Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Kỷ Niệm Một Chuyến Đi
Thiện Anh Lạc

 

Đường đi đến Linh Thứu Sơn, Vương Xá Thành, Trúc Lâm tịnh xá …. từ Bồ Đề Đạo Tràng có rất nhiều thổ phỉ nên phái đoàn phải khởi hành từ sáng sớm.

Tội thay, có nhiều bác lớn tuổi trong đoàn sợ ngủ quên rồi bị bỏ lại nên lục đục gần như suốt đêm. Đến gần sáng, các cụ đã ra lobby ngồi gần như đầy đủ, nói chuyện, chào hỏi nhau vang rân, làm Hoà Thượng và những người ở phòng kế bên, có cả phòng tôi, cũng thức theo, ai cũng tưởng mình trể nên hốt hoảng, quính quáng cả lên chuẩn bị cho xong. Cuối cùng, mới vỡ lẽ ra như vậy, ai nấy hơi bực mình vì … không được ngủ thêm một chút xíu nữa, nhưng rồi cũng cười xoà, hoan hỉ, lên xe ngủ bù.

Đường đi xấu quá sức nên xe chạy càng chậm chạp hơn cả lúc trước, xe lắc lư qua lại, chòng chành như chiếc ghe nhỏ, thả neo trôi trên sóng lớn. Còn sớm quá, đường ít xe qua lại nên không bị kẹt, ít bụi bặm. Xe cứ thế mà tiến tới với vận tốc chừng 30/40 cây số giờ, mọi người trên xe lại ngà ngà chìm vào giấc ngủ chập chờn.

Bên ngoài, thành phố vẫn còn ngủ say, êm đềm, tỉnh mịch. Gió thỉnh thoảng thổi qua cành cây, lay động những chiếc lá chưa muốn vươn mình đón chào ban mai. Làng mạc, nhà cửa, ruộng đồng, nương dâu … tất cả chìm vào trong ánh trăng rằm, lung linh, mờ ảo treo lơ lững giữa bầu trời cao thăm thẳm.

 

Đi một đoạn khá xa, tôi thấy mặt trời bắt đầu mọc từ từ, tươi cười chào đón Phật tử hành hương, đem lại ánh sáng và hơi ấm cho nhân loại vùng này. Những tia nắng mới bình minh đang đùa giỡn trên những cánh đồng lúa xanh rì, lấp lánh trên những chiếc lá còn đọng chút hơi sương, chim muông đã thức dậy hót vang, líu lo đùa giởn trên cành, một vài chú mèo, chú chó đang ngồi bên bờ đê lau mặt. Vùng đất này tươi tốt, màu mở hơn Bồ Đề Đạo Tràng. Lưa thưa vài người đã thức dậy sớm, ngồi ở bờ rạch, bờ suối làm vệ sinh. Hoặc có người đã dắt trâu ra ruộng, kéo xe hàng ra chợ …vài em nhỏ đã ôm cặp đến trường. Khung cảnh nhà quê thật dễ thương, mộc mạc, chậm rãi … Tôi yêu cảnh thanh bình này quá sức ….

 

Chưa đến bảy giờ, xe đã chạy vào cổng thành Vương Xá, hai bên đường trồng nhiều hoa đẹp, màu sắc tươi vui, rực rở, nhà cửa thưa thớt, giản dị. Đây là nơi:

  • Đức Phật đã trải qua sáu mùa an cư .
  • Kết tập kinh điển lần thứ nhất. Sau khi Phật diệt độ bốn tháng, Ngài Ma Ha Ca Diếp (tổ thứ nhất) làm chủ toạ cùng các vị đại đệ tử Phật, do vua A Xà Thế ủng hộ, Ngài A Nan đã trùng tuyên lại những kinh điển Phật dạy, Ngài Ưu Ba Ly tụng đọc giới luật, tất cả đều khẩu truyền. Cuộc kết tập đây gọi là Ngũ bách kết tập.

Xe dừng lại ở gần trạm bán vé, dưới chân núi Thứu. Chưa có ai bán vé nên chúng tôi thong thả đi bộ lên thăm đỉnh núi Linh Thứu trước. Sau đó, sang núi bên kia thăm tháp Hoà Bình.

Đường "đi lên", ban đầu, dốc thoai thoải nên đi không mỏi mệt lắm, nhất là còn sớm, khí hậu mát mẻ. Đường đi rộng cả thước, mặt đường trơn láng, bên trái là vực thẳm ngó xuống Thành Vương Xá, kinh đô xứ Ma Kiệt Đà, nhưng giờ đã thành rừng cây âm u, bên phải là vách núi, cây rừng. Một vài người hành khất ngồi dọc theo hai bên chờ đợi một chút gì may mắn trong ngày.

Tất cả những phú quí vinh hiển nơi chốn phồn hoa đô hội, ngựa xe, thành quách của thuở vàng son đã lui hẳn vào quá khứ xa vời, để sót lại bây giờ một thị trấn nhỏ, nghèo nàn, ít người qua lại, thăm viếng.

Vô thường !!! Muôn đời vẫn là một chân lý bất di bất dịch …

Khi lên cao, đường đi bắt đầu dốc, hẹp lại, ngoằn ngoèo, trơn trợt vì mặt đất gồ ghề đất đá. Đi một đoạn xa, tôi đến được hương thất Ngài A Nan, tôi rẽ đường cái, vào đường nhỏ, bước qua chiếc cầu gọi là 'Linh Sơn Kiều' để đi vào thất Ngài trú ngụ. Đây là một hang động nhỏ, sau lùm cây, dài rôäng đủ cho một người tu.

Cửa hang thấp nên tôi phải cúi người mới chui vào được. Trong hang mát rượi, hơi tối, còn xông mùi đất, mùi ẩm, một bên là giường (bằng đá), một bên là nơi Ngài ngồi thiền, còn có vài chiếc chân nhang lưu lại . Tôi cảm thấy ấm áp, dễ chịu lạ kỳ khi bước vào đây. Ngài A Nan đã ở đây tu chứng quả A La Hán, mới được phép dự đại hội kết tập kinh điển. Hang vẫn còn chút dư âm cũ nơi người xưa để lại.

Trên đường, tất cả mọi di tích lịch sử đều được giữ lại và tu bổ. Như trạm nghỉ chân của vua Tần Bà khi Ngài lên núi thăm đức Phật …

Kế tiếp, tôi vào thăm hương thất Ngài Xá Lợi Phất, cũng là hang động, cửa hang rộng, sáng sủa, khang trang. Cũng dài và nông như thất Ngài A Nan, nhưng không mát bằng vì không có cây che ánh nắng rọi thẳng vào. Cũng có nơi Ngài nằm nghỉ và toạ thiền.

Ngài Xá Lợi Phất rất là quen thuộc với chúng ta qua bài "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh". Trước Đức Phật, Ngài đã ví thân Ngài như đất, nước, gió, lửa, để cho chúng sinh đổ bất cứ thứ gì , dơ sạch vào đó mà Ngài không hề mống tâm sân hận, phiền não …khi bị một số chúng tăng ghét Ngài rồi trình lên đức Phật để vu oan Ngài.

Nơi thất Ngài, không gian yên tỉnh, trong sáng, an lành, nhu nhuyến như chính tâm Ngài nên tôi cảm thấy bớt mệt mỏi, thêm phần an lạc khi vào bên trong đảnh lễ, nghỉ chân, tim tôi bồi hồi rúng động khi nghỉ về Ngài và hạnh nguyện của Ngài.

Sau cùng, tôi đã thấy con chim Thứu (dĩ nhiên bằng đá) đứng hiên ngang trên ngọn núi nhìn tôi đang thở dốc mà leo như chào đón. Núi này có nhiều tảng đá bị bào mòn nhiều năm, hay chồng chất lên nhau trở thành hình chim Thứu rãi rác mọi nơi, nên mới có tên là "Linh Thứu Sơn".

Đường lên đến đỉnh, dốc dường như thẳng đứng, nên có chiếc cầu thang bằng gổ, có tay vịn rất an toàn. Trước khi đi vào nơi đất thiêng, chúng tôi buộc phải bỏ hết giày dép ra, mặc dù sàn là đất cát đi đau chân.

Tôi lặng người đi khá lâu với niềm cảm xúc dâng lên bời bời khi đặt bước chân đầu tiên trên đỉnh núi thiêng liêng này, dư âm những bài Phật Pháp vẫn còn văng vẳng đâu đây. Mầu nhiệm làm sao khi người con Phật đã khắc phục mọi khó khăn, chướng ngại, vượt bao gian khổ, để có mặt tại nơi đây. Pháp hội không còn nữa, nhưng vẫn mãi mãi trường tồn trong lòng mỗi người con Phật qua những bài kinh, câu kệ, để rồi ước ao sẽ được đặt chân đến chốn nầy.

Nắng mới lung linh trên những hàng cây còn ngái ngủ, gạch đá dường như đã thức giấc tự bao giờ, chờ đợi chúng tôi ghé thăm, chứng kiến những ai đã đi qua và ai sẽ trở lại ?

Đỉnh núi Thứu là một ô đất trống khá rộng, bằng phẳng, khoảnh giữa được tráng xi măng hình vuông, có bờ gạch vây quanh ba bề, cao, như bờ tường, xây bằng những viên gạch cũ. Nơi đây là nơi hành lể, cúng kiến.

Hồi tưởng lại đức Phật đã giảng những bộ kinh lớn như Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Viên Giác ….. Tôi tương đắc mà ngâm nga bốn câu kệ

"Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật,
A Hàm thập nhị, Phương Đẳng bát,
Nhị thập bát niên Bát Nhã đàm,
Pháp Hoa, Niết Bàn cộng bát niên."

Trộm nghĩ ….diện tích quá bé nhỏ như thế, làm sao dung chứa hết tất cả Pháp Hội, thắc mắc xong. Bổng nhiên, nhớ đến Tịnh Thất của Ngài Trưởng Giả Duy Ma Cật cũng đã dung chứa hết đức Phật cùng tất cả hàng đệ tử Thanh Văn, Bồ Tát của Ngài. Suy tư về Pháp Môn Bất Nhị, Pháp giới Nhất Chân mà cười thú vị với chính mình, tất cả các Pháp đều có thể sinh diệt, biến hiện rộng chật theo tâm thức,

Trong pháp hội Linh Sơn, đức Phật ngồi giữa đại chúng, cầm cành hoa, đưa lên cao, mỉm cười chờ đợi câu trả lời, cả chúng hội đều ngơ ngác không hiểu ý đức Phật. Lúc ấy, chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp chấp tay mỉm cười đáp lại, lảnh hội ý đức Phật, đức Phật Truyền Tâm Ấn cho Ngài thành vị tổ thứ nhất, rồi đọc bài kệ rằng:

"Ta có chánh pháp nhãn tàng,
Niết bàn diệu tâm
Thật tướng vô tướng
Trao lại cho ông Ca Diếp"

Thời đại bây giờ, phép "Truyền Tâm Aán" bị lạm phát bởi các giáo chủ, tà sư ngoại đạo khắp nơi.

Dạo quanh những ngọn núi này rồi tìm một chỗ vắng vẻ có bóng mát nằm dưới ngọn núi chính, ngồi lại nơi đây chờ Hoà Thượng và các vị khác đến, tôi nhìn sang dảy núi bên kia là tháp Hoà Bình do chính phủ Nhật xây dựng. Xa xa, có những dảy núi trùng trùng điệp đìệp nối tiếp nhau chạy dài. Tôi nhớ đến bà Vi Đề Hy, cõi Tịnh Độ mà đức Phật đã giảng dạy, khuyên bà nên nguyện sinh về nơi ấy, nhớ đến vua A Xà Thế đã giam cha mình là vua Tần Bà Sa La trong ngục thất, vua ngày ngày cứ nhìn lên núi Thứ u qua cửa sổ, tưởng nhớ đức . Vì vua vẫn an lạc, tự tại nên bị hành hạ cho đến chết, người xưa đã khuất, âm hưởng vẫn lưu truyền.

Pháp Hội Linh Sơn, cảnh vật ra sao nhỉ? Dưới ánh nắng gay gắt, nóng bức như vầy ? Hay mát mẻ, tươi vui nhờ chư Thiên đến nghe, rãi hoa trời ? Đức Phật và các vị hiền đức đã trú ngụ ở nơi đây trong bao năm tháng. Buổi sáng, xuống núi đi khất thực, đi chân đất chứ đâu có mang giày dép. Đến trưa, lại về, leo lên núi thọ trai, đường xá xôi, không quản mệt nhọc, khó khăn để hoá độ chúng sinh bớt lầm than, đau khổ. Ngày xưa, đường đâu có tốt như hôm nay, chông gai, hiểm trở quá mà các vị vẫn kiên cường ở đây tu.

Ôi bao la, ôi cao cả biết bao, những vị chân tu thời chánh pháp, hoàn cảnh khắt khe như thế mà vẫn bền chí, kiên trì tu hành đạt đạo, giải thoát giác ngộ. Các vị phần lớn đều là vương tôn, công tử, kẻ hầu, người hạ mà dám bỏ tất cả để được tất cả .

