Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
PHẬT GIÁO TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ 
DÂN SỐ, TIÊU THỤ VÀ MÔI TRƯỜNG

Rita M. Gross

Đại ý:

Giáo lý Phật Giáo không hề trực tiếp đưa ra những giải pháp cho các vần đề của thời đại như dân số, tiêu thụ hay mội trường. Tuy nhiên khi giãi thích những giá trị nội tại của giáo lý Phật Giáo qua kinh điển, thì ta sẽ tìm ra những đường lối thích hơp để giãi quyết các vấn đề này.

Trong ba vấn đề nêu ra, thì ta không thể mở rộng môi trường và gia tăng tài nguyên tuỳ thich, mà chỉ có thể giãm bớt dân số và tiết chế tiêu thụ

Phật Giáo không khyến khích sinh sản, không bắt buộc Phật Tử phải có con như một bổn phận tôn giáo. Sinh con hay không là do quyết định cuả riêng mình. Quyết định này đến từ ý thức về cuộc sống của con người trong thế gian và trách nhiệm trong tình liên đới, chứ không phải do tai nạn hay bổn phận. 

Thuyết Duyên Khởi giãi thích về sự tương thuộc cuả chúng sinh trong thế gian qua môt màng lưới liên kết vô hình.Tất cã mọi sinh hoạt của con người đều có ảnh hưởng lẩn nhau và bị chi phối theo theo luật nhân quả. Khi ta sử dụng tài nguyên bừa bải sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường chung.Tiêu thụ quá độ do lòng vị kỷ cũng gây ra tưong tự. 

Giãi thích giá trị của Trung Đạo sẽ tìm ra một giãi pháp cho các vấn đề, mà thái độ tiết chế là một đề nghị mà Phât Từ nên noi theo. Phât giáo đề cao rất mực điều may mắn khi được sinh ra làm kiếp con người, không phải vì có nhân quyền hay được đứng trên tạo vật khác. Theo ý nghiã tiết chế, thì sống một đời xa xí là vô nghiã, nhưng sống nghèo khó chẳng đưa đi đến đâu. Phật Giáo không lên án giàu sang mà cũng không hề ca ngợi nghẻo đói. Một đời sống tiết chế là điều kiện cần thiết và tiên quyết cho sự tu tập để đạt tới giác ngộ. Để việc tu tập có kết quả, Phật Tử cần có một cơ sở vật chất tối thiểu và bình an tâm hồn. 

Thay vì chỉ lo nối dõi tông đường, Phật Tử cần nổ lực khới động Bồ Đề Tâm, một hơi ấm của lòng từ bi cho tất cã chúng sinh và muôn loài, vượt qua ý nghĩa hạn hẹp cá nhân gia đình, tộc họ, điạ phương hay đất nước. Bồ Đề Tâm là một chủng tử giác ngộ cần vun bồi và lưu truyền, nó cũng quý giá như các di sản văn hoá khác của nhân loại.

Quan niệm rằng quan hệ tình dục mà không sinh sản là bại hoại đạo đức, giá trị này cần được xét lại trong điều kiện thặng dư dân sô hiện nay. Vần đề tình dục, sinh sản và đạo đức nên được thảo luận công khai và tách biệt ra, thay vì kết hợp lại đề lên án.

Nhiệm vụ chủ yếu cuả quan hệ tình dục là cãm thông và gắn bó trong xã hội con người. Kim Cang Thừa, còn được gọi là Chân Ngôn Tông, xuất phát từ Bắc Ấn Độ vào thế kỳ thứ V, du nhập và phát triển mạnh tại Tây Tạng. Giáo pháp này mang tính Mật Giáo, phương pháp tu học huyền bí, bao gồm tôn giáo thiên nhiên cuả Ấn Độ và Phật Giáo, đặc biệt có tôn thờ giới tính và hình tượng nam nữ yêu nhau. Nam và nữ được so sánh như trí thức và từ bi. Quan hệ vợ chồng được xem như một tình bạn đồng môn, cùng tu tập và gíúp nhau trong cuộc đời với sự đối xử trân trọng và bình đẳng lẩn nhau, mà tình dục là một biểu tượng thiêng liêng, chứng minh cho sự gắn bó này (Chú thích của người dịch)

Cách áp dụng những giáo lý cơ bản của Phật Gíáo trước những vấn đề kiểm soát sinh sản và sử dụng tài nguyên được viết bởi một ngườI đấu tranh cho nữ quyền và nữ học giả về khoa học tôn giáo, mà Phật Giáo, một tôn giáo lâu đời, là mục tiêu tự chọn. Tuy nhiên, trong bài này, tôi mang tới hai quan điểm, vừa là một người trong cuộc được tu tập theo tư tưởng Phật Giáo, vừa là một người ngoại cuộc luôn trung thành theo phương thức nghiên cứu tôn giáo đối chiếu đa văn hoá và những kiến thức đại cương của những tôn giáo chính. 

Cũng giống như trong trường hợp tất cả các truyền thống quan trọng khác, người ta không thể tìm ra những giãi pháp cho vấn đề hiện đại từ những kinh sách cổ điển; đúng hơn, cần tìm ra những giá trị nội tại trong truyền thống đó để áp dụng cho các khủng hoảng hiện thời mà không hề dự liệu về thặng dư dân số và tiêu thụ quá độ; một mối đe dọa tràn ngập địa cầu mà chúng ta đang bị lệ thuộc. Theo quan điểm của tôi, nhiệm vụ áp dụng những giá trị truyền thống Phật Giáo trước những vấn đề này trong bối cảnh hiện nay không khó khăn,vì giá trị Phật Giáo cổ truyền đề ra những đường lối vô cùng thích hợp nhằm đáp ứng hiện tình. Trong tiểu luận này, tôi muốn trình bày trong một chừng mực nào đó như "một nhà khoa học Phật Giáo với ý hướng xây dựng", giải thích truyền thống này bằng cách mang gì cố hiểu để đối thoại với những vấn đề và nhu cầu hiện nay. Phản ảnh quan điểm của cá nhân tôi, vừa là Phật tử và vừa là học giả, tôi sẽ đúc kết những tài liệu không những từ trong tư tưởng Phật Giáo cổ điển, mà còn dựa theo những quan điểm Đại Thừa và Kim Cang Thừa Phật Giáo Đồng thời, nếu có thể được, tôi sẽ cố gắng tránh tối đa không nghiêng theo một tông phái nào

Tác phẩm và tác giả | Đại ý | 1 | 2 | 3 | 4 |

 


Vào mạng: 1-9-2004

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang