mai tươi mát hơn ….
Sáng sớm ngày thứ hai, chúng tôi
ra đại tháp thật sớm để công phu khuya, tụng Lăng Nghiêm. Dọc đường,
các em nhỏ thấy chúng tôi, đã chạy theo, nài nỉ bán cho chúng tôi những
bó hoa súng tươi, mới hái dưới ao hồ lên, còn đọng nước, chúng tôi
đều hoan hỉ mua cúng Phật .
Chánh điện đã đông Phật tử khắp
nơi và cũng tụng chú theo âm thanh của bản xứ, hoà điệu với âm thanh
chúng tôi tạo thành một Pháp âm vi diệu, nhiệm màu, mang đến người
nghe sức mạnh tâm linh khó tả. Tụng kinh xong, chúng tôi ở lại Đại Tháp
đón Hoà thượng cùng tăng ni và phái đoàn để nhập chúng đi sinh hoạt.
Đoàn cũng đi thiền hành, niệm Phật như hôm qua và ngày mai …
Tụng xong thời kinh và đi thiền hành,
phái đoàn đi viếng thăm sông Ni Liên Thiền, làng của bà Sujata và một số
chùa nổi tiếng bằng xe buýt.
Sông Ni Liên Thiền giờ đã cạn nước
trở thành một bãi cát lồi lỏm. Từ đây đến cội bồ đề cũng khá
xa, phải đi bằng xe mới đến, thế mà tôi cứ tưởng tượng là gần lắm.
Ngày xưa, chắc đức Phật cũng gian nan, vất vã đi chân đất, dưới trời
nắng chang chang như vậy để đến cội Bồ Đề. Ngài thật là hy hữu,
vô tiền khoáng hậu.
Ở ngoài làng này, có tượng của
một chú mục đồng tên Kusa đang dâng bó cỏ lên đức Phật để ngài
làm toạ cụ. Trong kinh sách, ít nhắc đến chú này so với bà Sujata nhưng
tôi không thấy tượng bà Sujata dâng sửa lên đức Phật. Phái đoàn đi sâu
vào trong làng để giúp đở các em nhỏ.
Làng mạc sạch sẽ, khang trang, dể
thương làm sao khi có bờ đê, đồng ruộng, vườn rau xanh rì, trồng những
thứ giống như nhà quê Việt Nam, những luống rau cải, những luống xu
hào, những dàn mướp đắng, những dây bí, leo cả lên nóc nhà tranh, những
chú bò, dê đang thảnh thơi gặm cỏ, đưa mắt nhìn mọi người rồi cúi
xuống, tiếp tục gặm cỏ, dường như sựó mặt của khách hành hương
không ảnh hưởng gì đến mấy chú bò, dê này.
Những căn nhà tranh, vách đất khá
tươm tất với những ụ rơm phơi trước phên cửa, và những đống phân
bò được trét lên vách hay được phơi khô dưới sân đất. Không khí
trong lành, tươi mát, con nít chạy nhảy khắp nơi, tung tăng, cười giởn tíu
tít, có vài em nhỏ chạy theo du khách, dân làng từ từ đổ xô ra chào đón
và xin tiền.
Có những em nhỏ, cho tiền không lấy,
các em chỉ xin giấy bút để đi học, tôi biết lấy đâu ra để cho các
em bây giờ, tôi đành nói các em cứ lấy tiền này mà mua đi.
Trường lớp ở đây dường như không
có, hay không đủ nên thầy trò dắt nhau ra gốc cây tìm bóng mát rồi ngồi
xuống đất để dạy và học, thế thì càng thoải mái.
Rời làng của bà Sujata, chúng tôi
đến viếng các chùa xây dựng xung quanh Đạo Tràng. Đầu tiên, đoàn thăm
viếng chùa Nhật Bản. Chùa trang trí đơn giản, thanh lịch, chỉ thờ một
tượng bổn sư ngay chính giữa. Truyền thống, văn hoá Nhật khá lạnh
lùng, xa cách, được biểu hiện qua lối bày biện. Từ bên Nhật cho đến
nơi đây không hề thay đổi. Đó là cái hàng rào dựng cách bệ thờ chừng
1 thước để ngăn cản khách hành hương đến gần đức Thế Tôn hơn, chùa
Nhật nào cũng thế. Hai bên tường có hình những vị tổ thiền tông hay
các tông phái khác, và một vài câu liễn.
Phật tử tụng kinh theo Hoà thượng
xong lễ Phật, cúng dường.