Bây giờ, thời mạt Pháp, hoàn cảnh tu dễ dàng hơn, thuận tiện hơn mà chẳng có mấy ai dám xuất gia. Người xưa tu dễ hơn vì ít bị ràng buộc vào nhiều thứ, đòi hỏi mọi tiện nghi tinh xảo , căn tính thô sơ, còn đời nay thì đủ thứ duyên trần ràng buộc, ngũ dục cuốn lôi, cứ như dây leo chằng chịt quấn lấy nhau trong rừng ác kiến, trong sinh tử luân hồi.

Hoà Thượng, các vị Tăng Ni, các bác lớn tuổi đã lên đến, mặt trời đã đứng bóng, Phái đoàn theo Hoà Thượng tụng kinh, đi nhiễu quanh chỗ thờ, rồi đi trở xuống.

Cúng xong, ra lấy giầy dép, giày dép chúng tôi đã được lau chùi sạch sẽ, xếp ngay ngắn từ những em nhỏ. Các em chưa hết tuổi thơ vui chơi, đã vào đời, kiếm tiền bằng mọi cách. Cả phái đoàn, ai cũng thương cảm, cho các em này vài chục Rupees. Dân địa phương Aán biết có phái đoàn hành hương đến nên đã kéo nhau lũ lượt ra đường để nhìn, để bán hàng, xin tiền … ở đây không đông đúc, hỗn độn như ở Bồ Đề Đạo Tràng và bến Sông Hằng nhưng cũng còn chút sức sống.

Rời núi Thứu, phái đoàn dùng xe treo có dây cáp kéo để lên thăm tháp Hoà Bình. Từ trạm dây cáp, phải đi bộ thêm một khúc xa mới đến nơi. Hai bên đường, dân địa phương ngồi dưới đất bán đủ thứ, có chỗ còn bán cả súng ống, đạn dược bằng cao su cho con nít chơi. Trong đoàn, có người nói giởn :

" Tháp Hoà Bình, mà cũng có súng đạn …"

Người Nhật đã biến ngọn núi này thành cảnh già lam bên Nhật, thật đẹp, trang nhã, mang tính chất nghệ thuật thiền vị, gồm có tháp lớn, chùa, vườn hoa, bảng gổ, cổng tam quan. Mặt đất trải sỏi trắng, trồng cây xanh trông mát mắt.

Tháp hình bát úp, màu trắng, cao lớn, bốn phía có bốn tượng đức Thích Ca, sơn vàng tượng trưng cho lúc Ngài ở tứ Động Tâm. Tháp có lối kiến trúc giống hệt như Tháp Hoà Bình đối diện với núi Phú Sỉ ở Hakone, đây là một điểm đặc sắc của dân tộc Nhật.

Chùa trang trí thật đơn giản, tao nhã, thuộc hệ phái Diệu Pháp Liên Hoa nên bên trong, có một vị gõ chuông và tụng lên câu "Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh".

Ngoài chùa, có tấm gổ, cưa ngang từ cây ra và cũng được khắc ghi những câu này.

Hai bên vườn hoa, có hai hàng đèn theo kiểu Nhật đứng hai bên chạy dọc theo lối đi trải sỏi, vườn trồng ít cây nhưng rất mỹ thuật.

Trúc Lâm tịnh xá là nơi đức Phật và tăng đoàn hay đến để an cư kiết hạ trong mùa mưa, do vua Tần Bà Sa La cúng dường. Những bụi trúc mọc khắp nơi, vẫn còn xanh mướt như ngọc, lặng yên chịu đựng ánh nắng gay gắt.

Đường đi đến hồ Kalandaka thơ mộng với hai hàng trúc và những cây hoa khác trồng khắp nơi. Hồ nằm thấp xuống dưới, nên phải bước nhiều bậc tam cấp mới đến bên bờ hồ được. Hồ được xây lại vuông vắn, đầy nước, nhưng đục ngầu và có nhiều lá cây rơi rụng, cá lội lăn tăn. Bên kia hồ, tôi thấy có tượng đức Thích Ca đang toạ thiền. Tương truyền rằng ngày xưa đức Phật đã tắm hồ này, nơi đây có cây Bồ Đề khá to. Cảnh vật êm ã, trang nghiêm như còn vang vọng lại những mùa an cư kiết hạ năm nào, có đức Phật và Tăng chúng hiện diện nơi đây tu học, thọ trai, rữa bát, kinh hành, toạ thiền …. Có ông Cấp Cô Độc ngủ không được suốt đêm vì mong gặp Phật khi nghe nói về Ngài. Oâng nôn nao đi từ sớm để gặp Thế Tôn khi Ngài thiền hành trong ngôi tịnh xá này. Giờ đâ, ngôi tịnh xá chỉ còn lại nền gạch trơ trọi, buồn tẻ.

Tôi không có dịp vào thăm trường Đại Học Nalanda vì chúng tôi đã chán ngán cảnh làm tiền, ăn hiếp du khách hành hương của chính phủ (hay cá nhân) Aán Độ.

Nhìn bên ngoài vào thấy những nền gạch đổ nát, trơ trụi, vào bên trong chắc càng thêm đau lòng. Quân Hồi giáo phải mất hết ba bốn tháng trời, cả ngày lẩn đêm mới đốt sạch hết kinh điển Phật giáo. Tương truyền ban đêm, ánh lửa cháy sáng rực như ban ngày. Ba tạng kinh đìển đức Phật giảng trong suốt bốn mươi chín năm, ông A Nan tuyên đọc lại nhiều đến thế nào. Giờ đây, chẳng còn là bao, nhờ các vị Tổ đã mang bớt một số sang nước khác. Khoảng một trăm ngàn tăng sỉ bị giết hại và xua đuổi ra đời hoàn tục. Mặc dù bị tổn thất nặng nề, kinh điển Phật còn lại, cũng đủ để một vị Thiền Sư viết lên bốn câu để đời:

"Phật Pháp lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Đến nay tưởng lại dường quên hết
Chỉ nhớ trong đầu một chữ NHƯ"

Ngài Xá Lợi Phất đã viên tịch nơi đây. Chúng tôi ăn trưa, đi chơi lang thang chờ những vị vào đại học Nalanda quay phim, thăm viếng. Nơi nào có du khách là có những hàng nước, quà, hàng tạp hoá dựng lên để kiếm sống độ nhật. Hàng hoá trông thật khiêm nhường, những tượng Phật, những chuổi tràng, vòng xuyến, chú voi, lạc đà bằng gổ hay đá bán khắp nơi, nét điêu khắc vội vã nên trông thật ngô nghê, hình thù méo mó, có chú bị cà thọt vì bốn chân không đều, có chú bị chột vì khắc có một con mắt thôi, mà giá cả thì cao vót đến cung tận trời "Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng" …..

