Ghi Chú (1)
Nguyên tác của ai không rõ, chỉ theo nội dung biết viết từ
đời Tống. Có 2 bài, nhưng chỉ bài này cần dịch mà thôi.
Ghi Chú (2)
Có chỗ giải thích là phung hủi.
Ghi Chú (3)
Cũng gọi là núi Cửu long hay Cửu lũng.
Ghi Chú (4)
36 vật, nguyên văn có kê đủ (mà tôi đã lược đi): tóc,
lông, móng, răng, ghèn, nước mắt, nước mũi, nước miếng, cáu bẩn, mồ
hôi, đại tiện, tiểu tiện, da ngoài, da trong, máu, thịt, gân, mạch, xương,
tủy, mỡ miếng, mỡ nước, óc, màng, lá lách, quả cật, tim, phổi, gan, mật,
ruột, dạ dày, đàm hồng, đàm trắng, sinh tạng, thục tạng.
Ghi Chú (5)
Sarvajna: nhất thế trí (toàn giác).
Ghi Chú (6)
Từ ngữ 7 thứ quí báu có 2: 1. thường nói nhất là vàng,
bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não. 2. nói trong trường hợp liên
hệ Luân vương. Thì 7 thứ quí báu ấy là luân bảo (xe quí) tượng bảo
(voi quí) mã bảo (ngựa quí) châu bảo (ngọc quí) nữ bảo (gái quí) chủ
tạng thần bảo (đại thần quí chủ về kho tàng) chủ binh thần bảo (đại
thần quí chủ về binh bị). Đoạn văn này nói về đức Bổn sư, thì 7 thứ
quí báu mà Ngài bỏ là cả 2 loại trên đây (vì nếu Ngài ở đời thì
là Luân vương). Nhất là đoạn văn này không những nói về hiện tại của
Phật mà còn có ý nói đến sự tu Bồ tát hạnh của Ngài trong nhiều kiếp
quá khứ nữa.
Ghi Chú (7)
Nguyên văn là tạo tác vô đoan. Các bản chú thích nói vô
đoan là vô cùng (không đầu mối nào không làm), là bất chính, là vô lối
(có một cách hư vọng). Ý sau hết có nhiều nhất.
Ghi Chú (8)
Nguyên ngữ kinh Địa tạng là sinh tâm động niệm toàn là
tội lỗi (cử tâm động niệm vô phi thị tội). - Địa tạng, phẩm 7. Đại
kinh (Niết bàn) thì nói động chân cất bước không theo giới luật, làm
sao không lỗi... nên thấy người làm lành là thấy chư thiên, còn thấy kẻ
làm ác là thấy địa ngục đó. (Vạn 129/150a dẫn).
Ghi Chú (9)
Đúng nguyên văn thì phải dịch là Tịnh danh (Duy ma cật)
ưa chuộng. Tịnh danh là một trong các vị đại bồ tát.
Ghi Chú (10)
Phiền não, nghĩa đen là nóng bực. Phiền não bao quát tất
cả tâm lý tội lỗi và tâm trí sai lầm.
Ghi Chú (11)
7 lậu là thuyết của Hoa nghiêm hiệp luận, 7 sử là thuyết
của Lăng nghiêm.
Ghi Chú (12)
Sơ hở, nguyên văn là lậu (rỉ lọt), vốn là một trong những
cái tên của phiền não.
Ghi Chú (13)
Sát nguyên văn thì phải dịch hạch rõ phải trái.
Ghi Chú (14)
Nỗi sợ hãi ấy là chết.
Ghi Chú (15)
2 chữ cuồng tín trong 2 câu này, chữ thứ nhất nguyên văn
là bằng hiệp, dịch sát và rõ là cảm tình và phụ họa; chữ thứ hai
nguyên văn là tích bẩm, dịch sát và rõ là vâng mệnh một cách bất
thông.
Ghi Chú (16)
Giác quán (biết, xét) tân dịch là tầm tứ (tìm, dò).
Ghi Chú (17)
Khó chạm là khó đụng chạm đến. Không luyện là không
thuần hóa.
Ghi Chú (18)
Công kích, nguyên văn là kích thích (đánh đâm). Dịch sát
ý nhất là châm biếm, nhưng không đủ nghĩa bằng chữ công kích. Còn tức
giận thì nguyên văn là ngận lệ (tàn nhẫn, dữ và bướng) dịch tức giận
cho thuận nghĩa.
