KINH VIÊN
GIÁC
HT. Thích Trí Quang dịch giải
Lời Nói Đầu
Mục Lục
- I. Phần Dịch Nghĩa - Kinh Viên Giác
- A. ChươngVăn Thù
- B. Chương Phổ Hiền
- C. Chương Phổ Nhãn
- D. Chương Kim Cang Tạng
- E. Chương Di Lạc
- F. Chương Thanh Tịnh Tuệ
- G. Chương Uy Đức Tự Tại
- H. Chương Biện Âm
- I. Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng
- J. Chương Phổ Giác
- K. Chương Viên Giác
- L. Chương Hiền Thiện Thủ
- II. Phần Lược Giải
-
- Phần Lược Giải
- Mục Lục
- I. Phần Lược Giải
- A1. Lược Giải Đầu Đề
- A2. Lược Phân Nội Dung
- A3. Lược Ghi Dịch Giả
- A4. Lược Giải Chính Văn
- B1. Mở Đầu
- B2. Nội Dung
- C1. Chủ Yếu
- D1. Chương Văn Thù Nói Về Căn Bản
Tu Chứng Viên Giác
- D2. Chương Phổ Hiền Nói Về Cách
Thức Đốn Tu Viên Giác
- D3. Chương Phổ Nhãn Nói Về Cách Thức
Tiệm Tu Viên Giác
- D4. Chương Kim Cang Tạng Nói Về
Viên Giác Vĩnh Viễn Viên Giác
- D5. Chương Di Lạc Nói Về Chủng
Tánh Tu Chứng Viên Giác
- D6. Chương Thanh Tịnh Tuệ Nói Về
Đẳng Cấp Tu Chứng Viên Giác
- C2. Bổ Túc
- D1. Chương Uy Đức Tự Tại Nói Về
3 Mặt Thiền Quán Viên Giác
- D2. Chương Biện Âm Nói Về Cách Tu
3 Mặt Ở Trên
- D3. Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng
Nói Về Chướng Ngại Tu Chứng Viên Giác
- D4. Chương Phổ Giác Nói Về Bịnh
Hoạn Tu Chứng Viên Giác
- D5. Chương Viên Giác Nói Về Sơ Khởi
Tu Hành Viên Giác
- B3. Kết Thúc - Chương Hiền Thiện
Thủ
- C1. Bồ Tát Hiền Thiện Thủ Hỏi
- C2. Đức Thế Tôn Đáp
- D1. Chấp Nhận Lời Thỉnh Cầu
- D2. Đáp 5 Câu Hỏi
- Đ1. Đáp Tổng Quát
- Đ2. Đáp 5 Câu Hỏi
- E1. Đáp Câu Hỏi Một
- E2. Đáp Câu Hỏi Năm
- E3. Đáp Câu Hỏi Hai
- E4. Đáp Câu Hỏi Ba
- E5. Đáp Câu Hỏi Bốn
- C3. Trùng Tuyên Bằng Chỉnh Cú
- C4. Chư Thiên Thiện Thần Phát Nguyện
Hộ Trì
- D1. Kim Cang Lực Sĩ
- D2. Phạn Vương Đế Thích
- D3. Ác Quỉ
- C5. Tất Cả Hoan Hỷ Phụng Hành
|
Phần 1
Ghi Sau
Khi Duyệt Viên Giác
Bằng nhiều cách nói, Viên giác cho
thấy Tâm không chân không vọng. Mà toàn vọng là chân, toàn chân là vọng.
Tâm là nước mà đang đóng thành băng, băng rã thì nước hoàn nước. Dẫn
dụ này cho thấy tâm thức chính là viên giác.
Viên giác cho thấy tâm là cả thể.
Tu học viên giác thì trước hết đừng nghĩ thân chỉ là tứ đại, tâm
chỉ là duyên ảnh. Như vậy là thiền quán của viên giác đó.
Viên giác cho thấy toàn bộ thân cảnh
là Thiền. Thiền dễ tu mà không cuồng nhất, là bánh xe 25. Theo đó, không
môt đặc tính và sự dụng nào của đời sống mà tách rời viên giác,
tách rời Thiền: "hãy y theo hạnh nguyện của Phật mà tập thành cá
tính của mình".
- Mồng 8 tháng 4, 2537.
- Trí Quang
Lời Nói Đầu
Viên giác là nói về tuệ giác
viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kyՠvề trí thức
con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không
công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng
nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là
không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không
đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận. Rồi tự biết, tự hiểu và tự
rõ, tuệ giác, thì như khối nước đá bị đun sôi mà tự rã từ từ, cho
đến rã hết, không còn chút nào để tự biết mình đã rã hết: nước
đá đã trở lại nước, tự ngã đã hoàn nguyên viên giác. Như vậy thì sự
ngộ nhập viên giác có thể bắt đầu ngay nơi sự tự ý thức tự ngã.
Rồi nói về thiền quán thì trong
đó có cách bắt đầu của mặt cực động (chương Viên giác), lại có sự
hóa hợp cả 3 mặt cực tĩnh, cực động và cực thuần (chương Biện
âm). Sự hóa hợp ấy là tất cả đặc tính và sự dụng của mọi việc
làm không rời viên giác. Còn cách bắt đầu mặt thiền quán cực động là
tưởng nhớ Phật đà và Đại sĩ, và y theo hạnh nguyện của các ngài mà
phát đại nguyện, thì tự huân tập thành cá tính của mình. Như vậy thì
tức như sự đọc tụng giảng giải kinh Viên giác đây cũng là cách bắt
đầu, không gần cũng xa, của thiền quán cực động, nếu trước khi làm
đã sám hối và phát nguyện đúng như sự chỉ dẫn ở trong kinh này. Nên
không ai không tu được thiền quán viên giác, cũng không ai tu thiền quán
viên giác mà mắc cái bịnh tự tôn và lập dị.
Lời nói đầu ở đây chỉ ghi lại
vài điều như vậy.
Tháng Sáu Bính Dần 2530 (1986).
http://buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/015-viengiac1.htm
-oOo-
Chân thành cảm ơn quý cư sĩ Nguyễn Văn Củng, Đoàn Viết
Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đã phát tâm chuyển tác phẩm này từ dạng Help
File, VPS font sang dạng Word, VNI font. Thích Nhật Từ 29-4-2000
Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |