...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- ÐỨC PHẬT VÀ GIÁO
PHÁP CỦA NGÀI
- Ernest K. S. Hunt, 1962
Lesson 37
The Life
Journey
A person who is going to South America
generally tries to find out as much as he can about the climate so that he may know what
kind of clothes to take with him. He asks questions of people who have been there in order
that he may visit the most interesting places and get the most enjoyment out of his trip.
In this way men and women are wise. If they are going to spend a certain sum of money on
travel they wish to get the most for their money.
In life however, we are often very foolish.
We go along as if it does not really matter what we do or where we go. We are often
missing the best things along the way because we are not wise enough to ask the advice of
someone who has already made this trip. We throw away the treasures of health, of time, of
intellect, all because we have not learned how to use them in the best manner.
The difference between the traveler to South
America and ourselves is this. He is not obliged to make the journey unless he wishes to.
We however, are already on the way and must continue whether we like it or not, so surely
it is better to make the journey wisely and well instead of foolishly and badly.
Here again the Law of Karma appears. If we
make the journey badly the result is bound to be unhappiness and pain. We may refuse to
believe this but our foolishness will not change the law. This Law never fails anywhere or
at any time.
Whatever we think, say or do will always
bring its result of good or bad as the case may be. There are religions in the world which
pretend to show their followers how to escape from the Law of Karma but they are false
religions. There is no escape for anyone. The only wise thing to do then is to realize
this and think, speak and do only what is good and true. When we do this we are making the
journey of life properly.
It is often difficult and hard to think,
speak and do only what is right; we need someone to show us how to manage this. Lord
Buddha found out the way after many many years of work and effort and he is willing to
help us by his experience.
There are two ways of learning things in this
life - one is hard and the other is easy. The hard way is to rely on our own knowledge and
experience, which is often very poor, and to ask counsel of no one. The other is to listen
to the advice of someone who has already learned these things.
If we take the hard way and refuse all help
we must expect to make many mistakes which in turn will bring us much suffering and pain.
If we are willing to listen to our Teacher we shall find the Path much smoother and will
reach the end of the journey far quicker.
I do not mean to say that our Teacher will do
the work for us - no one can do this; we have to walk the way ourselves. Our Lord Buddha
will show us the Path and give us certain rules which will help us to think, speak and act
wisely.
The hard work will still be ours; the
difference being this. We shall know why we have to do these things. We shall have
knowkedge in our hearts instead of ignorance.
If we have started down the wrong path there
is still lots of time to make a new start. The Lord Buddha never refuses to show the Way
to anyone.
The longer we continue to walk down the wrong
path, the harder it will be to retrace our steps. Let us remember this when we are
thinking, speaking or doing what is not right and come back as quickly as we can to the
Lord Buddha's Noble Eight-fold Path.
QUESTIONS (16)
1. Why are we Buddhists?
2. Why is life like a journey?
3. Who was the great Pioneer?
4. what did this Pioneer do for us?
5. Is there any escape from the Law of Karma?
6. Can we change the Law of Karma by prayer?
7. What are the two ways of learning?
8. Can the Buddha walk the Path for us?
9. Can we make a new start if we are walking down the wrong path?
-ooOoo- |
Bài 37
CUỘC HÀNH
TRÌNH SINH MỆNH
Một người sang Nam Mỹ thì cố công
tìm hiểu thời tiết để họ có thể mang theo các loại y phục phù hợp.
Họ hỏi thăm dân chúng ở đó nhiều điều để họ có thể viếng thăm
những danh lam thắng cảnh và đạt được những thú vị mỹ mãn nhất về
chuyến du lịch. Những người khôn ngoan sáng suốt cũng thế. Nếu họ sắp
chi một khoản tiền nào đó cho chuyến du lịch, tức là họ muốn đạt những
điều tốt đẹp nhất để xứng đáng với đồng tiền bát gạo của họ.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta thường
rất là khờ dại. Chúng ta lên đường như thể muốn làm gì thì làm, muốn
đi đâu thì đi, chả đặt thành vấn đề. Chúng ta thường bỏ lỡ những
điều tốt đẹp nhất trên tuyến đường, bởi vì chúng ta không đủ sáng
suốt để tham khảo ý kiến với người đã thực hiện cuộc hành trình
đó. Chúng ta vất đi bao kho tàng sức khỏe, thời gian và trí tuệ, tất cả
chỉ vì mình không chịu học tập để sử dụng chúng một cách hữu hiệu
nhất.
Sự khác biệt giữa du khách sang Nam Mỹ
và chính chúng ta là chỗ đó. Anh ấy không buộc phải thực hiện cuộc
hành trình trừ phi anh ấy muốn. Tuy nhiên, chúng ta đã ở trên tuyến đường
và phải tiếp tục cuộc hành trình dẫu cho mình thích hay không thích, vì
vậy cho nên làm cuộc hành trình sáng suốt, chu đáo chắc chắn là tốt đẹp
hơn cuộc hành trình ngu ngơ, tệ hại.
Ðến đây thì Luật Nghiệp Báo lại
xuất hiện. Nếu chúng ta thực hiện cuộc hành trình một cách tồi tệ
thì hậu quả sẽ là khổ đau. Chúng ta có thể không tin điều này, nhưng
sự ngu ngơ của chúng ta sẽ không thay đổi được qui luật đó. Qui luật
này không bao giờ sai lạc ở bất cứ nơi nào hay bất cứ lúc nào.
Những gì chúng ta suy nghĩ, nói năng
hay hành động sẽ luôn luôn mang lại hậu quả tốt xấu tương ứng. Có
những tôn giáo trên thế giới giả vờ chỉ cho môn đệ mình cách thức
thoát khỏi Luật Nghiệp Báo, nhưng đó là những tà đạo. Không ai có thể
trốn tránh được. Ðiều khôn ngoan duy nhất là nhận ra qui luật đó và
hãy suy nghĩ, nói năng và thực hiện được những gì tốt đẹp, chân
chính. Khi làm được việc này, tức là chúng ta đang thực hiện cuộc hành
trình sinh mệnh một cách đúng đắn.
Thường thì rất khó khăn gian khổ để
suy nghĩ, nói năng và hành xử được những điều chân chính; chúng ta cần
có người trình bày cho chúng ta cách thực hiện việc này. Ðức Phật đã
khai sáng con đường sau bao nhiêu năm lao tác, nỗ lực, và Ngài sẵn lòng
giúp đỡ chúng ta bằng kinh nghiệm của Ngài.
Có hai cách học tập mọi thứ trong
cuộc đời này - một là khó, hai là dễ. Cách khó là dựa vào kiến thức
và kinh nghiệm của chính chúng ta, thường thì rất nghèo nàn, chả cần đến
lời khuyên của ai, và hai là lắng nghe lời chỉ giáo của người đã học
tập được các thứ đó.
Nếu theo cách khó, từ chối mọi sự
giúp đỡ, chúng ta ắt phải phạm nhiều lỗi lầm và rồi chúng sẽ mang lại
đau khổ. Nếu tha thiết lắng nghe Bậc Ðạo Sư của mình thì chúng ta sẽ
thấy con đường bằng phẳng hơn, và rồi sẽ đến đích nhanh chóng hơn
nhiều.