Ghi Chú (19)
Tức là 12 nhân duyên thuận lưu. Đối lại, nếu 12 nhân
duyên nghịch lưu, gọi là 12 nhân duyên ngược dòng sinh tử.
Ghi Chú (20)
Nghĩa là "không có thành trì bảo vệ, không có lương
thiện ở chung, chỉ có trộm lớn cướp nhỏ chiếm cứ đã lâu" (Vạn
129/168b).
Ghi Chú (21)
Trích khoa Chẩn tế.
Ghi Chú (22)
1. Bản dịch này tham khảo cả bản dịch chưa nhuận sắc
của ngài Huyền tráng (Chính 8/851-852) và 2 bản giải của các ngài Khuy cơ,
Viên trắc (Chính 33/523-552). 2. Phạn tự của chú này là Gate gate paragate
parasamgate bodhi svaha.
Ghi Chú (23)
Bất sinh diệt, nguyên văn là vô vi. Đứng lặng trong sáng,
nguyên văn là tịch chiếu. Siêu việt tứ cú, tuyệt cả bách phi (xa 4 câu,
tuyệt 100 lỗi) là hình dung sự bất tư nghị: không thể nghĩ và bàn bằng
những khái niệm đối tỷ của chúng ta.
Ghi Chú (24)
Không giới: Vô sắc giới.
Ghi Chú (25)
Sổ tức quán, nguyên văn là An na bát na sổ tức. An na bát
na: Anapana: hơi thở ra hay vào. Tức là "trì niệm tức", và lịch
trình tu có 6 cách mới viên mãn (Câu xá luận, Chính 29/118). Gọi là sổ tức
quán, là có lẽ vì sổ (đếm hơi thở) đứng đầu trong 6 cách. Có điều
cần ghi nữa, là do sự khảo chứng, A na bát na rất liên hệ với "Lục
tự chương cú đà la ni", tức là liên hệ đến việc niệm ngài Quan
âm mà trì chú để trừ độc hại (lục tự: 6 chữ, là vì niệm ngài Quan
âm mà trì chú thì thoát khổ 6 đường, được 6 diệu môn và chứng công
đức của 6 căn, chứ không phải số chữ của chú có 6),lại còn liên hệ
đến việc ngài A nan trì chú để trừ chú của Ma đăng già. Tham chiếu Phật
học đại từ điển, trang 637d và 638t/g.
Ghi Chú (26)
Đúng ra thì phải để bất tịnh quán trước sổ tức quán,
và ở đây chỉ thấy nói 2 thứ này (Câu xá luận, Chính 29/118g).
Ghi Chú (27)
Cọng với 2 thứ nữa, và thứ tự như sau, gọi là ngũ đình
tâm quán: bất tịnh, từ bi, duyên khởi, lục giới, trì tức (Câu xá Quang
ký, Phật học đại từ điển trang 555).
Ghi Chú (28)
7 phương tiện (hay 7 hiền, 7 da hành). Tôi xin kê thẳng sau
đây, theo nguyên văn luận Câu xá (Chính 29/116-121). Muốn đến Kiến đạo
vị (giác ngộ tứ đế) trước hết phải giữ giới, rồi văn tư tu chánh
pháp thuận với sự kiến đế (kiến đạo). Văn là xét theo văn, tư là
xét theo văn và nghĩa, tu là xét theo nghĩa. Đó là giai đoạn 1, tạm gọi là
phát tâm muốn được kiến đạo. Qua giai đoạn 2 là thân khí thanh tịnh
(sạch sẽ khí cụ kiến đạo là bản thân) gồm có thân tâm đều tách rời,
thích đủ và ít muốn, và sống theo 4 giống thánh. Thân tách rời là tách
rời sự cư trú hỗn tạp; tâm tách rời là tách rời sự nghĩ bậy. Thích
đủ là với đồ dùng đã có không ức vì không tốt không nhiều; ít muốn
là với đồ dùng chưa có không mong tốt mong nhiều. Giống thánh là sinh ra
các vì Thánh; 4 giống thánh là không ham đồ mặc, đồ ăn và đồ nằm mà
lại ham đoạn ác tu thiện (4 thứ này, 3 thứ đầu nhắm bỏ đồ sống thế
tục, 1 thứ sau nhắm bỏ sự nghiệp thế tục). Qua giai đoạn tu sửa khí
cụ này rồi bước vào giai đoạn tu sửa chính thức, mà 7 phương tiện là
