- VÔ MÔN QUAN
-
無門関
- Chữ Vô của Phương Đông
- Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin
- Biên dịch: Nguyễn Nam Trân
- Bản Thảo - 2009 -
MỤC LỤC
Lời người biên dịch
I)
Dẫn Nhập của Nishimura Eshin
II)
Tựa của Tập Am Trần Huân
III)
Lời tâu của Huệ Khai
IV)
Tựa Thiền Tông Vô Môn Quan do Huệ Khai
V)
Bốn Mươi Tám Tắc Vô Môn Quan
- bản tắc, bình xướng, tụng của Huệ Khai
- chú giải theo Nishimura Eshin
- bình luận theo Akizuki Ryômin
VI)
Hậu Tự
-
Thiền Châm
-
Hoàng Long Tam Quan của Vô Lượng Tôn Thọ
-
Bạt của Vô Am Cư Sĩ Mạnh Củng
-
Bạt của An Vãn Trịnh Thanh Chi
VII)
Về tắc thứ 49
VIII)
Vài đề nghị của Akizuki Ryômin về thứ tự đọc Vô Môn Quan.
IX)
Thư tịch tham khảo.
Lời người biên
dịch
Truyện thiền không những có tính tôn giáo, triết lý
mà còn có giá trị văn học cao. Nó mang ý nghĩa siêu hình, với hình thức
ngụ ngôn, bố cục giản lược, trào lộng, kết thúc đột ngột, lại dùng những
phương pháp tu từ đặc biệt như điệp ngữ, nghịch lý, đa nghĩa, chữi để mà
khen, buông thỏng nửa chừng không kết thúc, lấy câu hỏi để trả lời câu
hỏi vv…Đó là đặc sắc của truyện thiền. Cho nên đọc chuyện thiền là vừa
học đạo[1] vừa thưởng thức
một tác phẩm văn chương kỳ thú.
Tuy trong lòng lúc nào cũng có một ngôi chùa làng,
thời thơ ấu từng ngồi một năm trên ghế trường Bồ Đề, lại từng giao lưu
thân mật với các bạn Phật tử tại Paris trong nhiều thập niên, người biên
dịch không phải là đệ tử nhà Phật, cũng chẳng biết bao lăm về thiền. May
mắn là cách đây gần bốn mươi năm đã được chút kiến thức nhập môn qua
những truyện thiền đầu tiên được dịch ra tiếng Việt trong Tập San Gió
Nội (ở Pháp) in bằng ronéo. Gần đây, trên mạng lại được thưởng
thức bản dịch các tập Lâm Tế Lục, Bích Nham Lục, Vô Môn Quan, Uyển Đăng
Lục, Thập Ngưu Đồ… của các cao tăng và chư hiền. Nhân vì muốn lợi dụng
vị trí của mình đang sống trên đất Nhật, nên chúng tôi mới thử tìm hiểu
xem các ông bạn láng giềng vốn có truyền thống Thiền tông lâu đời này đã
tiếp xúc với thể loại này bằng cách nào. Tuy nhiên, trộm nghĩ trước đây
đã có nhiều người dịch đạt rồi, còn mình thì vừa vớ được một hai cuốn
sách, chưa hiểu thâm sâu, vội vã bắt tay vào việc, tất sẽ có những sai
lầm, thừa thiếu, không thể tha thứ. Do đó, dám mong chư độc giả nhẹ tay
roi vọt.
Nội dung của truyện thiền vốn đã khó nắm thế mà cách
chư tổ trình bày lại bí ẩn, những lời bình luận của đời sau vì muốn
trung thành, hàm súc nên cũng có khuynh hướng bí ẩn nốt, tất cả dẫn
người đọc vào một mê hồn trận. Cái đặc biệt của các nhà nghiên cứu Nhật
Bản là với tinh thần thực dụng, họ lúc nào cũng cố gắng giản dị hóa, sử
dụng ngôn ngữ đời thường để giải thích các công án cho đối tượng của
mình tức người ngoài đường phố, trong số đó có bản thân kẻ viết những
dòng này. Dĩ nhiên, thực hiện được điều ấy không phải dễ, nên chuyện họ
thành công đến mức nào trong ý định đó thì chúng ta sẽ xét lại khi thử
cùng đi chung một thôi đường trong những trang sắp tới.
Người dịch chân thành cảm ơn các văn hữu Phạm Vũ
Thịnh, Nguyên Đạo và Cung Điền đã bỏ thời giờ quí báu để đọc lại bản
thảo, góp ý kiến và chỉnh lý những chỗ sai lầm, khiếm khuyết.
Tôkyô ngày 24 tháng 2 năm 2009.
Nguyễn Nam Trân
[1] Về
điểm này, xin xem mục Vài đề nghị về thứ tự đọc Vô Môn Quan của
Akizuki Ryômin ở cuối sách.
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/vomonquan.htm