Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .

Hai Thời Công Phu
HT. Thích Trí Quang dịch giải


 

Mục Lục (1)
I. Dẫn Nhập
A. Vài Ghi Chú Cần Thiết
B. Mục Đích 2 Thời Công Phu
C. Nội Dung 2 Thời Công Phu
D. Cách Tụng 2 Thời Công Phu
E. Dịch Giải 2 Thời Công Phu
II. Phần 1 : Dịch Âm Công Phu Sáng
III. Phần 2 : Dịch Âm Công Phu Tối
IV. Phần 3 : Dịch Nghĩa Công Phu Sáng
V. Phần 4 : Dịch Nghĩa Công Phu Tối
VI. Phần 5 : Lược Giải 2 Thời Công Phu
 
Phần 1: Dịch Âm Công Phu Sáng
I. Mục 1 : Thần Chú Lăng Nghiêm
II. Mục 2 : Các Phẩm Thần Chú (4)
A. Đoạn 1 : Thần Chú Đại Bi
B. Đoạn 2 : Mười Thần Chú Khác
C. Đoạn 3 : Thần Chú Bát Nhã
III. Mục 3 : Hồi Hướng
IV. Mục 4 : Niệm Phật (9)
A. Đoạn 1 : Tán Phật
B. Đoạn 2 : Niệm Phật
C. Đoạn 3 : Phát Nguyện
V. Mục 5 : Tán Lễ Bồn Sư
A. Đoạn 1 : Tán Lễ
B. Đoạn 2 : Hướng Nguyện
VI. Mục 6 : Tự Qui Y Tam Bảo
VII. Phụ Lục : Bài Qui Mạng
 
Phần 2: Dịch Âm Công Phu Tối
I. Mục 1 : Kinh A Di Đà
II. Mục 2 : Sám Hồng Danh
A. Đoạn 1 : Mở Đầu
1. Thứ 1 : Tán Dương Chư Phật
2. Thứ 2 : Qui Y Cả Tánh Và Tướng Tam Bảo
3. Thứ 3 : Phát Bồ Đề Tâm
4. Thứ 4 : Đảnh Lễ Tam Bảo
B. Đoạn 2 : Lạy Phật
1. Thứ 1 : Lạy 10 Hiệu Chư Phật
2. Thứ 2 : Lạy 53 Đức Phật
3. Thứ 3 : Lạy 35 Đức Phật
4. Thứ 4 : Lạy Đức Phật Bổn Tôn
C. Đoạn 3 : Sám Hối
1. Thứ 1 : Phát Lộ
2. Thứ 2 : Hướng Nguyện
3. Thứ 3 : Hướng Nguyện Theo Hạnh Nguyện Phổ Hiền
D. Đoạn 4 : Hồi Hướng
III. Mục 3 : Văn Thí Thực
IV. Mục 4 : Niệm Phật
A. Đoạn 1 : Tán Phật
B. Đoạn 2 : Niệm Phật
C. Đoạn 3 : Nguyện Sinh Cực Lạc
V. Mục 5 : Tán Lễ Bổn Tôn
VI. Mục 6 : Cảnh Sách
VII. Mục 7 : Tự Qui Y Tam Bảo
VIII. Phụ Lục
A. Bài Thập Phương
B. Bài Khể Thủ
B. Bài Tại Hội
C. Bài Ngã Kim
 
Phần 3: Dịch Nghĩa Công Phu Sáng
I. Mục 1 : Thần Chú Lăng Nghiêm
II. Mục 2 : Các Phẩm Thần Chú
A. Đoạn 1 : Thần Chú Đại Bi
B. Đoạn 2 : Mười Thần Chú Khác
C. Đoạn 3 : Thần Chú Bát Nhã
III. Mục 3 : Hồi Hướng
IV. Mục 4 : Niệm Phật (33)
A. Đoạn 1 : Tán Phật
B. Đoạn 2 : Niệm Phật
C. Đoạn 3 : Phát Nguyện
V. Mục 5 : Tán Lễ Bồn Sư
A. Đoạn 1 : Tán Lễ
B. Đoạn 2 : Hướng Nguyện
VI. Mục 6 : Tự Qui Y Tam Bảo
VII. Phụ Lục : Bài Qui Mạng
 