phần một, gọi là Da hành vị (còn phần hai gọi là Kiến đạo vị, phần
ba gọi là Tu đạo vị). 7 phương tiện là tu bất tịnh quán (nếu tham mạnh)
hay trì niệm tức (nếu nghĩ nhiều), 1 trong 2 thứ này thành là thành Xa ma
tha (chỉ): đó là một. Rồi để được Tì bát xá na (quán) thì tu tứ niệm
xứ bằng 2 cách: Quán riêng 4 thứ thân thọ tâm pháp, là hai. Rồi từ
pháp niệm xứ tổng tạp (chung 2 đến 4 niệm xứ mà quán) quán cả 4 thứ
đều vô thường, khổ, không, vô ngã (gọi là 4 hành tướng) là ba. Tiếp
theo, khởi sự vẫn đặt chân từ pháp niệm xứ, quán tứ đế bằng 16 hành
tướng thì tuần tự thành 4 thiện căn "thuận quyết trạch phần"
là Noãn (thứ tư) Đảnh (thứ năm) Nhẫn (thứ sáu) và Thế đệ nhất (thứ
bảy). Điều cần nói thêm, là trong 4 thứ sau (mà thông thường gọi là 4
Da hành hay 4 thiện căn), đến Noãn và Đảnh thì có thể chuyển chủng
tánh Thanh văn thành chủng tánh Bồ tát. Đến Nhẫn thì hết chuyển được,
vì Nhẫn không còn thoái đọa ác đạo, mà Bồ tát thì phải vào đó mà lợi
tha. Nhưng chủng tánh Độc giác thì cả 3 đều chuyển được. Còn sự đốn
ngộ thì chỉ từ đệ tứ thiền, "một ngồi là giác ngộ" (Chính
29/120-121). Xin nhắc lại, muốn rõ hơn những điều lược ghi trên thì đọc
xuất xứ trên. Tôi phụ chú điều này hơi nhiều là có nhiều dụng ý,
trong đó dụng ý chính là để người sám hối thấy căn bản tu chứng rõ
rệt là gì.
Ghi Chú (29)
Thế nào gọi là thị tướng và bất thị tướng, chưa thấy
ai tìm được xuất xứ, do đó cũng chưa thấy ai giải thích thỏa đáng. Nếu
tin vào sự cẩn trọng của ngài Trí chứng, thì "theo pháp mà tu, tám tướng
rõ ràng, nên gọi là thị tướng", và"tổng quán các pháp không,
không pháp sở đắc, nên gọi là bất thị tướng" (Vạn 129/172b).
Nhưng nếu theo ý này thì phải dịch: nổi cái phiền não làm cho chướng
ngại công hạnh tu học tám thứ chánh đạo là pháp thị tướng, nổi cái
phiền não ... bảy thứ giác chi là bất thị tướng. Phần tôi chỉ xin tồn
nghi.
Ghi Chú (30)
Thói quen ác nghiệp, nguyên văn dùng chữ kiết tập, là chỉ
cho phiền não loại huân tập.
Ghi Chú (31)
Dịch sát nguyên văn là làm sạch quốc độ, nhiếp hóa
chúng sinh. Nhưng câu này xuất từ nguyên ngữ "tịnh Phật quốc độ
thành tựu chúng sinh" trong Pháp hoa, nên dịch như vậy và ý nghĩa vẫn
một.
Ghi Chú (32)
Nhất xiển đề: dịch âm chữ Phạn Icchantika (kẻ thích sống
trong sinh tử). Tội của kẻ nhất xiển đề là ngoài 5 nghịch tội của
vô gián ngục, còn phủ nhận nhân quả và phỉ báng Tam bảo. Nên nhất xiển
đề là kẻ "ý nghiệp cực ác, bạn ác phụ họa, tà kiến (kiến thức
và chủ thuyết tà ngụy) thượng mạn (kiêu ngạo bậc nhất), không sợ
ác đạo (địa ngục vân vân) không tâm trắc ẩn (mất hết lương
năng)" (Vạn 129/176a). 5 nghịch tội là hại cha, hại mẹ, hại La hán,
phá tăng chúng hòa hợp, làm đổ máu thân Phật. 5 thứ này lại còn 2 loại
nữa, là 5 nghịch tội riêng của đại thừa và 5 nghịch tội đồng loại.
(Tham chiếu Phật học đại từ điển, trang 539-540).
Ghi Chú (33)
6 ngày ăn chay hằng tháng: mồng 8, 23; 14, 29 (hoặc 28); rằm,
30 (hoặc 29). 3 tháng ăn chay hằng năm: giêng, năm, chín.
Ghi Chú (34)
8 tiết là lập xuân, xuân phân; lập hạ, hạ chí; lập
thu, thu phân; lập đông, đông chí.
Ghi Chú (35)
Luật ác, nguyên văn là ác luật nghi, đúng nghĩa là giới
luật ác, tức nguyện làm ác. Tuân theo kỷ luật ác cũng là loại này.
Trái với ác luật nghi là thiện luật nghi, là giới luật Phật chế.
Ghi Chú (36)
Đoạn này nguyên văn không rõ, giải thích cũng không thấy
được vừa ý. Nguyên văn là"thường lạc diệu trí, bát tự tại
ngã". Theo ý ngài Trí chứng (Vạn 129/179a) thì cả 2 câu này chỉ nói về
4 đức thường lạc ngã tịnh: Thường lạc là thường và lạc, Diệu trí
là tịnh, Bát tự tại là ngã. Đó là ý kiến xứng đáng nhất. Phần
tôi, khi dịch"bốn đức thường lạc" là 4 đức thường lạc ngã
tịnh,"bốn thứ diệu trí" và"tám tự tại ngã" là tách
ra, dịch cho đủ các đức của Phật. Chú thích: 4 diệu trí là thành sở
tác, diệu quán sát, bình đẳng tánh, đại viên cảnh. 8 tự tại ngã dễ
nhớ và tra.
Ghi Chú (37)
Xuất xứ: kinh Niết bàn. Trọn lời là "Tất cả đều
sợ khí giới gậy gộc, hết thảy các loài đều thích sự sống, tự tha
..." (Vạn 129/179a dẫn). Pháp cú cũng nói như vậy,"Tất cả mọi
loài đều sợ chết chóc, ai cũng sợ hãi cái đau gậy gộc, tự tha
..." (Chính 4/565g).
Ghi Chú (38)
Thực phẩm khác, các bản chú thích đều nói khác là khác
với thịt cá, tức rau trái. Văn khí thì cũng vậy. Nhưng thiển ý thấy tuồng
như chỉ cái gọi là 3 thứ tịnh nhục. Ăn thịt con trong thời đói là có
lúc và có nơi, khi đói, đã đổi con cho nhau mà ăn. Huống chi ăn ngay thịt
cá là ăn thịt cá tức ăn người thân của mình.
Ghi Chú (39)
Đặt máy nguyên văn là bát. Có lẽ là bẫy. Dịch là máy,
là theo Vạn 129/180b.
Ghi Chú (40)
Nhất là dùng đạn, dịch như vậy là theo ý ngài Trí chứng
(Vạn 129/180b). Ngài nói rõ đời ngài đạn đã làm bằng đất, đá, chì
và sắt. Tôi theo ý ngài, vì đạn là vật mà xưa nay, nhất là nay, là khí
giới đi liền với sát sinh nhất. Dẫu rằng, theo nguyên văn, chữ đạn
ở đây phải đọc là đàn, đi đôi chữ xạ, chỉ có nghĩa là bắn (bằng
cung nỏ). Để bắt để đâm là tôi thêm, tả cho hết cái dụng của những
khí giới đã kê.
Ghi Chú (41)
Bò, gồm có trâu.
Ghi Chú (42)
Mai, nguyên văn là giáp, nghĩa là vỏ. Nhưng tiếng ta nói vỏ
ốc, vỏ trai, còn rùa thì lại nói là mai. Vậy phải hiểu mai là cả vỏ
nữa.
Ghi Chú (43)
Biên giới, nguyên văn là cương dịch (không phải cương
trường). Cương là bờ cõi khu lớn. Dịch là bờ cõi khu nhỏ.
Ghi Chú (44)
Sát thì câu này chỉ dịch vung mác múa giáo là đủ, nhưng
đủ nghĩa đen mà không đủ ý nghĩa.
Ghi Chú (45)
Nguyên văn chữ phẩn, ở đây nghĩa là dọn bỏ đi, không
phải nghĩa là phân.
Ghi Chú (46)
Có chỗ nói rau tươi là thái, rau khô là như (Vạn
129/181b). Nhưng tự điển là rễ. Các thứ củ cũng cùng loại.
