...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- ÐỨC PHẬT VÀ GIÁO
PHÁP CỦA NGÀI
- Ernest K. S. Hunt, 1962
Lesson 27
The Law of
Change - I
We found out in the last lesson that
ignorance is the first cause of suffering. First of all what do we mean by ignorance?
If we say that a person is ignorant we mean
that he does not know very much. The ignorance that is the root of our suffering, and pain
is not being able to understand that everything must change and pass away.
The Buddha saw, when seated beneath the Bodhi
Tree, that everything is changing and passing away all the time - that it is impossible
for us to keep anything for long.
This law of change and passing away is to be
found everywhere and in everything. Money, position, pleasure, our bodies and even the
world itself is changing, and must in the end pass away.
We see a beautiful rose bud in the garden,
admire its beauty and enjoy its perfume. Tomorrow it will become a full blown rose; again,
in a few short hours, its petals will lie upon the ground.
So it is with all the pleasures of life - we
hold them and enjoy them for a short time and then they pass away.
I know it is very hard for young people to
understand this great truth that the Lord Buddha taught because, when we are young
everything seems so bright and beautiful and we like to think it will last forever.
The Buddha would not like to feel that his
religion made boys and girls unhappy. He wishes them to understand this Law of Change or
Becoming in order to prevent them from being unhappy later on.
As you grow older, you will undertand this
teaching more deeply but, while you are young, it is quite enough for you to know that it
is the law of life that everything in the world is in a state of constant change and
becoming something else.
We all know what a nice playmate a little
kitten or puppy makes, but it soon grows up and no longer wants to play with us.
It is just the same with you, boys and girls;
it will not be so very long before you too grow up and have to face the hard work of life
instead of playing and going to school.
All this happens because of the great law of
change. Now you can perhaps understand a little why this ignorance the Lord Buddha teaches
us about, leads to suffering.
-ooOoo- |
Bài 27
LUẬT VÔ
THƯỜNG - I
Trong bài vừa qua, chúng ta thấy vô
minh là nguyên nhân đầu tiên của đau khổ. Trước hết chúng ta muốn nói
vô minh là gì?
Nếu nói đó là con người vô minh, tức
là ta muốn nói người ấy không hiểu biết nhiều. Vô minh, gốc rễ của
đau khổ, là không hiểu được rằng mọi thứ trên đời đều phải biến
đổi và băng hoại:
Khi ngồi dưới cội Bồ Ðề, Ðức
Phật thấy rằng các pháp đang liên tục biến đổi và băng hoại - rằng
chúng ta không thể gìn giữ bất cứ một cái gì lâu dài.
Luật Vô Thường được nhìn thấy
ở khắp mọi nơi và mọi thứ. Tiền bạc, địa vị, lạc thú, thân thể
chúng ta, ngay chính thế giới này cũng đang thay đổi và cuối cùng cũng phải
băng hoại.
Chúng ta thấy một nụ hồng tươi đẹp
trong vườn, thán phục vẻ đẹp và mê thích hương nhụy của nó. Ngày mai
nó sẽ là một đóa hồng tím bầm; rồi trong một vài giờ ngắn ngủi nữa,
các cánh hoa của nó sẽ nằm bẹp trên mặt đất.
Tất cả những lạc thú trên đời
cũng thế. Chúng ta ôm ấp chúng, thưởng thức chúng trong một thời gian ngắn
rồi chúng cũng tiêu vong.
Tôi biết thật là khó cho giới trẻ
hiểu được sự thật cao quí mà Ðức Phật đã thuyết giảng này, bởi
vì khi chúng ta còn trẻ thì mọi thứ dường như rực rỡ, xinh đẹp, và
chúng ta thích nghĩ rằng nó sẽ tồn tại mãi mãi.
Ðức Phật không muốn cảm thấy tôn
giáo của Ngài làm nam nữ thanh niên mất vui. Ngài muốn họ hiểu được
Luật Vô Thường để ngăn ngừa đau khổ cho họ sau này.
Khi lớn lên, các bạn sẽ hiểu lời
thuyết giảng này sâu sắc hơn; nhưng nay nó cũng đủ cho các bạn trẻ biết
rằng đó là định luật của cuộc đời, rằng mọi thứ trên thế gian
này đều biến đổi liên tục và trở thành cái khác.
Tất cả chúng ta đều biết mèo con
hay chó con rất thích chơi thân với ta, nhưng khi vừa lớn lên, chúng không
muốn đùa giỡn với chúng ta nữa.
Các em nam nữ thanh niên cũng thế, chẳng
mấy chốc các em sẽ lớn lên và phải đối mặt với bao việc khó khăn của
cuộc đời thay vì tung tăng cắp sách đến trường.
Tất cả mọi thứ xảy ra vì Luật
Vô Thường vĩ đại này. Bây giờ thì các bạn có lẽ hiểu được phần
nào lý do tại sao vô minh dẫn đến đau khổ như Ðức Phật đã thuyết giảng
cho chúng ta.
-ooOoo- |
Lesson
27:
constant (a) : liên miên, không dứt
forever (adv) : mãi mãi, vĩnh viễn
impossible (a) : không thể làm
in the end : cuối cùng, rốt cuộc |
kitten
(n) : mèo con
law of change : luật vô thường
petal (n) : cánh hoa
playmate (n) : bạn cùng chơi
puppy (n) : chó con |
Lesson 28
A Story of
an Ignorant Woman
It is because people do not understand that
everything they have must change and pass away from them, they try with all their strength
to hold on to these things instead of letting them go willingly. This trying to hold on to
things makes people suffer and become sorrowful.
I once knew a women who lived in fear of
growing old. Every morning she went to the looking glass and examined her face and hair
very closely to see if she could find any wrinkles or gray hairs.
Every time she found a wrinkle she would run
to the beauty parlour and get it smoothed out and if she found a white hair she would pull
it out of her head.
This went on for several years until the day
came when there were too many wrinkles to be smoothed out and too many white hairs to be
removed. The woman looked in the glass and realized that she was getting old. This made
her so unhappy that she burst into tears and worried so much that she became very ill and
almost died.
This woman was ignorant of the law of change
about which the Lord Buddha is teaching us today. She did not understand that it was the
law of life that she should change and become old, and she wanted to hold on to her beauty
and youth all the time. When she found she could not do this she suffered.
There was a man once who was very clever and
the people gave him a high position in the town where he lived. The man was very happy for
he felt that everyone loved and trusted him.
As he grew older however, his eyesight became
poor, he grew deaf and his mind was not as active as it used to be. The people felt that
they needed a younger man in his position. When they told the old man this he was very
unhappy and wept most bitterly.
He too, was ignorant of the law of change and
tried to hold on to the position he enjoyed so much. When he found he could not do this he
suffered.
This law of change is often spoken of in
Buddhism as becoming because, as a thing changes it becomes something else.
QUESTIONS (12)
1. What is the meaning of ignorance?
2. What is the cause of sorrow?
3. What is the great law of life?
4. Give an example of someone who does not
understand the law of change.
5. Can we keep anything we have without its changing?
6. Name some of the things that change and pass away
and tell in what manner these things change.
7. Why do we sometimes use the word becoming
instead of the word change?
-ooOoo- |
Bài 28
CHUYỆN MỘT
PHỤ NỮ VÔ MINH
Chỉ vì người ta không hiểu mọi thứ
họ có đều phải thay đổi, băng hoại nên họ dốc tâm dốc sức bám giữ
các thứ đó, thay vì để chúng tha hồ ra đi. Cái tham vọng nắm giữ mọi
thứ sẽ làm cho người ta khổ đau, phiền muộn.
