Phần V
(22) Kinh Ví dụ con rắn
(23) Kinh Gò mối
(24) Kinh Trạm xe
(25) Kinh Bẫy mồi
- (Alaggadupamasutttam)
[^]
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi
(Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng,
khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết
giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp,
thật sự không có chướng ngại gì". Một số đông Tỷ-kheo nghe như
sau: "Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên
ác tà kiến như sau: "Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi
thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự
không có chướng ngại gì". Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng như sau:
– Này Hiền giả Arittha, có đúng
sự thật rằng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi
hiểu... thật sự không có chướng ngại gì"?
– Thật sự là vậy, chư Hiền.
Theo như tôi hiểu... không có chướng ngại gì.
Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật
vấn, nạn vấn lý do, thảo luận: - "Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy,
chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không
có nói như vậy. Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết
chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại.
Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm
càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương...
Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt... Thế Tôn
đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô... Thế Tôn đã thuyết
các dục được ví như hố than hừng... Thế Tôn đã thuyết các dục được
ví như cơn mộng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng
cho mượn... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây... Thế
Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt... Thế Tôn đã thuyết
các dục vọng được ví như gậy nhọn... Thế Tôn đã thuyết các dục
được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm
càng nhiều hơn".
– Tỷ-kheo Arittha xưa làm nghề huấn
luyện chim ưng, dầu được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, chất vấn thảo luận,
vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến
ấy: "Thật sự là vậy, theo như tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng...
không có chướng ngại gì".
Vì các Tỷ-kheo không thể làm cho Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên họ
đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một
bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha,
xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo
tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì". Bạch
Thế Tôn, chúng con nghe: "Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện
chim ưng... không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, rồi chúng con
đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến
xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
"– Này Hiền giả Arittha, có
đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo
như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì".
Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, nói với chúng con như sau:
"– Thật sự là vậy. Chư Hiền,
theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì.
Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến
Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy,
liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:
– "Hiền giả Arittha, chớ nói
như vậy! Chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế
Tôn không có nói như vậy, Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp
môn, thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị
chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều,
do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví
như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn,
vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa
làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được chúng con cật vấn, nạn vấn
lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt,
nắm chặt tà kiến ấy: "Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, pháp Thế
Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, vì
chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim
ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.
Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo
khác:
– Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân
danh Ta gọi Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng rằng:
"Hiền giả Arittha, bậc Đạo Sư gọi Hiền giả".
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến
chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, sau khi đến, liền
nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
– Hiền giả Arittha, bậc Đạo sư
gọi Hiền giả.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn
luyện chim ưng, đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến,
đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đang ngồi xuống một bên:
– Này Arittha, có thật chăng, Ông
khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu... thật sự không có
chướng ngại gì"?
– Thật sự là vậy, bạch Thế
Tôn. Theo như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì.
– Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại
hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta
đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng
chúng tự đủ bị chướng ngại? Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều,
não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được
ví như khúc xương... Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt...
được ví như bó đuốc cỏ khô... được ví như hố than hừng... được
ví như cơn mộng... được ví như vật dụng cho mượn... được ví như trái
cây... được ví như lò thịt... được ví như gậy nhọn... Ta đã thuyết
các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy
nguy hiểm càng nhiều hơn. Và này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc
Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên
nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh
và đau khổ lâu dài cho Ông.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế
nào? Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này có thể khởi
lên tia lửa sáng gì trong pháp luật này không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
được! Không thể được, bạch Thế Tôn.
Được nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa
làm nghề huấn luyện chim ưng, im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo
âu, câm miệng. Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Tỷ-kheo Arittha, xưa làm
nghề huấn luyện chim ưng đang im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo
âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim
ưng:
– Này kẻ ngu si kia, người ta sẽ
được biết Ông qua ác tà kiến củ hính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu
pháp Ta thuyết giảng, giống như Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện
chim ưng này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc,
mà còn tự phá hoại mình và gây nên nhiều tổn đức?
– Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế
Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp; và những
ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục
vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn, Thế Tôn
đã thuyết các dục ví như khúc xương... (như trên)... Thế Tôn đã thuyết
các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều và do vậy nguy
hiểm càng nhiều hơn.
– Lành thay, chư Tỷ-kheo! Lành
thay, chư Tỷ-kheo!
Các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng
như vậy. Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp,
và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Ta đã thuyết
các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
Ta đã thuyết các dục ví như khúc xương... (như trên)... Ta đã thuyết
các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy
hiểm càng nhiều hơn. Nhưng Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim
ưng, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc mà còn tự
phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất
hạnh, đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy. Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự
kiện này không xảy ra, người t ó thể thọ dụng các dục ngoài các dục,
ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.
Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số
người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm
hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau
khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí
tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên
không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ
trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ
không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy
vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì
sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp. Chư Tỷ-kheo, ví
như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước, đi khắp chỗ
để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn, và người
đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn
người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác củ ơ thể, và
người đó có thể do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết.
Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc. Cũng vậy
này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp... Chư Tỷ-kheo,
vì sự chấp thủ các pháp sai lạc.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số
Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm
hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau
khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ.
Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ
ràng. Họ học pháp không vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, không
vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ đạt được mục tiêu
mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy, vì khéo nắm giữ, nên
đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo,
vì khéo nắm giữ các pháp. Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn
nước, tìm cầu rắn nước đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó
thấy một con rắn nước lớn. Người đó có thể khéo đè con rắn nước
với cây gậy có nạng. Sau khi khéo đè với cây gậy có nạng, người đó
có thể khéo nắm giữ cổ rắn. Chư Tỷ-kheo, dầu cho con rắn nước ấy có
thể cuốn thân nó xung quanh tay, hay cánh tay, hay một thân phần nào khác,
người đó cũng không vì nhân duyên ấy đi đến chỗ chết hay đến sự
đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ con rắn
nước vậy. Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, ở đây, một số Thiện nam tử học
pháp... chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp vậy. Do vậy, này các Tỷ-kheo,
hãy hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng và thọ trì như vậy. Nếu có
ai không hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng thì ở nơi đây, các Ông
hãy hỏi Ta hay hỏi những bậc Tỷ-kheo trí thức.
Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho
các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy.
Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, ví như có người
đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên
này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không
có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ
kia. Người đó tự suy nghĩ: "Đây là vùng nước rộng, bờ bên này
nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có
thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia.
Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa
trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một
cách an toàn". Chư Tỷ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh,
lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân
vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, Người đó
suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta
tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta
hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào
ta muốn". Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Chư Tỷ-kheo, nếu người
đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng củ hiếc bè chăng?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, người đó phải
làm thế nào cho đúng sở dụng củ hiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người
đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi
ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt
qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ
đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn".
Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng
vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không
phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái
bè... Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.
Này các Tỷ-kheo, có sáu kiến xứ.
Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không
đi đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh,
không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến yết kiến các bậc Chơn
nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc
Chơn nhơn, xem sắc pháp: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái
này là tự ngã của tôi", xem cảm thọ: "Cái này là của tôi, cái
này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", xem tưởng: "Cái này là
của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", xem các hành:
"Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của
tôi", xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý
thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này
là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", và bất cứ
kiến xứ nào đều nói rằng: "Đây là thế giới, đây là tự ngã,
sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến
chuyển, tôi sẽ, trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là:
"Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của
tôi". Và này chư Tỷ-kheo, có vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến yết
kiến các bậc Thánh, thuần thục các pháp bậc Thánh, tu tập pháp các bậc
Thánh, đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn
nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: "Cái này không phải
của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của
tôi", xem cảm thọ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải
là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", xem tưởng: "Cái
này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự
ngã của tôi", xem các hành: "Cái này không phải của tôi, cái này
không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", xem cái gì
được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới,
được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này không phải của tôi, cái
này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", và bất
cứ kiến xứ nào đều nói rằng: "Đây là thế giới, đây là tự
ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến
chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là:
"Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này
không phải tự ngã của tôi". Vị này do quán sát như vậy, đối với
sự vật chẳng thật có nên không có lo âu, phiền muộn.
Được nghe nói vậy, một Tỷ-kheo
khác bạch Thế Tôn:
– Có thể có cái gì không thực
có ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây,
có người nghĩ như sau: "Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc
chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc
chắn tôi không được cái ấy". Người đó sầu muộn, than vãn, khóc
lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy, có cái không
thực có ở ngoài, có thể gây lo âu, phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái
gì không thực có ở ngoài, có thể không gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây,
này Tỷ-kheo, có người không nghĩ như sau: "Cái gì chắc chắn đã là
của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể
là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy". Người đó không sầu
muộn, than vãn, khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Như
vậy, này Tỷ-kheo, có cái không thực có ở ngoài, không gây lo âu phiền
muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái
gì không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây,
này Tỷ-kheo, có người có (tà) kiến như sau: "Đây là thế giới, đây
là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú
không biến chuyển. Tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Người
này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến
xứ, co hấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động,
sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái đưa đến ly tham, đoạn diệt,
Niết-bàn. Người đó có thể nghĩ như sau: "Chắc chắn ta sẽ bị đoạn
diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại".
Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh.
Này Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong có thể gây ra lo
âu phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái
gì không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây,
có người không có (tà) kiến như sau: "Đây là thế giới, đây là tự
ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không
biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Người này
nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ,
co hấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chi mọi hành động, sự
từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa đến ly tham, đoạn diệt,
Niết-bàn. Vị ấy không nghĩ như sau: "Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt,
chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại".
Vị ấy không sầu muộn, than vãn, khóc lóc; vị ấy không đấm ngực, không
đi đến bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có
ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nắm
giữ một vật sở hữu gì, và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường
còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế
này mãi mãi không? Chư Tỷ-kheo, các Ông có thể thấy một vật sở hữu
nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn,
thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này
mãi mãi không?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này
các Tỷ-kheo, T ũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà
vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường
trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi. Này các Tỷ-kheo,
các Ông có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được
chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này
các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy
được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não
không?
– Bạch Thế Tôn không.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này
các Tỷ-kheo, T ũng không thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy
được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như
vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo,
các Ông có thấy kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không
khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
– Bạch Thế Tôn, không
– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này
các Tỷ-kheo, T ũng không thấy một kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ
như vậy, lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Chư Tỷ-kheo, nếu có
ngã thời có ngã sở thuộc của tôi không?
– Bạch Thế Tôn, có.
– Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã sở
thuộc, thời có ngã của tôi không?
– Bạch Thế Tôn, có.
– Chư Tỷ-kheo, nếu ngã và ngã sở
thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến
xứ này: "Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ
thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển tôi sẽ
trú như thế này cho đến mãi mãi". Này các Tỷ-kheo, kiến xứ ấy là
hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si được!
– Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ
thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu
sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái
này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, cảm thọ là thường
hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, là vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, là khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu
sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái
này là của tôi... tự ngã của tôi"?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, tưởng là thường
hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường...?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, các hành là thường
hay vô thường... chư Tỷ-kheo, thức là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ thì có
hợp lý chăng, khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái
này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ
các pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế,
liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải
của tôi, cái này không phải là của tôi, cái này không phải tự ngã của
tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ. Bất cứ cảm thọ
nào... Bất cứ tưởng nào... Bất cứ hành nào... Bất cứ thức nào, quá
khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa
hay gần, tất cả thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này
không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải
như thật quán với chánh trí tuệ.
