- HAI
KHUÔN MẶT TÂM THỨC
- Nguyên
tác Tây Tạng: Lama Gendun Rinpoche
- Dịch
sang tiếng Anh: Anila Rinchen Palmo
- 1
- TỪ BỎ
CẢM XÚC
Phần thứ nhất
này nói về việc từ bỏ năm độc (hay năm cảm xúc tham, sân, si, ganh tị,
kiêu mạn) dựa trên giáo lý Tứ diệu đế của Đức Phật. Ngài định
nghĩa sự khổ, nguyên nhân của khổ. Để dứt khổ, ta phải diệt nguyên
nhân của khổ, nghĩa là chúng ta phải cư xử một cách đức hạnh. Đức
Phật dạy: "Hãy so sánh mình với người khác". Câu này có nghĩa hãy
đối xử với người khác giống như mình. Chúng ta biết rõ là mình không
thích đau khổ, vậy chúng ta có thể dễ dàng hiểu là người khác cũng không
muốn đau khổ, do đó chúng ta sẽ không nghĩ tới chuyện làm hại người
khác.
1.- Luật
nhân quả
Theo lời
Phật dạy: "Mọi sự vật trong vũ trụ đều từ nhân duyên mà
có". Do luật nhân quả tự nhiên này, tự thân chúng ta và thế giới
mà chúng ta sống chỉ là kết quả của những hành động trong quá khứ của
chúng ta. Thế gian là do tâm chúng ta tạo ra, và được cảm nhận tùy theo
ảo giác sản sinh bởi các hành động trong quá khứ hay nghiệp của chúng
ta. Loại thế giới mà tâm phóng chiếu giống như một giấc mơ tùy thuộc
vào biệt nghiệp của chúng ta. Thí dụ, có hạng chúng sinh với đau khổ
thường trực, không có một khoảnh khắc nào sung sướng cả. Đó là những
chúng sinh ở địa ngục, ở loại ngạ quỷ, hay súc sinh. Nguyên nhân là
trong một thời gian dài, họ đã không làm một việc tốt nào cả. Thế giới
hay cuộc sống của họ là kết quả của một tập hợp toàn những nghiệp
xấu, làm phát sinh một cảnh giới có đặc tính đau khổ.
Giáo lý của
Đức Phật dạy: "Từ đâu mà có sàn địa ngục bằng sắt nóng chảy,
cái gì sinh ra lửa địa ngục? Đơn thuần chỉ là tâm vị kỷ". Vị kỷ
là thái độ sinh ra những hành động xấu. Thế giới mà chúng ta đang sống
chỉ là những hình tướng giả ảo do tâm của chúng ta hiển lộ ra. Chính
tâm của chúng ta tạo ra thế giới mà chúng ta đang sống, và nếu tâm của
chúng ta chứa đầy những nghiệp xấu, kết quả của những hành động xấu
trong quá khứ, thì thế giới do tâm đó phóng chiếu ra sẽ có tính chất
đau khổ.
Không phải chỉ
có một địa ngục, mà có tới mười tám địa ngục, mỗi địa ngục là
một loại đau khổ. Những sinh linh thọ trong những cảnh giới này do quá
khứ đã gây nhiều tội lỗi và ở các mức độ khác nhau, vì vậy mà có
nhiều địa ngục. Trong cõi ngạ quỷ cũng vậy. Có bốn loại quỷ đói. Mỗi
loài chịu một hình thức đau khổ đặc biệt. Tất cả đều liên quan tới
đói và khát. Chúng ta có thể thấy cảnh khổ của các loài thú sống dưới
nước, trên mặt đất, và trên không. Mộ số loài chịu khổ vì bị loài
người dùng làm vật sở hữu và khai thác, những loài khác thì sống tự
do nhưng luôn luôn lo sợ bị săn bắt.
Nhìn về các
cõi cao hơn chúng ta cũng thấy nhiều cảnh khổ. Trong cõi người, có người
được hưởng hạnh phúc, trong khi những người khác phải gánh chịu rất
nhiều đau khổ. Trong quá khứ, ở những kiếp làm người trước kia ta đã
làm cả những việc thiện lẫn việc ác, những nguyên nhân này sẽ chín rải
rác trong cuộc đời thành quả tốt và xấu có cả hạnh phúc lẫn đau khổ.
Vậy, cõi người không hoàn toàn sung sướng mà cũng không hoàn toàn khổ cực.
Chúng sinh ở
các cõi thấp được sánh nhiều như hạt cát trên một khu đất lớn, còn
những người được sinh ra trong cõi người và các cõi trời thì chỉ bằng
số cát trên một khoảnh đất nhỏ cở móng tay, đó là vì có quá ít người
trong vũ trụ làm những việc lành, và có quá nhiều người gây tội lỗi.