Phần 4: Dịch Nghĩa Công Phu Tối
I. Mục 1 : Kinh A Di Đà
II. Mục 2 : Sám Hồng Danh
A. Đoạn 1 : Mở Đầu
1. Thứ 1 : Tán Dương Chư Phật
2. Thứ 2 : Qui Y Cả Tánh Và Tướng Tam Bảo
3. Thứ 3 : Phát Bồ Đề Tâm
4. Thứ 4 : Đảnh Lễ Tam Bảo
B. Đoạn 2 : Lạy Phật
1. Thứ 1 : Lạy 10 Hiệu Chư Phật
2. Thứ 2 : Lạy 53 Đức Phật
3. Thứ 3 : Lạy 35 Đức Phật
4. Thứ 4 : Lạy Đức Phật Bổn Tôn
C. Đoạn 3 : Sám Hối
1. Thứ 1 : Phát Lộ
2. Thứ 2 : Hướng Nguyện
3. Thứ 3 : Hướng Nguyện Theo Hạnh Nguyện Phổ Hiền
D. Đoạn 4 : Hồi Hướng
III. Mục 3 : Văn Thí Thực
IV. Mục 4 : Niệm Phật
A. Đoạn 1 : Tán Phật
B. Đoạn 2 : Niệm Phật
C. Đoạn 3 : Nguyện Sinh Cực Lạc
V. Mục 5 : Tán Lễ Bổn Tôn
VI. Mục 6 : Cảnh Sách
VII. Mục 7 : Tự Qui Y Tam Bảo
VIII. Phụ Lục
A. Bài Thập Phương
B. Bài Khể Thủ
B. Bài Tại Hội
C. Bài Ngã Kim
 
Phần 5: Lược Giải 2 Thời Công Phu
I. Lược Ghi Lăng Nghiêm
A. Việc 1 : Lược Ghi Về Đầu Đề
B. Việc 2 : Lược Ghi Về Chỉnh Cú
C. Việc 3 : Lược Ghi về Thần Chú
II. Lược Ghi Đại Bi
A. Tướng Dụng Chú Đại Bi
B. Hành Pháp Chú Đại Bi
III. Lược Ghi Thí Thực
A. Lược Ghi Hình Thức
B. Lược Ghi Từng Đoạn
C. Lược Ghi Toàn Văn
IV. Lược Giải Di Đà
A. Dẫn Nhập
B. Dị Bản, Đầu Đề và Nội Dung
C. Lược Giải Nội Dung
V. Lược Giải Hồng Danh
A. Nói Về Sự Sám Hối
B. Lược Giải Chính Văn
C. Trích Lục Lại 10 Hạnh Nguyện Phổ Hiền
VI. Lược Giải Bát Nhã
A. Trước Khi Lược Giải Tâm Kinh
B. Lược Giải Tâm Kinh

 


Ghi Sau Khi Duyệt Hai Thời Công Phu

Sau khi cẩn trọng dịch âm, dịch nghĩa và lược giải 2 thời công phu rồi, tôi mới đặt vấn đề như dưới đây. Biết rằng đặt vấn đề thì gây rắc rối, nhưng nghĩ vẫn phải đặt. Ấy là nên có 1 hội đồng lâm thời nhưng đủ mọi cẩn trọng để xét đến 2 thời công phu. Dưới đây là mấy điều nên xét đến.

Công phu buổi sáng, sau khi tụng lời phát nguyện thì tụng 21 lần chú Lăng nghiêm (Án, a na lệ, tì xá đề, bệ ra bạt xà ra đa rị, bàn đà bàn đà nễ, bạt xà ra báng ni phấn, hổ hộng, đô rô ung phấn, sa bà ha). Rồi lạy Hồng danh 53 vị Phật, nhưng với nghi thức trước sau đầy đủ (chỉ 10 nguyện Phổ hiền là tỉnh giảm mà thôi). Tiếp theo, tụng chú Đại bi, chú Bát nhã, niệm Phật, phát nguyện theo nguyện Phổ hiền, và tam tự qui.