Phái đoàn rời đại học Nalanda, đến Patna nghỉ đêm để mai lên đường đi Câu Thi Na, nơi đức Phật nhập Niết Bàn.

Patna là nơi kết tập kinh điển lần thứ ba do vua A Dục ủng hộ, đài thọ.

Nơi đây có xây dựng nhiều chùa tháp và có một đời sống khá cao, đời sống dân chúng sung túc, phát đạt nên đường xá bớt dằn, xe chạy êm ru.

Rời Patna, chúng tôi đến Tỳ Xá Ly, chỉ là một thị trấn nhỏ bé, nghèo nàn. Thành phố này gắn liền với cuộc hoằng hoá của đức Phật trước khi Ngài đến Câu Thi Na để nhập diệt. Đây là nơi

  • Kết tập kinh điển lần thứ hai sau đức Phật nhập diệt hơn một trăm năm, do ông trưởng lão Da Xá triệu tập. Phái thượng toạ bộ (Nguyên Thủy - Nam tông) và đại chúng bộ (Đại thừa - Bắc tông) được thành lập từ cuộc kết tập này.

Đức Phật đã hứa khả cho di mẩu của Ngài là bà Kiều Đàm Di cùng năm trăm thiếu nữ khác được xuất gia, thành lập Ni đoàn dưới sự cầu thỉnh kiên trì của Ngài A Nan. Cho nên trong chùa Ni thờ Ngài A Nan để tạ ơn Ngài vì lý do trên.

- Đức Phật đã độ cho một nàng ca kỷ là bà Ampabali, bà đã quán chiếu tu tập và

chứng quả A La Hán. Bà đã dâng cúng vườn xoài đến đức Phật.

  • Nơi an tịch của Ngài A Nan.
  • Nơi đây, được vinh dự nhận lãnh một trong tám phần xá lợi Phật, có xây tháp tôn thờ. Chúng tôi có ghé thăm, tháp hình tròn, không cao, nằm gần như ngang sát mặt đất, có hàng rào cao bao quanh, mái tôn che mưa nắng để bảo vệ, duy trì thánh tích. Tương truyền rằng, ngày xưa chỉ là mô đất sét nhỏ, sau đó được xây lên bằng gạch. Giờ đây thành một tháp thấp, rộng, tròn quay, đổ bằng xi măng cứng như thế. Hoà Thượng hướng dẩn chúng tôi tụng kinh, đảnh lể rồi cắm nhang, xá lui. Khách thập phương viếng tháp khá đông, từng nhóm một.
  • Chùa Nhật và tháp Hoà Bình, vẫn một nét kiến trúc đặc thù Nhật Bản, tuy nhỏ hơn ở núi Thứu, càng nhỏ hơn ở Hakone - Nhật.

Thăm viếng, đãnh lễ các thánh tích xong, xe chạy thẳng đường đến Câu Thi Na, hai bên đường, lúa xanh, ruộng đồng tươi tốt, nhà cửa khang trang, sạch sẽ, trâu bò vui vẻ, mập mạp hơn những nơi khác, khí hậu cũng mát mẽ, sạch sẽ hơn, thỉnh thoảng, gió lại hiu hiu thổi vào xe chúng tôi những mùi hương đồng nội và …phân bò ….các dân địa phương thấy xe chúng tôi chạy ngang, nhìn theo và cười, đưa tay vẩy chào, chúng tôi cười và chào lại. Xe chạy phom phom, máy lạnh lúc chạy, lúc ngừng, trên xe, ai ngủ thì … ngáy và mớ, ai thức thì .. ngáp và quậy.

Đến nơi khoảng sáu bảy giờ đêm, trời tối thui, dân địa phương đốt cây, hun khói mù mịt khắp nơi để xua muổi mòng. Chúng tôi nhận phòng xong, nghỉ ngơi rồi xuống nhà hàng ăn tối.

Sáng sớm, trời còn mù sương chúng tôi theo Hoà Thượng, Tăng Ni ra viếng thăm Đại Tháp Niết Bàn. Tháp hình tròn, mái tròn cao theo kiến trúc Aán Độ, xây trong khu vườn cây xanh, xung quanh có những nền gạch đổ nát, nền tháp không nguyên hình, vài hàng gạch đá vụn. Không gian quá tỉnh mịch, trầm lặng, buồn tênh nơi cha lành đã nằm xuống vĩnh viễn, thời gian như lùi lại để chứng kiến một biến cố to lớn, bi thương đời đời, kiếp kiếp khi chúng con đã mồ côi cha.

Đại Tháp được cất cao hơn mặt đất, trang nghiêm, sạch sẽ. Bên ngoài có hàng hiên rộng bao quanh. Hoà Thượng, quí Tăng Ni hướng dẫn cả đoàn đi nhiễu quanh tháp, niệm Hồng Danh trước khi vào bên trong.

Bên trong sáng rực ánh đèn, ánh nến, mùi hương hoa toả ra thơm thoang thoảng, nhưmg khung cảnh đượm mùi tang chế như đang ở trong nhà quàn, nhà đám.

Tôi chợt nghẹn ngào, cố giữ bình thản, nhưng cổ đắng, mắt cay, khóc nấc lên khi ánh mắt chạm đến kim thân Ngài. Ai mà không khỏi rơi lệ khi thấy người thân qua đời, huống hồ gì nhìn thấy hình ảnh đấng từ bi đau đớn nhập Niết Bàn khi bị trúng độc từ nấm của ông Thuần Đà dâng cúng. Rồi lại còn khát nước, gọi ông A Nan đi lấy nước đến ba lần, mới có nước để uống. Oâng A Nan không dám lấy nước đã bị vẩn đục vì xe trâu chạy ngang suối cho Phật uống. Toàn thân Ngài đau đớn vô cùng nên Ngài phải nhập định, lên xuống tứ thiền, tam thiền, nhị thiền ….

Ngài nằm nghiêng về phía tay phải, bàn tay phải để dọc theo đầu, mắt khép hờ, toàn thân ánh lên màu vàng kim óng ã, trơn mượt lạ ky,ø tuy chỉ là tượng.

Màu da Ngài chói sáng rực rở, y như khi Ngài chứng quả. Cả thân Ngài được đắp Y đỏ. Hào quang từ thân Ngài phóng ra một luồng thần lực thật êm dịu, an lạc, nhu nhuyến tâm tôi như an ủi, dỗ dành, khuyến tấn. Tôi bớt xúc động, đứng lặng yên nhìn Ngài không chớp mắt, chờ đến phiên phái đoàn tôi có chỗ kinh hành, lễ bái.

