Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt    

   

...... ... ..  . ..  .  .
HAI KHUÔN MẶT TÂM THỨC
Nguyên tác Tây Tạng: Lama Gendun Rinpoche
Dịch sang tiếng Anh: Anila Rinchen Palmo
Việt dịch: Lục Thạch
Sưu tầm và đánh máy: Thanh Sơn

MỤC LỤC

 


GIỚI THIỆU

            Bài thuyết pháp này đã được Lama Gendun Rinpoche trình bày ở Đạo viện Dhagpo Kagyu Ling, Dordogne, Pháp, vào mùa hè 1990. Lama Gendun sinh ở Tây Tạng và lưu vong khi nước này bị xâm lăng. Ngài nổi tiếng là một thiền giả ẩn tu nhiều năm ở Tây Tạng và Ấn Độ, Ngài được mời đến Dordogne trong thập niên bảy mươi để dạy thiền cho những người Tây phương quan tâm đến môn này.

            Kể từ đó Ngài nhận xứ này làm nơi trú ngụ của mình, và hiện tại Ngài đang hướng dẫn các đệ tử qua các kỳ nhập thất dài hạn ở bảy tu viện thuộc tỉnh Auvergne, nước Pháp.

            Những giáo lý trong bài thuyết pháp này được dựa trên tài liệu trước tác của Chagme Rinpoche, một Lama có sức học uyên thâm, người có nhiều kinh nghiệm tu chứng thuộc thế kỷ mười bảy, Ngài nổ lực không mệt mõi biên soạn lại các văn liệu thuộc vào thời đó thành những quyển sách có ý tưởng rõ ràng. Chúng ta chịu ơn Ngài vì nhiều luận thư vẫn còn được dùng ngày nay do có nội dung thấu đáo và trong sáng.

            Trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của Ngài là "Giáo lý Núi" một tập hợp những lời khuyên về nhiều đề tài liên quan tới việc tu luyện tâm linh và đời sống ẩn tu, dày khoảng sáu trăm trang. Quyển sách này gồm các chương độc lập với nhau nói về nhiều đề tài, trong đó một chương về các cảm xúc. Chương này được Ngài đặt tên là "Chim công lớn", vì loài công được coi là có thể ăn chất độc rồi biến chúng thành những màu sắc rực rỡ của lông đuôi, và được Phật giáo Tây Tạng dùng làm biểu tượng cho việc tu tập tâm linh chuyển hóa lực cảm xúc thành lực trí huệ.

            Trước khi tìm hiểu những giáo lý này chúng ta cần phải định nghĩa rõ từ ngữ "Cảm xúc". Chúng ta dùng từ ngữ này hằng ngày để nói tới một điều gì có thể xác định ngay được, một cảm giác rõ rệt trong tâm vừa là một phản ứng vừa là một lực. Tuy nhiên trong Phật giáo, cảm xúc có ý nghĩa rộng hơn như vậy. Đó là trạng thái tâm thức phát khởi ngay khi tâm hoạt động theo các nhị nguyên, trước khi con người bình thường ý thức được tâm trạng này.

            Cảm xúc là thói quen chấp giữ khiến chúng ta tự động phân loại các kinh nghiệm của mình tùy theo bản ngã thấy những kinh nghiệm đó hấp dẫn (ưa) không hấp dẫn (ghét), hay vô ký (không để ý). Càng chấp giữ thì những phản ứng của chúng ta càng mạnh cho tới khi những phản ứng đó hòa tan vào tâm thức của chúng ta biểu lộ như những cảm giác hiển nhiên mà chúng ta thường gọi là cảm xúc.

            Những phản ứng nói trên gồm ba độc tố và được thêm vào một loại chất độc coi kinh nghiêm của mình là vượt trội (kiêu mạn) và một loại chất độc nữa so sánh mình với người khác (ganh tị). Vậy, tất cả là năm chất độc. Chữ "độc tố" được dùng ở đây vì những phản ứng này độc hại cho tâm chúng ta, là chướng ngại của trí huệ. Khi đọc các giáo lý của Chagme Rinpoche mà Lama Gendun trình bày với chúng ta, chúng ta phải cẩn thận hiểu từng danh từ của năm cảm xúc theo nghĩa rộng nhất. Nếu không chúng ta sẽ không nắm vững yếu nghĩa của giáo lý này.