Công phu buổi chiều, sau khi tụng Di đà thì lạy Hồng danh 35 vị Phật, nhưng cũng với nghi thức đầy đủ. Rồi tụng chú Đại bi, chú Bát nhã, niệm Phật, phát nguyện theo nguyện Phổ hiền, và tam tự qui.

Đề nghị như trên đây không cốt ý đơn giản mà muốn nhất quán, tinh tiến với công việc và thì giờ vừa phải.

Trong một lời ghi thì không thể nói hết lý do. Nhưng vẫn ghi lại để xin chất chính cùng các bậc Lương đạo, Thiện tri thức.

Sau hết, rất cần nhắc lại mục đích của 2 thời công phu. Mục đích ấy, như đã nói ở sau, là cầu sinh Cực lạc. Sinh Cực lạc có 2: một là sinh về Cực lạc để rồi trở lại Sa bà trước hết, hai là sinh Cực lạc ngay nơi Sa bà. Đằng nào cũng là vì chúng sinh Sa bà cả. Mà muốn sinh Cực lạc thì phải niệm Phật -- phải nắm lấy hồng danh của Phật ở trong tâm và ở nơi miệng, làm những gì Phật làm, không làm những gì Phật không làm. Niệm Phật, và trì tụng 2 thời công phu, là phải biết "Khi tâm tưởng nhớ đến Phật thì tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật" (Quán kinh, Chính 12/343).

Mồng 8 tháng 4, 2537
Trí Quang

Vài Ghi Chú Cần Thiết

a. Tài liệu chính là Thiền môn nhật tụng Huế, tiểu bản. Các bản để tham khảo đối chiếu là Chư kinh nhật tụng tập yếu quyển hạ (Trung hoa đại tạng kinh, tập 2 sách 37 trang 30071-30083), Triêu mộ khóa tụng của Phật giáo Hương cảng, Nhị khóa hợp giải.

b. Tài liệu phụ thì có Đại tạng kinh bản Đại chính tân tu (ký hiệu là Chính) và Tục tạng kinh bản chữ Vạn (ký hiệu là Vạn).

c. Khi nói nguyên bản là chỉ cho Chư kinh nhật tụng tập yếu quyển hạ, còn nói truyền thống là chỉ cho Thiền môn nhật tụng Huế.

Mục Đích 2 Thời Công Phu

Công phu đây là của người xuất gia. Nội dung 2 thời công phu có khá rõ và nhất quán về mục đích của người xuất gia. Mục đích ấy là chí nguyện mà thuật ngữ gọi là phát bồ đề tâm. Phát bồ đề tâm có nhiều nghĩa, từ giai đoạn mở đầu cho đến giai đoạn kết cục của sự tu hành: 1. phát giác tuệ giác vô thượng bồ đề của Phật chính là bản giác của tâm chúng ta, gọi là phát bồ đề tâm; 2. phát khởi chí nguyện cầu đạt cho được tuệ giác ấy, gọi là phát bồ đề tâm; 3. phát huy dần dần tuệ giác ấy, gọi là phát bồ đề tâm; 4. phát hiện hoàn toàn tuệ giác ấy, gọi là phát bồ đề tâm. Trong 4 giai đoạn như vậy, nội dung 2 thời công phu có cả, nhưng có đủ nhất là giai đoạn 2. Phát bồ đề tâm ở giai đoạn 2 này thuật ngữ hay nói là thượng cầu Phật tuệ, hạ hóa chúng sinh: trên thì cầu tuệ giác vô thượng, bằng cách dưới thì giáo hóa chúng sinh.