Chiều đến, là lể phát chẩn, ủy
lạo do Hoà thượng tổ chức tại chùa Tích Lan. Do số tiền hoà thượng
quyên được từ quí vị Phật Tử hảo tâm trong đoàn hành hương và khắp
nơi. Có đến hàng trăm gói quà giao đến cho mỗi gia đình mà vẫn không
đủ. Họ sợ hết phần nên cứ chen lấn, bổ nhào đến phía trước làm
cho ban tổ chức làm việc khó khăn. Hết quà rồi, phải cho họ tiền. Quà
chỉ có vài kí gạo, khoai tây, bánh, sách vở và viết, nhiều gói bị
rách vì bao ni lông mỏng và yếu quá, nên có một số viết bị rơi ra ngoài,
thật là tội.
Xong công tác, cả phái đoàn đều
mệt phờ người, nhưng ai cũng rất vui ở lại chụp ảnh kỷ niệm với các
vị Tăng Tích Lan, Ấn Độ.
Chúng tôi trở về khách sạn ăn tối
để còn chuẩn bị ra Tháp cúng đèn.
Tôi bắt đầu buồn vì còn hai đêm
nữa là rời nơi đây, biết bao giờ mới trở lại. Tôi đã tận dụng hết
những thời gian còn lại nơi đây để sống thật trọn vẹn.
Đêm nay, đoàn vắng hẳn khi ra
Tháp cúng đèn, một số Phật tử vì cơn mệt ban chiều chưa tan biến nên
không đi nổi. Chúng tôi vẫn sinh hoạt bình thường như mỗi đêm tại một
trụ đá khác, trong bảy trụ đá.
Sáng sớm cuối cùng, không còn ai
chịu dậy sớm đi với tôi ra Đại Tháp nữa nên tôi đành phải đi một
mình. Bốn giờ sáng, trời còn tối thui, đường phố vắng tanh nên tôi cũng
hơi ơn ớn phải đi một mình. Tuy vậy, Tôi không thối tâm nên quyết định
đi. Vì tôi đã phát nguyện nên lòng sợ hãi ban đầu của tôi vụt tan biến,
thay vào đó một lòng quyết tâm kiên cố, một sức mạnh kiên cường, vô
úy khôn tả đã thúc dục tôi bước qua Đại Tháp.
Chánh điện đông nghẹt, chật
ních người, âm hưởng cầu kinh, tụng chú vang rần khắp nơi, vọng lại.
Không còn chổ nên Tôi không ở
chánh điện dưới nhà nữa mà xin phép một vị canh giử Tháp cho tôi lên
lầu để được yên tỉnh trì chú, toạ thiền. Tôi đã lên đây mấy
ngày trước để bái sám, toạ thiền nên rất thích sự yên tỉnh nơi này.
Cầu thang lên lầu dốc thẳng đứng,
bậc lại cao, nên khó leo, dễ ngã nếu vô ý. Giữa đường đi lên, có tượng
đức Quán Thế Âm to như người thật, đứng sát tường. Tượng bằng đồng
đen, điêu khắc theo văn hoá Ấn Độ, trông rất sống động, linh thiêng.
Chánh điện trên lầu Đại Tháp
không rộng như dưới nhà, có cửa lưới ngăn muổi, nền trải thảm, gồm
hai ngăn thông nhau. Ngăn ngoài có tủ đựng kinh sách theo kiểu Tây Tạng,
ngăn trong có bệ thờ tượng đức Quán Thế Âm nhỏ, giống như đức Chuẩn
Đề, rất linh thiêng, cùng hoa đèn, nước. Hai bên tường có nhiều bồ
đoàn để toạ thiền, vì bên trong chánh điện không có thắp đèn trần
nhà nên tối lù mù, tôi chỉ thấy lờ mờ có bấy nhiêu.
Khi bước vào, tôi thấy có các vị
Phật tử đã đến trước đang toạ thiền hay lặng lẻ bái sám. Tôi rón
rén lôi bồ đoàn ra, ngồi xuống, tất cả những động tác ở đây phải
thật là nhẹ nhàng, êm ã để tránh gây tiếng động làm loạn tâm những
hành giả tu tập. Điều tôi cảm nhận được nơi đây là một từ lực rất
mạnh, đến với tôi khi tôi nhiếp tâm trì niệm, tôi không cảm thấy cô
đơn lạc lỏng như tôi nghỉ, ngay cả khi tôi chỉ ngồi có một mình nơi
đây. Tôi không diễn tả bằng lời được mà chỉ có ai nếm được vị
này mới hiểu. Cũng như những ai uống nước nóng lạnh, chỉ biết có
riêng mình.
Từ đó, tôi vở lẻ ra để hiểu
được tại sao có các vị ẩn tu một mình trong rừng sâu, núi thẩm, hang
động mà không hề cảm thấy cô đơn, có những người, ở giữa thành phố
mà vẫn cô đơn, chán nản như thường.
Tôi bây giờ hiểu thấu lời quý
thầy cô lui tới thường nơi đây đã chỉ bảo, khuyến khích tôi lên lầu
Đại Tháp toạ thiền, niệm Phật hay trì chú.
Thật là một nơi lý tưởng, tuy rằng
vào buổi chiều, trời nóng bức, vào buổi tối thì muổi vo ve, tấn công
ráo riết.
Cảm giác ấy, tôi không tìm lại
được ở nơi đây, mặc dù vẫn công phu, toạ thiền như thế, tôi không
hiểu và giải đáp được vấn đề này. Phải chăng vì tôi không được
thư thả, an nhàn buông xã như nơi đây, hay nơi đây đã có những luồng
hào quang lành từ đức Phật để lại và từ các vị đã và đang tiến
tu khác tạo nên không khí huyền diệu, nhiệm mầu đến thế.
Tụng kinh xong, phái đoàn trở lại
chùa Nhật để đảnh lể tượng đức Bổn Sư lộ thiêng. Tượng này được
tạc theo tượng Phật nổi tiếng khắp thế giới ở Kamakura – Nhật bản,
nhưng cao lớn hơn tượng cũ.
Đặc biệt, có mười tượng của
thập đại đệ tử Phật màu trắng toát, cao khoảng ba bốn thước đứng
hai hàng như đang kề bên, hầu Phật. Tôi đi, rồi đứng lại để chiêm
bái tượng, từng vị một, như các ngài:
Đại Ca Diếp - Đầu đà đệ nhất,
Xá Lợi Phất - Trí tuệ đệ nhất, Mục Kiền Liên -Thần thông đệ nhất,
Ca Chiên Diên - Luận nghị đệ nhất, A Nan Đà - Đa văn đệ nhất, A Na Luật
- Thiên nhãn đệ nhất, La Hầu La - Mật hạnh đệ nhất, Tu Bồ Đề - Giải
không đệ nhất, Phú Lâu Na - Thuyết pháp đệ nhất, Ưu Ba Ly - Trì giới
đệ nhất.
Sau chùa Nhật, đoàn đi thăm viếng
những chùa nổi tiếng khác như chùa Tây Tạng, Thái Lan, chùa Tàu …Ở mỗi
chùa, Hoà thượng đều hướng dẩn Phật tử tụng những bài kinh, bài
chú nhỏ xong thì hồi hướng.
Chùa Tây Tạng trang trí rườm rà,
màu sắc sặc sở với những hình ảnh quái dị theo những hình Mandala, những
vị thần linh thủ hộ, đó cũng là truyền thống dân tộc của mỗi quốc
gia. Chùa có thờ tượng Bổn Sư, các vị Bồ Tát như ngài Liên Hoa Sanh, đức
Văn Thù, Phổ Hiền …
Chùa Thái Lan cũng đơn sơ, cách
bài trí và tượng Phật theo lối chùa ở trong Hoàng Cung Thái, chỉ thờ
duy nhất đức Bổn Sư ngay chính giữa. Tất cả đều là màu vàng choé.
Chùa Tàu cũng lộng lẩy không kém
với ba vị Phật, Đức Bổn Sư, đức A Di Đà, đức Dược Sư ngồi trong
tư thế kiết già trong lồng kính lớn. Chánh điện cũng có hai ngăn giống
như bên Tàu và Nhật, ngăn trong đặt tượng Phật, ngăn ngoài để Phật Tử
lể bái, có hàng rào phân chia rỏ rệt. Trên tường được vẻ rất nhiều
vị Phật trãi đầy chánh điện.
Việt Nam Phật Quốc Tự chưa có
chánh điện nên thờ Phật trên lầu, nơi thờ phượng rất trang nghiêm và
khiêm nhường. Phòng ốc rộng rãi, vườn tược xum xê. Trồng nhiều cây
ăn trái và hoa Việt Nam. Các thầy cư ngụ nơi đây tiếp đãi phái đoàn rất
thân mật.
