Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Tài liệu về “ngón tay chỉ mặt trăng”
Lê Anh Huy hỏi; Thích Giác Hoàng trả lời

 

Câu hỏi:

Xin quý vị chỉ cho một reference (articles, books) có câu Phật dạy: Ngón tay ta chỉ mặt trăng, nhưng ta không phải là mặt trăng.

Xin cảm ơn.

Huy A. Lê, Ph.D

 

Xin thân chào cư sĩ Huy,

Cư sĩ có thể vào  Kinh Viên Giác   chương “Thanh Tịnh Tuệ”, bản dịch giải của Hoà Thượng Thích Trí Quang để  lấy thêm reference.

Đại ý đoạn đó: Đức Phật  cảnh giác các hàng Bồ-tát rằng ngôn ngữ và tri kiến đều có những trở ngại, chớ có chấp trước danh ngôn kinh điển mà quên mất mục tiêu của mình. Câu “nhất thiết tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ”  (tất cả kinh điển của Đức Phật như ngón tay chỉ mặt trăng) rất nổi tiếng, xin trích nguyên văn đoạn dịch của HT. Thích Trí Quang như sau:

Thiện nam tử, cái biết nào cũng là chướng ngại, nên các vị bồ tát thường biết mà không đứng lại nơi cái biết, thì cái biết và người biết cùng lúc vắng lặng, tựa như có người tự chặt đầu mình, đầu đứt rồi kẻ chặt đứt cũng không: đem cái biết biết sự chướng ngại mà tự diệt sự chướng ngại, sự chướng ngại diệt rồi, cái biết diệt chướng ngại cũng không. Biết kinh pháp cũng chỉ như ngón tay chỉ mặt trăng, hãy nhìn mặt trăng và biết ngón tay không bao giờ là mặt trăng cả; biết mọi ngôn ngữ của Như lai chỉ dạy cho bồ tát toàn là như vậy. Đó là sự thích ứng viên giác của Bồ tát bước đã tới thập địa.”

Cư sĩ có thể vào Kinh Như Lai Viên Giác Trực Chỉ Đề Cương  của HT. Pháp Sư Thích Từ Thông để tham khảo thêm cách lý giải của Hoà Thượng.

Nhân tiện, giới thiệu cư sĩ câu Kinh tương tự rất nổi tiếng trong Kinh Kim Cang : “Nhữ đẳng Tỳ-kheo, tri ngã thuyết pháp như phạt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”  

Nghĩa là: Nầy các Tỳ-kheo, các ông nên biết giáo pháp của ta giống như chiếc bè [đưa người qua sông]; chánh pháp còn xả, hà huống gì phi pháp.

Kinh   Ví Dụ Con Rắn (số 22) thuộc Trung Bộ cũng có nội dung và ảnh dụ rất giống với Kinh Kim Cang được Hoà Thượng Minh Châu lược giải. Mời Phật tử vào xem thêm.

Chúc Phật tử an vui và nghiên cứu tốt.

http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/ngon_tay_chi_mat_trang.htm

 


Vào mạng: 4-10-2001

Danh sách các câu hỏi Phật học

Đầu trang