Tôi không muốn nói Bậc Ðạo Sư của
chúng ta sẽ làm việc thay cho chúng ta - không ai có thể làm được điều
này; chúng ta phải tự mình dấn thân lên đường. Ðức Phật sẽ chỉ
đường cho chúng ta, sẽ trao cho chúng ta những giới luật nhất định, và
những giới luật đó sẽ giúp chúng ta suy nghĩ, nói năng và hành động một
cách sáng suốt.
Công việc khó khăn sẽ vẫn là của
chúng ta; sự khác biệt chính là chỗ đó. Chúng ta sẽ biết tại sao chúng
ta phải làm những việc này. Chúng ta sẽ có trí tuệ trong tâm chứ không
phải vô minh ngu muội.
Nếu chúng ta đã khởi sự lên đường
sai lầm thì còn nhiều thời gian để làm lại một khởi sự mới. Ðức
Phật không bao giờ từ chối chỉ đường cho bất cứ ai.
Chúng ta tiếp tục lên đường sai lầm
càng lâu bao nhiêu thì khi quay gót bước lui sẽ càng khó khăn bấy nhiêu.
Hãy ghi nhớ điều này khi chúng ta suy nghĩ, nói năng hay thực hiện những
gì không đúng, và hãy trở lại với Con Ðường Tám Bước Cao Quí của Ðức
Phật càng nhanh càng tốt.
CÂU HỎI (16)
1. Tại sao chúng ta là Phật tử?
2. Tại sao cuộc đời giống như một cuộc hành trình?
3. Ai là Bậc Ðạo Sư vĩ đại?
4. Bậc Ðạo Sư này đã làm gì cho chúng ta?
5. Có cuộc chạy trốn nào thoát khỏi Luật Nghiệp Báokhông?
6. Chúng ta có thể thay đổi Luật Nghiệp Báo bằng sự cầu nguyện
không?
7. Hai cách học tập đó là gì?
8. Ðức Phật có thể lên Ðường thay cho chúng ta không?
9. Có thể làm một khởi sự mới nếu chúng ta đang tiến bước trên
đường sai lầm không?
-ooOoo- |
Lesson
37:
be bound to : nhất định, chắc chắn
climate (n) : khí hậu
counsel (n) : lời khuyên
experience (n) : kinh nghiệm |
intellect
(n) : trí năng
journey (n) : cuộc hành trình
pretend (v) : giả vờ
rely on (v) : dựa vào, tin cậy
retrace (v) : trở lại, trở lui |
Lesson 38
Testing the
Way - I
Some of you may perhaps wonder how we can be
sure that the Lord Buddha has found the right way. So many teachers have pretended to
teach the truth and have turned out to be false guides. It is very natural for you to ask
this question and very wise of you.
If we go shopping we are very careful always
to try and get good value for our money. A wise girl who is buying a silk dress is careful
to see whether the material is pure silk or not. She examines the dress very carefully,
looks at the seams and tries it on to see if it fits. She would not dream of telephoning
to a store and ordering a dress without first seeing it.
A boy who is buying an automobile tries it
out many times before he finally decides to take it.
Yet, careful as the girl may be in the choice
of her dress; she may find out later that it was not the genuine article after all. This
may also happen in the case of the automobile. Salesmen are very smart today and know how
to make their inferior goods look fine and attractive.
It is by wearing the dress and by using the
automobile that we can be really sure if we have got our money's worth or not. If it is
really a genuine article it will stand the test of wear and time.
We may also test the Lord Buddha's teaching
in the same way. Has it stood the test of time and experience?
It was not his preaching only that made
people follow him, it was his life. He lived his teaching day by day and the result of
such a noble life was, that it attracted the people to him.
Let us take his teaching in the same manner
and try it. It will bear the test - it has borne the test - for it is the genuine article.
-ooOoo- |
Bài 38
KIỂM NGHIỆM
CON ÐƯỜNG - I
Một số các bạn có lẽ tự hỏi
làm sao chúng ta có thể quyết chắc rằng Ðức Phật đã tìm ra con đường
chân chánh. Vì nhiều pháp sư đã giả vờ thuyết giảng sự thật và đã
trở thành những đạo sư lừa dối. Các bạn nêu lên câu hỏi này rất
là tự nhiên, rất là sáng suốt.
Nếu đi mua sắm, chúng ta rất cẩn thận,
luôn luôn tuyển chọn những gì có giá trị thích đáng với đồng tiền của
mình. Một cô gái khôn ngoan, khi mua chiếc áo đầm bằng lụa, thì phải thận
trọng, coi loại vải đó có thật lụa hay không, cô ta xem xét chiếc áo một
cách tỉ mỉ, quan sát từng đường kim mũi chỉ và mặc thử nó xem có vừa
hay không. Cô ấy không thể lơ mơ gọi điện thoại đến cửa hàng hay đặt
một chiếc áo đầm mà trước tiên không thấy nó.
Một cậu mua xe hơi cũng phải thử
đi thử lại nhiều lần trước khi quyết định lấy nó.
Tuy nhiên, cẩn thận như cô gái chọn
được chiếc áo đầm kia, rốt cuộc rồi cũng có thể khám phá ra rằng
đó không phải là loại hàng đích thực. Ðiều này cũng có thể xảy ra với
trường hợp chiếc ô tô. Các nhà buôn bán ngày nay rất lanh lợi, biết
cách làm hàng kém chất lượng thành hàng bóng loáng, hấp dẫn.
Chính nhờ mặc chiếc áo đầm đó
và dùng chiếc xe hơi kia mà ta mới có thể thực sự đoan chắc rằng ta đã
sử dụng được giá trị đồng tiền của ta hay không. Nếu đích thị là
hàng thật thì nó sẽ chịu đựng được sự thử thách của thời gian và
mang mặc.
Chúng ta cũng có thể kiểm tra giáo
pháp của Ðức Phật bằng phương thức tương tự. Phải chăng giáo pháp
đó đã chịu đựng được sự thử thách của thời gian và kinh nghiệm?
Không phải chỉ có giáo pháp của
Ngài làm cho quần chúng theo Ngài mà cả cuộc sống của Ngài cũng thế. Ngày
qua ngày, Ngài sống hợp với giáo pháp của Ngài, và kết quả của một nếp
sống cao thượng như thế đã thu hút quần chúng đến với Ngài.
Chúng ta cũng sống theo giáo pháp của
Ngài và thử xem. Giáo pháp đó sẽ chịu đựng được thử thách - Nó đã
chịu đựng thử thách - vì đó là hàng thật.
-ooOoo- |
Lesson
38:
article (n) : đồ, hàng, phẩm vật
attract (v) : thu hút, hấp dẫn
attractive (a) : hấp dẫn, lôi cuốn
choice (n) : sự chọn lựa
fit (v) : vừa, hợp
genuine (a) : thật, chân chính |
inferior
(a) : kém, tồi
seam (n) : đường may
silk (n) : lụa
smart (a) : khôn lanh, nhanh trí
stand (v) : đương đầu, chịu đựng
test (v) : thử, kiểm tra
turn out (v) : hóa ra, thành ra |
Lesson 39
Testing the
Way - II
History is full of the records of men and
women who have followed the Buddha's way and their lives are shining lights of love,
goodness, and happiness. They bear witness to the truth of the Buddha's teaching and they
speak from experience for they have tried it and found it good.
A wise salesman once said : "I do
not have to advertise my goods; my customers do the advertising for me".