Ghi Chú (47)
Trong đoạn này, ngoài những ác nghiệp sát sinh quá quắt,
có một số vô ý hay không thể tránh, khó tránh. Nhưng mà như thế không
phải là vô tội. Thế giới chung của ta và loài vật là thế giới nghiệp
quả, là kết quả của ác nghiệp, nên làm khổ lẫn nhau, sống cho được
mà tránh cho được tội lỗi là điều không dễ. Nhưng chính điều này
cho thấy càng không dễ tránh thì càng phải cố mà tránh.
Ghi Chú (48)
Sát thì phải dịch ngựa, lừa, loa, lạc đà.
Ghi Chú (49)
Tăng man: dịch âm chữ Phạn. Dịch ý là đối diện thí:
hiện tiền đối diện mà cúng dường.
Ghi Chú (50)
Chu toàn, nguyên văn là châu triền, ngài Trí chứng nói chiều
chuộng bảo toàn (Vạn 129/184a) ngài Đế nhàn nói thân thiện vãng lai (Đn
10/1135).
Ghi Chú (51)
Lãnh giao hàng hóa, nguyên văn là bác hóa, nghĩa đen là
thông thương hàng hóa, chỉ cho những cách làm trung gian trong việc thương
mãi mậu dịch.
Ghi Chú (52)
Đấu, khuê, cáp: là đồ đong. Phân và thù là đồng cân.
Ghi Chú (53)
4 loài, nguyên văn là tứ sinh. Không rõ tứ sinh ở đây có
phải sinh bằng thai, bằng trứng, bằng thấp khí và bằng biến hóa, hay
không. Hay chỉ có nghĩa là mọi người mọi vật.
Ghi Chú (54)
Đúng ra thì phải gọi là trì tức niệm: nghĩ nhớ về
hơi thở. Coi chú thích số 25.
Ghi Chú (55)
Nguyên văn là 16 hành quán. Nhưng gọi 16 hành tướng mới
đúng (Chính 29/119). Xuất xứ này cũng kể rõ 16 hành tướng ấy. Lại xin
coi chú thích số 28.
Ghi Chú (56)
Gió xoáy đất linh là tin gió có thần (mới xoáy) và đất
có quỉ (mới linh). Ở đây ý nói thần gió thần đất đều đến.
Ghi Chú (57)
Đen, đúng ra là đen huyền. Xanh, phải nói là xanh lục. Đỏ,
đúng ra là son. Tía, có 2: đỏ tía, tía tím.
Ghi Chú (58)
Tiếng căn bản nhất, nguyên văn là cung. Tiếng trong thanh
nhất, nguyên văn là thương. Căn cứ để dịch: Vạn 129/189a. Đó là 2 tiếng
đại diện cho tất cả âm thanh của nhạc.
Ghi Chú (59)
Cơ thể, nguyên văn là tứ đại. Tứ đại là thân. Tứ đại,
hay tứ đại chủng, có 2 loại. Loại thế tục (theo sự biết phổ thông,
không chính xác) là đất nước gió lửa ta thường nói. Loại thắng nghĩa
(nghĩa chính) là kiên (cố thể: thể cứng) thấp (dịch thể: thể lỏng)
noãn (nhiệt lực: sức nóng) động (động lực: sức động).
Ghi Chú (60)
Hai tướng, nguyên văn là nhị tướng. Nhị tướng, nghĩa
đen nói hai tướng có lẽ không đúng bằng nói tướng hai. Thông thường cắt
nghĩa nhị tướng là có + không, vân vân. Thật ra nhị tướng chính là
khái niệm (tướng) mà thực chất là phân biệt đối chiếu (nhị). Tôi
nói cái này là ngòi bút, thì cùng lúc đã có nghĩa tất cả cái khác
không là ngòi bút ấy: như vậy là nhị tướng. Nói có, có nghĩa không phải
có. Nói không cũng vậy. Nói một, có nghĩa không phải một. Nói hai cũng vậy.
Hãy nhớ và tìm hiểu đoạn văn "hễ có là Văn thù thì tất có không
là Văn thù, trong khi Văn thù thật Văn thù, không phải là và không
là" của kinh Lăng nghiêm thì rõ. Do đó, bất nhị tướng là siêu việt
khái niệm phân biệt đối chiếu ấy.
Ghi Chú (61)
Đầu trục là vì xưa, kinh viết rồi cuốn lại như bức
tranh (nhưng ngắn và viết ngang). Nay đổi ra sách thì đầu trục thay bằng
bìa: đầu trục hỏng là bìa hỏng.