Có lần tôi biết một phụ nữ sống
mà sợ già. Mỗi buổi sáng bà đến trước gương, ngắm nghía mặt mày
tóc tai của mình rất kỹ để xem xem có nếp nhăn nào hay sợi tóc bạc
nào xuất hiện.
Mỗi khi thấy một nếp nhăn là bà liền
đến mỹ viện để được xoa láng, và thấy sợi tóc bạc là bà nhổ
ngay.
Cứ như thế trong nhiều năm cho đến
một hôm khi có quá nhiều vết nhăn không thể xoa láng và quá nhiều tóc bạc
không thể nhổ sạch; bà nhìn vào gương và thấy mình già rồi. Bà đâm
ra đau khổ đến bật khóc và lo lắng đến nỗi ngã bịnh trầm trọng và
suýt chết.
Bà này không biết tí gì về luật
vô thường mà Ðức Phật đang giáo hóa chúng ta ngày nay. Bà không hiểu rằng
chính vì định luật của cuộc đời mà bà phải thay đổi và già nua; bà
muốn lúc nào cũng giữ được sắc đẹp và tuổi trẻ của bà; và khi thấy
không thể làm được điều đó thì bà đau khổ.
Thuở nọ có một người đàn ông rất
tài giỏi, được dân chúng trong thành dành cho một địa vị cao trọng.
Ông ấy rất hạnh phúc vì cảm thấy rằng ai ai cũng yêu quí và tin tưởng
mình.
Tuy nhiên, khi ông về già, mắt lờ,
tai điếc, tâm trí mụ mẫn, không còn sắc sảo linh hoạt như xưa. Dân
chúng thấy cần có một người trẻ hơn thay thế địa vị của ông. Khi họ
báo cho ông biết điều đó, ông rất đau khổ và khóc than cay đắng.
Cũng vì không hiểu luật vô thường
nên ông ta cố bám víu vị thế mà ông rất mực yêu quí. Khi thấy không
thể ôm giữ nó được nữa thì ông đâm ra đau khổ.
Trong Ðạo Phật, luật vô thường
thường được gọi là luật biến chuyển, bởi vì khi một vật thể này
thay đổi thì nó trở thành một vật thể khác.
CÂU HỎI (12)
1. Vô minh nghĩa là gì?
2. Ðâu là nguyên nhân của khổ não?
3. Ðịnh Luật cao quí của cuộc đời là gì?
4. Cho ví dụ một người không hiểu luật vô thường.
5. Chúng ta có thể giữ được vật gì ta có mà không bị biến đổi không?
6. Nêu tên một số vật thể thay đổi, băng hoại, và hãy nói những vật
thể đó thay đổi như thế nào?
7. Tại sao chúng ta đôi khi dùng từ trở thành thay vì từ thay đổi?
-ooOoo- |
Lesson
28:
active (a) : tích cực, nhanh nhẹn
beauty (n) : vẻ đẹp, nhan sắc
beauty parlour (n) : thẩm mỹ viện
bitterly (adv) : cay đắng
burst (v) : nổ tung, vỡ tung
burst into tears : bật khóc |
deaf
(a) : điếc
eyesight (n) : thị lực, tầm nhìn
parlour (n) : phòng, hiệu
smooth (v) : làm cho nhẵn
trust (v) : tin cậy, tín nhiệm
willingly (adv) : sẵn lòng, tự nguyện
wrinkle (n) : vết nhăn |
Lesson 29
The
Righteous Roadway
Having found the cause of sorrow the Lord
Buddha did not rest until he had found some way that would lead to its cure.
The way he found leading to the cure of
suffering is known as the "Noble Eight-fold Path". Now before telling you any
more about this Noble Eight-fold Path, I will tell you a story from our Buddhist
scriptures which may help you to understand it better.
There were some men who were once walking
through a thick forest. They were very busy talking about many things and did not pay very
much attention to the scenery around them.
They wondered a great deal as to the size of
the forest and to what lay beyond it; and in many cases they became quite angry with each
other because they could not all agree.
One man, however, was very quiet. He did not
join in the general talk but was very busy looking at all the beautiful things which grew
around him and admiring the lovely flowers and trees.
Gradually this man wandered away from his
friends and went farther and farther into the deep forest. Everything that he saw he
examined very closely and, as he was picking some strange new flowers, he came upon an old
pathway which had evidently been made many, many years ago by the people who had lived in
the forest.
The path was almost hidden from sight by
creepers and fallen branches of the trees so that it could hardly be seen at all unless a
person were to look very closely.
The man was very much interested for he knew
that this old road must lead somewhere. He began to clear away the weeds, creepers and
tree trunks. How very hard he had to work! It grew dark and he was obliged to lie down and
rest until moring. When daylight came he began his task again, and he went on clearing all
through the long day.
He persevered with his work for many weeks
until one day he came to the end of the long road and found himself in an ancient garden.
"Ancient" you know, means "old".
This man wandered through the old garden and
came at length to an ancient palace. No one was in the palace. It was a very beautiful
building and he could see that it had been built by very clever workmen and from very good
materials, for in spite of its great age, it was still strong and in good repair.
He went up the great stone steps and wandered
through all the many rooms of the palace. He saw treasures which were so beautiful that he
could hardly take his eyes from them. After a white he remembered his friends whom he had
left behind in the forest.
"I must go back to them at once and tell
them what I have found; they will be so glad", he thought; and, leaving the palace
and the gardens, he went back quickly along the road until he came to his friends once
more.
He at once told them of his discovery. Some
of them were greatly interested and set out right away to find the palace and see the
wonderful things for themselves. Others refused to believe anything he told them and
turned away from him and went on with their interesting conversation.
Some went a little way along the road and
then turned back saying they were too tired to go for such a long walk. The behavior of
his friends made the man feel very sad, for he knew that they could never be really happy
till they had seen the palace which he had found.
Now, the man who found this roadway was the
Buddha, and the palace at the end of the roadway is the ancient palace of truth which is
eternal; that is, which will last forever. The forest in which the men were wandering is
the forest of ignorance, which is a place full of darkness and sorrow. The path leading
from the forest of ignorance to the great palace of Truth is the old path of wisdom called
the Noble Eight-fold Path; found by our dear Teacher and Master, the Lord Buddha.
-ooOoo- |
Bài 29
CHÁNH ÐẠO
Sau khi thấy được nguyên nhân của
khổ đau, Ðức Phật không ngừng nghỉ cho đến khi tìm ra cách thức chữa
trị đau khổ.
Con đường Ngài thấy dẫn đến việc
chữa trị đau khổ được mệnh danh là "Bát Chánh Ðạo". Vậy
thì trước khi trình bày với các bạn thêm đôi chút về Bát Chánh Ðạo,
tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện trong kinh điển Phật giáo,
và như thế có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn.
Thuở nọ có một số người đi ngang
qua khu rừng già. Họ mãi mê bàn tán đủ thứ nên không mấy quan tâm đến
cảnh vật chung quanh.
Họ thắc mắc nhiều về phạm vi của
khu rừng, và về những gì bên kia khu rừng; nhiều lúc họ đâm ra cáu gắt
lẫn nhau, vì họ không thể nào hoàn toàn đồng ý.
Tuy nhiên, có một người rất trầm lặng.