These words are very true for if we have
found something which is good our natural impulse is to tell others about it. If they
refuse to believe us of course we cannot force them to benefit by our discovery.
The Lord Buddha does not attempt to force us
to listen to him. He merely tells about what he has discovered and leaves it up to us to
choose whether we care to learn about it or not.
There are many ways by which we can test the
Lord Buddha's teaching. Here are three ways. Firstly - by examining the lives of those who
are really his followers. Secondly, by seeing if his teachings agree with the laws of
life. Thirdly, by looking at them in the light of our own experiences.
To examine the lives of Buddhists one must
take a country where Buddhism has been the religion for a long time. Japan, Burma, Ceylon,
and Siam are all good places in which to study, the influence of Buddha in the lives of
the people.
The gentle, courtesy and upright lives of the
Japanese; the happy, loving and peaceful natures of the Burmese and Siamese; the morality
and the common sense behaviour of the people of Ceylon all show that Buddhism has indeed
proved to be the genuine article and has given these people a high example of right
conduct.
If happiness is the result of good thoughts,
words and actions then indeed must these nations have found the secret of right living for
they are the happiest peoples in the world.
If we try the second test we will see that
the truths which are the foundation of the Lord Buddha's teaching are the very laws of
life itself. karma, the oneness of all life and the law of change are known and taught by
all great scientists today.
Thirdly, let us take our own experiences.
Have we ever found true happiness resulting from wrong doing? Can we ever escape from the
Law of Change? Can we ever sow evil seeds and reap beautiful flowers?
These are only a few ways in which we are
able to test the Master's teaching. As we study more we shall be surprised to find how
wonderful his teaching is and how true in every way.
QUESTIONS (17)
1. How can we be sure the Buddha found the
right way?
2. Are we forced to walk the Path laid down for us by the Buddha?
3. How many ways are there of testing the Buddha's teaching?
4. What is the first way of testing?
5. What is the second way of testing?
6. What is the third way?
7. What great truths are the scientists of today teaching that are foundations of
Buddhism?
-ooOoo- |
Bài 39
KIỂM NGHIỆM
CON ÐƯỜNG - II
Lịch sử đầy ắp những lý lịch của
các ông các bà đã theo Ðạo Phật và cuộc đời của họ đang rực rỡ
ánh sáng yêu thương, hiền thiện và hạnh phúc. Họ minh chứng sự thật về
giáo pháp của Ðức Phật và nói lên từ kinh nghiệm, vì họ đã hành trì
giáo pháp và thấy kết quả rất tốt đẹp.
Một ông bán hàng khôn ngoan có lần
nói: "Tôi không phải quảng cáo hàng hóa của tôi; khách hàng của tôi
làm công việc quảng cáo cho tôi".
Những lời tâm sự này rất đúng,
vì rằng khi thấy cái gì tốt thì tự nhiên chúng ta muốn thông báo cho người
khác biết. Nếu họ không tin thì dĩ nhiên là chúng ta không thể buộc họ
tiếp nhận lợi ích từ sự khám phá của mình.
Ðức Phật không ra sức ép buộc
chúng ta nghe theo Ngài. Ngài chỉ nói những gì Ngài đã khám phá và để
cho ta tự do chọn lựa, quan tâm học tập hay không là tùy ý mình.
Chúng ta có thể kiểm tra giáo pháp của
Ðức Phật bằng nhiều cách. Ở đây có ba cách. Trước nhất, quan sát cuộc
sống của những người thật sự là đệ tử của Ngài. Thứ hai, xem xét
giáo pháp Ngài có phù hợp với qui luật của cuộc sống không. Thứ ba,
soi rọi chúng bằng ánh sáng kinh nghiệm của riêng mình.
Ðể quan sát đời sống của Phật tử,
chúng ta phải chọn một đất nước mà Ðạo Phật là tôn giáo đã tồn tại
từ lâu. Nhật Bản, Miến Ðiện, Tích Lan, Thái Lan là những nơi thích hợp
cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của Ðức Phật đối với cuộc sống quần
chúng.
Nếp sống hòa nhã, lịch sự và
chính trực của người Nhật; bản chất hoan hỷ, từ ái và ôn hòa của
người Miến Ðiện và Thái Lan; hành vi đạo đức và ý thức cộng đồng
của dân tộc Tích Lan, tất cả đều cho thấy rằng Ðạo Phật thực sự
đã chứng minh là chân thật, đã ban cho các dân tộc đó một biểu mẫu
chánh hạnh cao cả.
Nếu hạnh phúc là hậu quả của tư
tưởng, ngôn ngữ và hành động tốt đẹp thì các dân tộc đó hẳn đã
tìm ra bí quyết của cuộc sống chân chánh, vì họ là những dân tộc hạnh
phúc nhất thế giới.
Nếu thử cuộc kiểm tra lần thứ
hai, chúng ta sẽ thấy những sự thật làm nền tảng giáo pháp của Ðức
Phật đích thị là qui luật của chính cuộc đời. Nghiệp cảm, cái chung
nhất của mọi sinh mệnh, và định luật vô thường đã được tất cả
các nhà khoa học vĩ đại ngày nay am tường và thuyết giảng.
Thứ ba, chúng ta hãy lấy kinh nghiệm
của chính mình. Có bao giờ chúng ta thấy hạnh phúc thật sự phát xuất từ
hành động sai lầm? Chúng ta có bao giờ thoát khỏi Ðịnh Luật Vô Thường?
Chúng ta có bao giờ gieo hạt xấu ác mà hái hoa tươi đẹp?
Ðây chỉ là vài phương thức mà ta
có thể kiểm tra giáo pháp của Ðức Bổn Sư. Khi nghiên cứu thêm chúng ta
sẽ ngạc nhiên thấy giáo pháp của Ngài vô cùng tuyệt vời, vô cùng chân
thật trong mọi phương diện.
CÂU HỎI (17)
1. Làm sao chúng ta có thể tin chắc rằng
Ðức Phật đã tìm ra chánh đạo?
2. Chúng ta có bị bắt buộc đi theo con Ðường do Ðức Phật vạch ra
cho chúng ta không?
3. Có bao nhiêu cách kiểm tra giáo pháp của Phật?
4. Cách kiểm tra thứ nhất?
5. Cách kiểm tra thứ hai?
6. Cách thứ ba?
7. Các nhà khoa học ngày nay đang thuyết giảng những sự thật cao quí
nào là nền tảng của Ðạo Phật?
-ooOoo- |
Lesson
39:
advertise (v) : quảng cáo
bear witness to : làm chứng cho
behaviour (n) : hành vi, thái độ
benefit by (v) : tiếp nhận lợi ích từ
conduct (n) : hạnh kiểm
courtesy (n) : sự nhã nhặn
customer (n) : khách hàng |
force
(v) : bắt buộc, cưỡng ép
foundation (n) : nền tảng
impulse (n) : sự thúc đẩy
morality (n) : đạo đức, phẩm hạnh
record (n) : hồ sơ, lý lịch
result from (v) : bắt nguồn từ, phát xuất từ.
sense (n) : ý thức, trí giác
witness (n) : chứng cớ, bằng chứng |
Lesson 40
The Bank of
Life
Some of you, because you are still young, are
very liable to think that we have said too much about the pain and sorrow of life and that
this world in which we are living is not such a bad place after all.