Người ta có
thể cho rằng không nên nghĩ gì về đau khổ, vì như vậy chỉ làm cho
mình u uất. Nhưng thái độ như vậy chỉ là sự đánh lừa chính mình. Nếu
không nghĩ tới đau khổ thì không bao giờ có hạnh phúc thực sự, vì
chúng ta vẫn giữ sự rối loạn tâm trí (vô minh). Vô minh là nguyên nhân
đau khổ của mình. Một khi nhận thấy tính chất đau khổ nơi thế gian,
chúng ta sẽ cảm thấy cần làm một việc gì đó góp phần vào việc chấm
dứt những đau khổ này. Có thể nói là, chúng sinh chịu tội trong địa
ngục là những người giúp chúng ta nhiều nhất trong nổ lực thành Phật,
vì do nghĩ tới cảnh khổ của họ mà lòng từ bi thúc đẩy chúng ta tiến
tới Phật quả càng sớm càng tốt. Đức Phật cũng dạy rằng nếu muốn
biết quá khứ của mình, chúng ta chỉ quan sát mình hiện tại, và muốn biế
tương lai của mình, chúng ta chỉ cần nhìn vào những hành động hiện tại
của mình. Nghĩa là muốn biết về kiếp trước của mình, chúng ta hãy
nhìn vào kiếp hiện tại với những đau khổ và hạnh phúc, rồi chúng ta
có thể suy luận về những hành động đã làm trong kiếp quá khứ. Và nếu
muốn biết điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta sau khi chết, một khi đã biết
rằng những gì chúng ta làm trong đời này sẽ quyết định kiếp sau, thì
chúng ta chỉ cần nhìn qua lối sống của mình hiện tại là có thể biết
trước cuộc đời của mình sẽ ra sao trong kiếp sau. Luật nhân quả hết
sức vô tư, không thay đổi. Một hành động nào đó luôn luôn sinh ra cùng
một kết quả tương xứng đối với bất cứ ai nếu người đó đã gây
ra. Cũng không có một hành động nào chúng ta làm mà lại mất đi hay bị
lãng quên. Hành động nào cũng sinh ra kết quả tương ứng, dù sớm hay muộn.
Do lời dạy của
Đức Phật mà chúng ta được biết về luật nhân quả. Trong đại định
Đức Phật thấy cảnh vận hành của luật nhân quả, và Ngài giải thích
luật này một cách rõ ràng để mọi người có thể hưởng lợi ích do
tri kiến và ứng dụng vào đời sống của họ.
2.- Nhân quả
và hạnh phúc
Tất cả
loài người đều có những ý nguyện giống nhau. Chúng ta đều muốn có hạnh
phúc và tránh đau khổ. Nhưng mặc dù chúng ta đã hết sức ngăn chặn mọi
điều không may có thể xảy tới với mình, chúng ta vẫn thấy, mình là nạn
nhân của hoàn cảnh, cảm thấy bất
lực trước mọi tình huống mà mình gặp. Cảm giác bất lực này là do sự
tác động của luật nhân quả. Hạnh phúc hay đau khổ của chúng ta trong
hiện tại đã được quyết định bởi những hành động của chúng ta đã
làm trong kiếp trước, vì vậy cảm giác không thể giúp gì cho tình trạng
hiện tại của mình. Chúng ta tranh đấu một cách vô ích chỉ vì không hiểu
rằng có những việc trong cuộc đời này đã được định trước.
Chúng ta nên
nghĩ tới tương lai của mình bằng cách thay đổi lối hành xử hiện tại
để có thể đạt được những quả tốt trong tương lai. Nếu chúng ta muốn
có hạnh phúc mai sau thì hôm nay chúng ta phải làm những điều tốt. Nếu
muốn tránh đau khổ trong tương lai thì hiện tại phải tránh làm điều xấu.
Những hành động
của chúng ta luôn luôn sinh ra quả tương ứng không hề sai biệt. Giống như
trồng cây, trồng hạt táo, thì có cây táo quả táo, trồng hạt cam thì
có cây cam trái cam; nhân nào quả nấy. Bất cứ hành động nào cũng có
lúc chín múi để trưởng thành hạnh phúc hay đau khổ tùy theo nguyên nhân
gây ra hành động. Không thể thay đổi luật tự nhiên này. Vì vậy chúng
ta phải cẩn thận trong mọi việc làm, nếu muốn hái quả hạnh phúc thay
vì những trái đắng.