Ông không dự vào cuộc bàn tán trời trăng mây gió mà chỉ chăm chú ngắm
nhìn và thán phục các loại cỏ cây hoa lá xinh tươi mọc chung quanh ông.
Dần dần ông này đi xa bạn bè và rồi
mỗi lúc mỗi lạc hẳn vào rừng sâu. Ông xem xét mọi thứ rất kỹ và
khi ông đưa tay hái một vài bông hoa mới lạ thì ông chợt thấy một con
đường mòn xưa cũ, rõ ràng là đã được dân chúng sống trong rừng khai
mở cách đây rất nhiều năm.
Con đường hầu như bị những dây
leo và cây cành lõa xõa che khuất đến nỗi khó mà nhìn thấy được, trừ
phi có người chú tâm quan sát.
Người ấy rất thích thú, vì ông biết
rằng con đường cũ kia hẳn là phải dẫn đến một nơi nào đó. Ông bắt
đầu phạt cỏ, cắt dây và đốn cây, ông phải làm việc vô cùng vất vả!
Trời tối mịt ông mới ngã lưng nằm nghỉ, và khi bình minh vừa ló dạng
thì ông lại bắt đầu công việc, tiếp tục phát quang suốt ngày.
Ông kiên trì với công việc của
mình trong nhiều tuần cho đến một hôm ông đi đến cuối đường và thấy
mình ở trong một khu vườn cổ. "Cổ", các bạn biết đấy, có
nghĩa là "cũ"
Ông này đi lang thang qua khu vườn cũ,
và cuối cùng đến được một cung điện cổ xưa. Không có ai trong cung
điện đó cả. Ðó là một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, và ông có thể
thấy rằng nó được những công nhân lành nghề xây dựng với những vật
liệu rất tốt; bởi vì, mặc dù qua bao năm tháng, nó vẫn còn kiên cố
và tốt đẹp.
Ông leo lên những bậc thềm bằng đá
khổng lồ và dạo qua tất cả các phòng cung điện, thấy bạc vàng châu
báu đẹp đến nỗi khó có thể rời mắt. Một lát sau, ông chợt nhớ đến
các bạn bè mà ông đã bỏ lại đằng sau trong rừng.
"Ta phải trở lại ngay và báo cho
họ biết những điều ta đã thấy; họ sẽ rất lấy làm vui mừng".
Ông vừa suy nghĩ vừa rời khỏi cung điện và các khu vườn. Ông nhanh
chóng trở lại theo con đường đó cho đến khi gặp lại bạn bè.
Ông báo ngay cho họ biết việc mới
khám phá của ông. Một số rất hân hoan, lập tức khởi hành để thấy
cung điện và xem các thứ kỳ diệu. Số khác thì không tin những gì ông
nói, họ bỏ đi, tiếp tục cuộc đàm luận thú vị của họ.
Có số đi được một đoạn đường
rồi quay lại, nói rằng mệt quá, không thể đi bộ lâu như thế. Thái độ
của bạn bè làm ông cảm thấy rất buồn, vì ông biết họ không bao giờ
có được niềm vui thật sự cho đến khi nào họ thấy được cung điện
như ông.
Thế đấy, người thấy được con
đường đó chính là Ðức Phật, và cung điện ở cuối đường là cung
điện cổ xưa của sự thật vĩnh cửu, nghĩa là sẽ tồn tại mãi mãi.
Khu rừng mà những người kia đang đi là rừng vô minh, nơi mịt mù tối tăm
và dẫy đầy đau khổ. Con đường dẫn từ cánh rừng vô minh đến cung
điện nguy nga của Sự Thật là con đường mòn trí tuệ cổ xưa, gọi là
Bát Chánh Ðạo; được Ðấng Ðạo Sư, Ðức Bổn Sư, Ðức Phật tôn quí
của chúng ta tìm thấy.
-ooOoo- |
Lesson
29:
ancient (a) : cổ xưa
as to = about : về
at length : cuối cùng
behaviour (n) : thái độ, tư cách
daylight (n) : bình minh, tảng sáng
eternal (a) : vĩnh viễn, bất diệt
evidently (adv) : hiển nhiên
hide (v) : trốn, ẩn núp
in spite of : mặc dù
Lord Buddha : Ðức Phật
material (n) : nguyên liệu, vật liệu |
pathway
(n) : đường mòn
persevere (v) : kiên trì, bền gan
pick (v) : nhặt, hái
repair (n) : tình trạng, sự tu sửa
righteous (a) : ngay thẳng, chính đáng
righteous roadway (n) : chánh đạo
roadway (n) : lòng đường
scenery (n) : phong cảnh
scripture (n) : kinh sách
set out (v) : khởi hành, lên đường
size (n) : tầm cỡ, kích thước
weed (n) : cỏ dại |
Lesson 30
Walk on the
Way by One's Will
I hope that we are wiser than many of the men
and women to whom the Buddha shewed his Path, and that we will learn all we can of it and
follow it bravely to the very end. If we do this we shall find true peace and happiness.
As I mentioned in the previous lesson, some
people think that the possession of money will bring happiness; others think that if they
could always do just what they wish to do they would be happy. Money cannot bring real
happiness. The only way to get real happiness is the way that Buddha teaches; that is, to
walk the Path.
Remember that ignorance brings sorrow always,
and knowledge of the truth brings happiness. Ignorance is darkness and truth is light. The
mind that is ignorant is full of darkness and this brings sadness and pain. The mind of
one who is walking the Eight-fold Path gradually becomes full of the Light of Truth and
this brings happiness and peace.
The Buddha, when he found this wonderful
path, did not force his friends to walk it. He told them all that he could about it, and
what he had found at the end of it; but he left it to them to choose whether they would
try it themselves, or stay, instead, in the dark forest of ignorance. Some did walk in it
and they were glad that they had gone so far for they became happy and full of joy. Others
preferred to stay in the forest of ignorance.
Now the Buddha does exactly the same with us
today as he did with his friends so long ago. He points out the Path to us but he will not
treat us like little babies and force our feet to walk it if we do not desire to do so.
Other teachers of religion treat their followers as little children, telling them that
they must do this and that they must not do that. The Lord Buddha tells us that if we walk
the Way he found we shall lose our suffering and become happy, and that if we stay in the
dark forest we shall remain unhappy and full of pain. If we are wise he knows that we will
hurry along the Noble Eight-fold Path, for a person who is wise does not wish to be
unhappy any longer than he can help.
QUESTIONS (13)
1. Where were the men walking?
2. What were they doing?
3. Where all the men busy talking?
4. Tell what he found.
5. Was it easy to clear away the creepers and the trees from the path?
6. Where did the path lead?
7. What did the man find in the palace?
8. Who was the man who found the path?
9. What was the name of the path?
10. What was the name of the forest?
11. What was the name of the palace?
12. Are we forced to walk the Path?
13. What shall we do if we are wise?
-ooOoo- |
Bài 30
HÃY LÊN ÐƯỜNG
BẰNG Ý CHÍ CỦA MÌNH
Tôi hy vọng chúng ta sáng suốt hơn các
ông các bà mà Ðức Phật đã trình bày cho thấy con Ðường của Ngài, và
tôi cũng hy vọng rằng chúng ta sẽ học tập được tất cả những gì
chúng ta có thể, và dũng cảm theo đuổi nó cho đến cùng. Nếu làm được
điều đó, chúng ta sẽ thấy niềm an lành hạnh phúc thật sự.