If these thoughts have came into your minds
it is but natural that you should ask why we dwell so much upon this sadness instead of
speaking more about the joy and happiness of the world. Perhaps you even feel that the
Buddha's teaching is somewhat sad and gloomy; more suitable for older people who must soon
die.
I will tell you the reason why the Lord
Buddha keeps on reminding us about sorrow. It is not to make us sad and unhappy-far from
it-it is to help us realize why such sadness exists and to enable us to live in such a way
as to prevent it from coming into our own lives and spoiling them.
All this sorrow which we see around us is the
result of ignorance. Ignorant thoughts, words and actions have in truth created this
unhappy state of existence.
As the result of ignorance must always be
suffering, so also the result of knowledge will always be happiness and peace. We all want
to get as much joy and happiness out of life as we possibly can; we do not wish to suffer
any more than we can help.
Nor do we really need to suffer at all if we
live as we should do, in obedience to certain great laws. Life is meant to be joyful and
pleasant. It is we who have put the pain and unhappiness into it by our own ignorance.
We get out of life exactly what we put into
it plus the interest of experience. So if life is sad we must have placed into it
thoughts, words and actions which brought about this sadness and pain. To put it in a
different way, we must have lived ignorantly instead of wisely.
Life is like a great bank in which we may
store our treasures of good thoughts, words and actions.
A person who has money in the bank may draw
checks upon it and they will be honoured. That is to say, the bank will pay out the money
when these checks are presented. A person, however, who has no money at all in the bank
cannot write checks that will be honored. When such a check is presented at the bank it
will not be paid but will be returned to the sender marked "no funds".
In the same manner : if we present a
check for happiness at the bank of life when we have only deposited ignorance, we will
have our check returned to us marked "no funds". But if, on the contrary, we
have been wise and have put into this bank good thoughts, words and actions, we can easily
present our check and know that it will be paid at once.
-ooOoo- |
Bài 40
NGÂN HÀNG
CUỘC ÐỜI
Một số các bạn, vì còn trẻ, rất
có thể nghĩ rằng chúng ta đã nói quá nhiều về nỗi đau khổ của cuộc
đời, và thế giới mà chúng ta đang sống đây, xét cho cùng, cũng không phải
là nơi tồi tệ đến thế.
Nếu những tư tưởng này đi vào đầu
óc các bạn thì tự nhiên là các bạn sẽ hỏi tại sao chúng ta chú trọng
quá nhiều đến sự đau buồn mà không nói thêm đôi chút về sự hoan lạc,
hạnh phúc của trần thế. Có lẽ các bạn còn cảm thấy giáo pháp của
Ðức Phật hơi âu sầu, ảm đạm; chỉ phù hợp với các ông già bà lão
sắp phải tiêu diêu.
Tôi sẽ cho các bạn biết lý do tại
sao Ðức Phật luôn luôn nhắc nhở chúng ta về nỗi đau khổ. Không phải
để làm cho ta đau buồn - trái lại là khác - mà để giúp ta nhận ra
nguyên do tại sao nỗi khổ đau như thế vẫn tồn tại, và có thể giúp ta
ngăn ngừa, không cho nó xâm nhập và làm hỏng cuộc sống của chính chúng
ta.
Tất cả những nỗi khổ đau diễn ra
chung quanh ta là hậu quả của vô minh. Tư tưởng, ngôn ngữ và hành động
vô minh thực sự đã tạo ra trạng thái đau khổ cho cuộc sinh tồn.
Hậu quả của vô minh phải là đau khổ;
cũng thế, hậu quả của trí tuệ sẽ là hạnh phúc, an lạc. Tất cả
chúng ta đều muốn được nhiều an vui, hạnh phúc cho cuộc đời; chúng ta
không hề mong chịu khổ đau bất hạnh.
Thật ra chúng ta cũng không cần phải
gánh chịu khổ đau nếu chúng ta sống hợp với một số qui luật cao thượng.
Ðời có nghĩa là an vui, hoan hỷ. Chính chúng ta đã đặt khổ đau vào cuộc
đời bằng chính sự vô minh của mình.
Chúng ta nhận được từ cuộc đời
đích thị những gì mà mình đã đặt vào đó cùng sự lợi lạc do kinh
nghiệm. Vì vậy, nếu đời là đau buồn thì hẳn là ta đã đặt vào đó
những tư tưởng, ngôn ngữ và hành động mang lại đau buồn, nói cách
khác thì chúng ta hẳn đã sống một cách ngu muội chứ không sáng suốt.
Cuộc đời cũng giống như một ngân
hàng to lớn, nơi chúng ta tàng trữ những kho báu tư tưởng, ngôn ngữ và
hành động hiền thiện của mình.
Một người gởi tiền vào ngân hàng
có thể rút các ngân phiếu và chúng sẽ được chi trả ngay. Nghĩa là
ngân hàng sẽ trả tiền khi những ngân phiếu này được trình ra. Tuy
nhiên, một người không có tiền bạc gì ở ngân hàng thì không thể viết
ngân phiếu để được chi trả. Khi một ngân phiếu như thế trình ra tại
ngân hàng thì sẽ không được thanh toán mà sẽ được phát hoàn cho người
gởi với dấu hiệu "không tiền"
Tương tự như thế, nếu chúng ta
trình thẻ nhận hạnh phúc tại ngân hàng cuộc đời mà mình đã ký gởi
toàn là vô minh vào đó thì chúng ta sẽ được trả lại ngân phiếu với
dấu hiệu "không tiền". Trái lại, nếu ta khôn ngoan, ký gởi ngân
hàng toàn những tư tưởng, ngôn ngữ và hành động hiền thiện, thì ta
có thể dễ dàng xuất trình ngân phiếu và biết rằng nó sẽ được trả
liền.
-ooOoo- |
Lesson
40:
at once (adv) : ngay tức khắc
check (n) : ngân phiếu
deposit (v) : gửi tiền ở ngân hàng
draw (v) : kéo, vẽ, rút
dwell upon (v) : trụ lại
enable (v) : làm cho có thể
exist (v) : tồn tại, hiện hữu
fund (n) : tiền của |
honour
(v) : chi trả đúng hẹn
keep on (v) : tiếp tục
liable (a) : có khả năng
on the contrary : trái lại
present (v) : trình bày
remind (v) : nhắc nhở
that is to say : nghĩa là
to put it in a different way : nói cách khác |
Lesson 41
Start At
Once
It ís foolish to grumble when things go
wrong; when unhappiness and suffering come to us for we have only ourselves to blame for
what we did to cause this misery and at other times we know very well what caused it.
Some of the causes of both the suffering or
happiness of our present life could be traced back to former lives had we but the complete
knowkedge and vision of our Lord Buddha.
The result of wrong doing or right doing does
not always come at once but often takes many lives before it appears; just as a seed may
remain in the ground a long time before it breaks through the earth.
Now do you see why the Master taught us so
much about pain and suffering? Not to make us sad but to help us to escape it. A mother
often warns her child against danger not to make him unhappy but to make him careful.
This is all a part of the first step on the
Eight-fold Path. The right understanding of pain and its cause. The law of fire is that it
burns. To place one's hand into the flame would be foolish for it would cause needless
pain and suffering.
So with all the laws of life. If we obey them
we shall be happy; if we disobey or break them we shall be miserable.
The Lord Buddha does not walk the Path for us
nor is it any use to pray to him to keep us from suffering. He has found for us the Path
and he has told us how we should walk it; but the actual walking he leaves to us.
The reason there is so much sorrow in the
world is that people have not the understanding that they must walk the Path for
themselves. Many hope to escape from the trouble of walking it properly by praying to Gods
or the saints to walk it for them; to take all the responsibility of life from them.
A person who does this is very foolish. He is
really just as foolish as a hungry man who asks his friend to eat his dinner for him and
expects to have his hunger satisfied.
"I am so hungry; please eat my dinner
for me". It would not be long before such a foolish person would starve to death.
"I have sown daisy seeds but please make
violets grow instead of daisies". "I have planted carrots but I want beans to
come up" "I have done wrong actions but I want happiness to come from
them".
No, dear young people, this is all
foolishness. Wrong brings wrong and right brings right always and no God or Gods can save
you from the result of what you yourselves have thought, said and done.
Do not be discouraged! The future is yours to
do with as you wish. Let us set about at once to sow good seeds; to place in the bank of
life only that is right and wise. Then we may soon be free from the sorrows and the
unhappiness which comes from ignorance.
-ooOoo- |
BÀI 41
HÃY KHỞI
SỰ NGAY
Khi sự việc diễn ra sai lầm hay khi
khổ đau xảy đến mà ta càm ràm là dại dột; bởi vì chúng ta phải tự
trách điều do chính mình gây ra đau khổ, và lúc khác thì mình lại biết
rõ nguyên nhân đó.
Một số nguyên nhân gây khổ đau và
hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại của mình có thể được truy nguyên từ
những tiền kiếp xa xưa nếu chúng ta có trí tuệ và cái nhìn viên mãn của
Ðức Phật.
Hậu quả của việc làm sai lầm hay
đúng đắn không phải lúc nào cũng xảy ra ngay mà thường thì phải trải
qua nhiều kiếp sống mới xuất hiện; cũng như hạt giống có thể nằm dưới
đất trong một thời gian dài trước khi trồi lên mặt đất.
Bây giờ thì các bạn thấy tại sao
Ðức Bổn Sư thuyết giảng cho chúng ta quá nhiều về sự đau khổ? Không
phải để gây buồn phiền mà chính là để giúp ta thoát khỏi cảnh khổ
đau đó. Một người mẹ thường răn dạy con mình coi chừng nguy hiểm
không phải là để làm cho con buồn phiền mà chính là để nhắc nhở con
thận trọng.
Ðây là toàn bộ phần bước đầu của
Bát Chánh Ðạo. Sự hiểu biết đúng đắn về khổ và nguyên nhân của khổ.
Qui luật của lửa là đốt cháy. Thọc tay vào lửa là ngu dại, vì nó sẽ
gây ra sự đau khổ vô ích.
Ðối với mọi qui luật của cuộc đời
cũng thế. Nếu ta tuân theo chúng thì sẽ được hạnh phúc; nếu ta không
theo hay vi phạm chúng thì sẽ bị khổ đau.
Ðức Phật không đi đường thay cho
ta, cũng chả ích lợi gì cho việc cầu nguyện Ngài giúp ta thoát khỏi đau
khổ. Ngài đã tìm ra Chánh Ðạo, Ngài cũng đã báo cho ta nên đi theo Chánh
Ðạo đó như thế nào; nhưng bước đi đích thực thì Ngài dành hẳn
cho chúng ta.
Nguyên nhân tại sao có quá nhiều đau
khổ trên cõi đời này là vì người ta không hiểu rằng họ phải đích
thân đi theo con Ðường đó. Nhiều người hy vọng tránh cảnh đi đứng
phiền phức bằng cách cầu nguyện thánh thần đi thay cho họ, nhận lãnh mọi
trách nhiệm về cuộc đời của họ.
Người nào làm như vậy thì thật là
ngu xuẩn. Ngu xuẩn như một người đang đói lại nhờ bạn mình ăn thay, và
mong rằng mình sẽ hết đói.
"Tôi đói lắm, xin vui lòng ăn
thay cho tôi". Một người đần độn như thế chẳng mấy chốc sẽ bị
chết đói.
"Tôi đã gieo nhiều hạt cúc nhưng
xin cho cây hoa tím, thay vì cây cúc, mọc lên". "Tôi đã trồng nhiều
cà rốt nhưng muốn rằng cây đậu vươn cao". "Tôi đã phạm nhiều
sai trái nhưng mong rằng hạnh phúc tựu thành".
Không, này các bạn trẻ thân mến, đó
chỉ là những ước mong ngu muội. Sai lầm mang lại sai lầm, chánh chơn
mang lại chánh chơn thường hằng. Không một Thượng Ðế hay Thánh Thần
nào có thể cứu các bạn thoát khỏi hậu quả của những gì mà chính
các bạn đã suy nghĩ, nói phô và hành động.
Ðừng nản lòng! Tương lai đang chờ
đón ý nguyện của các bạn. Chúng ta hãy khởi sự gieo trồng ngay những hạt
giống hiền thiện; hãy ký gởi vào ngân hàng cuộc đời toàn những gì
chân chánh, sáng suốt. Vậy là ta có thể sớm thoát khỏi cảnh khổ đau
phát xuất từ vô minh ngu muội.
-ooOoo- |
Lesson
41:
actual (a) : thật sự
blame (v) : khiển trách, đỗ lỗi cho
daisy (n) : cây hoa cúc
discourage (v) : làm nản lòng
disobey (v) : không vâng lời
flame (n) : ngọn lửa
grumble (v) : lẩm bẩm, cằn nhằn |
miserable
(a) : khốn khổ
obey (v) : vâng lời
pray to someone (v) : cầu nguyện ai
responsibility (n) : trách nhiệm
set about (v) : khởi sự, bắt đầu
starve (v) : chết đói
trace back to (v) : truy nguyên
violet (n) : cây hoa tím
vision (n) : sự nhìn thấy |
Lesson 42
The Real
Buddhist
The life of one who professes to be a
Buddhist is governed by the understanding of the Oneness of All life, the law of karma,
the law of becoming and keeps to the rules of the Eight-fold Path. He should be very
happy, for he has replaced hatred with love, pining with cheerfulness, greed with charity
and serves his fellow-man joyfully as the following verses testify.
Happy is the Buddhist's fate;
For his heart knows not of hate;
Haters may be all around,
Yet in him no hate is found.
Happy is the Buddhist's fate,
Him no greed will agitate;
In the world may greed abound,
Yet in him no greed is found.
Happy is the Buddhist's fate,
He all pining makes abate;
Pining may be all around
Yet in him no pining's found.
Happily then let us live,
Joyously our service give,
Quench all pining, hate and greed
Happy is the life we lead.
Buddhism teaches too, that we should stand
together. The Lord Buddha said :
"A man that stands alone, having decided
to obey the truth, may slip back into his old ways. Therefore stand ye together, assist
one another, and strengthen one another's efforts.
"Be like unto brothers; one in love, one
in holiness, and one in your zeal for the truth.
"Spread the Truth and preach the
doctrine in all quarters of the world, so that in the end all living creatures will be
citizens of the Kingdom of Righteousness.
"This is the holy brotherhood, this is
the temple the congregation of those who believe in me and have taken their refuge in the
Name of Buddha".
-ooOoo- |
BÀI 42
PHẬT TỬ
CHAÂN CHÁNH
Cuộc sống của người tự xưng là
Phật tử sẽ được điều khiển bởi sự quán thông về cái Chung Nhất của
Tất Cả Sinh Mệnh, về luật nghiệp báo, luật vô thường và giữ giới
Bát Chánh Ðạo. Người ấy hẳn là rất hạnh phúc, vì họ đã thay lòng hận
thù bằng tình yêu thương, tính câu chấp bằng tâm hoan hỷ, ý tham lam bằng
hạnh nhân từ và sung sướng phục vụ tha nhân như những vần thơ bày tỏ
sau đây.
Lành thay ta vui sống,
Từ ái giữa oán thù;
Giữa những người oán thù,
Ta sống không thù oán.
Lành thay ta vui sống,
Vô dục giữa khát khao;
Giữa những người khát khao,
Ta sống không khao khát.
Lành thay ta vui sống,
Hỷ xả giữa khích hiềm;
Giữa những người khích hiềm,
Ta sống không hiềm khích.
Lành thay ta vui sống,
Hoan hỷ giúp tha nhân;
Dập tắt tham, sân, hận,
Vui nguồn vui tuyệt trần.
Ðạo Phật cũng dạy rằng chúng ta
nên đứng chung với nhau. Ðức Phật nói:
"Người nào đứng riêng lẽ một
mình, dù đã quyết theo sự thật, người ấy cũng có thể tuột về đường
xưa lối cũ. Vì vậy các bạn hãy chung lưng đấu cật, giúp đỡ lẫn nhau
và củng cố nổ lực cho nhau.
"Hãy như anh chị em; hãy thương yêu
thánh thiện và hăng hái tìm cầu chân lý".
"Hãy truyền bá sự thật và thuyết
giảng giáo pháp ra bốn phương trời để cho tất cả chúng sanh cuối cùng
sẽ là những công dân của Vương Quốc Chánh Trực".
"Ðây là tình huynh đệ thiêng
liêng, là chùa tháp, là giáo hội của những ai tin ta và đã nương tựa vào
Danh hiệu của Phật".
-ooOoo- |
Lesson
42:
abate (v) : xoa dịu
agitate ( v) : khích động
assist (v) : giúp đỡ
brotherhood (n) : tình huynh đệ, giáo hội
charity (n) : nhân đức, bác ái
cheerfulness (n) : sự hoan hỷ, sự vui mừng
citizen (n) : công dân
congregation (n) : giáo hội
creature (n) : sinh vật
effort (n) : sự nổ lực, sự cố gắng
fate (n) : số phận, định mệnh
greed (n) : tính tham lam |
holy
(a) : thần thánh, thiêng liêng
pining (n) : tính câu chấp, lòng ghim gút
profess (v) : tuyên bố
quench (v) : dập tắt
replace (v) : thay thế
righteousness (n) : chân thật, chính trực
slip (v) : trượt, tuột
take refuge in : quy y, nương tựa vào
temple (n) : đình, miếu, chùa
testify (v) : chứng tỏ, biểu lộ
trengthen (v) : củng cố
verse (n) : câu thơ, bài thơ
zeal (n) : nhiệt tâm, nhiệt huyết |
Lesson 43
A Story of
Tree Fairies
We saw in the last lesson that we should all
stand together. There is a little fairy story called the Tree Fairies. It illustrates what
is meant by standing together.
There was once a very wise fairy king. He
ruled over the tree fairies. One day he called all the fairies before him and told them to
choose whatever tree or bush suited them best, but he gave them this advice. Choose the
trees that stand close togerther in the forest. I have chosen the great Oak tree that
stands in the middle of the forest for my home; you had better live as close to me as
possible. In any case avoid the trees that stand in the open.
The wise fairies followed the advice of their
good king and chose the trees that stood together, but the foolish ones said :
"Why should we dwell so close together?
Ler us go instead to the trees that grow in the fields outside the city".
One day a great storm swept over the country.
The trees that grew in the fields near the city were torn up by the roots for they had no
shelter, but in the forest the trees were not injured for they stood so close together and
so close to their king that the wind could not blow them down. The poor fairies whose
trees were blown down went to the forest and told their troubles to the king. "It was
because you would not listen to me", he said.
"United forest-like should people stand.
The storm blows down the lonely tree".
QUESTIONS (18)
1. Why does the Buddha say so much about
sorrow?
2. What causes suffering?
3. If our lives are unhappy whom should we blame?
4. Can we escape from the result of what we have thought, said and done?
5. Why should a Buddhist's life be joyful?
6. Repeat one of the verses which tells about
the Buddhist's fate.
7. What did Lord Buddha say about a man that stands alone?
8. What does the story of the tree fairies teach us?
-ooOoo- |
Bài 43
TRUYỆN MỘC
THẦN
Trong bài trước, ta thấy tất cả chúng
ta nên đứng chung với nhau. Có một truyện thần thoại nhỏ gọi là Mộc
Thần. Truyện này minh họa cho cái gọi là chung lưng đấu cật đó.
Thuở nọ có một thần vương rất sáng
suốt. Ngài cai trị các mộc thần. Một hôm, ngài gọi tất cả các một
thần đến trước mặt, bảo họ chọn một loại cây thích hợp nhất theo
lời khuyên của ngài. Hãy chọn những cây đứng sát nhau trong rừng. Ta đã
chọn cây sồi khổng lồ đứng giữa rừng để làm nhà; các ngươi nên sống
gần ta được chừng nào tốt chừng đó. Dù sao thì cũng nên tránh những
cây đứng trơ vơ giữa trời.
Những mộc thần khôn ngoan tuân theo lời
khuyên của vị minh quân và chọn những cây đứng bên nhau, còn bọn ngu xuẩn
thì nói:
"Tại sao chúng ta phải ở sát
bên nhau? Chúng ta hãy đi đến những cây mọc trên các cánh đồng ngoài
thành".
Ngày kia có một cơn bão khủng khiếp
quét qua vùng nông thôn. Cây cối mọc trên những cánh đồng gần thành đều
bị trốc gốc vì không nơi nương tựa, còn trong rừng, cây cối không bị
tổn thương, vì chúng đứng san sát bên nhau và cận kề với nhà vua đến
nỗi không một ngọn gió nào có thể thổi ngã chúng. Những mộc thần khốn
nạn, thấy cây cối bị gãy đổ, bèn đến rừng bày tỏ bao nỗi phiền
muộn của mình với nhà vua. "Chỉ vì các khanh không nghe ta" ngài
nói:
"Người ta nên đứng bên nhau như
cây cối san sát trong rừng. Bão tố chỉ thổi ngã cây nào lẻ loi đơn độc".
CÂU HỎI (18)
1. Tại sao Phật nói quá nhiều về
đau khổ?
2. Việc gì gây ra đau khổ?
3. Chúng ta nên đổ lỗi cho ai nếu cuộc đời của chúng ta bị đau khổ?
4. Chúng ta có thể thoát khỏi hậu quả của những gì chúng ta đã suy
nghĩ, nói năng và hành động không?
5. Tại sao cuộc đời của Phật tử nên hỷ lạc?
6. Hãy lập lại một trong các vần thơ nói về thân phận của Phật tử.
7. Ðức Phật nói gì về người đứng riêng lẻ một mình?