Ghi Chú (62)
Nguyên văn vãn thoát lậu ngộ, nghĩa đen là kéo, rơi, sót,
lầm, toàn là nói sự lấy bất cẩn. Nhưng ngài Trí chứng nói thêm, sót
và lầm cũng còn có thể viết sót và lầm (Vạn 129/192b).
Ghi Chú (63)
5 pháp, có 2 thuyết: 1 của ngài Trí chứng, coi Vạn
129/194a; 1 của ngài Đế nhàn, coi Đn 10/1179.
Ghi Chú (64)
Đủ và sát thì phải dịch: lụa quí, tơ màu, mọi thứ
châu báu, chuỗi ngọc, trăm ngàn nhạc khí và âm nhạc, hương quí, lạ và
nổi tiếng, hoa trái tươi tốt, cùng tận thế gian, đồ gì quí nhất thường
đem cúng dường.
Ghi Chú (65)
Ăn sống thịt cá, nguyên văn là sinh cầm. Tự điển thì cầm
là nem: sinh cầm là nem sống. Cầm cũng có nghĩa thịt thái nhỏ. Dịch ăn
sống thịt cá (ăn gỏi) là theo ngài Đế nhàn.
Ghi Chú (66)
Sát nguyên văn thì phải dịch xuất ra thu vào đều tính lợi
tức, tính giờ tính ngày (chứ không phải chỉ tính tháng, trội ít ngày cũng
không kể). Ngài Đế nhàn lại nói cho mượn một buổi tính bằng một
ngày.
Ghi Chú (67)
Duyên lành, (thiện duyên) là những yếu tố tốt. Trong đó,
thiện tri thức (hay thiện hữu) là một yếu tố quan trọng, nên có lúc từ
ngữ này cũng được dịch là bạn hiền.
Ghi Chú (68)
Nguyên văn "phi không phi hải trung, phi nhập sơn thạch
gian, vô hữu địa phương sở, thoát chi bất thọ báo", có bản đổi
chữ thạch ra chữ thị. Nếu chữ thị thì dịch như đã dịch là được.
Nhưng ngài Trí chứng nói cả 2 Tạng mà ngài đối chiếu, đều viết thạch
(Vạn 129/197b). Đại tạng kinh cũng viết như vậy (Chính 45/976b). Ngài lại
còn kê 4 chỗ là không, bể, núi và đất, và nói bài kệ này dẫn kinh Bà
là môn tị tử. Tra cứu thì kinh này là số 131 của Đại tạng (Chính
2/854). Kinh này là dị dịch của kinh số 4 phẩm 31 của Tăng nhất a hàm
(Chính 2/688) tại đây kê rõ 4 nơi là bay ở trong không gian, vào tận đáy
biển cả, vào trong lòng núi lớn (Tu di sơn), xuống tận đáy đất sâu
(Kim cang tế), lại còn nói thay vì trốn mà không khỏi cái chết ở 4 nơi
ấy, hãy tư duy tu 4 pháp sau đây thì thoát chết: vô thường, khổ, vô
ngã, niết bàn. Nhưng trong kinh Pháp cú có đến 2 chỗ nói về lời này: Chỗ
thứ 1 nói"phi không phi hải trung, phi nhập sơn thạch gian, vô hữu địa
phương sở, thoát chi bất thọ tử" (Chính 4/559g). Chỗ thứ 2
nói"phi không phi hải trung, phi ẩn sơn thạch gian, mạc năng ư thử xứ,
tị miễn túc ác ương" (Chính 4/565t). Pháp cú thí dụ kể trường hợp
của 2 lời này. Trường hợp thứ 1 là 4 anh em Phạn chí có thần thông,
bàn nhau kẻ vào bể cả, kẻ vào núi tu di, kẻ ẩn mình trong hư không, kẻ
lẫn mình trong chợ lớn, để trốn tử thần, nhưng đã không trốn khỏi
(Chính 4/567). Trường hợp thứ 2 là ngài Mục liên dùng thần lực cứu người
nước Xá di, mong khỏi sự báo thù của Lưu ly vương, mà cũng không khỏi
được (Chính 4/590). Có lẽ xuất xứ Pháp cú thí dụ mới là nguyên văn mà
Thủy sám trích dẫn, và viết thạch đúng hơn thị, nhưng ý và việc lại
thiếu, nên có lẽ chính tác giả Thủy sám đã đổi thạch ra thị. Vì cuối
cùng đã đổi tử ra báo (cho ăn với chỗ này nói về khổ báo), lại
thêm 1 câu đầu (không phải chỉnh cú) và 2 câu cuối (chỉnh cú, để nói
luôn về sức mạnh sám hối, rất thuận văn khí).
