Trang tiếng Anh | Đạo Phật Ngày Nay |
...... ... | . | . | . | . | . |
2. Linh Mục Ernie Bringas (Ibid., trg. 70) mô tả đầu óc lỗi thời, mà tôi dịch thoát là khuyết tật, của các tín đồ Ki Tô như sau: "Đầu óc khuyết tật đã được định nghĩa như là một đầu óc nhìn thế giới theo một trình độ hiểu biết đã lỗi thời. Mô tả đúng hơn thì đó là một đầu óc có thể hiểu mọi khía cạnh của suy tư ngày nay trừ trong một địa hạt: một điểm mù trong sự cân nhắc trí thức. Nói cách khác, mức độ lỗi thời được thu hẹp trong một lãnh vực nhận thức chuyên biệt chứ không phải trong toàn bộ sự nhận thức." (The astrolabe mind has been defined as one which views the world from an outdated level of knowledge...The astrolabe mind is more accurately described as a mind that comprehends all aspects of contemporary thought except in one area: a specific blind spot in intellectual judgment. In other words, the degree of mental obsolescence is restricted to one specific area of perception, not overall perception). Sau khi định nghĩa thế nào là đầu óc khuyết tật, LM Bringas đi vào chi tiết và trình bày đầu óc khuyết tật của các tín đồ Ki Tô Giáo như thế nào, trg. 78: "Các tín đồ Ki Tô từ chối không cho phép một nghi vấn nào về cái mà họ coi như là chân lý mạc khải. Nếu Thánh Kinh là những lời của Thần Ki Tô và Giáo hội được thành lập bởi chính con của Thần, Giêsu, (điều này trái ngược với sự kiện là Giêsu tin rằng sẽ trở lại trần ngay khi một số môn đồ của ông còn sống như được viết trong Thánh Kinh, vậy lập giáo hội để làm gì? TCN) thì không thể có sự sai lầm trong cách diễn giải Thánh Kinh của Giáo hội. Nêu nghi vấn hay thách đố những nền tảng này có nghĩa là phá ngầm giá trị và quyền năng của Thánh Kinh, của Giáo hội, và của Giêsu. Do đó, không giống như các bộ môn đã trưởng thành, loại bỏ những tư tưởng sai lầm trong cuộc đấu tranh tìm chân lý, hầu như ở khắp nơi Ki Tô Giáo đều loại bỏ những khám phá nào của khoa học không phù hợp với những quan điểm truyền thống về Thánh Kinh. Sự xâm nhập của các quan điểm mới vào trong thế giới riêng biệt của Thánh Kinh và Giáo hội được coi như là xúc phạm thánh thần và do đó không thể chấp nhận." (Christians refused to allow a question mark on what they considered to be divine truth. If the Bible was the word of God and the Church was created by God's own son, Jesus, there could be no error in how the Church interpreted the Scriptures. To question or challenge these foundations would undermine the validity and authority of the Bible, the Church, and Jesus. Thus, unlike other maturing disciplines that discarded faulty thinking in their struggle to obtain truth, Christianity almost universally rejected findings of scientific investigation that conflicted with traditional views about Scripture. The intrusion of new perspectives into the exclusive sphere of Bible and Church was viewed as sacrilegious and therefore unacceptable). 3. Riêng đối với những trí thức Gia Tô Việt Nam, trong bài Tản Mạn Chung Quanh Cuốn LM Trần Lục, đăng trong Giao Điểm số 35 và Chuyển Luân số 20, sau khi kết hợp một số trí thức Gia Tô, cách họ viết, và đối tượng viết của họ với nhau trong một phương trình, tác giả Nguyễn Ngọc Quỳ đã đưa ra nhận xét như sau: "Tôi...giật mình tìm ra được đáp án cho hiện tượng quái đản nói trên: cứ người Công Giáo làm thì Công Giáo Việt Nam phải nhắm mắt mà khen. Bất chấp chuyện làm có xấu mấy đi chăng nữa. Họ không lý đến sự thật, và cũng chẳng cần đắn đo xem có xúc phạm đến dân tộc hay không. Tình cảm tôn giáo của người Công Giáo Việt Nam mạnh hơn liên đới của họ đối với đất nước Việt Nam, và áp đảo hẳn một chút lương thiện trí thức nào đó còn sót lại của tinh thần đại học mà họ tiếp thu. Họ chỉ có một tiêu chuẩn để đánh giá: Có lợi hay có hại cho Công Giáo? Đáp án này không chỉ giải thích riêng "vụ" Trần Lục, mà còn làm sáng tỏ thêm ứng xử văn hóa và đánh giá lịch sử (lúc đầu có vẻ khó hiểu) của họ qua những trường hợp rõ ràng không chối cãi được khi họ chạy tội cho những đồng đạo Pétrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Nguyễn Trường Tộ, Alexandre de Rhodes,... hay khi họ phản ứng hằn học với các phong trào yêu nước chống xâm lăng của Văn Thân, Cần Vương, và các vua triều Nguyễn. Điều thê thảm và bất hạnh cho chính họ (và một phần rất nhỏ cho dân tộc Việt Nam) là ứng xử tâm lý đó đã trở thành vận động có tính quy luật trong tâm thức tôn giáo của người Công Giáo Việt Nam." Kết hợp 3 tài liệu trên với nhau, chúng ta đã hiểu tại sao Phan Thiết, cũng như một số trí thức Gia Tô Việt Nam, lại có những ứng xử không phản ánh trung thực trình độ trí thức của họ. Họ đáng thương hay đáng trách? Theo giáo lý từ bi hỉ xả của Phật Giáo thì họ quả thật là những người đáng thương. Đáng thương vì nằm trong bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã. (Dr. Barnado: the thick darkness of Romanism). Vì sự cuồng tín tôn giáo, vì đầu óc đã bị giáo hội tước đoạt, vì không có khả năng quyết định cho chính mình v..v..., họ nghĩ rằng họ có thể bảo vệ niềm tin của họ bằng cách xuyên tạc để hạ thấp Phật Giáo, một tôn giáo lớn đã ngấm vào xương tủy người dân Việt. Họ đang làm công việc của con Dã Tràng. Tại sao? Vì họ quên mất bốn điều căn bản sau đây: 1. Lịch sử 2000 năm của Thiên Chúa Giáo là một lịch sử đẫm máu, chứa đầy tội ác, một lịch sử đã gây nên bao bất hạnh cho nhân loại. Lời xin lỗi của Giáo Hoàng Gion Pôn Hai gần đây đã khẳng định điều trên. Trong khi đó, lịch sử truyền bá Phật Giáo trong hơn 2500 năm không hề làm đổ một giọt máu. Làm cách nào họ có thể hạ thấp Phật Giáo để tôn vinh Thiên Chúa Giáo? Lịch sử Giáo hội Gia Tô Việt Nam càng rõ ràng hơn nữa. Làm sao họ có thể tôn vinh những tội đồ của Việt Nam như các giáo sĩ Alexandre de Rhodes, Marchand v..v.., hoặc như Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Ký, Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, gia đình họ Ngô v..v... thành những người mà tổ quốc phải ghi công? 2. Theo định luật tiến hóa, trí tuệ con người càng ngày càng mở mang, không có cách nào giáo hội Gia Tô có thể ngăn chận được chiều hướng này. Do đó, những điều mê tín, hoang đường, phi lý, phi lôgic, phản khoa học v...v... của thời Trung Cổ không thể đứng vững trong thời đại này và trong tương lai. 3. Sách, báo, tài liệu nghiên cứu về nền Thần học Ki Tô và những sự thực lịch sử của Gia Tô Giáo đều do chính những người trong Giáo hội, hoặc những học giả, chuyên gia tôn giáo, giáo sư đại học trong Ki Tô Giáo nói chung, viết. Cho nên, khó mà có thể phủ bác những công cuộc nghiên cứu của giới trí thức này. 4. Trong cuốn Công Giáo Chính Sư 묠tôi đã đưa ra 15 nhận định về Ki Tô Giáo của những nhân vật trí thức có tên tuổi trên thế giới. So sánh những nhận định này với những nhận định về Phật Giáo của một số trí thức khác trên thế giới chúng ta thấy rõ sự tương phản giữa Phật Giáo, một tôn giáo Giác Ngộ dựa vào trí tuệ, lý trí, và tu tập; và Ki Tô Giáo, một tôn giáo Cứu Rỗi dựa vào một đức tin không cần biết, không cần hiểu. Chúng ta cũng thấy rõ tinh thần khai phóng trong Phật Giáo tương phản với tinh thần nô lệ trong Gia Tô Giáo.Tôi hi vọng những ai định viết sách với mục đích tương tự như của Phan Thiết để hạ thấp Phật Giáo và tôn vinh Ki Tô Giáo hãy suy nghĩ kỹ về bốn điều căn bản trên trước khi đi đến quyết định bắt tay vào một công việc mà, vì sự thiếu hiểu biết, thiếu lương thiện trí thức v..v..., chỉ có thể mang lại những phản ứng ngược chiều, chẳng có ích lợi gì cho bản thân, cho giáo hội, và cho ngay cả chính tôn giáo của mình. |
Cập nhật: 27-4-2000 | Đầu trang |