Như tôi đã nói trong bài học trước,
một số người cho rằng có tiền sẽ mang lại hạnh phúc, số người khác
thì cho rằng nếu lúc nào cũng làm được những điều họ mong muốn, họ
sẽ có hạnh phúc. Tiền bạc không thể mang lại hạnh phúc thực sự.
Cách duy nhứt để được hạnh phúc thực sự là đi theo con đường mà Ðức
Phật đã giảng dạy.
Nên nhớ rằng vô minh luôn luôn mang lại
đau khổ, hiểu biết sự thật mang lại an vui. Vô minh là bóng tối, sự thật
là ánh sáng. Tâm trí vô minh thì đầy ắp bóng tối, và bóng tối thì mang
lại ưu bi khổ não. Tâm trí của người theo Bát Chánh Ðạo thì dần dần
trở nên tròn đầy Ánh Sáng Sự Thật, và ánh sáng sự thật thì mang lại
an vui hạnh phúc.
Ðức Phật, khi phát hiện con đường
tuyệt diệu này, không buộc bạn bè của Ngài phải theo. Ngài chỉ trình
bày cho họ nghe tất cả những gì Ngài đã thấy ở cuối đường, còn đi
hay ở lại trong rừng vô minh đen tối là thuộc quyền lựa chọn của họ.
Một số thì đi theo, và họ mừng rằng đã đi được một đoạn rất xa
với tâm hồn hân hoan thanh thản. Số khác thì thích ở lại trong rừng vô
minh hơn.
Ðức Phật giáo hóa chúng ta ngày nay
giống y như Ngài đã khuyên nhủ thân hữu của Ngài xưa kia. Ngài trình
bày cho ta thấy con Ðường nhưng Ngài sẽ không coi chúng ta như trẻ con, bắt
đôi chân chúng ta phải tiến bước, nếu ta không muốn. Các đạo sư khác
coi môn đệ của họ như trẻ con, bảo họ phải làm điều này và không
được làm điều khác. Ðức Phật dạy nếu chúng ta đi theo con Ðường mà
Ngài đã tìm thấy thì chúng ta sẽ mất khổ, được vui, và nếu chúng ta
ở lại trong rừng đen tối thì chúng ta sẽ triền miên đau khổ. Nếu chúng
ta sáng suốt, Ngài biết chúng ta sẽ khẩn trương đi theo con Ðường Tám Bước
Cao Quí, vì người khôn ngoan sáng suốt không muốn cưu mang khổ đau lâu hơn
nữa.
CÂU HỎI (13)
1. Những người đàn ông đó đang đi
đâu?
2. Họ đang làm gì?
3. Tất cả những người đó đang bận tâm bàn chuyện ở đâu?
4. Hãy kể chuyện ông ấy thấy gì.
5. Chặt dây, đốn cây, phát quang con đường mòn đó có dễ không?
6. Con đường mòn đó dẫn tới đâu?
7. Người đàn ông đó thấy gì trong cung điện?
8. Người thấy được con đường mòn đó là ai?
9. Con đường mòn đó tên là gì?
10. Khu rừng đó tên là gì?
11. Cung điện đó tên là gì?
12. Chúng ta có bị bắt buộc đi theo con đường mòn đó không?
13. Chúng ta sẽ làm gì nếu chúng ta sáng suốt?
-ooOoo- |
Lesson
30:
exactly (adv) : chính xác, đúng đắn
mention (v) : đề cập, nói đến |
possession
(n) : sở hữu, có
prefer (v) : thích hơn
will (n) : ý chí |
Lesson 31
Buddhas
We saw in the last lesson that the Path which
the Lord Buddha found is the ancient Path of Wisdom leading to Truth. This Path is
generally called the Eight-fold Path beacause there are eight things in it which we have
to learn. Perhaps some of you are likely to imagine that the Buddha made this road. This
is far from the truth for this Path has always been there. All he did was merely to
rediscover it and clear away much of the rubbish which has covered and hidden it from us
for so long.
Long before our Buddha was born there were
many other great Buddhas who found the Path and shewed it to the people of their time; but
these people in those far off days were much the same as the people of our time. They
quickly forgot about the teaching, allowed the road to become covered with the creepers
and bushes of ignorance and superstition.
Our Buddha knew all about these great
teachers of past ages. This is why he told the people that he had found the ancient Path
which all the Buddhas had taught.
You see there have been many Buddhas; our
Buddha was by no means the first. These other Buddhas lived so long ago that we have no
written histories about them but the one thing we do know, however, is that they taught
the people in those far off days the very same Truth that our own Buddha teaches us today.
Perhaps the word Buddha sounds strange to
some of you and many of you may be wondering where he got the name from.
Some of you may recall John, Mary and Alice
and so on. If I were to ask you how you got these names you would probably tell me that
they were given to you by your parents. The word Buddha is not like this - in fact it is
not a name at all; nor was it given to him by his parents. It is not a name at all; nor
was it given to him by his parents. It is a title like the words teacher, doctor, king or
president. It means the Enlightened One and is given to those who have found the whole
Truth.
You all know that the title of teacher is
given to those who teach. The title of doctor to those who attend the sick; while those
who reign or rule over a country are called presidents or kings or emperors.
So we understand then that the title of
Buddha is given to all those who have found that ancient. Road of Wisdom and understand
the Truth.
-ooOoo- |
Bài 31
CHƯ PHẬT
Trong bài học trước, chúng ta thấy
con Ðường Mòn mà Ðức Phật đã tìm thấy là con Ðường Trí Tuệ cổ xưa
dẫn đến Sự Thật. Con Ðường này thường được gọi là con Ðường Tám
Bước Cao Quí, bởi vì có tám điều chúng ta phải học tập. Có lẽ một
số các bạn tưởng rằng Ðức Phật tạo ra con đường này. Ðiều đó xa
với sự thật, con Ðường này lúc nào cũng hiện hữu ở đó. Tất cả những
gì Ngài làm chỉ là tái phát hiện nó, quét dọn rác rưởi đã từ lâu
bao phủ và che khuất nó.
Từ vô lượng vô biên kiếp trước
khi Ðức Bổn Sư chúng ta ra đời đã có hằng hà sa số chư Phật phát hiện
ra con Ðường Mòn đó và chỉ nó cho quần chúng ở thời đại các Ngài thấy;
nhưng quần chúng ở những thời đại xa xưa đó cũng giống hệt như quần
chúng ở thời đại chúng ta. Họ vội quên giáo pháp, để mặc cho dây leo
chằng chịt, bụi rậm vô minh và mê tín phủ kín con đường.
Ðức Phật chúng ta biết tất cả
các đại sư ở những thời đại quá khứ. Vì thế Ngài nói với quần
chúng rằng Ngài đã tìm ra con Ðường cổ xưa mà chư Phật đã giảng dạy.
Các bạn thấy đó, có hằng hà sa số
chư Phật; Ðức Phật chúng ta không phải là vị đầu tiên. Chư vị Phật
khác đã sống ở những thời xa xưa đến nỗi không có lịch sử văn tự
gì về các Ngài cả. Tuy nhiên, có điều chúng ta biết là các Ngài đã giảng
dạy quần chúng ở những ngày tháng xa xưa đó Sự Thật tương tự như Ðức
Phật chúng ta dạy chúng ta ngày nay.
