- VÔ MÔN QUAN
-
無門関
- Chữ Vô của Phương Đông
- Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin
- Biên dịch: Nguyễn Nam Trân
- Bản Thảo - 2009 -
Bạt
của Vô Am Cư Sĩ Mạnh Củng[1]
跋:無庵居士
Đạt Ma từ phương Tây đến, không sử dụng
văn tự, mà chủ trương trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật. Thế nhưng
khi thuyết giảng phải trực chỉ là đã ăn nói lòng vòng, còn dạy chuyện
thành Phật thì tỏ ra có phần già cả lú lẩn. Hơn nữa, đã không cửa sao
lại còn có ải! Nhờ cái tâm lão bà thân thiết của mình mà tiếng ác của Vô
Môn Huệ Khai đã được truyền xa.Vô Am tôi nhân đây cũng muốn ghép vào một
câu thừa thãi, liệu có thành được cái tắc thứ 49 không? Nhỡ có điều gì
dối dá dù nhỏ nhoi, xin cứ giương mi quắc mắc cho tôi được nhờ.
Mùa hạ năm Ất Tỵ niên hiệu Thuần Hựu
(1245), nhằm lúc in lại bản mới.
Kiểm hiệu thiếu bảo Ninh Vũ quân Tiết độ sứ, Kinh Hồ
an phủ chế trí đại sứ, kiêm Đồn điền đại sứ, kiêm Quỳ lộ sách ứng đại sứ,
kiêm hòa Giang Đông phủ Hán Đông quận Khai Quốc Công, thực ấp nhị thiên
nhất bách hộ, thực thực phong lục bách hộ,Mạnh Củng bạt.
[1]
Mạnh Củng (1195-1246), người đời Tống, con của Tông Chính, hiệu Phác
Ngọc, thụy Trung Nhượng. Tự hiệu Vô Am Cư Sĩ. Thông hiểu Phật giáo,
có để lại Cảnh Tâm Dịch Tán.Tiểu truyện có chép trong Tống Sử 432.
Trở về mục lục
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/vomonquan_55.htm