Hành động tốt
hay xấu là tùy vào trạng thái tâm thức của chúng ta khi hành động. Nếu
lúc hành động chúng ta chỉ nghĩ tới mình, thì hành động đó bị ô nhiễm
bởi tính ngã chấp, và không thể sinh ra quả tốt. Nếu khi hành động chúng
ta nghĩ tới lợi ích của người khác, thì đó là hành động tốt và sẽ
sinh ra quả hạnh phúc.
Tất cả những
hình thức hạnh phúc, tốt lành hay may mắn mà chúng ta thấy trong thế
gian, như của cải, lòng thỏa mãn, sự hòa hợp với người khác, có óc
sáng tạo, và những việc khác, đều được thực hiện bởi sự hộ trì
của chư Phật. Điều này làm cho các Bồ tát phát nguyện tu tập tinh tấn
trên đường đạo, để có thể thực hiện mọi ước muốn của chúng
sinh. Các Bồ tát hồi hướng công đức của mình để chúng sinh đạt được
niềm hạnh phúc mà họ đang tìm kiếm. Do ý nguyện đặc biệt đăït căn
bản trên việc thực hành các đức hạnh mà thế gian có khả năng hưởng
hạnh phúc.
Nhưng một cá
nhân chỉ có thể hưởng hạnh phúc, khi người đó đã tích lũy nhiều
nghiệp tốt. Người ta vẫn chịu nhiều loại đau khổ, đó không phải là
do ý nguyện của các Bồ tát không có hiệu quả, mà do nghiệp xấu của họ
vẫn còn quá nặng nề.
Chúng ta nên
theo gương các Bồ tát tạo công đức càng nhiều càng tốt và hồi hướng
những công đức này cho chúng sinh, để góp phần xây dựng hạnh phúc cho
họ. Sau khi hồi hướng công đức, chúng ta nên tiếp tục phát nguyện, giống
như các Bồ tát, nguyện rằng với những công đức như vậy, chúng sinh sẽ
có hạnh phúc và thịnh vượng. Bằng cách này, chúng ta tu luyện dần dần
để trở thành Bồ tát.
Trong sáu cõi
luân hồi, cõi trời là nơi chúng sinh sống như những vị thần (vị trời),
hoàn toàn hạnh phúc và không biết tới đau khổ. Đó là do phước báu
được tạo ra trong những kiếp trước của họ, các phước báu này không
có liên quan tới trí huệ, chúng bị giới hạn bởi các ý niệm, những
điểm tham chiếu cho tâm, làm cho tâm bị kẹt trong các ý tưởng hạn chế
về chủ thể hành động, đối tượng thọ lãnh và hành động. Thí dụ,
họ chấp giữ ý tưởng người bố thí, kẻ nhận của thí và hành động
bố thí. Một người tạo công đức loại này không biết cách để cho tâm
trụ trong trạng thái trí huệ. Không có các ý tưởng hạn chế chủ thể,
đối tượng và hành động. Người đó không hồi hướng việc thiện của
mình cho chúng sinh. Kết quả của những phước báu đó là tái sanh trong
các cõi trời. Hạnh phúc ở những cõi này cũng không bền vững, và khi
thiện nghiệp không còn nữa thì những người đó sẽ rơi xuống những cõi
thấp thọ nhiều đau khổ.
Chúng ta không
nên nhắm tới việc tái sinh trong cõi trời, mà nên hồi hướng tất cả công
đức vì lợi ích chúng sinh, và sau mỗi lần hồi hướng nên để cho tâm
trụ trong trạng thái hoàn toàn mở rộng, không có một điểm tham chiếu nào
(vô trụ), tức là trong trạng thái không có ý tưởng chủ thể, đối tượng
và hành động. Công đức mà chúng ta tích lũy, sẽ không bao giờ bị cùng
cạn mà trở nên công đức vô lượng.
Nếu chúng ta
thành tâm thực hành giáo pháp của Đức Phật, chúng ta phải từ bỏ tất
cả mọi ý tưởng thiên về vật chất, thế gian và cống hiến trọn vẹn
bản thân (thân, khẩu, ý) cho mục tiêu tâm linh của mình. Chúng ta phải hồi
hướng kết quả các việc làm của mình vì lợi ích chúng sinh. Như vậy
chúng ta sẽ tiến dần qua các giai đoạn của Bồ tát đạo, cho đến khi
đạt giác ngộ, viên mãn tối thượng. Vào lúc đó chúng ta thoát tất cả
đau khổ, và hơn nữa, có khả năng giải thoát người khác khỏi đau khổ.