Có lẽ từ Phật nghe hơi xa lạ đối
với một số các bạn, và nhiều vị có lẽ cũng đang thắc mắc không biết
Ngài được danh hiệu đó từ đâu.
Một số các bạn có lẽ còn nhớ những
tên gọi như John, Mary, Alice v.v. Nếu tôi hỏi các bạn vì sao có được những
tên đó, các bạn có lẽ nói rằng cha mẹ các bạn đặt tên cho các bạn
như thế. Từ Phật không phải như vậy - Thực ra nó không phải là tên họ
gì cả, cũng không phải do cha mẹ Ngài đặt cho Ngài. Ðó là một tước
hiệu như từ giảng viên, bác sĩ, quốc vương hay tổng thống. Phật có
nghĩa là Ðấng Giác Ngộ và được trao tặng cho những ai thấy được Sự
Thật viên mãn.
Tất cả các bạn đều biết danh hiệu
giảng viên được tặng cho những ai làm công tác giảng dạy. Danh hiệu
bác sĩ dành cho người chăm sóc bịnh nhân; còn những nhà cai trị hay lãnh
đạo một quốc gia thì được gọi là tổng thống, quốc vương hay hoàng
đế.
Thế thì chúng ta hiểu rằng danh hiệu
Phật Ðà được trao tặng cho tất cả những ai tìm ra con Ðường Trí Tuệ
cổ xưa đó và hiểu rõ Sự Thật.
-ooOoo- |
Lesson
31:
attend (v) : chăm sóc, phục vụ
emperor (n) : hoàng đế
history (n) : lịch sử
imagine (v) : tưởng tượng
in fact : thực ra
president (n) : tổng thống, chủ tịch
probably (adv) : có lẽ |
recall
(v) : gợi lại, nhớ lại
reign (v) : trị vì, thống trị
rubbish (n) : rác rưởi
sound (v) : nói giọng, nghe có vẻ
superstition (n) : sự mê tín
title (n) : danh hiệu, nhan đề |
Lesson 32
The Law of
Change - II
The Buddhas always teach the same thing. They
follow the ancient Path to the very end and return to tell the people of the wonderful
things they have seen and try to encourage them to walk the Path for themselves.
There are three things we should try to
understand if we wish to follow the Lord Buddha and be his true children. The first is the
Law of Change.
I wonder if you realize that everything in
the whole universe is changing all the time - that nothing remains exactly the same for
one moment even? We can watch some things change because they change so quickly, while
others change so very slowly that it is hard to notice it taking place.
The hills and the mountains are changing all
the time but few of us can notice the change because it takes place so slowly. If, on the
other hand, we look at a rose bud in the morning and examine it again in the evening it is
very easy to see how much it has changed in these few hours.
If we have a friend whom we only see once or
twice a year we can notice right away the change in him. How much taller or older he has
become.
Not only are things changing all the time but
they are also passing away from us. We cannot keep anything for very long.
One of the hardest things we have to learn is
to give up willingly all that we value. Not to hold on to anything after it ceases to be
of use to us. There is a story told by the Lord Buddha which will perhaps explain just
what I mean by learning to give up willingly those things which are no longe useful to us.
A man once set out upon a journey. After
several days traveling he came to a raging stream. He had no boat and for some time it
seemed as if there were no way for him to cross. Suddenly the idea of making a raft
occurred to him.
He cut branches of trees and bound them
together and after much effort, made himself a raft which bore him in safety across the
raging torrent. Having found the raft so useful he was unwilling to throw it away and,
heavy as it was, strapped it to his shoulders and continued his journey.
His way led up a steep mountain on the slopes
of which was a thick forest of cedar trees. The raft on his shoulders was very heavy and
constantly caught on the branches of these trees making it very hard for him to climb.
Suddenly a man appeared before the traveler
and said to him, "Friend, why are you carrying such a heavy burden upon your
shoulders; surely it would be easier for you to climb this mountain if you were to throw
it away?"
"Oh but I could not do that", the
traveler cried; "it is far too useful. It brought me in safety across the raging
torrent which you see in the valley below".
"True", replied the stranger,
"But I see no torrents here on the mountain side and a stout stick would serve your
purpose at this stage of your journey than that clumsy raft that you persist in dragging
along on your shoulders. The raft, I understand, you made yourself and would it not be
possible to make a new one when you encounter another stream that needs crossing? Take my
advice and discard that raft which has now become useless and take in its stead a strong
stick".
The traveler listened to the advice of the
stranger and threw away the raft. He was surprised to see how quickly he advanced along
his journey with the aid of the stick.
In the same way each work which we have to do
on our journey through life requires new tools.
The child in the kindergarten learns many
wonderful things through playing with beads and wooden blocks but these beads and blocks
would be very much out of place in the first or second grades of the public school.
What is true of these kindergarten toys is
also true of everything in life. We must learn to use a thing as long as it helps us on
our journey and to give it up the minute it becomes a hindrance to our progress.
Those who will not learn this lesson suffer
because they are continually trying to hold on to things which, because of the Law of
Change and Becoming, must pass.
QUESTIONS (14)
1. What does the word Buddha mean?
2. Is the word Buddha a name?
3. Has there been more than one Buddha?
4. Do all Buddhas teach the same truth?
5. What is the Path the Buddha taught sometimes called?
6. Give me another name for the Path.
7. Where does the Path lead?
8. How many steps are there on the Path?
9. Explain the Law of Change in your own words.
10. Tell the story of the raft.
11. What does the story of the raft teach?
-ooOoo- |
Bài 32
LUẬT VÔ
THƯỜNG - II
Chư Phật lúc nào cũng thuyết giảng
một việc tương tự. Các Ngài đi theo con Ðường cổ xưa đến cùng và rồi
trở lại báo cho quần chúng biết những điều kỳ diệu mà các Ngài đã
chứng kiến, và ra sức khích lệ họ tự ý đi theo con Ðường đó.
Có ba điều nên cố gắng hiểu rõ nếu
chúng ta muốn theo Phật và làm đệ tử chân chính của Ngài. Thứ nhất
là Luật Vô Thường.
Tôi tự hỏi không biết các bạn có
nhận thấy mọi thứ trong toàn cõi vũ trụ đang thay đổi liên tục không
- các bạn có nhận thấy không một vật gì tồn tại nguyên dạng ngay
trong từng sát na không? Chúng ta có thể nhìn xem vài thứ thay đổi, vì
chúng thay đổi quá nhanh, trong khi những thứ khác thì thay đổi chậm đến
nỗi khó mà nhận thấy nó đang diễn ra.
Các đồi núi đang thay đổi liên tục
nhưng mấy ai trong chúng ta thấy được sự thay đổi đó, bởi vì nó diễn
ra quá chậm. Trái lại, nếu chúng ta nhìn một nụ hồng buổi sáng và lại
quan sát nó vào buổi tối thì dễ thấy là nó đã thay đổi rất nhiều
trong vài giờ đó.
Nếu chúng ta có một người bạn mà
chỉ gặp một vài lần trong năm thì có thể thấy ngay nét thay đổi ở
anh ta. Anh ta đã cao hơn hay già hơn nhiều.
Không những mọi thứ đang liên tục
thay đổi mà còn xa lìa với chúng ta nữa. Chúng ta không thể nào duy trì bất
cứ một cái gì lâu dài.
Một trong những điều khó khăn nhất
mà chúng ta phải tu tập là tự động từ bỏ tất cả những gì chúng ta
trọng vọng. Ðừng bám víu bất cứ thứ gì không còn hữu dụng với
chúng ta. Câu chuyện Ðức Phật kể sau đây có lẽ giải thích được những
gì tôi muốn nói, đó là điều biết sẵn sàng từ bỏ tất cả những gì
không còn hữu dụng với chúng ta nữa.
Thuở nọ có một người khởi cuộc
hành trình. Sau nhiều ngày lên đường, ông đến một dòng suối chảy xiếc.
Không có thuyền bè, và hình như ông lay hoay một lúc không biết cách nào
băng qua. Bỗng nhiên ý nghĩ làm bè chợt đến với ông.
Ông chặt nhiều cành cây, cột chúng
lại với nhau; và, sau nhiều nổ lực, ông tự làm một chiếc bè đưa ông
an toàn qua dòng nước lũ. Thấy chiếc bè quá hữu dụng, không muốn vất,
dù nặng nề, ông vẫn buộc nó lên vai và tiếp tục cuộc hành trình.
Con đường dẫn đến một ngọn núi
dốc, sườn núi là cánh rừng chi chít những cây bạch đàn. Chiếc bè
trên đôi vai ông rất nặng nề và thường vướng vào các cành cây, làm
cho ông rất khó leo lên.
Bỗng nhiên có một người đàn ông
xuất hiện trước mặt nhà du khách và nói: "Ông bạn, tại sao ông
mang một gánh nặng trên vai thế? Hẳn là dễ dàng cho ông leo lên ngọn
núi này hơn nếu ông vất bỏ nó?"
"Ồ! Nhưng tôi không thể làm được
điều đó", người du khách kêu lên. "Nó còn nhiều hữu dụng lắm.
Nó đã mang tôi an toàn qua dòng nước lũ mà bạn thấy ở thung lũng dưới
kia".
"Ðúng!" Người lạ mặt đáp.
"Nhưng tôi không thấy những dòng nước lũ đó trên sườn núi này nữa.
Một chiếc gậy rắn chắc sẽ phục vụ mục đích của bạn trong giai đoạn
hành trình này hơn là cái bè thô kệch mà bạn cứ khư khư mang vác trên
vai. Cái bè, tôi hiểu, chính bạn làm ra nó, và sẽ không thể nào làm được
cái mới khi bạn gặp phải một dòng suối khác cần qua, phải không? Hãy
nghe tôi, hãy vất cái bè vô dụng ấy đi, và, thay vào đó, hãy cầm một
chiếc gậy rắn chắc".
Ông khách nghe theo lời khuyên của người
lạ mặt và vất cái bè. Ông ngạc nhiên thấy mình tiếp tục cuộc hành
trình rất nhanh với sự trợ giúp của chiếc gậy.
Cũng thế, mỗi việc chúng ta phải
làm trong cuộc hành trình suốt đời đều cần những dụng cụ mới.
Em bé mẫu giáo biết được nhiều thứ
tuyệt vời qua cách chơi đùa với những cục gỗ, khối gỗ, nhưng những
thứ đó không còn phù hợp với các lớp nhứt nhì ở trường công.
Những gì đúng với các trò chơi mẫu
giáo này thì cũng đúng với mọi thứ trên đời. Chúng ta phải biết sử
dụng một vật miễn là nó còn giúp ích cho ta trên cuộc hành trình, và từ
bỏ tức khắc nếu nó trở thành vật cản bước tiến của ta.
Những ai không am tường bài học này
sẽ bị đau khổ, bởi vì họ cố tình thường xuyên bám víu vào những thứ
phải băng hoại vì Luật Vô Thường Biến Ðổi này.
CÂU HỎI (14)
1. Từ Phật nghĩa là gì?
2. Có phải từ Phật là một tên gọi không?
3. Có nhiều vị Phật phải không?
4. Chư Phật thuyết giảng cùng một sự thật phải không?
5. Con Ðường Phật dạy đôi khi được gọi là gì?
6. Hãy đặt một tên khác cho con Ðường.
7. Con Ðường dẫn đến đâu?
8. Có bao nhiêu bước trên con Ðường đó?
9. Hãy giải thích Luật Vô Thường bằng ngôn ngữ của chính bạn.
10. Hãy kể chuyện cái bè.
11. Chuyện cái bè giảng dạy điều gì?
-ooOoo- |
Lesson
32:
advance (v) : tiến lên, tiến tới
aid (n) : sự giúp đỡ, sự viện trợ
as if : như thể
bead (n) : cục gỗ
bind (v) : buộc, bó lại
block (n) : khối
boat (n) : tàu, thuyền
cedar (n) : cây tuyết tùng
clumsy (a) : vụng về
continually (adv) : liên tục
discard (v) : loại bỏ, vất bỏ
drag (v) : kéo,lôi
encounter (v) : bắt gặp
grade (n) : cấp bậc
hindrance (n) : vật chướng ngại
kindergarten (n) : lớp mẫu giáo
occur (v) : xảy ra, xảy đến
on the other hand : trái lại, ngược lại
once : một lần |
persist (v)
: khăng khăng, bền chí
public (a) : công cộng
raft (n) : cái bè
raging (a) : giận dữ, dữ dội
require (v) : đòi hỏi, cần đến
safety (n) : sự an toàn
shoulder (n) : vai
slope (n (: độ dốc, đường dốc
stage (n) : giai đoạn
steep (a) : dốc
stick (n) : cái gậy
stout (a) : chắc, bền
strap (v) : buộc bằng dây da
stream (n) : dòng suối
surprise (v) : làm ngạc nhiên
take place (v) : xảy ra
torrent (n) : dòng nước chảy xiếc
toy (n) : đồ chơi
twice : hai lần
valley (n) : thung lũng
wood (n) : gỗ |
Lesson 33
The Law of
Karma - II
The second thing that we have to understand a
little more about is the great Law of Karma. You will remember that we have spoken about
this several times in some of the earlier lessons. To put it very simply it means that
everything is the result of something that happened before. That is to say from a previous
cause.
Wheat grows because the seed of the wheat was
sown. The seed is the cause of the wheat; wheat the result of the seed. There is a cause
for everything we see around us. Sometimes we understand the cause and sometimes we do
not. We know however, that nothing comes by chance; there is a cause for everything.
Stones are found on the beach. We may not
know how they got there but we do know that there is a cause for their being there.
Perhaps a wave washed them in from the deep ocean bed; or perhaps a large rock was thrown
out from the hillside by an earthquake many years ago and gradually broke up into small
pieces.
That which is true of the rock and the wheat
is true of everything around, as it is true also of our thoughts, words and actions. These
come from some previous cause. The cause of evil words and actions is evil thoughts; and
the cause of evil thoughts is simply ignorance. In like manner the cause of good words and
actions is good thoughts and the cause of these good thoughts is knowledge.
We may say then, that knowledge and ignorance
are like seeds from which spring good or bad words, thoughts or actions as the case may
be.
A tree comes from a seed and likewise bears
flowers from which in turn new seeds spring which cause still other trees to grow, this is
rebirth. This is the simple way of shewing the great Law of Karma and rebirth which
scientists in the world today speak of as the law of cause and effect. This law has not
been understood very long in the West but it was understood by our Lord Buddha over two
thousand years ago. He found this law when he walked along the Noble Eight-fold Path. All
Buddhas of all ancient times have always taught this law.