Chư Tỷ-kheo, nhờ thấy vậy, vị
Đa văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm
ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức, do yểm
ly nên ly tham, do ly tham, nên được giải thoát, trong sự giải thoát có
trí khởi lên, biết được đã giải thoát. Vị ấy biết: "Sanh đã tận,
phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây
với một đời sống khác". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị
đã vất bỏ đi các chướng ngại vật, là vị đã lấp đầy các thông
hào, là vị đã nhổ lên cột trụ, là vị đã mở tung các lề khóa, là bậc
Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ
lụy.
Và thế nào là Tỷ-kheo đã vất bỏ
đi các chướng ngại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, là đã đoạn trừ vô
minh, cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không
thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo,
như vậy là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại. Này các Tỷ-kheo,
thế nào là Tỷ-kheo đã lấp đầy các thông hào? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt tận
gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh
trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo
đã lấp đầy thông hào. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã nhổ
lên cột trụ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ khát ái,
đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không
thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo,
như vậy là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ. Này các Tỷ-kheo, thế nào là
Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã
đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây
ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả
năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã mở tung các lề
khóa. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống,
đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây
ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả
năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ
cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã giải
thoát như vậy, thì chư Thiên ở Đế thích Thiên giới, Phạm thiên giới,
Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ-kheo ấy, nếu nghĩ
rằng: "Y ở đây, có thức của Như Lai". Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo,
Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết".
Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn
xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực:
"Sa-môn Gotam hủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt,
sự tiêu diệt các hữu tình". Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy,
Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc
một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: "Sa-môn Gotam hủ trương
chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu
tình". Chư Tỷ-kheo, xư ũng như nay, T hỉ nói lên sự khổ và sự diệt
khổ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng,
làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có
sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây,
những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì
này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không
thích thú. Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ
bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ:
"Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta
phải làm". Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc
mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận,
bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những
người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây,
các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm sanh thích thú. Do vậy, này các Tỷ-kheo,
nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các
Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: "Đây là điều xưa kia đã từng
biết rõ, đây là những trách nhiệm ta phải làm". Do vậy, này các Tỷ-kheo,
cái gì không phải củ ác Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ
đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, cái gì
không phải củ ác Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải củ ác Ông, hãy từ
bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài
cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ thọ.
Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ
bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo,
các hành không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ
các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo,
thức không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ
đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ
thế nào? Trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ, cây,
nhành, lá rồi đốt hay làm với chúng tùy theo ý muốn, các Ông có nghĩ
chăng? Người ấy thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm với chúng ta
tùy theo ý muốn?
– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy?
Bạch Thế Tôn, vì nó không phải tự ngã hay không phải sở thuộc của
ngã.
– Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái
gì không phải củ ác Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ sẽ đưa
lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, và cái gì không
phải củ ác Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ sắc.
Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, thọ... (như trên)... Chư Tỷ-kheo tưởng... (như trên)... Chư Tỷ-kheo,
hành... Chư Tỷ-kheo, thức không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ thức. Các
Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được
Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được
loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng,
làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải
quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận,
tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng
đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ
chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ
bày. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ
các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại
trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần
kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây,
không còn phải trở lui vào đời này nữa. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp
được Ta khéo giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì
pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những
Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân
si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một
lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo
giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được
Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo
nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự
lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh
giác. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ
các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được ta khéo giảng... được loại
trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào là những vị tùy pháp
hành, tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác,
chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ khỏi
các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ
lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ,
nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối
với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- (Vammikasutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại
Jetavana, vườn ông Anathapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Kumarakassapa trú tại
Andhavana. Rồi một vị Thiên, đêm đã gần tàn, với hào quang rực rỡ chiếu
sáng toàn thể Andhavana, đến chỗ Tôn giả Kumarakassapa ở, sau khi đến, bèn
đứng một bên. Sau khi đứng một bên, vị Thiên ấy nói với Tôn giả
Kumarakassapa: "Tỷ-kheo, Tỷ-kheo!" Gò mối này ban đêm phun khói, ban
ngày chiếu sáng. Một Bà-la-môn nói như sau: "Này kẻ trí, hãy cầm gươm
và đào lên". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một then cửa:
"Thưa Tôn giả, một then cửa". Vị Bà-la-môn nói: "Này kẻ
trí, hãy lấy then cửa lên, cầm gươm đào thêm". Người có trí cầm
gươm đào lên, thấy con nhái: "Thưa Tôn giả, một con nhái". Vị
Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy đem con nhái lên, cầm gươm đào
thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con đường hai ngã:
"Thưa Tôn giả, một con đường hai ngã". Vị Bà-la-môn nói:
"Này kẻ trí hãy lấy con đường hai ngã lên, cầm gươm đào
thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một đồ lọc sữa:
"Thưa Tôn giả, một đồ lọc sữa". Vị Bà-la-môn nói: "Hãy lấy
đồ lọc sữa lên, cầm gươm đào thêm". Người có trí cầm gươm đào
lên, thấy một con rùa: "Thưa Tôn giả, một con rùa". Vị
Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy lấy con rùa lên, cầm gươm đào
thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một con dao phay:
"Thưa Tôn giả, một con dao phay". Vị Bà-la-môn nói: "Này kẻ
trí, hãy lấy con dao phay lên, cầm gươm đào thêm". Người có trí cầm
gươm đào lên, thấy một miếng thịt: "Thưa Tôn giả một miếng thịt".
Vị Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy lấy miếng thịt lên, cầm gươm
đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con rắn hổ:
"Thưa Tôn giả, con rắn hổ". Vị Bà-la-môn nói: "Hãy để con
rắn hổ yên, chớ đụng chạm con rắn hổ, hãy đảnh lễ con rắn hổ".