Sau đó, Phái đoàn được mời đến
dùng cơm trưa tại Trung Tâm Tu Học Viên Giác. Nơi đây, chúng tôi dùng cơm
trưa với một phái đoàn hành hương đến từ Mỷ. Phái đoàn rất đông,
Phật Tử nhìn nhau hơi ngở ngàng, xa lạ. Chúng tôi bở ngở, lúng túng
tìm chổ ngồi, chổ đứng cho ổn thoả nên tản mát khắp nơi.
Tôi mỉm cười chợt nghỉ đến tôi
và chuyến hành hương kỳ ảo na. Nếu không có gì trục trặc thì tôi đã
đi với phái đoàn này rồi, tôi cũng đang ngồi chểm chệ dùng thức ăn
chứ không có loay hoay tìm chổ ngồi như bây giờ.
Tôi bổng sung sướng mỉm cười hạnh
phúc, cảm thấy mình có phước duyên được đi với Hoà thượng, Tăng Ni
sinh đang du học, Phật tử trong phái đoàn. Tôi nhìn tất cả các vị với
tấm lòng thương mến dạt dào, thầm tri ân vị thầy đã hết lòng giúp
đở tôi hoàn thành ý nguyện, ơn này tôi sẽ khắc ghi mãi mãi trong tâm.
Dùng cơm trưa xong là phần kêu gọi
Phật tử quyên góp cho chùa hay tham dự chương trình bán đấu giá các tượng,
tranh Phật. Bà con Phật tử tham gia sôi nổi, hào hứng. Giá trả càng lúc
càng cao, không khí trở nên ồn ào, náo nhiệt.
Làm xong nhiệm vụ người Phật tử,
tôi không còn đủ can đảm và khả năng để tham dự nên bỏ ra ngoài tìm
một làn gió mát, một nơi chốn yên tỉnh cho tâm hồn.
Buổi chiều, Phật tử được tự
do. Tôi đi sang Bồ Đề Đạo Tràng dạo quanh nơi này để thu ảnh, tôi
yêu thích nơi này quá đổi, tôi đi chầm chậm từng nơi để chiêm bái,
ngưởng mộ công trình xây dựng ngàn đời.
Đường dẩn vào Tháp mát rượi đôi
chân trần, tôi ngừng lại đảnh lể đôi bàn chân Thế Tôn in trên đá, vốc
một ít nước thoa lên trán, nước mát rượi. Bổng nhiên, có hai ông tu sỉ
đến dẩn dụ tôi vào lể Phật ở dảy tháp nhỏ kế bên, tạm gọi vậy.
Ít ai dám vào đây, vì vào rất mắc công, phải khòm lưng mới chui vào
được.
Nơi đây, có nhiều tượng Phật,
Quán Thế Âm bồ tát, tôi đảnh lể các ngài thì các ông ấy kêu tôi bỏ
tiền vào cúng dường các tượng, tôi làm theo, khung cảnh sao thấy lạ
lùng, huyền bí quá chừng.
Sau đó, thấy tôi lể và cúng dường
xong, các ông ấy mang tượng Phật khắc trong gổ ra bán cho tôi, tôi biết
tôi gặp thứ thật nên tôi xua tay rồi đi mất, hai ông ấy đeo theo tôi một
quãng khá xa rồi lui về nơi cũ.
Buồn thay, di tích Phật giáo bị người
dân và chính phủ Ấn Độ khai thác, lợi dụng triệt để và tuyệt đối.
Dù sao đi nữa thì cũng vì nghèo mà ra nên tôi không bao giờ phỉ báng,
trách cứ gì họ. Vậy chứ cũng còn tốt hơn chính phủ Taliban nhiều,
chính phủ này đã tiêu diệt tượng nhiều Phật cổ xưa, làm Phật tử
không được dịp đến chiêm bái.
Trên đường đi, tôi thấy một vị
sư Tây Tạng đang ngồi rây cát, niệm chú. Ngài đã làm như thế trước
khi tôi đến đây và vẫn làm như vậy sau khi tôi rời nơi đây.
Xung quanh tháp, có những tháp nhỏ
hay tượng Phật, các vị tăng sỉ hay cư sỉ đã ở nơi đây suốt ngày đêm
để lễ lạy, thiền quán. Các vị này lễ Phật với năm vóc gieo xuống
đất trên một tấm ván. Tấm ván này đã trơn bóng như đánh vẹc ni, bên
cạnh là chai nước.
Bốn bề hành lang bao quanh Đại Tháp,
có những vị đi nhất bộ, nhất bái, hay tam bộ, nhất bái. Phải hết ba
bốn giờ mới đi giáp đúng một vòng từ điểm khởi hành.