Hoạt động của chúng ta sẽ trở nên rộng lớn hơn như bầu trời, chúng
ta có thể hành động vô giới hạn với nhiều nguồn năng lực chưa được
biết trước đây dành cho chúng ta.
Vậy, cần phải
biết và tin tưởng vào sự vận hành của luật nhơn quả bất biến này.
Chỉ khi nào hiểu rõ luật nhơn quả này chúng ta mới có thể hiểu thấu
đáo tính chất không đáng thỏa mãn của luân hồi(1).
******
(1) Tóm lại, nghiệp quả của chúng sinh có
sai khác là do niệm khởi trong quá khứ, ví như không đổ lúa xuống sân
thì chim không đến, hay đường không
rớt xuống nền thì kiến không bu.
******
3.- Cảm xúc và cái ta
Về mặt
chân lý tối hậu, kiếp luân hồi không có một sự thật nào cả. Nhưng
khi tâm còn vô minh thì không biết điều này và nó tạo ra một sự thật
của riêng nó. Trong tâm của mỗi cá nhân có một niệm tưởng vi tế về
bản ngã hay cái "ta", một cảm giác về chính mình, và dần dần cảm
giác này đông cứng lại thành điều mà chúng ta gọi là ngã chấp, bám giữ
vào cái ta.
Ý tưởng về
bản ngã tự động hàm ý "người khác", và với ý tưởng "mình"
và "người" này, chúng ta sống trong thế giới nhị nguyên. Tâm
chúng ta bị ảnh hưởng bởi lối xét đoán về liên hệ giữa mình và người
khác. Chúng ta phân biệt người thân, kẻ sơ, người đáng ưa và kẻ đáng
ghét. Những phản ứng này dẫn tới việc tâm chúng ta bị quấy nhiễu
liên tiếp bởi năm trạng thái cảm xúc căn bản và việc này làm cho thái
độ của chúng ta sản sinh một phản ứng có hệ thống (nhân sinh quan và
thế giới quan). Khi những phản ứng này chín mùi, chúng sẽ quyết định
hình thức thế giới quanh ta.
Như vậy giống
như ngủ mơ. Trong giấc mơ chúng ta coi thế giới mộng do tâm tạo ra là thật,
và chúng ta hao tốn năng lực để hoạt động phản ứng những sự kiện
trong giấc mơ, khi không thành công chúng ta thất vọng và đau khổ. Cuộc sống
lúc thức của chúng ta đích thực giống như vậy. Chúng ta hoạt động
trong đời sống hàng ngày là để đạt được những điều mong muốn ,
nhưng chúng ta thường không thành công. Khi chúng ta đạt được mục tiêu
thì lại phải đối diện với vấn đề giữ cho nó khỏi mất. Chúng ta
không thể tránh được tất cả những tình trạng xấu có thể tới với
mình. Cũng như thế, thuận cảnh tốt dầu muốn nó cũng không tự đến.
Cuộc đời của chúng ta đầy thất vọng. Khi trời mưa chúng ta không
thích ướt, khi trời nắng chúng ta lo thiếu nước. Không có gì là hoàn
toàn cả. Do sự đòi hỏi của bản ngã mà có những phản ứng khác nhau
này. Vì vậy Đức Phật dạy rằng ngã chấp là gốc rễ của luân hồi.
Tất cả những
cảm xúc căn bản mà chúng ta kinh nghiệm, tham, sân, si, ganh tị và kiêu mạn
được hoạch định để sản sinh một thứ lợi ích nào đó cho bản ngả.
Khi chúng ta hành động theo bản năng vì một cảm xúc, thì đó là để duy
trì hiện hữu của bản ngã. Và vì muốn giữ cho mình sống còn mà chúng
ta làm nhiều việc không đức hạnh, gây ra những quả xấu. Khi chết
chúng ta không thể mang theo thứ vật chất nào cả, nhưng chúng ta lại phải
mang theo tất cả những nghiệp xấu mà mình tạo ra vì bản ngã của mình.
Nếu suy nghĩ
cẩn thận về tính chất không đáng thỏa mãn của đời sống thế gian,
chúng ta sẽ nhận thấy là đặc tính của nó là đau khổ. Vì vậy chúng
ta nên nhắm tới Phật quả, quay tâm của mình khỏi những giá trị phù
phiếm thế gian. Đó là nền tảng cho con đường tâm linh của chúng ta, và
đó là lý do người ta nói rằng sự dứt bỏ là đôi chân của thiền định
mà chúng ta dùng để đi tới giác ngộ trọn vẹn.