 

DẪN NHẬP

            Giáo lý về đề mục cảm xúc trình bày ở đây trích từ một luận thư do Lama Chagme Rinpoche soạn. Đó là một chương trong tác phẩm lớn gồm các hướng dẫn thực hành (tu hành) chính yếu dành cho những hành giả ẩn tu trong vùng núi. Chương này có tên là "Chim công lớn hóa giải chất độc", ở đây chúng ta tìm thấy nhiều lời khuyên vô giá về cách đối trị năm loại độc tố, cách loại bỏ, nhận ra tính chất trí huệ thật của chúng, và sau cùng là cách dùng những cảm xúc như đạo pháp tu tập.

            Mở đầu tác giả đảnh lễ Đức Phật: Ngài phục lạy Đức Phật do lòng tôn kính sâu xa với tất cả thân, khẩu, ý của mình. Ngài coi Đức Phật là người đã thành tựu Phật quả viên mãn, có tri kiến thấu suốt vũ trụ, và đã chia xẻ tri kiến này với chúng sinh, bắt đầu bằng bốn chân lý siêu diệu khổ, tập, diệt, đạo. Lama Chagme sau đó nói rằng Ngài soạn chương này là do lời thỉnh cầu của đệ tử là LamaKarma Tsundru Gyamtso. Vị đệ tử này than rằng mặc dù đã cố gắng hết sức, vẫn không thể loại bỏ "năm độc" ra khỏi tâm thức của mình và do đó thỉnh cầu Chagme Rinpoche từ bi chỉ dạy cách đối trị những tình cảm mạnh mẽ và độc hại này.

            Qua bốn phần quan trọng của chương này, chúng ta biết cách loại bỏ năm độc, kiểm soát chúng qua việc ứng dụng những pháp đối trị thích hợp với mỗi loại cảm xúc. Sau đó chúng ta sẽ có thể nhận thấy chân tính của cảm xúc chính là lực trí huệ, và dùng cảm xúc làm phương tiện để tu tập tâm linh.

            Giáo lý loại bỏ cảm xúc nói về tính chất sai lầm của cảm xúc. Chúng ta cần phải biết tại sao lại phải đối trị các cảm xúc của mình. Lý do có vẻ hiển nhiên nhưng sự thật thì không đơn giản như vậy. Có những cảm xúc làm cho chúng ta thích thú tới mức không bao giờ nghĩ tới chuyện chia tay với chúng. Nếu không có cảm xúc gì cả thì chúng ta sẽ ra sao?

            Giáo lý Kim Cương thừa nói rằng tự thân cảm xúc không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Cảm xúc hay những tình cảm mạnh, chỉ là hoạt động của tâm thức, một loại năng lực trong chuyển động, trở nên tốt hoặc xấu tùy theo phản ứng của chúng ta đối với cảm xúc đó. Nếu năng lực này có trạng thái rối loạn, chấp giữ hay đối kháng, thì đó là những trạng thái mà chúng ta thường gọi là những "cảm xúc" và những cảm xúc này sẽ sinh ra những hình thức đau khổ khác nhau. Nhưng nếu năng lượng này biểu lộ một cách không rối loạn thì đó không phải là một cảm xúc thuần túy mà là hành vi trí huệ có ích lợi cho chúng sinh.

            Điều này đăïc biệt quan trọng đối với người Tây phương, do đó không nên diễn dịch sai ý niệm về sự không có cảm xúc. Có lẽ trước hết chúng ta nên tìm hiểu về mặt lý thuyết, cách tiếp cận vấn đề của Kim Cương thừa để khi chúng ta nói tới loại bỏ cảm xúc, diệt trừ cảm xúc hay chuyển hóa cảm xúc, chúng ta biết rõ là như vậy không có nghĩa là trở thành một xác chết biết đi, mà là trả lại những phản ứng rối loạn đó về cho tâm thức như bọt nước tan trở về nước.