Tôi bổng hổ thẹn, buồn tủi vì
công năng tu tập của tôi không bằng được một phần nhỏ của các vị,
tôi phải làm gì bây giờ khi còn được thân người.
Cây cỏ nơi đây đem lại nơi này
một sinh lực đáng kể, Kim Cang toà vẫn được trau chuốt, trang hoàng đều
đặn, dường như có phần hơi diêm dúa, sặc sở. Cây bồ đề vẫn tươi
mát reo vui chào đón khách hành hương.
Y phục quấn trên mình đức Thích
Ca đã được thay mới, Phật tử cúng dường Y lên ngài rất nhiều. Ngài
vẫn mỉm cười với những ai thấy ngài cười, cười với ngài.
Rời Đại Tháp, gặp các vị trong
đoàn ngoài phố, tôi đi theo quí vị đi thăm viếng phố thị nơi đây.
Nhà cửa lụp xụp, nhỏ bé, các cửa hiệu đơn sơ. Nơi đây bán rẻ nhất
so với những nơi khác. Ngay chợ thì khá hơn một chút, cũng có nhà gạch,
hiệu buôn, hàng quán. Cửa hàng hay treo hoa Vạn Thọ kết thành từng xâu.
Đường phố không hề có đèn đường,
đèn giao thông, cũng không có xe gắn máy nhiều, chỉ có xe xích lô, xe đạp.
Chúng tôi mua sắm qua loa rồi về,
gặp nhau, khoe với nhau mà đọ giá, được thầy cô cho biết là mua thứ
gì cũng hớ thôi là hớ. Nhưng tự an ủi, tính lại thì cũng chẳng là bao
so với tiền ở nơi chúng tôi cư ngụ nên tất cả đều cười xoà, một
nụ cười hiền hoà, dể dãi, tha thứ từ những ngưỡi con Phật có tứ
vô lượng tâm. Quí vị thường hay nói là mình cho còn được nữa là …
mua hớ ….
Biết như thế là khôn đấy, vì
tâm hồn trở nên an lạc, rộng rãi, phóng khoáng. Ai dại gì mua lấy phiền
nảo vào thân, vì dù sao thì cũng đã …. lở bị …. hớ rồi.
Đêm cuối cùng ở Đại Tháp sao
mà lòng tôi buồn tê tái. Đêm nay là đêm mười bốn nên trăng tròn, sáng
vằng vặc đẹp quá. Nến được thắp đầy hết một trụ đá, sáng rực
rở. Ngồi lại nơi này, tôi nhìn quanh bốn phía để thấm nhập khung cảnh
tuyệt vời này vào tâm khảm, quên đi những chú muổi đói đang thửơng
thức món ăn thịnh soạn ngay trên thân tôi. Cảnh vật dường như đã ngủ
yên, chỉ có tâm tư tôi còn đang khắc khoải về một con đường đã chọn,
đang đi, một tương lai trước mặt. Xong lể, quí Phật tử rủ tôi về
khách sạn cùng quí thầy đàm đạo Phật Pháp, tôi xin từ chối để ở lại
nơi đây lần cuối.
Tôi bước những bước an lạc trên
đường kinh hành đến tượng Quán Thế Âm bồ tát sám hối. Trong đêm tối,
tôi thấy ngài mỉm cười thật hiền hoà, từ bi. Tôi chỉ xin Ngài một
điều là cho được tôi trở lại nơi đây, ở lại lâu hơn lần này là
tôi mãn nguyện lắm rồi. Ngài vẫn nhìn tôi cười, thông cảm với tôi như
chấp thuận.
Hơn chín giờ ba mươi, tôi được
"mời" ra khỏi Tháp. Đường phố vắng tanh, đèn tại Tháp vẫn thắp
sáng choang, dàn đèn này chính phủ Nhật mới cúng dường. Một vài xe
hàng còn cố ở lại để bán cho khách được thêm đồng nào, hay đồng
ấy. Họ cất tiếng mời mọc tôi mua hàng, tôi không gấp về nên còn lê
la, nấn ná mua vài thứ giúp họ cho đở buồn cả đôi bên.
Tôi quay lại Đại Tháp từ giả lần
cuối cùng rồi lủi thủi bước đi, những bước cô quạnh trong đêm vắng
….
Tâm hồn tôi chợt thức giấc, rồi
bổng nhiên trở lại thanh thản, trống vắng lạ thường..
Phần I | Phần III