Như một con
người, phải chọn lối đi trước một ngã ba. Việc chọn lựa này tùy
thuộc vào trình độ nhận thức của chúng ta. Nếu còn vô minh, chúng ta sẽ
nghĩ rằng mình có thể tìm thấy hạnh phúc lâu bền trong thế gian này,
và tất cả những nổ lực của chúng ta đang hướng tới sẽ tạo được
hạnh phúc và tránh đau khổ. Nhưng nếu chúng ta không biết về những sự
thật thế gian, thì mọi nổ lực đó đều vô ích. Chúng ta không thể tạo
ra hạnh phúc lâu dài. Chúng ta tiếp tục đau khổ từ kiếp này sang kiếp
khác, nếu chúng ta chọn sự tỉnh thức, thì điều này có nghĩa là chúng
ta đã hiểu luân hồi là đau khổ. Điều duy nhất để chấm dứt hoàn
toàn đau khổ là vượt lên trên lối sống thế gian thường tình và nhắm
tới Phật quả.
Là một con người,
chúng ta phải quyết định như vậy, và dứt khoát ngay bây giờ nếu muốn
có kết quả tốt trong tương lai. Còn nếu đợi đến lúc chết thì sẽ
là quá trể.
4.- Tứ diệu
đế và các cảm xúc
Chúng
ta thấy rằng nguồn gốc của đau khổ chính là những hành động xấu của
chính ta. Mọi hành động chúng ta làm, nếu do ảnh hưởng bởi một trong
năm độc thì đương nhiên là một hành động tiêu cực và sẽ có quả xấu.
Chúng ta nên từ bỏ những hành động xấu do những cảm xúc phiền não
này, nếu không chúng ta sẽ sống trong đau khổ. Hiểu như vậy tức là
chúng ta hiểu điều thứ nhất của bốn chân lý cao quý, đời là khổ.
Do bám vào ý
thức bản ngã hay cái ta, chúng ta coi thân ngũ uẩn này là thật là chính
ta rồi tự đồng hóa mình với nó. Thái độ này là nguyên nhân gây đau
khổ, vì tâm chúng ta sẽ liên tục bị kích động bởi những cảm xúc,
nó làm cho chúng ta hành động một cách tiêu cực, gây ra đau khổ. Đây
là chân lý thứ nhì, nguyên nhân của sự khổ. Năm độc là nguyên nhân
gây đau khổ, vì thế chúng tạo nên những hành động xấu.
Nếu chúng ta
chấm dứt mọi cảm xúc gây rối loạn tâm thức, thì chúng ta sẽ thoát khổ.
Đây là chân lý diệt khổ.
Chúng ta có thể
đạt giác ngộ tối hậu, vượt qua mọi chướng ngại, trong đó có năm cảm
xúc, bằng cách thực hành lần lượt những phương pháp tu tập mà Đức
Phật đã dạy. Đây là đạo diệt khổ, là chân lý cao quý thứ tư hay tứ
diệu đế, những giáo lý đầu tiên mà Đức Phật đã dạy ở thành
Ba-la-nại vài ngày sau khi đấng Từ phụ thành đạo.
5.- Những cảm
xúc và sự tái sinh
Chương
"Chim công lớn" nói tiếp rằng, nếu tâm chúng ta bị ảnh hưởng
bởi cảm xúc tham dục thì hậu quả sẽ tái sinh làm ngạ quỷ; do ảnh hưởng
của sân hận, chúng ta sẽ tái sinh trong địa ngục, nếu tâm chúng ta bị
sự si mê ngự trị, chúng ta sẽ tái sinh trong loài súc sinh. Qua sự ganh tị,
chúng ta sẽ tái sinh như một á thần (bán thần, A tu la), còn nếu bị ảnh
hưởng mạnh của kiêu mạn, chúng ta sẽ tái sinh trong loài người hay trong
một cõi trời. Đây chỉ là những điều trình bày tổng quát về những
trạng thái cảm xúc mạnh, và không có nghĩa là mỗi lần giận, chúng ta lại
tái sinh vào địa ngục, và những cảm xúc khác lại đưa chúng ta tới sự
tái sinh vào những cõi khác. Luật nhơn quả phức tạp và tinh tế hơn thế
nhiều.
Nhưng nếu chúng
ta giữ sự tức giận lâu dài, chẳng hạn như lúc hấp hối, thì hậu quả
là chúng ta sẽ rơi thẳng xuống địa ngục. Sự tức giận còn có thể
làm cho chúng ta tái sinh trong loài A tu la, nơi có nhiều cảnh đánh và cải
nhau, hay sinh ra làm người trong hoàn cảnh thường có xung đột. Có thể
chúng ta trở thành người dễ nổi giận, hay một người có tính hung hăng.
Các cảm xúc khác cũng làm cho người ta tái sinh theo quy luật tương tự.
Như đã nói, dù mỗi cảm xúc chiếm ưu thế trong từng cá nhân, nhưng chúng
chỉ ở mức độ giới hạn nào đó. Nếu chúng ta tái sinh trong ba cõi thấp
địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, sự đau khổ sẽ bức bách và triền miên,
ngược lại sinh vào ba cõi cao thần, á thần và loài người thì hạnh
phúc cũng có mức độ nào đó và chỉ trong những giai đoạn ngắn. Sớm
muộn gì hạnh phúc trong đời người cũng bị thay thế bởi đau khổ, một
sự thay đổi có thể xảy ra thật nhanh. Với bốn điều khổ lớn là
sinh, lão, bệnh, tử chúng ta đắm mình trong nó mà không có khả năng giải
thoát.
Nguyên nhân của
vấn đề này là hoạt động của năm cảm xúc trong tâm chúng ta, do đó phải
từ bỏ chúng, chúng ta có thể thấy rằng mỗi người có một cảm xúc
riêng chiếm ưu thế trong tâm. Ở một số người, đó là cảm xúc tham dục
và sự đau khổ trong đời họ là do tham dục, vài người khác thì cảm
xúc chính của họ là sân hận, hoặc ganh tị, làm cho mỗi người phản
ứng một cách khác nhau trong một tình trạng nào đó.
Mỗi người có
một cảm xúc chiếm ưu thế hơn những cảm xúc khác đó là do hành động
của chúng ta trong kiếp trước. Nếu quá khứ, hành động bị thúc đẩy
chính yếu là sân hận, thì giờ đây nó là hình thức cảm xúc hoạt động
nhiều nhất trong chúng ta. Nguyên tắc này cũng ứng dụng cho những cảm xúc
khác. Nếu hiểu luật nhân quả, chúng ta sẽ biết lý do vì sao một vài cảm
xúc có khuynh hướng vượt trội.
6.- Lợi ích
của việc từ bỏ cảm xúc
Muốn
tránh đau khổ chúng ta phải từ bỏ tất cả những cảm xúc là nguyên
nhân dẫn đến đau khổ. Nhưng chúng ta thấy khó chấp nhận ý tưởng từ
bỏ cảm xúc, dù ý tưởng này muốn nói tới tất cả sự loại trừ đau
khổ là hậu quả của những cảm xúc. Đó là vì chúng ta chịu sự tác động
của tánh ngã chấp, không thích nghe những lời khuyên làm giảm ảnh hưởng
của bản ngã mình. Chỉ có việc suy ngẫm thường xuyên về từ bỏ cảm
xúc thì chúng ta mới có thể thay đổi thái độ, chấp nhận ứng dụng và
thực hành lời dạy này.
Nếu chúng ta
chỉ ghi nhớ những lời dạy dễ dàng, có vẻ hấp dẫn với mình vì nó
không làm phật ý hay thay đổi nhiều, thì khi chúng ta thực hành những lời
dạy lẻ tẻ đó, kết quả là bản ngã sẽ trở nên mạnh hơn, vì nó đã
chọn các lời dạy theo ý muốn riêng. Vậy chúng ta phải cẩn thận không
phạm sai lầm này, và chấp nhận những gì Đức Phật dạy mà không tự
ý lựa chọn.
Khi bị kích
động bởi năm cảm xúc, chúng ta thường dễ dàng đón nhận những ý tưởng
khác nhau phát sinh trong tâm trí. Chỉ khi thực sự kinh nghiệm hậu quả
đau khổ trong ba cõi thấp thì chúng ta mới bớt hứng khởi.
Bao nhiêu Đức
Phật đã thị hiện trên thế gian để dạy bảo, thế mà mình không biết
dùng kho giáo lý đó để thoát luân hồi. Chỉ riêng trong kiếp này, mình
đã chứng kiến nhiều lễ điểm đạo, đọc nhiều kinh sách, nghe nhiều lời
khuyên, vậy mà mình còn kẹt trong bánh xe luân hồi. Tất cả đã không có
hiệu quả đối với mình.
Trong khi cố gắng
tu tập, mình đã xin để được thọ ba giới nguyện: giới nguyện bên
ngoài hạnh kiểm, giới nguyện bên trong của bậc Bồ tát về đạt giác
ngộ tối thượng vì lợi ích của chúng sinh, và giới nguyện bí mật của
Kim Cương thừa về việc giữ tri kiến coi các pháp đều thanh tịnh. Nhưng
mình vi phạm những giới nguyện này và giới hạnh của mình hoàn toàn
không còn trong sạch nữa, vì mỗi ngày mình đã phạm bao nhiêu là tội lỗi.