8. Truyện Mộc thần dạy ta những gì?
-ooOoo- |
Lesson
43:
fairy (n, a) : nàng tiên, thần thoại
injure (v) : gây tổn thương
oak (n) : cây sồi |
shelter
(n) : chỗ nương tựa, nơi ẩn trú
sweep (v) : quét
tear up (v) : xé nát, nhổ bật
united (a) : liên kết |
Lesson 44
Ideal - I
When we are young, we should be thinking
carefully of what we intend to make of our lives; what we are going to keep before us. We
must not mix up the words idea and ideal. Let us see what they mean. We sometimes speak of
an ideal or thought that which is produced by the mind. We are thinking constantly, and
that which we think is called an "idea". The word "ideal" means a
fixed idea, an idea that does not change, does not alter, but remains always the same. Our
thoughts are continually changing. Now we are thinking of study, then of play; now of our
home, then of our school. These are changing thoughts; but the thought that always remains
with us, fixed steadily, that is part of what is called an "ideal". It is not
only this, but is a fixed idea that governs conduct, according to which the character is
gradually shaped. Everyone of us should have an ideal - a fixed idea that shall govern our
conduct. We should make for ourselves this ideal. Some of the things that should make a
part of our ideal are the following : First of all, love of "our religion".
Every Buddhist boy and girl, man and woman should make part of his or her ideal, love of
religion. But we cannot love that which we do not know, therefore we should study our
religion and the life of the great Teacher who became the Fully Englihtened One. Then we
should love "our home and the country" to which we belong. Everyone should make
the work of his country part of his ideal. When we are learning history we are learning to
be good citizens of our country.
QUESTIONS (19)
1. What is an idea?
2. What is an ideal?
3. What is the first quality we should have in our ideal?
4. Why should religion be the first quality?
5. What is the second quality?
-ooOoo- |
Bài 44
LÝ TƯỞNG
- I
Khi còn trẻ, chúng ta nên suy nghĩ chín
chắn về những gì chúng ta định thực hiện cho cuộc đời mình; những
gì chúng ta sắp duy trì trước mắt. Chúng ta không được lẫn lộn từ ý
tưởng và lý tưởng. Chúng ta hãy xem chúng có ý nghĩa gì. Chúng ta đôi
khi nói đến một lý tưởng hay ý nghĩ do tâm trí phát sanh. Chúng ta đang
suy nghĩ liên miên, và cái mà chúng ta suy nghĩ đó được gọi là "ý tưởng".
Từ "lý tưởng" có nghĩa là ý tưởng nhứt định, một ý tưởng
không thay đổi thì không biến đổi, nhưng luôn luôn tồn tại giống nhau.
Ý nghĩ của chúng ta đang liên tục thay đổi. Khi thì nghĩ đến việc học
hành, lúc thì nghĩ đến chuyện đùa giỡn; khi thì nghĩ đến nhà cửa,
lúc thì nghĩ đến trường ốc. Ðây là những ý nghĩ đang thay đổi;
nhưng ý nghĩ đó luôn luôn tồn tại với chúng ta, gắn chặt với chúng
ta, đó là thành phần của cái được gọi là "lý tưởng". Nó
không chỉ như thế mà còn là một ý tưởng cố định, chi phối đức hạnh,
và theo đó tính nết dần dần được uốn nắn. Mọi người trong chúng ta
nên có một lý tưởng - một lý tưởng cố định, chi phối đức hạnh của
mình. Chúng ta nên tạo cho chính mình cái lý tưởng này. Sau đây là một số
sự kiện tạo nên thành phần lý tưởng của chúng ta: Trước nhất là phải
yêu quí "tôn giáo của mình". Tất cả các em nam nữ Phật tử, cư
sĩ Phật tử phải tạo cho được thành phần lý tưởng của mình là yêu
quí tôn giáo. Nhưng chúng ta không thể yêu quí những gì chúng ta không biết,
vì thế chúng ta phải nghiên cứu tôn giáo và cuộc đời của Bậc Ðạo Sư
đã thành Ðấng Giác Ngộ Hoàn Toàn. Kế đó là phải yêu quí "quê hương
đất nước của mình". Mọi người phải xây dựng quê hương mình
thành thành phần lý tưởng. Khi học lịch sử là chúng ta đang học cách
trở thành những công dân tốt của đất nước mình.
CÂU HỎI (19)
1. Thế nào là một ý tưởng?
2. Thế nào là một lý tưởng?
3. Phẩm chất đầu tiên của chúng ta phải có trong lý tưởng của mình
là gì?
4. Tại sao tôn giáo phải là phẩm chất đầu tiên?
5. Phẩm chất thứ hai là gì?
-ooOoo- |
Lesson
44:
constantly (adv) : liên miên
continually (adv) : liên tục |
ideal (n) :
lý tưởng
mix up (v) : pha trộn, lộn xộn
steadily (adv) : vững chắc |
Lesson 45
Ideal - II
After love of religion and love of country
other qualities must be cultivated. One is "truth". The character which is not
true is not good. We must be true in thought, in word in action. We must never tell a lie.
It is cowardly, shabby and mean to do so, and if we tell lies, no one will trust us. Our
word should be such, that all people around us will trust it. We should learn to be
truthful in thought and in action. Truth must be part of our ideal.
The next thing that should be in our ideal in
"courage". We should learn to be brave; learn to stand up and stand out for our
religion, Buddhism. Never to use our strength to hurt those weaker than ourselves. Love of
"obedience" is another characteristic we should have in our ideal. No nation can
get along without discipline and the time to learn is when we are young. Love of
"purity" should also be in our ideal.
We should strive to be pure in thought, in
word, and in deed. Learn to study well and learn to play well. If we say every morning :
"I love my religion, I love my country; I will be obedient; I will be brave; I will
be pure". If we say that each day and try to live it, then we shall grow like our
ideal, and become one with it. The thing that we think about, we become; for "all
that we are is the result of what we have thought" so taught our great teacher, the
Lord Buddha.
QUESTIONS (20)
1. What is the third quality we should have
in our ideal?
2. Why is love of truth important?
3. What is the fourth quality?
4. Tell something about courage.
5. What is the fifth quality?
6. What is the sixth quality?
7. Now name all the qualities in the right order.
8. What did our Lord Buddha say about thought?
-ooOoo- |
Bài 45
LÝ TƯỞNG
- II
Sau lòng quí trọng tôn giáo và yêu thương
đất nước, những đức tính khác cũng phải được vun trồng. Một là
tính "chân thật". Tính tình không chân thật thì không tốt. Chúng
ta phải chân thật trong tư tưởng, ngôn ngữ và hành động. Chúng ta không
bao giờ được nói dối. Nói dối là hèn nhát, xấu xa và đê tiện; và nếu
chúng ta nói dối thì không ai còn tin tưởng mình. Ngôn ngữ của chúng ta
phải như thật, như thật thì mọi người chung quanh ta sẽ tin tưởng ta.
Chúng ta phải tập tính ngay thẳng trong ý nghĩ và trong hành động. Tính
chân thật phải là thành phần của lý tưởng mình.