Ghi Chú (69)
Câu này cũng có thể dịch... đã dự bị trước mà chờ
đợi ta ...
Ghi Chú (70)
5 thiên sưắ, ngài Trí chứng dẫn luận Bà sa mà nói (Vạn
129/198a), đáng chú ý hơn lời giải thích của ngài Đế nhàn. Nhưng thông
thường thì 5 thiên sứ là sinh, lão, bịnh, tử và vương pháp (tức luật
pháp). 5 thứ này được Diêm vương gọi là thiên sứ, đem hỏi tội nhân
mới đọa địa ngục, có mục kích không: đã mục kích mà không cảnh
giác tu hành thì phải trị. Bản kinh nói về việc này đề là Diêm la vương
ngũ thiên sứ giả, mang số 43 (Chính 1/828). Tăng nhất a hàm, kinh này là số
4, phẩm 32 (Chính 2/674), nhưng rõ nhất là Trung a hàm, số 64 (Chính 1/503).
Đoạn văn trên đây, theo ngu ý, nói đến 2 sự vô thường. Vô thường có
2: 1. biến đổi luôn, gọi là sát na vô thường (sinh lão bịnh tử chỉ
là biểu lộ rõ rệt của sự vô thường này); 2. biến đổi hẳn, gọi là
nhất kỳ vô thường (tức là chết, nghĩa là sinh, nếu còn nghiệp). Quỉ
sát nhân vô thường là chết, tức nhất kỳ vô thường, nên vô thường
cũng gọi là chết.
Ghi Chú (71)
Rõ và đúng thì phải dịch "những đồ trang sức quí
giá bằng bảy thứ trân bảo,thì thành ra đồ thưởng ngoạn của kẻ khác".
Ghi Chú (72)
Nguyên văn thiết ma, nghĩa là sắt mài. Những chữ ma một
âm là má, là cối xay bằng đá. Thiết ma nên đọc thiết má: cối xay bằng
sắt. Đọc thiết ma và dịch sắt mài cũng không trái nghĩa.
Ghi Chú (73)
Giây đen (hắc thằng) là trước dùng giây đen đo lường các
bộ phận của cơ thể rồi chặt cưa (Câu xá luận cuốn 8, coi Phật học
đại từ điển trang 1066d). Ngài Trí chứng nói loại như cực hình phân
thây của thế gian (Vạn 129/200a).
Ghi Chú (74)
Câu này không rõ: tội nhân làm thân cầm thú mà hại nhau?
Ghi Chú (75)
Bị thui, nguyên văn là bào, chính nghĩa là bọc lại mà nướng.
Ghi Chú (76)
Họp chung (chúng họp) là nhiều hình cụ xúm lại mà hại
(Câu xá luận cuốn 8, coi Phật học đại từ điển trang 1066d). Tai đen (hắc
nhĩ),"là nhiều hình cụ họp chung, không hở một chút, nên tai mắt đều
đen tối", đó là lời giải thích của ngài Trí chứng (Vạn 129/200a).
Ghi Chú (77)
Nóng bức oán kêu, nguyên văn là phiền oan. Ngài Trí chứng
nói phiền là nhiều, oan là ức (Chính 129/200b). Nếu theo ý kiến này thì
phải dịch lắm điều oan ức. Nhưng ngài Trí chứng lại nói nóng cháy
(tiêu nhiệt) là viêm nhiệt địa ngục, kêu gào (khiếu hoán) là hào khiếu
và đại khiếu địa ngục (Chính 129/200ab). Căn cứ vào đó mà tra (Câu xá
luận cuốn 8, Phật học đại từ điển trang 1066d) thì viêm nhiệt là lửa
theo mình bốc lên, bùng cháy khắp cả, nóng không chịu nổi; hào khiếu
là đau quá mà phát ra tiếng thét gào oán kêu (oán, không phải oan). Như vậy,
phiền oan (oán?) phải dịch nóng bức oán kêu.
Ghi Chú (78)
Là 4 trong 8 địa ngục cực lạnh, và là dịch âm của kinh
Niết bàn cuốn 11, nhưng thứ tự là a ba ba, a tra tra, a la la, a bà bà. Mới
đọc, thấy như tất cả đều hình dung những tiếng phát ra vì lạnh. Nhưng
đúng ra thì trong 8 địa ngục cực lạnh, chỉ 3 thứ giữa mới là những
cái tên hình dung những tiếng phát ra vì lạnh: thứ 3, a la la: atata; thứ
4, a bà bà: apapa; thứ 5, hầu hầu: hahadhara (dịch âm của ngài La thập,
Trí độ luận cuốn 16, coi Phật học đại từ điển trang 1067tg).