-ooOoo- |
Bài 33
LUẬT NGHIỆP
BÁO - II
Ðiều thứ hai mà chúng ta phải hiểu
thêm đôi chút là Luật Nghiệp Báo vĩ đại. Các bạn còn nhớ là chúng ta
đã bàn điều này nhiều lần trong một vài bài trước kia. Ý nghĩa giản
dị là mọi sự mọi vật đều là hậu quả của cái gì đó đã xảy ra
trước. Nghĩa là từ một nguyên nhân trước.
Cây lúa mì mọc lên là vì hạt lúa
mì đã được gieo trồng. Hạt lúa mì là nhân của cây lúa mì; cây lúa
mì là quả của hạt lúa mì. Có một nguyên nhân cho mọi thứ mà chúng ta
thấy chung quanh ta. Có khi chúng ta hiểu được nguyên nhân và có khi chúng
ta không hiểu. Tuy nhiên, chúng ta biết không có gì xảy đến một cách
tình cờ; tất cả mọi thứ đều có nguyên nhân.
Thấy những viên đá trên bãi biển,
chúng ta có lẽ không biết chúng đến đó bằng cách nào, nhưng chúng ta biết
chắc rằng có một nguyên nhân cho sự hiện hữu của chúng ở đó. Có lẽ
một làn sóng đã đưa chúng vào bờ từ lòng biển sâu; hoặc có lẽ một
tảng đá lớn đã văng ra từ sườn đồi bởi một trận động đất cách
đây nhiều năm và dần dần vỡ thành những mảnh nhỏ.
Ðiều đúng với tảng đá và cây
lúa mì thì cũng đúng với mọi thứ chung quanh, và như vậy là cũng đúng
với tư tưởng, ngôn ngữ và hành động của chúng ta. Tất cả những thứ
đó đều bắt nguồn từ một số nguyên nhân trước. Nguyên nhân của
ngôn ngữ và hành động xấu là tư tưởng xấu, và nguyên nhân của tư
tưởng xấu thì đích thị là vô minh. Cũng thế, nguyên nhân của ngôn ngữ
và hành động tốt là tư tưởng tốt, và nguyên nhân của tư tưởng tốt
là trí tuệ.
Thế thì chúng ta có thể nói rằng
trí tuệ và vô minh cũng giống như những hạt giống, từ đó phát ra ngôn
ngữ, tư tưởng hay hành động tốt xấu tương ứng.
Mỗi cây phát sanh từ một hạt giống,
rồi đến lượt đơm hoa, sanh ra những hạt giống mới, làm cho những cây
khác mọc lên, và đó là vòng luân hồi sanh tử. Ðây là cách trình bày giản
dị về Luật Nghiệp Báo vĩ đại và sự tái sanh mà các nhà khoa học
trên thế giới ngày nay gọi là luật nhân quả. Luật này chưa được ai
hiểu biết từ lâu ở Tây Phương, nhưng Ðức Phật chúng ta đã thấu đạt
nó cách đây hơn 2.000 năm. Ngài phát hiện luật này khi Ngài đi theo con Ðường
Tám Chánh Cao Quí. Chư Phật trong vô lượng vô biên kiếp xa xưa cũng luôn
luôn thuyết giảng luật này.
-ooOoo- |
Lesson
33:
chance (n) : cơ hội, ngẫu nhiên
earthquake (n) : sự động đất
hillside (n) : sườn đồi
likewise (conj) : cũng vậy |
ocean
(n) : đại dương
piece (n) : miếng, mảnh
rock (n) : cục đá
simply (adv) : giản dị, đơn giản
wheat (n) : lúa mì |
Lesson 34
All Life is
One
The third thing that we should try to
understand is that all Life is One. The life that is in us is the same life that is in all
living things.
Perhaps you could understand this a little
better if you compare life to the air. We all share the same air and without it all
flowers, birds, insects and human beings would die.
So it is with life. We all share the same
life; it is in each and all of us, this we call the Buddha-nature or true self. This makes
us really and truly brothers and sisters. It turns all living things into one great
family.
Understanding this law, how careful we should
be not to hurt or injure anything but to treat all things with love and kindness. Because
all life is one, if we hurt another we are really hurting ourselves and these unkind and
ignorant actions will bring to us pain and sorrow.
-ooOoo- |
Bài 34
TẤT CẢ
SINH MỆNH LÀ MỘT
Ðiều thứ ba mà chúng ta nên cố gắng
tìm hiểu là: Tất Cả Sinh Mệnh là Một. Sinh mệnh trong chúng ta cũng giống
như sinh mệnh trong tất cả chúng sanh.
Có lẽ các bạn có thể hiểu được
điều này rõ hơn đôi chút nếu các bạn so sánh sinh mệnh với không khí.
Tất cả chúng ta đều san sẻ cùng một không khí, và nếu như không có
nó thì tất cả hoa lá, chim muông, côn trùng và con người sẽ chết.
Ðối với sinh mệnh cũng thế. Tất cả
chúng ta đều san sẻ cùng một sinh mệnh; nó tồn tại trong mỗi người và
trong tất cả chúng ta, sinh mệnh này chúng ta gọi là Phật Tánh hay Thật
Ngã. Nó làm cho chúng ta đích thực là anh chị em. Nó biến tất cả chúng
sanh thành một đại gia đình.
Hiểu được luật này chúng ta mới
thận trọng, tránh gây tổn hại và đối xử với mọi sự mọi vật bằng
tình yêu thương nhân ái. Vì rằng tất cả sinh mệnh là một nên nếu
chúng ta gây tổn thương người khác thì đích thị là mình tự gây tổn
thương chính mình, và những hành động tàn bạo, vô minh đó sẽ mang lại
đau khổ cho chúng ta.
-ooOoo- |
Lesson
34:
Buddha - nature (n) : Phật tánh
compare (v) : so sánh, đối chiếu |
hurt
(v) : gây tổn thương, tác hại
nature (n) : bản chất, bản tính
true self (n) : chân ngã |
Lesson 35
The Long
Chain of Lives.
A seed planted in the ground sometimes
remains there a very long time before it appears above the ground in the form of a
blossom. So also, the result of a wrong action may take a long time before it is felt. By
this I mean that a wrong action may have been committed several lives ago and its painful
result be felt in this life.
We are continually working out good and bad
Karma every day but just from what life this good or bad Karma comes, we cannot know till
we have become all-wise like Buddha.
You will remember that when our Lord Buddha
found the Truth beneath the Bodhi Tree, he saw the long chain of lives which stretched
behind him.
Just as a chain is fastened together link by
link so he saw that each of his lives were fastened together by the links made up of his
thoughts, words and actions; each life being the result of the life that went before it.
Some of you would, I think, be very surprised
if you could look over a few of your past lives and see from where all the little sorrows
and sufferings come.
You would exclaim just like the Buddha did
when he saw his past lives, "Why I brought all these pains and sufferings on myself;
they are the result of this bad action or of that ignorant thought, and so I have no one
to blame for the unhappiness which I have suffered but myself".
QUESTIONS (15)
1. What do we call the second great Truth
that we have to understand?