Này Tỷ-kheo, hãy đến chỗ Thế Tôn ở và hỏi những câu hỏi ấy. Thế
Tôn trả lời Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì. Này Tỷ-kheo,
Ta không thấy ai trên cõi đời, với chư Thiên, các Ma vương, với Phạm
thiên, các chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể hướng
tâm để trả lời những câu hỏi ấy, trừ Như Lai, đệ tử Như Lai hay những
ai đã được nghe hai vị này". Vị thiên ấy nói như vậy. Sau khi nói
xong như vậy, vị ấy biến mất ở nơi đây.
Rồi Tôn giả Kumarakassapa, sau khi đêm
ấy đã mãn, đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến xong, đảnh lễ Thế
Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả
Kumarakassapa bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, đêm nay, một vị
Thiên, đêm đã gần tàn, với hào quang rực rỡ chiếu sáng toàn thể
Andhavana, đến chỗ con ở, sau khi đến liền đứng một bên. Khi đứng một
bên, vị Thiên ấy nói với con: "Tỷ-kheo, Tỷ-kheo! Gò mối này, ban đêm
phun khói, ban ngày chiếu sáng. Một vị Bà-la-môn nói như sau: "Này kẻ
trí, hãy cầm gươm đào lên". Người có trí cầm gươm, đào lên thấy
một then cửa... (như trên)... đệ tử Như Lai hay những ai đã được nghe
hai vị này". Bạch Thế Tôn, vị Thiên ấy nói như vậy, nói xong liền
biến mất tại chỗ ấy. Bạch Thế Tôn, gò mối là gì, cái gì phun khói
ban đêm, cái gì chiếu sáng ban ngày, ai là Bà-la-môn, ai là người có trí,
cái gì là cây gươm, cái gì là đào lên, cái gì là then cửa, cái gì là
con nhái, cái gì là con đường hai ngã, cái gì là đồ lọc sữa, cái gì
là con rùa, cái gì là con dao phay, cái gì là miếng thịt, cái gì là con rắn
hổ?
– Này Tỷ-kheo, gò mối là đồng
nghĩa với cái thân do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng,
vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt.
Này Tỷ-kheo, cái gì thuộc về
công việc ban ngày, ban đêm suy tầm, suy nghĩ, như vậy là ban đêm phun
khói.
Này Tỷ-kheo, cái gì sau khi suy tầm,
suy tư ban đêm, ban ngày đem ra thực hành, về thân, về lời nói, về ý,
như vậy là ban ngày chói sáng.
Này Tỷ-kheo, Bà-la-môn là đồng
nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
Này Tỷ-kheo, người có trí là đồng
nghĩa với Tỷ-kheo hữu học.
Này Tỷ-kheo, cái gươm là đồng
nghĩa với trí tuệ của bậc Thánh.
Này Tỷ-kheo, đào lên là đồng
nghĩa với tinh tấn, tinh cần.
Này Tỷ-kheo, cái then cửa là đồng
nghĩa với vô minh; đem then cửa lên là từ bỏ vô minh; này kẻ có trí, cầm
gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con nhái là đồng
nghĩa với phẫn nộ hiềm hận; đem con nhái lên là từ bỏ phẫn nộ hiềm
hận; này kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con đường hai ngã là
đồng nghĩa với nghi hoặc; đem con đường hai ngã lên là từ bỏ nghi hoặc;
này kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, đồ lọc sữa là đồng
nghĩa với năm triền cái: dục tham triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy
miên triền cái, trạo cử hối quá triền cái, nghi hoặc triền cái; đem bỏ
đồ lọc sữa lên là từ bỏ năm triền cái; này kẻ có trí cầm gươm đào
lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con rùa là đồng
nghĩa với năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ
uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn; đem con rùa lên là từ bỏ năm thủ
uẩn; này kẻ có trí cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con dao phay là đồng
nghĩa với năm dục trưởng dưỡng, tức là các sắc do mắt nhận thức,
khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Các
tiếng do tai nhận thức... Các hương do mũi nhận thức... Các vị do lưỡi
nhận thức... Các xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả
ý, kích thích lòng dục hấp dẫn; lấy con dao phay lên là từ bỏ năm dục
trưởng dưỡng; này kẻ có trí, cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, miếng thịt là đồng
nghĩa với hỷ tham; lấy miếng thịt lên là từ bỏ hỷ tham; này kẻ có
trí, cầm gươm đào lên là ý nghĩa này.
Này Tỷ-kheo, con rắn hổ là đồng
nghĩa với vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc; hãy để con rắn hổ
yên, chớ đụng chạm con rắn hổ, hãy đảnh lễ con rắn hổ, là ý nghĩa
này.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tỷ-kheo
ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- (Rathavivutasutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương
Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivapa. Lúc ấy một số đông Tỷ-kheo
người địa phương, sau khi an cư mùa mưa tại địa phương xong, liền đến
chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Thế
Tôn nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:
– Này các Tỷ-kheo, ai ở tại địa
phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán
thán như sau: "Tự mình thiểu dục và giảng về thiểu dục cho các Tỷ-kheo;
tự mình tri túc và giảng về tri túc cho các Tỷ-kheo; tự mình độc cư và
giảng về độc cư cho các Tỷ-kheo; tự mình không ô nhiễm và giảng về
không ô nhiễm cho các Tỷ-kheo; tự mình tinh cần, tinh tấn và giảng về
tinh cần, tinh tấn cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giới hạnh và giảng
về thành tựu giới hạnh cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu Thiền định
và giảng về thành tựu Thiền định cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu
trí tuệ và nói về thành tựu trí tuệ cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu
giải thoát và nói về thành tựu giải thoát cho các Tỷ-kheo; tự mình
thành tựu giải thoát tri kiến và nói về thành tựu giải thoát tri kiến
cho các Tỷ-kheo; vị giáo giới, vị khai thị, vị trình bày, vị khích lệ,
vị làm cho phấn khởi, vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ".
– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Punna
Mantaniputta-là Tỷ-kheo địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng
một địa phương tán thán như sau: "Tự mình thiểu dục và nói về
thiểu dục cho các Tỷ-kheo... (như trên)... vị làm cho các vị đồng phạm
hạnh hoan hỷ.
Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta ngồi
cách Thế Tôn không xa. Tôn giả Sariputta suy nghĩ như sau: "Hạnh phúc
thay Tôn giả Punna Mantaniputta! Chơn hạnh phúc thay Tôn giả Punna Mantaniputta!
Tôn giả đã được các vị đồng phạm hạnh có trí tán thán từng điểm
một trước mặt bậc Đạo Sư, và được bậc Đạo Sư chấp nhận; có thể
chúng ta sẽ gặp Tôn giả Punna Mantaniputta, tại một chỗ nào, trong một thời
gian nào, có thể sẽ có một cuộc đàm luận với Tôn giả.
Thế Tôn trú tại Rajagaha (Vương Xá)
lâu cho đến khi vừa ý, rồi khởi hành đi Savatthi; Ngài tuần tự đi và
đến Savatthi. Ở đây, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông
Anathapindika. Tôn giả Punna Mantaniputta được nghe: "Thế Tôn đã đến
Savatthi, trú ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika". Rồi Tôn
giả Punna Mantaniputta thâu dọn lại sàng tọa, cầm y bát, khởi hành đi
Savatthi. Tôn giả tuần tự đi đến Savatthi, Jetavana, vườn ông
Anathapindika, đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi
xuống một bên. Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả Punna Mantaniputta đang ngồi
một bên, khích lệ, làm cho hoan hỷ. Tôn giả Punna Mantaniputta, sau khi được
Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ
tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn,
thân phía hữu hướng về Ngài, từ tạ đi Andhavana để nghỉ trưa.
Rồi một Tỷ-kheo khác đến chỗ Tôn
giả Sariputta ở, sau khi đến, thưa với Tôn giả Sariputta: "Hiền giả
Sariputta, Hiền giả luôn luôn tán dương Tỷ-kheo Punna Mantaniputta; vị này
được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ,
hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ
Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, từ tạ đi đến Andhavana để nghỉ
trưa". Rồi Tôn giả Sariputta vội vã đem theo tọ ụ, đi theo sau lưng Tôn
giả Punna Mantaniputta, đầu hướng về trước mặt (để theo dõi). Rồi
Tôn giả Punna Mantaniputta đi sâu vào rừng Andhavana, và ngồi nghỉ trưa dưới
một gốc cây. Tôn giả Sariputta, sau khi đi sâu vào rừng Andhavana, ngồi nghỉ
trưa dưới một gốc cây. Rồi vào buổi chiều, Tôn giả Sariputta từ Thiền
định độc cư đứng dậy, đến tại chỗ Tôn giả Punna Mantaniputta, sau
khi đến nói lên với Tôn giả Punna Mantaniputta những lời chào đón, hỏi
thăm, xã giao rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả
Sariputta thưa với Tôn giả Punna Mantaniputta:
– Hiền giả, có phải chúng ta sống
phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?
– Thật như vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm
hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?
- Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm
hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tâm thanh tịnh?
- Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm
hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là mục đích kiến thanh tịnh?
- Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm
hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đoạn nghi thanh tịnh?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm
hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo phi đạo
tri kiến thanh tịnh?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm
hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo tri kiến
thanh tịnh?
- Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm
hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm
hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm
hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tâm thanh tịnh?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải sống phạm
hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích kiến thanh tịnh...
(như trên)."...
– Hiền giả, có phải sống phạm
hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?
Và Hiền giả trả lời:
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, vậy với mục đích
gì, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?
– Hiền giả, với mục đích vô
thủ trước Bát-niết-bàn, nên sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của
Thế Tôn.
– Hiền giả, có phải giới thanh
tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải tâm thanh tịnh
là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải kiến thanh
tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải đoạn nghi
thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải đạo phi đạo
tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải đạo tri kiến
thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải tri kiến
thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải cái gì
ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Hiền giả, không phải vậy.
– Hiền giả, có phải giới thanh
tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, có phải tâm thanh tịnh
là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Có phải kiến thanh tịnh... (như
trên)...
– Có phải tri kiến thanh tịnh là
vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Có phải cái gì ngoài các pháp
này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
– Không phải vậy, Hiền giả.
– Hiền giả, vậy ý nghĩa lời nói
này cần phải được hiểu như thế nào?
– Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên
bố giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố
vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn.
Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tâm thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế
Tôn tuyên bố kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đoạn
nghi thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo phi đạo tri kiến
thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo tri kiến thanh tịnh...
Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước
Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng
đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn. Hiền giả, và nếu Thế Tôn
tuyên bo ái gì ngoài các pháp ấy là vô thủ trước Bát-niết-bàn, thì kẻ
phàm phu có thể Bát-niết-bàn, vì này Hiền giả, phàm phu là ngoài các
pháp ấy. Hiền giả, tôi sẽ cho Hiền giả một ví dụ, ở đây, một số
kẻ có trí, nhờ ví dụ để hiểu ý nghĩ ủa lời nói. Hiền giả, như
vua Pasenadi xứ Kosala trong khi ở tại Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi
lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho vua giữa Savatthi và
Saketa. Hiền giả, rồi vua Pasenadi xứ Kosala, từ cửa nội thành ra khỏi
Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm thứ nhất đến được
trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, leo lên trạm xe thứ hai, nhờ
trạm xe thứ hai đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai...
đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm
xe thứ năm, từ bỏ trạm xe thứ tư, leo lên trạm xe thứ năm, nhờ trạm
xe thứ năm đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm thứ năm, leo lên
trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ
bỏ trạm xe thứ sáu, leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy đến
được Saketa, tại cửa nội thành. Khi vua đến tại cửa nội thành, các bộ
trưởng cận thần, các thân thích cùng huyết thống hỏi như sau:
"– Tâu Đại vương có phải với
trạm xe này, Bệ hạ đi từ Savatthi đến Saketa tại cửa nội thành?"
Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala
phải trả lời như thế nào mới gọi là trả lời đúng đắn?
Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala
phải trả lời như thế này mới trả lời đúng đắn:
"– Ở đây, trong khi ta ở
Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được
sắp đặt cho ta, giữa Savatthi và Saketa. Ta từ cửa nội thành ra khỏi
Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm xe thứ nhất, ta đến
được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, ta leo lên trạm xe thứ
hai; và nhờ trạm xe thứ hai, ta đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm
xe thứ hai... đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến
được trạm xe thứ năm; từ bỏ trạm xe thứ tư... đến được trạm xe
thứ sáu; từ bỏ trạm xe thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe
thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu... leo
lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy, Ta đến được Saketa, tại
cửa nội thành".
Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala
trả lời như vậy mới trả lời một cách đúng đắn.
Cũng vậy, này Hiền giả, giới
thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh
chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ
có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh
chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo
phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri
kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho
được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt
cho được)vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh
dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn.
Khi được nói vậy, Tôn giả
Sariputta nói với Tôn giả Punna Mantaniputta:
– Tôn giả tên là gì? Và các vị
đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?
– Hiền giả, tên tôi là Punna và
các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Mantaniputta.
– Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật
kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng
điểm một bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc
Đạo Sư, và vị đệ tử ấy là Tôn giả Punna Mantaniputta. Thật hạnh
phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị
đồng phạm hạnh được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna
Mantaniputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Punna Mantaniputta
trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, để được
thân cận, thì thật là hạnh phúc cho các vị ấy, thật là chơn hạnh phúc
cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho
chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta!
Khi được nói vậy, Tôn giả Punna
Mantaniputta nói với Tôn giả Sariputta:
– Tôn giả tên là gì, và các vị
đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?
– Hiền giả, tôi tên là Upatissa,
và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Sariputta.
– Tôi đang luận bàn với bậc đệ
tử được xem là ngang hàng với bậc Đạo Sư mà không được biết là
Tôn giả Sariputta. Nếu chúng tôi được biết là Tôn giả Sariputta, thì
chúng tôi đã không nói nhiều như vậy. Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật
kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng
điểm một, bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc
Đạo Sư. Và vị đệ tử ấy là Tôn giả Sariputta. Thật hạnh phúc thay
cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng
phạm hạnh... được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sariputta! Nếu
các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Sariputta trên đầu với một cuộn
vải làm khăn để được thăm viếng, được thân cận, thì thật hạnh
phúc cho các vị ấy, thật chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh
phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng,
được thân cận Tôn giả Sariputta!
Như vậy, hai bậc cao đức ấy cùng
nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.
- (Nivapasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại
Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây, Thế Tôn gọi các
Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". - "Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo
ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy
mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai không nghĩ rằng: "Ta gieo đồ mồi này
cho đoàn nai ăn để đàn ấy được sống lâu, được tốt đẹp thêm và
được nuôi dưỡng lâu dài hơn". Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi
khi gieo đồ mồi cho đàn nai nghĩ rằng: "Ta gieo đồ mồi này cho đàn
nai, để đàn này xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn. Sau khi xâm nhập,
tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn; do mê loạn, chúng trở
thành phóng dật; do phóng dật chúng trở thành những vật bị làm theo ý
người ta muốn, giữ ác đồ mồi này".
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai
đầu tiên xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này do người thợ săn bẫy
mồi gieo ra. Chúng xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi, nên trở thành mê
loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở
thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữ ác đồ mồi này của
người thợ săn bẫy mồi. Chư Tỷ-kheo, như vậy đàn nai đầu tiên này
không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai
thứ hai suy nghĩ như sau: "Đàn nai đầu tiên này xâm nhập, tham đắm,
ăn các đồ mồi này do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây
xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn,
chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị
làm theo ý người ta muốn giữ ác đồ mồi này của người thợ săn bẫy
mồi. Như vậy, đàn nai đầu tiên không thoát khỏi như ý lực của người
thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, từ
bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú". Rồi đàn
nai ấy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ
hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước khan hiếm,
thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình đàn nai
ấy trở thành hết sức gầy yếu, sức lực củ húng bị kiệt quệ. Vì sức
lực bị kiệt quệ, đàn nai ấy trở lại các đồ mồi của người thợ
săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi.
Vì chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê
loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở
thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữ ác đồ mồi này của
người thợ săn bẫy mồi. Như vậy đàn nai thứ hai không thoát khỏi như
ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai
thứ ba suy nghĩ như sau: "Đàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm,
ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy,
đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy
mồi. Còn đàn nai thứ hai này suy nghĩ như sau: "Đàn nai đầu tiên này
xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi...
(như trên)... Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực
của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các
món ăn bẫy mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng
và an trú". Rồi đàn nai ấy hoàn toàn từ bỏ các món ăn bẫy mồi, từ
bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Cuối tháng
mùa hạ, cỏ nước khan hiếm, thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy
yếu. Vì thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu, sức lực củ
húng bị kiệt quệ. Vì sức lực bị kiệt quệ, đàn nai ấy trở lại
các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập
tham đắm ăn các đồ mồi. Vì chúng ở đây xâm nhập tham đắm ăn các đồ
mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do
phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữ
ác đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy đàn nai thứ hai
không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Nay chúng ta
hãy làm một chỗ ấn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy
mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng
ta sẽ ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không
xâm nhập không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do
không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ
không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữ ác đồ mồi
của người thợ săn bẫy mồi". Rồi chúng làm một chỗ ẩn nấp gần
các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp
xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi ấy do người
thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món
ăn, nên chúng không mê loạn. Do không mê loạn, chúng không phóng dật. Do
không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người
ta muốn giữ ác đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi.
