- Trái Tim Thiền
Quán
- Phật lịch 2544, Tl 2000
MỤC LỤC
Lời nói đầu
[01] Nhập tức xuất tức niệm
[02] Số tức quan
I. Tùy quán hơi thở dài
II. Quán theo hơi thở ngắn
III. Cảm nghiệm các thân
IV. Tịnh hóa hữu vi thân
[03] Tám pháp thối đọa và tiến hóa
[04] Niệm hơi thở có đủ Tứ niệm xứ
[05] Niệm hơi thở có đủ Thất giác chi
[06] Chánh niệm tứ oai nghi
[07] Tĩnh giác các tiểu oai nghi
[08] Pháp căn bản thiền Quán
[09] Thường thân y duyên
[10] Toát yếu
[11] Bảng kê tóm lược
[12] Câu hỏi trắc nghiệm
|
Lời
Nói Ðầu
Tập Thiền
Quán nầy tựa là "Trái Tim Thiền Quán". Bởi phương pháp
"Niệm hơi thở" là một trong những phương pháp "Niệm
thân" - Niệm thân là một trong bốn pháp "Tứ Niệm Xứ"
- Tứ Niệm Xứ là một trong "Bát Chánh Ðạo" (Chánh niệm)
- Bát Chánh Ðạo là một trong "Tứ Diệu Ðế" (Ðạo đế).
Chư Phật
ba đời dù bậc Chánh Ðẳng Giác, Ðộc Giác, Thinh Văn Giác đều giác ngộ
Tứ Diệu Ðế mà được giải thoát, giải thoát được là do đắc đạo
quả, quả sanh từ đạo, đạo đương nhiên là Ðạo đế hay Bát chánh, như
đức Thế Tôn nói: "Trong hội chúng nào có Bát Chánh Ðạo thì hội
chúng đó có 4 bậc Sa môn là Tu Ðà Huờn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm và A La Hán
". Trong thế gian nầy sẽ không vắng bóng A La Hán, nếu còn có người
thực hành đúng theo Bát Chánh Ðạo. Ðức Thế To ân cũng tuyên bố: "Nếu
ai tu tập đúng pháp Tứ Niệm Xứ thì dù có chậm trể nhứt là 7 năm
cũng sẽ chứng một trong hai quả là A Na Hàm hoặc A La Hán". Phương
pháp Niệm hơi thở là phương pháp đứng đầu của pháp Niệm thân, cũng
như Niệm thân là pháp đứng đầu trong 4 Niệm xứ.
Thật ra chỉ
cần có tuệ tri (Pajànàti) thấy được sự sanh diệt của danh sắc
mỗi lúc hiện tại, tức "Niệm niệm thấy tánh" (Sanh diệt) là đủ.
Vì tuệ tri chỉ có trong tâm Thiện dục giới hợp trí, mà tâm Thiện dục
giới thì biết được nhiều cảnh, sanh được trong nhiều cõi (trừ Vô tưởng),
có được trong nhiều người (trừ bậc A La Hán) nên gọi là tâm Ðại thiện.
Ðịnh là
tâm sở nhứt hành (Ekaggatà) có thể sanh lên trong các tâm mà không
có Niệm, nhưng Niệm không thể sanh lên mà thiếu Ðịnh. Cũng vậy, Niệm
có thể sanh lên trong các tâm không có Trí, nhưng Trí không thể sanh lên
mà không có Niệm. Vì vậy, hể tâm nào có Trí là tâm đó có Niệm có Ðịnh
...
Từ sự định
niệm hơi thở, có tuệ tri (biết rõ) cảnh xúc ở mũi, ở môi, ở thanh quản,
từ từ biến mãn tuệ tri đến vai, đến ngực, đến bụng và đến các
thân xúc khác trong các đại oai nghi, tiểu oai nghi thuộc cảnh xúc, rồi đến
các cảnh khác như cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh pháp,
dù biết cảnh nào, căn nào, thức nào cũng là cái biết của tuệ tri trong
tâm Thiện dục giới hợp trí.
Chính cái
biết của tuệ tri trong tâm Ðại thiện hợp trí nầy, đối với 6 nội
ngoại xứ gọi là "Thành sở tác trí", thấy được tánh sanh diệt
của Danh Sắc là "Diệu quan sát trí", thành tựu Thánh quả không
còn Thường kiến Ngã chấp (hay Thân kiến) gọi là "Bình đẳng tánh
trí", khi chứng quả Vô lậu gọi là "Ðại viên cảnh trí" (tức
là Kiriya - Duy tác). Ðúng là:
"Nói
tuy muôn việc đủ,
Lý hiệp một không hai
Trong lòng sanh khổ não
Thường tu huệ phát khai
Tà sanh phiền não dấy
Chánh khởi não phiền tan
Chánh tà đều dứt bỏ
Thanh tịnh chứng Níp-Bàn ..."
Tuệ tri là
gốc của Chánh kiến (Khi trí tuệ còn non) và Chánh kiến tức tuệ tri Tứ
Thánh Ðế (khi trí tuệ phát triển viên mãn). Chính tuệ tri: "Chiếu
kiến ngũ uẩn giai không (Vô ngã) mà độ nhứt thiết khổ ách", tức
thành tựu Chánh lý, chứng ngộ Níp-Bàn, nên tập sách Thiền nầy lấy
tên: "Trái Tim Thiền Quán".
Biên Thành 10-10-2000
Mùa
an cư Pl. 2544
Tỷ kheo GIÁC CHÁNH
Lời nói
đầu | Phần I | Phần II | Phần III
Trích từ trang BuddhaSasana
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/traitim_thienquan.htm