2. Explain very simply the Law of Karma.
3. What do scientists in the West today call this law?
4. How long ago did the Buddha discover this law?
5. Was he the only one to teach it?
6. Can we escape the result of our thoughts, words and actions?
7. Does the result always follow an action immediately?
8. What is the Third Truth we have to learn to understand?
9. Explain the Oneness of All Life.
10. Why does an unkind action done to another affect us?
-ooOoo- |
Bài 35
CHUỖI DÀI
SINH MỆNH
Một hạt giống gieo xuống đất đôi
khi nằm đó trong một thời gian dài trước khi xuất hiện trên mặt đất
dưới dạng một đóa hoa. Cũng thế, hậu quả của một hành động sai lầm
có thể qua một thời gian dài mới cảm nhận được. Do đó tôi muốn nói
rằng một hành động sai lầm rất có thể đã phạm cách đây nhiều đời
nhiều kiếp và hậu quả khổ đau của nó có thể được cảm nhận trong
cuộc đời này.
Chúng ta liên tục tạo Nghiệp thiện
ác hằng ngày, nhưng Nghiệp thiện ác đó phát xuất từ cuộc sống nào,
chúng ta không thể biết, chừng nào ta giác ngộ như Phật thì mới hiểu
được.
Các bạn còn nhớ khi Ðức Phật
chúng ta tìm ra Sự Thật dưới cội Bồ Ðề, Ngài thấy một chuỗi dài
sinh mệnh đã liên tục diễn ra trong quá khứ của Ngài.
Giống như một sợi xích được móc
nối với nhau bằng từng mắc xích, Ngài thấy mỗi đời Ngài đều được
trói buộc với nhau bằng những mắc xích tư tưởng, ngôn ngữ và hành động;
mỗi một đời là hậu quả của cuộc đời đã diễn ra trước.
Một số các bạn, tôi nghĩ, sẽ rất
đỗi ngạc nhiên nếu các bạn có thể xem lại được một vài tiền kiếp
của mình và từ đó sẽ thấy được tất cả những khổ đau tế toái.
Các bạn sẽ kêu lên như Ðức Phật
khi Ngài thấy những tiền kiếp của Ngài. "Tại sao tôi phải cưu mang
tất cả những nỗi khổ đau này trên hình hài tôi; chúng là hậu quả của
hành động xấu ác này hay của tư tưởng vô minh kia, và vì vậy cho nên
tôi không qui kết trách nhiệm cho ai ngoài chính mình về nỗi bất hạnh
mà tôi đã cam chịu".
CÂU HỎI (15)
1. Chúng ta gọi sự thật cao quí thứ
hai mà chúng ta phải thấu hiểu là gì?
2. Hãy giải thích dễ hiểu Luật Nghiệp Báo.
3. Các nhà khoa học ở Tây phương ngày nay gọi luật này là gì?
4. Ðức Phật đã khám phá luật này cách nay bao lâu?
5. Có phải Ngài là người duy nhất thuyết giảng luật đó?
6. Chúng ta có thể thoát khỏi hậu quả của tư tưởng, ngôn ngữ và
hành động của chúng ta không?
7. Hậu quả luôn luôn theo sát hành động phải không?
8. Sự Thật Thứ Ba mà chúng ta phải tìm hiểu là gì?
9. Hãy giải thích cái Chung Nhất của Tất Cả Sinh Mệnh.
10. Tại sao gây một hành động tàn bạo cho người khác lại ảnh hưởng
đến chúng ta?
-ooOoo- |
Lesson
35:
commit (v) : phạm phải
fasten (v) : buộc chặt, trói chặt |
link
(n) : mắt xích, mối liên hệ
stretch (v) : căng ra, giản ra
till : cho đến khi |
Lesson 36
The Great
Pioneer
We have seen in the previous lessons how very
necessary it is to have a religion if we wish to lead good lives and become great men and
women.
Buddhism is the name of the religion to which
we belong. We are Buddhists because we believe that the Master's message is the finest and
truest message ever given to the world, and the Path he gave the best of all paths.
The Buddha understood life and its many
difficulties and gave us certain rules in order to help us meet the many troubles and
trials which are the common lot of everyone who lives. No one can pass through life
without having to face much that is hard and unpleasant.
We cannot always have just what we would like
to have; nor do just what we would enjoy doing. We have certain duties to ourselves and to
those around us. If we neglect these duties we are sure to become unhappy, for wrong doing
always brings sorrow and pain.
In starting out on a journey two things are
necessary. First we must know where we are going and second, we must take the right
direction.
If we are going to India we have to take the
right steamer, not one which is bound for South American.
It is the same in life - we must make a good
start. Life is the great journey which each of us is taking. It is our religion which
teaches us to begin this journey properly; that points out to us the best and shortest
road.
Lord Buddha was the great Pioneer. He cut the
road through the dark forest of ignorance and is willing to show us the way if we are wise
enough to listen to what he tells us.
-ooOoo- |
Bài 36
BẬC ÐẠO
SƯ VĨ ÐẠI
Trong những bài học trước, chúng ta
thấy điều tối cần là phải theo một tôn giáo, nếu chúng ta muốn có cuộc
sống tốt đẹp và thành người cao thượng.
Phật giáo là danh xưng của một tôn
giáo mà chúng ta đang theo. Chúng ta là Phật tử, vì chúng ta tin rằng bức
thông điệp của Ðức bổn Sư chúng ta là bức thông điệp hay nhất, thật
nhất cho thế giới, và con Ðường Ngài vạch ra là con Ðường hoàn thiện
nhất.
Ðức Phật đã am hiểu cuộc đời và
nhiều nỗi khó khăn của nó. Ngài đã ban cho chúng ta những luật tắc nhất
định để giúp chúng ta đối phó với nhiều trở ngại, thử thách được
coi là số phận chung của mọi người tại thế. Không ai sống trên đời
mà không phải giáp mặt với bao nỗi gian nan, phiền muộn.
Chúng ta không thể lúc nào cũng đạt
được ngay những điều mình muốn có, làm được ngay những điều mình
thích làm. Chúng ta phải có một số bổn phận nhất định với chính
chúng ta và với những người chung quanh ta. Nếu chúng ta không quan tâm đến
những trách nhiệm đó thì chắc chắn sẽ bị khổ đau, vì hành động sai
lầm luôn luôn mang lại đau khổ.
Có hai việc cần thiết khi khởi sự
lên đường. Thứ nhất là phải biết mình sẽ đi đâu và thứ hai là phải
đi đúng hướng.
Nếu đi Ấn Ðộ, chúng ta phải đáp
tàu thủy trực chỉ Ấn Ðộ, đừng đón tàu khác sang Nam Mỹ.
Trong đời cũng thế - chúng ta phải
thực hiện một cuộc khởi sự tốt đẹp. Ðời là cuộc hành trình vĩ đại
mà mỗi người trong chúng ta đang tiến bước. Chính tôn giáo của chúng ta
hướng dẫn chúng ta bắt đầu cuộc hành trình này một cách đúng đắn,
vạch cho chúng ta thấy con đường tốt nhất và ngắn nhất.
Ðức Phật là Bậc Tiền phong vĩ đại.
Ngài đã khai phá con đường xuyên qua cánh rừng vô minh đen tối, và muốn
chỉ cho chúng ta thấy con đường đó nếu chúng ta có đủ trí tuệ sáng
suốt để lắng nghe những gì Ngài nói.
-ooOoo- |
Lesson
36:
be bound for : đi về hướng
bound (a) : đi hướng về
direction (n) : phương hướng
duty (n) : nhiệm vụ, bổn phận |
pioneer
(n) : người tiền phong, bậc đạo sư
properly (adv) : đúng, chính xác
steamer (n) : tàu chạy bằng hơi nước
trial (n) : sự thử thách |
Mục
lục | 1 | 2
| 3 | 4 | 5 | 6
|
|