Ðiều kế tiếp phải có trong lý tưởng
của chúng ta là tính "can đảm". Chúng ta phải biết can đảm; biết
hỗ trợ và xiển dương Ðạo Phật của mình. Ðừng bao giờ dùng sức mạnh
gây tổn thương những ai yếu kém hơn mình. Quí trọng tinh thần "phục
tùng" là đặc tính khác mà chúng ta phải có trong lý tưởng. Không một
quốc gia nào có thể tiến bộ mà không tôn trọng kỷ luật, và thời gian
học tập là khi chúng ta còn trẻ. Quí trọng tính "liêm khiết" cũng
phải có trong lý tưởng của chúng ta. Chúng ta phải cố gắng để được
liêm khiết trong ý tưởng, ngôn ngữ và hành động. Biết học hay và biết
chơi giỏi. Nếu mỗi sáng ta nói: "Tôi yêu tôn giáo tôi; Tôi yêu đất
nước tôi; Tôi sẽ phục tùng; Tôi sẽ can đảm; Tôi sẽ liêm khiết".
Nếu ta nói như vậy mỗi ngày và cố gắng sống hợp như thế thì chúng
ta sẽ lớn mạnh như lý tưởng của mình, và lý tưởng với mình là một.
Chúng ta suy nghĩ thế nào thì thành đạt thế đó; bởi vì "tất cả
những gì chúng ta đang là là hậu quả của những gì chúng ta đã suy nghĩ".
Ðức Phật, Bậc Ðại Sư của chúng ta đã thuyết giảng như vậy.
CÂU HỎI (20)
1. Ðức tính thứ ba mà chúng ta phải
có trong lý tưởng là gì?
2. Tại sao quí trọng sự thật là quan trọng?
3. Ðức tính thứ tư là gì?
4. Hãy kể đôi điều về tính can đảm.
5. Ðức tính thứ năm là gì?
6. Ðức tính thứ sáu là gì?
7. Hãy kể tất cả những đức tính theo thứ tự mạch lạc.
8. Ðức Phật chúng ta nói gì về tư tưởng?
-ooOoo- |
Lesson
45:
brave (a) : dũng cảm
courage (n) : sự can đảm
cowardly (a) : hèn nhát
cultivate (v) : trồng trọt, tu dưỡng
discipline (n) : kỷ luật
get along (v) : tiến bộ |
purity
(n) : sự trong sạch, sự tinh khiết
quality (n) : phẩm chất, đức hạnh
shabby (a) : xấu xa, hèn hạ
stand up for (v) : phát huy, xiển dương
strive (v) : cố gắng, phấn đấu
tell (a) lie (v) : nói dối
trust (v) : tin tưởng |
III- CATECHISM FOR SUNDAY SCHOOL
1. Of what religion are you?
2. What is Buddhism?
3. What does the word Buddha mean?
4. When did the Buddha Sakyamuni live?
5. Where was he born?
6. When was he born?
7. What was his family name?
8. Who were his parents?
9. What did the wise hermit Asita say about him when he was born?
10. What did the king do to try and stop the prince from becoming a Buddha and why?
11. Did this plan of the king succeed?
12. What did the prince think when he became aware of these things?
13. What did the prince decide to do?
14. Was it hard for him to leave his home?
15. How old was he when he left his home?
16. Where did he go after leaving his home?
17. Was he satisfied with their teaching?
18. How long did he continue to practice asceticism?
19. Did he find the Truth?
20. What did he decide to do then?
21. What did he do then?
22. Did he succeed this time?
23. How can we express the teaching of the Buddha in a few words?
24. Why do we mention suffering first?
25. Why do we bring love next?
26. Why do we mention peace last?
27. What did he teach in his first sermon?
28. What are the Four Noble Truths?
29. What does the statement "Life is full of suffering" mean?
30. What is the cause of this suffering?
31. Can this suffering be cured?
32. What is the name of that way?
33. What is the Eight-fold Path?
34. What do we mean by Right Understanding?
35. What do we mean by Right Purpose?
36. What do we mean by Right Speech?
37.What do we mean by Right Conduct?
38.What do we mean by Right Livelihood?
39.What do we mean by Right Endeavor?
40.What do we mean by Right Thought?
41.What do we mean by Right Meditation?
42.What is Karma?
43.What are the Three Guides which a Buddhist should take refuge in?
44. What are the Three signs of Buddhism?
45. What are the Five Precepts?
46. What does the lotus stand for?
47. How about images of the Buddha?
48. How did The Buddha Sakyamuni console his disciples just before his death?
-ooOoo- |
III- BẢN CÂU HỎI CHO LỚP HỌC
CHỦ NHỰT
1. Bạn theo tôn giáo nào?
2. Phật giáo là gì?
3. Từ Phật nghĩa là gì?
4. Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni sống khi nào?
5. Ngài sanh ở đâu?
6. Ngài sanh khi nào?
7. Họ của Ngài là gì?
8. Cha mẹ của Ngài là ai?
9. Hiền sĩ A-tư-đà (Asita) nói gì về Ngài khi Ngài ra đời?
10. Quốc vương đã làm gì để cố ngăn chận hoàng tử trở thành một Ðức
Phật và tại sao?
11. Kế hoạch này của quốc vương có thành công không?
12. Hoàng tử nghĩ gì khi chàng ý thức được những điều này?
13. Hoàng tử quyết định làm gì?
14. Chàng có gặp khó khăn khi rời khỏi hoàng cung không?
15. Chàng bao nhiêu tuổi khi rời khỏi nhà?
16. Chàng đi đâu sau khi rời khỏi nhà?
17. Chàng có hài lòng với giáo pháp của họ không?
18. Chàng tiếp tục tu tập khổ hạnh bao lâu?
19. Chàng có tìm ra Sự Thật không?
20. Chàng quyết định làm gì sau đó?
21. Chàng làm gì sau đó?
22. Lần này chàng có thành công không?
23. Làm thế nào ta có thể trình bày giáo pháp của Ðức Phật trong một
vài từ?
24. Tại sao chúng ta đề cập khổ trước?
25. Tại sao sau đó chúng ta mang lại tình thương?
26. Tại sao chúng ta nói an lạc sau cùng?
27. Ngài đã thuyết giảng những gì trong bài thuyết pháp đầu tiên của
Ngài?
28. Bốn Sự Thật Cao Quí là gì?
29. Câu nói: "Cuộc đời đầy dẫy khổ đau" nghĩa là gì?
30. Nguyên nhân của sự đau khổ này là gì?
31. Sự đau khổ này có thể chữa trị được không?
32.Con đường đó tên gì?
33. Bát Chánh Ðạo là gì?
34. Thế nào là Chánh Kiến?
35. Thế nào là Chánh tư duy?
36. Thế nào là chánh ngữ?
37. Thế nào là chánh nghiệp?
38. Thế nào là chánh mạng?
39. Thế nào là chánh tinh tấn?
40. Thế nào là chánh niệm?
41. Thế nào là chánh định?
42. Nghiệp là gì?
43. Tam Bảo mà một Phật tử phải quy y là gì?
44. Tam pháp ấn của Phật Giáo là gì?
45. Ngũ giới là gì?
46. Hoa sen mang ý nghĩa gì?
47. Còn những hình ảnh của Ðức Phật thì sao?
48. Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni an ủi môn đệ của Ngài như thế nào trước
khi Ngài nhập diệt? |
Mục
lục | 1 | 2
| 3 | 4 | 5 | 6
|
|