Phật tử Nhật đến trước nên họ được ưu tiên, họ dâng ẩm thực lên Ngài rất kỷ lưởng, mỗi người đều đeo "khẩu trang" , bao tay, mặc áo Kimono thật sạch đẹp để lễ lạy, cúng tế trong im lặng.

Phái đoàn chúng tôi đi nhiễu, lễ Phật, tụng một thời kinh ngắn rồi thối lui để nhường chỗ cho những phái đoàn sau. Tháp không được rộng, tượng Phật to, dài choáng gần hết căn phòng nên những phái đoàn đi trể phái đứng chờ ngoài sân.

Rời Đại Tháp Niết Bàn, Phái đoàn đến thăm tháp trà tỳ Angrachaya, nơi đức Phật đã trả thân tứ đại về cho đất, nước, gió, lửa, để lại ngọc Xá Lợi cho hậu thế tôn thờ, noi gương. Tôi có cảm tưởng như nơi đây là nghỉa địa, chỗ an nghỉ cuối cùng của đức Phật. Thế là hết !!!! … ...

Tháp hình bán nguyệt, khá cao, to, xây bằng gạch thẻ nung từ đất sét, màu vàng cam đã đóng đầy rêu, ngã màu đen. Xung quanh tháp có bực thềm rộng để Phật tử lễ bái, kinh hành. Thời gian sau này, có nhiều Phật Tử từ khắp nơi đến chiêm bái nên vườn tược, cây cảnh tại đây được trồng tỉa, chăm sóc kỷ lưởng.

Thân tứ đại của đức Phật không còn nữa, nhưng ứng hoá thân Ngài vẫn biến hiện khắp nơi, bao trùm cả không gian, thế gian này. Mọi người, mọi vật và tôi đều có Phật tánh lưu xuất, nó nhiệm màu, vi diệu biết bao, bởi vì " Tánh không chân sắc, Tánh sắc chân không, Thanh tịnh bản nhiên, Châu biến Pháp giới, Tùy chúng sinh tâm, Ứng sở tri lượng, Tuần nghiệp phát hiện." . Lạy Phật, con đã quay về ……..

au đó, đoàn viếng thăm chùa Linh Sơn , trường tiểu học do chùa bảo trợ. Chùa xây theo kiến trúc Tàu do một vị Sư cô trụ trì , chùa được bài trí thật trang nghiêm, phong cảnh u nhã. Trường học còn nghèo lắm, các em học sinh đông nên không đủ bàn ghế cho các em ngồi học, các em biết chào đón phái đoàn bằng tiếng niệm Hồng Danh của đức Bổn Sư, Di Đà, Quan Aâm bằng tiếng Việt.

Hiệu trưởng, giáo viên đều được quà từ phái đoàn, các em thì không đủ nên có em không được quà, mặt buồn hiu ….

Rời trường học, phái đoàn chúng tôi tranh thủ đi Nepal sớm. Đường khá tốt, xe chạy nhanh hơn một chút. Phong cảnh mát mẽ êm dịu của nơi miền núi, xa xa dảy núi Hy Mã Lạp Sơn trùng điệp, lúc ẩn, lúc hiện sau lùm cây, bụi trúc. Ruộng đồng xanh tươi thẳng tấp tận chân trời, trâu bò mập mạp, dân quê ghọn ghẽ, tươm tất, nhà cửa sạch sẽ, khang trang.

Đến biên giới Nepal/India, trời đã nhá nhem tối, xe dừng lại ở trạm kiểm soát, thủ tục hành chánh lâu lắc nên chúng tôi phải xuống xe, ra ngoài cho thoáng khí. Khổ thay, nơi đây lại là chợ, hàng quà bánh, xe qua lại, dân chúng tấp nập, bụi bay mù mịt, đường đất lồi lỏm, đi không khéo sẽ dẩm phải phân bò ….

Xong giấy tờ nhập cảnh, xe chạy từ từ vào nội địa Vương Quốc Nepal, đường rất xấu, trời tối hù nên tôi không nhìn thấy gì bên ngoài, dường như chỉ là những cánh đồng lúa, gió thổi đưa lại nồng nặc mùi phân bò mới …. Một giờ sau, đoàn mới đến được Việt Nam Phật Quốc Tự, do Thầy Huyền Diệu xây dựng, trụ trì. Công trình xây dựng nơi đây vẫn chưa hoàn tất, nhưng cũng có phòng ốc rộng rãi cho chúng tôi cư ngụ trong vài đêm ….

Cơm thổi xong, thức ăn dọn sẳn chờ đợi, các vị ở đây lo lắng, chăm sóc chúng tôi thật chu toàn. Ai nấy cảm động trước tình đồng hương đậm đà ở đất Phật. Mệt mỏi sau một ngày hành trình cực nhọc, có một bửa cơm Việt Nam thịnh soạn, Hoà Thượng, Thượng Toạ, Tăng Ni, Phật tử xơi cơm thật ngon miệng trong không khí gia đình.

Sáng sớm, chúng tôi khởi hành liền sau khi dùng bữa, đi viếng thăm vườn Lâm Tỳ Ni, nơi đức Phật đản sinh cách đây hơn 2,500 năm. Vườn nằm trong một làng nhỏ trên ngọn đồi dưới chân dảy Hy Mã Lạp Sơn , xe phải đậu ngoài ngỏ, chúng tôi đi bộ vào khoảng năm trăm thước, đường đồng quê bằng phẳng, đất màu nâu đỏ, còn ướt đẩm hơi sương. Không khí mát lạnh, trong lành thấm vào sâu trong buồng phổi tôi, tôi thật tỉnh táo, dễ chịu với cảm giác này. Vào trong vườn phải mua vé, nhưng giá phải chăng, tôi đồng ý với điều này vì phải cần có tiền để bảo quản, chăm sóc nơi di tích lịch sử, nhưng đừng nên quá đáng. Cũng chẳng có níu kéo để buôn bán , xin tiền. Vườn Lâm Tỳ Ni sạch mát, khoán đãng, không khí trong lành, khung cảnh u nhã. Xung quanh vườn, hầu hết trồng cây cỏ xanh biếc, điểm thêm những nền gạch đá xám đen, đã bị hư hại nhiều, rãi rác khắp nơi.