Ghi Chú (79)
Nguyên văn là vô thượng đạo tâm. Đạo: bồ đề (tuệ
giác). Đúng thì phải dịch tâm chí mong cầu tuệ giác vô thượng (vô thượng
bồ đề: vô thượng đạo).
Ghi Chú (80)
Rõ thì câu này phải dịch mình có nhiều lông, nhiều lông
cánh, nhiều vảy, có mai (hay vỏ), bị các loài trùng nhỏ xúm lại rúc
vào rứt rỉa mà ăn. Chữ siệp (đọc tiệp thì nghĩa khác) tả 2 dáng:
xúm ăn và rứt ăn.
Ghi Chú (81)
Rõ thì phải dịch "ăn sống máu thịt, chịu thân xấu
xí".
Ghi Chú (82)
Rõ thì phải dịch "diệt trừ nhơ bẩn của sự ngu
si".
Ghi Chú (83)
Được ngồi bồ đề tràng (đạo tràng) nghĩa là được
thành Phật.
Ghi Chú (84)
Nguyên văn nhiều bản không có chữ sở trí. Đại tạng
kinh cũng vậy (Chính45/987t). Có chữ đó thì có nghĩa"nguyên nhân là
vì dư báo", không thì có nghĩa "chính đó là dư báo". Nghĩa
sau đúnghơn.
Ghi Chú (85)
Họa thừa oán cũ, nguyên văn là lưu ương túc đối. Dịch
như vậy là theo ý ngài Trí chứng (Vạn 129/2036). Ý này đáng theo hơn cả.
Và theo ý này thì tai họa và oán thù mà hiện tại tuy không gây nhưng vẫn
bị, là dư báo.
Ghi Chú (86)
Nguyên văn "canh tương la nhiễm, canh tương vu báng".
La, nghĩa đen là bị, cũng có nghĩa là lưới, võng. Nhiễm, ở đây nghĩa là
lây, hay nhuốm bẩn. Vậy canh tương la nhiễm có thể dịch làm bị họa
lây với nhau, cũng có thể dịch bao vây và vấy bẩn lẫn nhau (ý này của
ngài Trí chứng, Vạn 129/204a). Còn canh tương vu báng là vu cáo và phỉ
báng lẫn nhau. Ấy là dịch cho sát và rõ. Và như thế là tả cái thế giới
miệng lưỡi của loài người.
Ghi Chú (87)
Nguyên văn "đông ôn hạ dịch, độc lệ thương hàn".
Ôn dịch là những bịnh truyền nhiễm. Đông, hạ, là nói những bịnh
trên đây là do thời khí. Còn lệ thì ngoài nghĩa sốt rét, còn có nghĩa là
hủi, lở.
Ghi Chú (88)
Sát thì phải dịch "chim kêu báo hiệu cả trăm việc kỳ
quái, thây chết nhảy đựng, ma quỉ lếu láo, ngụy tạo những trò yêu dị".
Ghi Chú (89)
Sấu là tôi thêm. Nhưng nguyên văn sau cọp còn nói beo, lang
sói.
Ghi Chú (90)
Sát thì phải dịch "y phục cùng những vật dụng để
sống".
Ghi Chú (91)
Đủ thì phải dịch, "đi lại ra vào, có hoạt động gì
thì gặp những người quen xấu tìm cách làm trở ngại".
Ghi Chú (92)
Lời nguyện này viết hơi tắt. Nói cho rõ thì phải có 2:
Một, nguyện đời này chết rồi thì vãng sinh Cực lạc, sau đó trở lại
Ta bà, thấy đức Từ tôn để vừa nghe pháp mà tiến tu thêm, vừa giáo
hóa chúng sinh mà hoàn thành đại nguyện. Hai, nếu chưa được vãng sinh Cực
lạc ngay sau khi chết, thì nguyện ít ra, tương lai sau nữa cũng được nhìn
thấy Từ tôn, nghe pháp mà tiến tu. Lời nguyện này để ngoại lệ những
người cầu nguyện đời này chết rồi thì vãng sinh Đâu suất tịnh độ,
thấy đức Từ tôn, và sau đó cùng Ngài sinh xuống thế giới này.