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, người
thợ săn bẫy mồi và quyến thuộc người thợ săn bẫy mồi suy nghĩ như
sau: "Đàn nai thứ ba này thật tinh khôn, xảo quyệt. Đàn nai thứ ba
này thật có thần lực và ma quái. Chúng ăn các đồ mồi được gieo ra này,
mà chúng ta không được biết đường đi lối về củ húng. Vậy chúng ta
hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này, với những cây cột to
lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng t ó thể thấy được
chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ
ăn". Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những
cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Này các Tỷ-kheo,
người thợ săn bẫy mồi và những người quyến thuộc người thợ săn bẫy
mồi thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba, chỗ chúng đi để lấy
đồ ăn. Như vậy này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ ba này không thoát được
như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai
thứ tư suy nghĩ như sau: "Đàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm,
ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy
đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy
mồi. Còn đàn nai thứ hai này suy nghĩ như sau: "Đàn nai đầu tiên này
xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi...
(như trên)... Như vậy đoàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực
của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy... (như trên)...". Như
vậy đàn nai thứ hai này không thoát khỏi như ý lực của người thợ
săn bẫy mồi. Đàn nai thứ ba suy nghĩ như sau: "Đàn nai đầu tiên xâm
nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi...
(như trên)... Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực
của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn thứ hai này suy nghĩ như sau:
"Đàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi này của
người thợ săn bẫy mồi... Như vậy, đàn nai đầu tiên này không thoát
khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy... (như
trên)...". Như vậy đàn nai thứ hai này không thoát khỏi như ý lực của
người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp gần
các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp
xong, không xâm nhập, không tham đắm chúng ta sẽ ăn các đồ mồi ấy do
người thợ săn gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm, ăn các món
ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng
dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vị bị làm
theo ý người ta muốn giữa những đồ mồi của người thợ săn bẫy mỗi".
Rồi chúng làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ
săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm,
chúng ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không
xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng không mê loạn. Do không mê
loạn, chúng không phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những
vật bị làm theo ý người ta muốn giữa những đồ mồi này của người
thợ săn bẫy mồi. Ở đây, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc
của người ấy suy nghĩ như sau: "Đàn nai thứ ba này thật tinh khôn, xảo
quyệt. Đàn nai thứ ba này thật có thần lực và ma quái. Chúng ăn các đồ
mồi được gieo ra mà chúng ta không được biết đường đi lối về củ
húng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với
những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng
t ó thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba này, chỗ chúng
có thể đi để lấy đồ ăn". Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi
được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp
mọi nơi. Người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy
thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba, chỗ chúng đi để lấy đồ
ăn. Như vậy đàn nai thứ ba ấy đã không thoát khỏi như ý lực của người
thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp, tại một nơi
mà người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không
thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp tại đó xong, không xâm nhập, không
tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi do người thợ săn bẫy mồi gieo
ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không
mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật,
chúng ta sẽ không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữ
ác đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi". Rồi đàn nai thứ tư làm
một chỗ ẩn nấp tại một nơi mà người thợ săn bẫy mồi và những
quyến thuộc của người ấy không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp tại
đó xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi do người
thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món
ăn, chúng không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng không trở
thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị
làm theo ý người ta muốn giữ ác đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người
thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy suy nghĩ như sau:
"Đàn nai thứ tư này thật tinh khôn, xảo quyệt. Đàn nai thứ tư này
thật có thần lực và ma quái. Và chúng ăn các đồ mồi được gieo ra mà
chúng ta không biết được đường đi lối về củ húng. Vậy chúng ta hãy
bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn
và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng t ó thể thấy được
chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ
ăn". Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những
cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Nhưng này các Tỷ-kheo,
người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy đã
không thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có
thể đi để lấy đồ ăn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn và
những quyến thuộc của người ấy lại suy nghĩ như sau: "Nếu chúng
ta đánh phá đàn nai thứ tư này, chúng bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn
nai khác; các đàn nai khác bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn nai khác nữa.
Như vậy toàn thể đàn nai sẽ từ bỏ các đồ mồi được gieo này. Vậy
chúng t hớ có can thiệp vào đàn nai thứ tư". Này các Tỷ-kheo, người
thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không can thiệp
vào đàn nai thứ tư. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ tư đã thoát
khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Này các Tỷ-kheo, tỷ dụ này được
Ta dùng để giải thích ý nghĩa. Và ý nghĩa ở đây là như sau: Chư Tỷ-kheo,
đồ mồi đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng. Chư Tỷ-kheo, người
thợ săn bẫy mồi đồng nghĩa với Ác ma. Chư Tỷ-kheo, các quyến thuộc của
người thợ săn bẫy mồi đồng nghĩa với quyến thuộc của Ác ma. Chư Tỷ-kheo,
các đàn nai đồng nghĩa với các Sa-môn, Bà-la-môn.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng
Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma
gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các
món ăn, nên trở thành mê loạn; vì mê loạn, họ trở thành phóng dật;
vì phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữ
ác đồ mồi này và giữ ác vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo,
hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này không thoát được như ý lực của
Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này giống
như đàn nai đầu tiên trong thí dụ.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng
Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: "Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu
tiên này đã xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra, và các
vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, nên
trở thành mê loạn; vì mê loạn, họ trở thành phóng dật; vì phóng dật,
họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữ ác đồ mồi
ấy và giữ ác vật dụng thế gian. Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu
tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy, chúng ta hãy
hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi và các vật dụng thế gian, từ bỏ các vật
dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú". Họ hoàn toàn từ bỏ
các đồ mồi, các vật dụng thế gian, từ bỏ các vật dụng đáng sợ
hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Ở đây, họ trở thành những người ăn
cỏ lúa, ăn lúa tắc, những người ăn gạo lức, những người ăn hột cải
Nivara, những người ăn da vụn, những người ăn trấu, những người ăn
nước bột gạo, những người ăn hột vừng, những người ăn cỏ, những
người ăn phân bò, những người ăn trái cây, những người ăn rễ cây
trong rừng, những người ăn trái cây rụng để sống.
Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước trở
thành khan hiếm, thân hình của hạng Sa-môn, Bà-la-môn ấy trở thành hết
sức gầy yếu. Vì thân hình hạng Sa-môn, Bà-la-môn ấy trở thành hết sức
gầy yếu, nên sức lực tinh tấn của họ bị kiệt quệ. Vì sức lực
tinh tấn bị kiệt quệ, nên tâm giải thoát bị kiệt quệ. Vì tâm giải
thoát bị kiệt quệ, họ trở lui lại các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các
vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn. Do
ở đây xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn. Do
mê loan họ trở thành phóng dật. Do phóng dật, họ trở thành những người
bị làm theo ý Ác ma muốn giữ ác đồ mồi này và giữ ác vật dụng thế
gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này đã
không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng
Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này giống như đàn nai thứ hai trong ví dụ này.
Này các Tỷ-kheo, ở đây hạng
Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba suy nghĩ như sau: "Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu
tiên này xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi được Ác ma gieo ra và các
vật dụng thế gian... (như trên)... Như vậy hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu
tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn,
Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: "Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên
này xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra, và các vật dụng
thế gian... (như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã
không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ
các đồ mồi... (như trên)... chúng ta từ bỏ hoàn toàn các đồ mồi...
(như trên)..."... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này cũng không
thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp
gần các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, sau
khi làm một chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ
ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Do không xâm nhập,
không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không trở thành mê loạn. Do
không mê loạn, chúng ta sẽ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật,
chúng ta sẽ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn, giữ
ác đồ mồi và các vật dụng thế gian." Hạng Sa-môn, Bà-la-môn này
làm chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi do Ác ma gieo ra và giữ ác vật dụng
thế gian. Sau khi làm chỗ ẩn nấp ở đây xong, họ không xâm nhập, không
tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian.
Không xâm nhập, không tham đắm, họ không ăn các đồ mồi nên không trở
thành mê loạn. Do không mê loạn, họ không trở thành phóng dật. Do không
phóng dật, họ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn giữ
ác đồ mồi và các vật dụng thế gian. Nhưng rồi họ có những tà kiến
như sau: "Thế giới là thường còn; thế giới là không thường còn;
thế giới là hữu biên; thế giới là vô biên; mạng sống và thân thể
là một; mạng sống và thân thể là khác; Như Lai sau khi chết có tồn tại;
Như Lai sau khi chết không tồn tại; Như Lai sau khi chết có tồn tại và
không tồn tại; Như Lai sau khi chết không tồn tại và không không tồn tại".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba này đã không
thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng
Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba này giống như đàn nai thứ ba trong ví dụ này.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng
Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư suy nghĩ như sau: "Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ
nhất xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi của Ác ma và các vật dụng thế
gian... như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn này không thoát khỏi như ý lực của
Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: "Hạng Sa-môn,
Bà-la-môn thứ nhất... (như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ
nhất không thoát được như ý lực của Ác ma. Vậy, chúng ta hãy từ bỏ
hoàn toàn các món ăn bẫy mồi... (như trên)...". Như vậy, hạng Sa-môn,
Bà-la-môn thứ hai không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn,
Bà-la-môn thứ ba suy nghĩ như sau : "...(như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn,
Bà-la-môn thứ ba không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy
làm chỗ ẩn nấp tại một nơi mà Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể
đến được. Làm chỗ ẩn nấp ở đấy xong, chúng ta sẽ không xâm nhập,
không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế
gian. Không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ ăn nên chúng ta không trở
thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta không trở thành phóng dật. Do
không phóng dật, chúng ta không trở thành những người bị làm theo Ác ma
muốn, giữ ác đồ mồi và các vật dụng thế gian". Rồi họ làm chỗ
ẩn nấp tại một nơi mà Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được.
Làm chỗ ẩn nấp ở đấy xong, họ không xâm nhập, không tham đắm ăn các
đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không
tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian, nên
họ không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, họ không trở thành phóng
dật. Do không phóng dật, họ không trở thành những người bị làm theo
Ác ma muốn giữ ác đồ mồi và các vật dụng thế gian. Như vậy, này
các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư đã thoát khỏi như ý lực của
Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư này giống như
đàn nai thứ tư trong ví dụ này.
Này các Tỷ-kheo, sao gọi là Ác ma
và Ác ma quyến thuộc không thể đến được? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng
thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi
là Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu
tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ
lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Như vậy gọi
là vị Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn
dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc
thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ
ba. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước,
chứng và trú Thiền thứ tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)...đường đi lối về. Lại nữa, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng
ngại tưởng không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng:
"Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Như vậy gọi
là Tỷ- kheo...(như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng "Thức là vô
biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Như vậy, gọi là vị Tỷ-kheo...
(như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt
lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có một vật gì", chứng
và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường
đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu
xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo...
(như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt
lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định),
sau khi thấy (mọi vật) với trí tuệ, các lậu hoặc được diệt trừ. Này
các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác mà mù mắt, đoạn tuyệt mắt
của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về.
Vị ấy đã vượt khỏi tham trước ở đời.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.