Đền thờ Hoàng Hậu Ma Gia đang trong giai đoạn trùng tu nên rào lại. Cây cối tươi tốt, chim hót líu lo, chúng tôi đi dần đến hồ nước ở chính giữa vườn, nơi hoàng hậu Maya tắm, trước khi vào vườn cây Vô Ưu để hạ sinh Thái Tử. Hồ khá rộng, xây vuông vức, mặt hồ đầy nước, tuy phẳng lặng nhưng lại đục ngừ, thỉnh thoảng lăn tăn những gợn sóng nhỏ từ gió đem lại. Quanh hồ tráng xi măng nên đi lại dễ dàng . Tương truyền Thái Tử Tất Đạt Đa sau khi giáng thế đã chỉ một tay lên trời, một tay xuống đất mà nói rằng:

"Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn"

Sau đó đi bốn phía, dưới chân Ngài mỗi phía đều có bảy đoá sen lót đường. Ngài được tắm ở hồ này, chín con rồng đã đến mà phun nước tắm Ngài, có sách thì chép chỉ có hai con rồng, một phun nước ấm, một phun nước mát, tắm Thái Tử.

Tôi không biết thực hư thế nào, chỉ biết tôi đang có mặt thật an lạc nơi đây là đủ.

Trên cao quanh vườn, giây mắc chằng chịt như màn nhện, trên giây giăng đầy những tấm vải nhỏ, đủ màu, trên mặt vải viết những câu thần chú bằng tiếng Tây Tạng, như câu chú "U'ùm Ma Ni Bát Mi Hồng". Những tấm vải này bay phất phới trước gió vui mắt như những lá cờ trong ngày hội. Quí Thầy giải thích cho tôi hiểu dân tộc Tây Tạng treo những câu thần chú như thế để những câu thần chú này bay xuống núi, đi khắp mọi nơi, mang lại sự an lành cho chúng sinh mọi loài.

Bên cạnh hồ, có cây Bồ Đề cổ thụ, thân cây to lớn đến mấy người ôm không xuể, tàn cây toả bóng mát trên một diện tích khá rộng, nhiều cành soi bóng dưới nước thơ mộng. Trên thân cây, có tượng Phật hướng về phía hồ. Xung quanh cây, đất được tráng xi măng bằng phẳng.

Điểm nổi bật nhất dưới gốc cây là Vị Tăng người bản xứ đang ngồi tỉnh toạ, Ngài còn trẻ, tướng hảo, trang nghiêm, gương mặt toát ra một định lực, một nét an lạc chan hoà, đắp y theo lối Nguyên Thủy màu vàng cam.

Chúng tôi đảnh lễ Ngài, … chụp hình …lén …. rồi tiếp tục theo Hoà Thượng tụng kinh, đi nhiễu nơi đây. Vị Tăng ấy âm thầm xã thiền, rời nơi tỉnh toạ để trở về ngôi chùa gần đó.

Rời cây Bồ Đề, Hoà Thượng cùng đoàn leo lên một gò đất cao, thăm và đi nhiễu quanh trụ đá vô danh.

Trụ đá quan trọng do vua A Dục xây, đánh dấu nơi đây là nơi đức Phật đản sinh nằm trong bốn bức rào sắt. Trụ đá đã bị bào mòn theo thời gian, bị gẩy đổ, tàn phá, nhưng vẫn còn nguyên gốc đứng sừng sửng với thời gian. Gọi là trụ đá thì phải hình ống, tròn, cao, trên mặt có khắc chữ, màu xám, giống như chiếc ống khói tàu thủy. Dưới chân trụ đá, có rất nhiều tiền nằm hổn độn khắp nơi do khách thập phương ném vào theo phong tục nơi đây. Quanh trụ đá, nền đất được tráng xi măng. Hoà Thượng làm chủ lễ, chúng tôi theo Ngài đọc tụng kinh chú. Thánh tích cuối cùng viếng thăm nơi đây là đền thờ Hoàng Hậu Ma Gia. Đền thờ lớn đang được tu bổ nên hai tấm bia đá được dời tạm về đền thờ nho.û

Hai tấm bia đá này tạc hình Hoàng Hậu đang giơ tay phải hái hoa Vô Ưu thì sinh Thái Tử ở bên hông, có hình Thái Tử trong bia đá nữa. Một bia bằng đá thường, một bằng đá quý, vì đền thờ nhỏ, không đủ chổ nên tôi không vào dự lễ.

Gần vườn có ngôi chùa, tôi thấy có các Vị Tăng đứng bên ngoài dường như muốn chào đón chúng tôi ghé thăm, có cả Vị Tăng ngồi thiền dưới cội Bồ Đề ban nảy, đoàn không ghé vì hết giờ, một hai Phật tử và tôi đã chạy nhanh đến ngôi chùa ấy để đãnh lễ, cúng dường các Vị.

Chùa Linh Sơn nhỏ, đang trong dự án xây cất to lớn hơn, thầy trụ trì tiếp đón Hoà Thượng, đoàn rất ân cần.

Chiều về, đoàn đi thăm chiếc cầu Tình Thương, ngắm chim Hoàng Hạc.

Cầu tình thương thì thấy, còn chim Hoàng Hạc thì không. Bước trên những luống đất, đường quê vương quốc Nepal thanh bình, có những nhà lá, đụm rơm, dân quê, trâu bò, mùi lúa trộn lẩn mùi phân bò tạo nên không khí đồng quê đặc biệt…

Dùng cơm chiều xong, đêm hôm ấy, chúng tôi trở xuống phòng ăn chúc thọ Hoà Thượng. Hôm nay, Hoà Thượng đúng 78 tuổi, Hoà Thượng tặng cho chúng tôi, mỗi Phật Tử một tượng Phật Thích Ca nhỏ, bằng trầm, bọc trong túi gấm (không phải gấm Kasi đâu nhé).

Rời Lâm Tỳ Ni từ sớm, đoàn đi viếng thành Ca Tỳ La Vệ một thời vang bóng.

Thành chỉ còn là những nền móng gạch trơ trụi. Đứng trên một cung điện, Tôi không thể tưởng tượng nổi như thế nào, vì những nền gạch quá nhỏ, làm sao tạo thành cung điện nổi, có lẽ một phần vẫn còn nằm sâu dưới lòng đất. Rất nhiều nền gạch như thế rãi rác khắp nơi trong thành, cỏ dại mọc xen kẻ, chỗ cao, chỗ thấp, chỗ xanh, chỗ vàng … cảnh vật hoang phế, tiêu điều …

Thành rộng bao la, chúng tôi chỉ viếng thăm cửa phía Đông nơi Thái Tử đã cùng ông Xa Nặc, chú ngựa Kiền Trắc ra đi. Đứng trên cao, một vị Đại Đức đã chỉ tôi xem dòng sông Anoma mờ mờ ở phía xa xa, nơi Thái Tử cắt tóc, lên đường …

Không phải chỉ có vô thường, thời gian tàn phá thành này, mà chính Thái Tử Tỳ Lưu Ly con vua Ba Tư Nặc ở nước Kosala đã thề thốt sẽ tàn sát làng này khi ông lên làm vua. Nguyên nhân sâu xa do ông bị dòng họ Thích sỉ nhục khi về thăm quê me,ï chỉ vì mẹ ông không thuộc dòng Bà La Môn. Đức Phật đã can ông ba lần không xong nên mới ra nông nổi này.

Chúng tôi vượt biên giới Nepal để trở về Aán Độ vào buổi trưa. Trời quang, mây tạnh, nắng dìu dịu. Làng mạc lưa thưa, thị trấn nghèo nàn, những cánh đồng lúa xanh tươi bát ngát đưa đoàn đến Xá Vệ Quốc để thăm ngôi Tịnh Xá Kỳ Viên. Đây cũng gọi là "Vườn ông Cấp Cô Độc, cây Thái Tử Kỳ Đà" thường được nhắc đến trong kinh. Cây cối rậm rạp, xanh tươi, thấp ngang người, vắng tanh, đất màu đỏ phản chiếu màu xanh của những bụi cây, màu xanh của bầu trời tạo thành bức tranh thiên nhiên sống động.

Không hiểu khi xưa thế nào, chứ giờ đây, chỉ còn toàn là cây Thái Tử Kỳ Đà mọc chi chít đầy vườn, đâu còn chỗ để ông Cấp Cô Độc dát vàng. Nơi đây Đức Phật đã:

  • Trãi qua 24 mùa an cư kiết hạ.
  • Giảng kinh Kim Cang, Di Đà, Di LạcA Hàm .

Hương thất Gandaruti, chùa, tăng phòng, hồ tắm, tháp đều không còn (hay tôi đi chưa đến) chỉ thấy cảnh trí nơi đây quá hoang đàng chi địa với rừng cây dại, dăm ba nền gạch đổ nát, vôi cát loang lở thiếu sự trông nom, chăm sóc, đoàn không ở lâu, cũng không hành lễ.

Ta đã dừng lại từ lâu rồi… chỉ có ngươi là chưa chịu dừng lại thôi"

Câu nói của đức Phật với chàng Vô Não, cũng là với tất cả chúng ta. Tôi thích câu truyện này, nên tôi cố leo lên tháp (hay nhà) chàng Vô Não. Tháp xây bằng gạch đỏ, chỗ còn nguyên, chỗ bị hư hoại, khá cao, khó leo, chẳng có gì bên trong cả.

Gần đấy, có nền tháp đánh dấu nhà ông Cấp Cô Độc. Tất cả đều mờ ảo trong tâm trí tôi vì phong cảnh quá tiêu điều, hoang phế, ngay cả tấm bảng chỉ dẩn cũng rỉ sét, chữ còn, chữ mất.

Những gì miêu tả qua sách vở dường như quá thơ mộng so với hiện tại phủ phàng.

Tuy hiểu biết về định luật vô thường, nhưng tôi không khỏi ngậm ngùi khi nghỉ về một quá khứ huy hoàng của từng thời đại, từng quốc gia, viết trong kinh điển, ,miêu tả qua lịch sử. Khi tìm đến nơi, mới hay sự thật phủ phàng, phong cảnh tàn tạ. Tám câu thơ của Hà Huyện Thanh Quan, lưới nhanh trong óc tôi:

" Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn thẹn mặt với tang thương
Nghìn năm soi dấu gương kim cổ
Kẻ đấy, người đây luống đoạn trường"

Một điều tôi xót xa trong lòng là người Tây Phương biết trân trọng, giữ gìn những thánh tích, những đền đài lịch sử của họ, Dân Á Châu mình chẳng giữ gì nhiều.

Đoàn thăm viếng một ngôi chùa Trung Hoa tại khu vực này, kiến trúc Trung Hoa với mái ngói cong, nhiều điện thờ khác nhau, y như ở Trung Quốc. Điện đầu tiên từ cổng Tam Quan vào là điện thờ Tứ Thiên Vương "Phong Điều Võ Thuận" ở bốn bên, kế đến là tượng đức Phật Di Lạc ngay chính giữa. Đi qua một vườn hoa, đến điện thờ đức Bổn Sư, tượng bằng đồng đen, cao lớn, uy nghi trong tư thế nhập định. Tràng phan, bảo cái, phướn lọng treo trên trần, chuông mõ lớn ở hai bên bàn thờ, trống bát nhã ở góc chánh điện. Sau lưng đức Phật, là bức tường có phù điêu khắc cảnh giới ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có đức A Di Đà, Quán Thế Aâm, Đại Thế Chí và nhân dân ở cõi này ….

Dù đã mỏi mệt, Hoà Thượng cũng hướng dẩn chúng tôi đi nhiễu rồi tụng kinh, chúng tôi rất hoan hỉ 'Y Giáo Phụng Hành' theo Hoà Thượng. Trụ trì chùa là Vị Thượng Toạ trạc chừng năm mươi. Nét mặt an lạc, vui vẻ đưa đoàn ra tận cửa.

Tôi đã hoàn thành ước nguyện và tri ân tất cả đã giúp tôi thuận duyên trong chuyến đi này. Xe lăn bánh đều trên đường đến thành phố Agra.

Chúng tôi về lại "hồng trần" để đi viếng thăm một di tích lịch sử của tình yêu và xương máu, đó là Taj Mahal - Một trong bảy kỳ quan thế giới, biểu tượng cho Ấn Độ.

Trước mặt, từ cổng vào là một hồ nước to, dài, hình chử Nhật. Hai bên hồ là vườn hoa. Taj Mahal là ngôi nhà mồ của Hoàng Hậu Mumtaz Mahal do Vua Shah Jahan xây bên dòng sông Yamuna. Kỳ quan này được xây bằng nhiều loại đá quý lấy từ khắp nơi trên thế giới như YÙ, Trung Hoa, Ba Tư, A Phú Hản …. đẹp lộng lẩy. Tường xây bằng đá cẩm thạch trắng, trên tường, có khắc nhiều cành hoa khác nhau bằng đá quí in nổi, óng ánh. Mộ Hoàng Hậu nằm giữa nhà, đặt phía dưới hầm, có cầu thang đi xuống, nhưng cấm cửa. Điểm đặc sắc nhất là khi ra ngoài theo dõi ánh nắng phản chiếu lên những bức tường hoa, ở những góc độ khác nhau, ta sẽ thấy những màu sắc phản chiếu, lóng lánh như màu kim cương, đá quý, vàng, bạc … Nhìn qua bờ sông, bên kia là thành Agra Fort nổi bật màu đỏ.