Mình đã bỏ
nhiều thì giờ để niệm thần chú và thiền quán về vô số vị thần, vậy
mà vẫn không trông thấy được vị thần nào trong một khoảnh khắc cả.
Tâm đã hoàn toàn mê muội, và mình không đạt đuợc gì hay có một ấn
chứng nào trong thiền quán. Đối với mình những điều đó cũng giống
như lông rùa, sừng thỏ.
Trong vô số
kiếp, từ khi sinh ra cho đến lúc chết, mình đã không tự lợi, mà chỉ
ăn với ngủ và làm những chuyện hoang phí thì giờ vô ích, không dành một
lúc nào để thực hành giáo pháp đạt giác ngộ. Mình chỉ ham mê những
thứ vui trần tục của kiếp người mà không biết gì tới an lạc thật sự.
Không bao giờ
thỏa mãn, mình chỉ biết bỏ thì giờ và sức lực để theo đuổi những
mục tiêu phàm tục tầm thường. Tâm mình đầy những phiền não do năm độc
gây ra, thế mà bên ngoài mình làm ra vẻ trong sạch, đắp y mang bình bát.
Không có một
chút khả năng nào để giảng dạy hay thảo luận về một đề mục nào
trong kinh sách, thế mà mình cho là có học thông minh hơn ngưòi. Lúc nào cũng
tự khoe với người khác là mình nhiều kiến thức lại thông hiểu kinh
sách. Mình không làm được gì để hóa giải năm độc, vậy mà vẫn cho
là tài giỏi và còn thuyết với người khác như vậy. Không những tự lừa
dối mà còn lừa dối luôn người khác.
Không biết
lúc chết mình sẽ gặp điều gì, nhưng cả đời vẫn nói là mình biết hướng
dẫn thần thức người chết, và quên đi lúc nào tới phiên mình. Mình chỉ
biết tự kiêu về cái nghề dẹp bỏ những chướng ngại của người khác.
Khi nào chúng
ta còn nghĩ tốt về mình, thì khi đó là còn che dấu tội lỗi, như thế
thì không thể trừ bỏ được tội lỗi. Việc suy ngẫm như trên làm cho
chúng ta nhận lỗi của mình, do đó có thể diệt trừ được những lỗi
này, và tính kiêu ngạo được khắc phục.
Dù là tu sĩ
hay cư sĩ, chúng ta cần phải thường xuyên nhìn vào tâm của mình và tự
kiểm soát xem phải bỏ ý tưởng thù địch, nhất định không coi người
khác là kẻ địch để tiêu diệt hay đánh bại.
Nếu một con
ong bám vào mật mà nó làm ra, thì nó sẽ dính chặt vào mật và chết. Cũng vậy, nếu chúng
ta bám vào hạnh phúc và thú vui thông thường của thế gian, chúng ta sẽ vướng
vào luân hồi không thoát ra được. Vậy chúng ta cố gắng giảm thiểu ham
muốn, chỉ thỏa mãn với những điều thanh cao, vui lòng với những gì
mình đã có.
Cảm xúc ngu
si, hay sự mê muội, tự biểu lộ trong giấc ngủ. Việc ngủ cướp của
chúng ta cơ hội làm việc tốt. Dù cho chúng ta sống lâu bao nhiêu, một nữa
đời của chúng ta cũng bị lãng phí trong trạng thái giống như một xác
chết. Theo truyền thống, có hai mươi lỗi về sự ngủ, nhưng tất cả đều
dẫn đến hậu quả là khi ngủ chúng ta không thể thực hành những đức
tính. Vì vậy chúng ta nên cố gắng bớt ngủ và dùng nhiều thời gian hơn
để làm việc tốt.
Một phương
diện khác của sự mê muội là không biết phân biệt đúng, sai, phải,
trái. Chúng ta hoàn toàn mơ hồ đâu là giáo lý của Đức Phật, đâu k
hông phải là giáo lý của Ngài. Chúng
ta có thể bỏ chánh pháp, nhận lầm tà giáo. Sự lầm lẫn này đã được
ví với người tự cắt lưỡi của mình vì không có gì để ăn.Người này
làm một điều vô lý vì không nghĩ rằng lưỡi của mình còn được dùng
để nếm khi nào có thực phẩm.