            Một điều quan trọng khác là phải minh định cái được gọi là loại bỏ cảm xúc. Cần phải nhận thấy rằng cảm xúc là một cái gì đó kết thúc trong sự đau khổ. Vì nói chung, đau khổ là điều mà chúng ta hết sức né tránh, nên chúng ta phải gây dựng những thái độ làm cho tâm thức chúng ta thoát khỏi các cảm xúc càng nhiều càng tốt. Loại bỏ cảm xúc không có nghĩa là ngăn chận không cho chúng phát sinh. Nếu chúng ta làm cho tâm thức của mình căng thẳng, không công nhận cảm xúc của mình, dựng một lớp bảo vệ chống lại mọi hoạt động cảm xúc trong tâm, chúng ta sẽ bị căng thẳng, tâm dễ sinh ra những rối loạn tâm lý sâu xa. Vậy chúng ta phải cẩn thận không được lầm lẫn việc loại bỏ cảm xúc với đè nén cảm xúc.

            Hiểu biết về tính chất tiêu cực của cảm xúc, chúng ta sẽ sẵn sàng từ bỏ chúng. Chúng ta giảm thiểu sức mạnh của cảm xúc bằng cách làm cho chúng bớt quan trọng, như vậy chúng ta tạo một khoảng cách giữa mình và cảm xúc khi nó xuất hiện. Chúng ta không để cho cảm xúc lôi cuốn như trước, chúng ta quán niệm "Hãy quan sát cảm xúc này. Nếu ta tiếp tục đi theo nó thì hậu quả sẽ là đau khổ, vậy ta sẽ không để nó tiếp diễn". Khoảng cách giữa mình và cảm xúc là môi trường để chúng ta xử lý với cảm xúc.

 

TÔN GIẢ ORGYEN KUSUM-LINGPA

            Tôn giả ORGYEN KUSUM-LINGPA là một thiền sư siêu tuyệt thuộc dòng cổ mật, và là một khai mật tạng Đại pháp vương. Sự ra đời của Ngài đã được huyền ký bởi chư Tổ và các hiền thánh Tây Tạng: "Một hóa thân của Kim Cương Thủ Bí mật Tích chủ Bồ tát sẽ ra đời vào năm Hộ Tài trong dòng tộc các hành giả Kim Cang Thừa...". Do Bồ tát hạnh, Ngài từng tái sanh với thân Đại thành tựu giả Ấn Độ Drilvupa, Lhalung  Palge Dorje (đệ tử tâm đắc của Liên Hoa Sanh Đại sĩ). Sau khi sanh ra lúc ba tuổi, Ngài được nhìn nhận là một hóa thân, được đức Ban Thiền Lama đời thứ 9 thọ nguyện giới. Vào năm chín tuổi, Ngài đã thông hiểu nghi lễ và kinh đìển ngay khi vừa đọc qua. Khi mười tuổi, ngay lúc thọ Sa di giới, Ngài nhập thiền thấy đức Kim Cương Thủ Bồ tát trong dạng phẫn nộ thân. Suốt đời Ngài đã từ bi thể hiện nhiều sự nghiệp kỳ diệu như trị bịnh, cứu tử, cầu mưa, trừ tà...Ngài không ngừng truyền pháp quán đảnh, giảng dạy các giáo lý khẩu truyền và pháp thiền đốn ngộ (Đại viên mãn) cho hơn trăm ngàn tín đồ Phật tử xuất gia, tại gia và các hành giả Mật tu khắp các quốc gia, hiện Ngài là trụ trì của ba đại tu viện chánh ở Tây Tạng. Ngài đã nhiều lần linh kiến gặp Kim Cương Thủ Bồ Tát, chư Phật...

http://www.buddhismtoday.com/viet/ddtamly/khuonmat_tamthuc.htm


Giới thiệu | chương 1 | chương 2 | chương 3 | chương 4 | chương 5

 


Vào mạng: 27-11-2001

Trở về mục "Đạo đức-Tâm lý học Phật giáo"

Đầu trang