Công trình xây trong 12 năm với 20,000 công nhân mới hoàn tất, do kiến trúc sư người Ba Tư tên Ustab Isa thiết kế, khi hoàn tất xong thì tất cả đều bị chặt tay vì vua không muốn có cái thứ hai. Khi đọc tài liệu như thế, tôi nghỉ ông vua này là vị vua duy nhất quá độc ác, độc đoán. Nhưng không, hôm qua, ở chương trình 'Global Village' tôi được dịp xem một cái mosque (đền thờ Hồi Giáo) lớn, nổi tiếng ở Cairo - Ai Cập, khi hoàn tất công trình, họ cũng chặt tay hết những người thợ thiết kế, xây cất 'Thánh Đường" này để không có cái thứ hai.

Trên đường về Delhi, đoàn ghé qua thành Agra Fort nơi vua Shah Jaham ngự trị.

Đường kính thành dài ba cây số, nằm bên dòng sông Yamuna, hình lưởi liềm, thiết kế, xây cất bởi Akbar vào năm 1565 sau Công Nguyên. Thành có bốn cửa chính, nhiều phòng ốc trống rỗng, hoang phế theo thời gian, thiếu điều kiện tu bổ. Phòng nghỉ, đọc sách, làm việc của vua, hoàng hậu, công chúa tất cả còn đấy nhưng tiêu điều. Tường, trần nhà, sàn nhà, tất cả đều lót bằng đá quý, hình nhiều loại hoa khác nhau , màu sắc sặc sở, đẹp, vui mắt.

Có một phòng đặc biệt của vua ngó sang Taj Mahal thật rõ . Sau này, khi đã già yếu, bịnh hoạn, mắt mờ và bị giam bởi người con đoạt ngôi, nhà vua nhìn Taj Mahal qua hai viên kim cương lớn phản chiếu lại - Dĩ nhiên ngày nay không còn nữa, thay vào đó là hai lổ hổng ở hai bên cửa. Đủ biết mức độ si tình của nhà vua đối với Hoàng Hậu như thế nào. Hồ nước đã cạn, vườn thượng uyển cây cối còn sốnglưa thưa, có một bãi cỏ trồng cây xen lẫn thành nguyên bài kinh Coran. Người xưa thiết kế rất qui mô qua sân chầu của vua giống như sân vận động, ngồi nơi nào cũng thấy vua cả. Nơi đây, cảnh vật buồn hiu, buồn hắt như đoạn cuối cuộc đời của vị vua này.

Đi thăm những di tích lịch sử về đạo và đời, để hiểu biết, học hỏi thêm thế giới bên ngoài, văn hoá ngưới xưa, quy luật huyễn hoá của vạn pháp. Nhìn lại chính mình trong cuộc đời hư ảo, phù vân mà chiêm nghiệm bốn câu ke:ä

"Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa như bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì ?"

Trở về khách sạn ở Delhi, trời nhá nhem tối vì đoàn còn ghé lại dùng cơm tối tại nhà hàng Nhật, chúng tôi nhận phòng rồi "thăng thiên".

Sáng hôm sau, cũng là buổi sáng cuối cùng cho chuyến hành hương do Hoà Thượng tổ chức, chúng tôi đi mua sắm hay thăm viếng tại Thành Đỏ (Red Fort), rồi về dùng cơm trưa.

Buổi chiều, ai muốn đi đâu thì đi, nhưng phải có mặt ở khách sạn giờ cơm tối để họp mặt lần cuối, tạo cơ hội cho các vị Tăng Ni sinh du học tại đây vấn an Hoà Thượng, Phật tử gặp gở, làm quen với các vị. Khung cảnh ấm cúng, lịch sự, những bài diển văn thật cảm động, súc tích, thức ăn ngon, văn nghệ hào hứng …

Tiệc tàn, phái đoàn hành hương và Hoà Thượng đến từ Mỷ hối hã ra phi trường cho kịp chuyến bay, cảnh biệt ly lúc nào cũng áo não, buồn rầu ….

Chúng tôi ở lại Aán Độ thêm một tuần nữa để đi thăm rặng tuyết sơn, nhất là Dharamsala, là nơi tôi có ấn tượng mạnh, ao ước được đến thăm, sau Bồ Đề Đạo Tràng.

Một ngày trước khi lên đường, Thầy đưa chúng tôi đi thăm viếng một số Tăng Ni rồi ra chợ ở Delhi để mua sắm lặt vặt, Delhi đông đúc, tấp nập những người, xe, thú vật. Mua qua loa một vài thứ là chúng tôi mệt nhoài vì không quen cảnh nhộn nhịp, chen lấn.

Trước khi về khách sạn, Thầy đề nghị đi uống nước dừa, chúng tôi đến một xe nước dừa ở góc phố. Tôi rất vui, vì tôi là kẻ chuyên môn uống nước dừa tươi, ăn kem ở công trường 'Con Rùa' - mà Rùa giờ cũng 'thăng thiên' - đường Duy Tân - Sài Gòn.

Hơn hai mươi năm rồi, tôi mới tìm lại thú vị đó ở nơi xứ lạ, tuy nơi đây không rộng, thoáng, thơ mộng như ở quê nhà …. Thế mà đang sung sướng thưởng thức miếng cùi dừa thật dầy, ngọt, mát lạnh. Tôi thấy kỳ kỳ , thì ra dưới chân tôi là một chú khuyển, ốm trơ xương, đang mon men làm quen với tôi bằng cách liếm chân tôi, rồi đứng chầu tôi, cặp mắt ngước lên ngó tôi đen láy, dễ thương, thành khẩn … Tôi đâu có gì cho chú ăn đâu, mà chú lại nhìn tôi lom lom và liếm mép vậy … Tôi thương chú quá mà biết làm gì bây giờ, tôi đặt thử miếng cùi dừa xuống đất cho chú. Oâ`, lạ thay, chú ăn ngon lành, đây là lần đầu tiên trong đời, tôi thấy chó ăn cùi dừa. Tôi nói với Thầy "Thầy Quy Y cho nó đi Thầy". Thầy cười, nụ cười hoan hỉ, từ bi.

Mang về từ Ấn Độ, tôi chẳng có gì quý giá, lạ lùng để cho gia đình, bạn bè thích thú cả, chỉ vỏn vẹn ba thứ mà tôi trân trọng, yêu quý nhất đời:

- Những tượng Phật giúp tôi tìm thấy Phật trong tôi.

- Những nắm đất từ những thánh địa giúp tôi nhớ đến Ngài Địa Tạng, kinh Tâm Địa Quán.

- Những tràng hạt giúp tôi chợt nhớ đến 108 phiền não trong bấy lâu để nay biết cách làm cho vọng tâm DƯNG LẠI.

"Duy Tuệ Thị Nghiệp"


Phần I | Phần II

 


Cập nhật: 1-6-2001

Trở về mục "Phật tích và Danh thắng"

Đầu trang