Nếu chúng ta
nghe giáo lý về luật nhân quả, về cái gì phải bỏ, cái gì phải theo, về
những điều tốt và những điều xấu trong đời sống hàng ngày, nhưng không
hiểu đúng ý nghĩa của những giáo lý này, thì chúng ta có nguy cơ làm ngược
lại những lời dạy của Đức Phật. Chúng ta làm sai với đúng, trái với
phải và có thể tạo nghiệp xấu không thể rửa sạch được bằng sám hối.
Đó là lý do chúng ta không nên để cho mình tiếp tục bị ảnh hưởng bởi
sự mê muội hay ngu si.
Trạng thái
vô minh hay mê muội là một cảm xúc, mà mọi người chúng ta thường không
nghĩ đến. Nhưng nếu xét kỹ, chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi sự tham dục,
sân hận (cảm xúc) hay vô minh. Vì lẽ, vô minh
không phải là một trạng thái (cảm xúc) mang tính chất trung
tín, không có hậu quả, mà chính nó được nhận biết khi người ta thể
hiện hành động theo một cách nào đó khi tâm ta đã xác định để thực
hiện.
Mê muội hay
vô minh là khi chúng ta không có khả năng xét biết sự vật theo tính chất
thật của chúng. Vô minh có thể là có ý thức hay không ý thức về sự
vô minh của mình. Vô minh vô thức là không có khả nănng nhận ra điều gì
đang xảy ra, có khi được ca tụng là sự hồn nhiên, hay một cảm giác
vô tư lự, hay có thể là một sự không cần biết. Sự vô minh có thể
có những mức độ từ rối loạn tổng quát (tức là sự kém trí thông
minh) về các sự việc, cho đến việc tạo lập những quan niệm sai lầm.
Trong vô minh cũng có một thành phần chấp thủ nào đó. Vô minh có thể
được coi là dễ chịu, như ý niệm "vô tư là an lạc"; nếu
chúng ta tự xét mình, chúng ta sẽ thấy thái độ này trong nhiều hành vi của
mình. Phật giáo cho rằng vô minh không thể nào là an lạc hay hồn nhiên.
Vô minh là nguyên nhân chính của đau khổ, vì vậy nó là một trong năm độc.
Một cảm xúc
khác là sự ganh tị. "Chim công lớn" của Lama Chagme Rinpoche nói rằng:
Vì muốn là người hạng nhất hay quan trọng nhất mà chúng ta cư xử một
cách ganh tị với người khác. Chúng ta sẽ gặp nguy cơ xúc phạm một vị
Bồ tát, và đó là một tội nặng nhất trong vũ trụ, hơn cả tội giết
người. Để tránh điều này, chúng ta phải bỏ mọi ganh tị mà mình có
đối với người khác.
Có người
được thọ giới trở nên kiêu mạn, cho rằng mình trong sạch, đạo đức,
mình là người đặc biêït, tốt hơn những người thường còn bám vào những
tư tưởng phàm tục như giàu sang, của cải. Người nào tự cao như vậy sẽ
làm hại tới đức hạnh của mình.
Khi chúng ta thọ
giới, trở thành một thành phần trong tăng đoàn, trong tâm của chúng ta chỉ
nên có một ý nghĩ, đó là vui vẻ đi theo những bước chân của Đức Phật.
Không nên có ý định trở thành người tốt hơn hay trong sạch hơn người
khác. Người nào mặc áo tu sĩ thì người đó thuộc tăng đoàn của Tam bảo.
Chúng ta không nên coi thường một người như vậy. Vì dù rằng hạnh kiểm
của họ có vẻ không hoàn hảo, chúng ta không thể nhìn thấy bên trong họ
để hiểu đúng động lực hay tâm trạng của họ. Đối với những người
khác cũng vậy. Chúng ta phải trau dồi một cái nhìn trong sáng, một sự hiểu
biết thành thật rằng chúng sinh đều có Phật tính. Không có lý do gì để
khinh thường một chúng sinh khác, coi chúng sinh đó là vô giá trị. Ngay cả
một con côn trùng nhỏ nhất cũng có Phật tính và cũng sẽ có ngày nó
giác ngộ. Cần phải luôn luôn tự luyện mình theo quan điểm trong sạch này,
tôn trọng tất cả những chúng sinh khác.
Nói chung,
chúng ta nên trau dồi ý tưởng rằng mình kém hơn tất cả những người
khác. Như vâïy chúng ta sẽ không rơi vào lỗi kiêu ngạo hay ganh tị.
Những ý tưởng
suy ngẫm ở trên được trình bày để khuyến khích chúng ta từ bỏ năm
độc. Đó là những phương pháp được dùng trong truyền thống Thinh văn của
Tiểu Thừa.
Giới thiệu
| chương 1 | chương 2
| chương 3 | chương 4 | chương 5