Nhưng mục đích 2 thời công phu chưa dừng ở đây, mà còn nói "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc". Cầu sinh Cực lạc có 2 mặt: một là cầu vãng sinh Cực lạc quốc của đức Bổn tôn cho đủ khả năng để trở lại ngũ trược ác thế trước tiên mà giáo hóa; hai là cầu thực hiện Cực lạc quốc ngay trong ngũ trược ác thế với thần lực của đức Bổn tôn. Riêng mặt thứ hai, Di đà đại bản nói, "Có người vốn nguyện độ sinh mau chóng, thì đem công đức của cái nguyện ấy mà tự trang bị, nhập vào thế giới sinh tử, tự tại thuyết pháp giáo hóa. A di đà phật dùng thần lực làm cho người này giáo hóa chúng sinh phát khởi chánh tín cho đến thành tựu bồ đề, nhưng từ đầu đến cuối, người này không bị cái khổ của các đường dữ ..., dẫu sống trong ngũ trược ác thế mà không khác gì sống trong thế giới của người ấy là Cực lạc quốc độ" (Chính 12/337).

Trong 2 thời công phu, lời nguyện của ngài A nan mở đầu công phu sáng, hiểu thị đủ cả 2 mặt của chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc". Rồi từ đó, mọi sự trì tụng suốt 2 thời công phu, cũng như mọi sinh hoạt suốt 24 giờ sau đó, toàn là lặp lại và thực thi chí nguyện này. Do vậy, suốt 24 giờ sau đó, nếu có trì tụng kinh chú gì khác ngoài 2 thời công phu hay trì niệm danh hiệu nào khác ngoài hồng danh đức Bổn tôn, cũng là pháp hạnh thực hiện chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc".

Nội Dung 2 Thời Công Phu

Như đã thấy, chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc" là chủ não của 2 thời công phu. Công phu sáng là mỗi sáng sớm lặp lại chí nguyện ấy để rồi sau đó làm theo cả ngày. Nhưng biết rằng trở ngại của chí nguyện ấy là dục vọng, là bao nhiêu ma chướng: thiếu thốn, tật bịnh, tai nạn, khổ báo ... Vì vậy mà phải trì chú Lăng nghiêm và các phẩm thần chú khác. Sau phần trì chú là phần hồi hướng, niệm Phật, phát nguyện theo hạnh nguyện Phổ hiền tức nguyện sinh Cực lạc, và tự qui y Tam bảo, toàn là để bảo vệ và tăng trưởng cho chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc".

Chiều tối, đem bao nhiêu việc làm cả ngày hồi hướng cầu sinh Cực lạc. Kinh Di đà để biết cái thế giới mà mình cầu sinh. Sám Hồng danh để tịnh trừ nghiệp chướng. Mở đóng vòng đơn ở đây là văn Thí thực để làm tịnh thí pháp thực cho quỉ thần. Rồi y như sáng sớm, công phu chiều tối cũng niệm Phật, cũng nguyện sinh Cực lạc, cũng tự qui y Tam bảo, hồi hướng tất cả 2 thời công phu cùng với hết thảy việc làm cả ngày vào mục đích "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc".

Đặc biệt công phu chiều tối còn cảnh giác về sự vô thường và sách tiến về sự nỗ lực, văn ý rõ ràng, chính yếu, chí thiết và rất gọn, cho 2 thời công phu ngày hôm sau và ngày hôm sau nữa, cho cả đời người xuất gia, quyết tâm "thử thân bất hướng kim sinh độ, cánh hướng hà sinh độ thử thân", thân này không tự độ bằng đời này thì còn hướng vào đời nào nữa mới tự độ thân này?

Cách Tụng 2 Thời Công Phu

Đã nói là công phu của người xuất gia thì người xuất gia phải ngày ngày trì tụng cho liên tục, đúng giờ, đúng cách. Trì tụng 2 thời công phu thì phải thuộc lòng, phải có chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc", phải giữ giới, phải chí thành và thâm tín. Miệng không ăn thịt, ăn đồ cay nồng, uống rượu, nói chơi, nói tục, ăn ở nhà bất tịnh. Thân không dâm dục, chạm tay vào chỗ dơ, không tắm rửa, y áo dơ bẩn. Chỗ trì tụng phải tôn nghiêm. Giọng và tiếng trì tụng phải rõ ràng, về âm điệu cũng như văn tự. Mức độ trì tụng thì không quá mau quá chậm, không quá lớn quá nhỏ. Phải tụng sao cho tự nghe rõ ràng. Điều kiện này cũng ấn định tâm trí có chuyên chú hay không. Trì tụng khá công phu sẽ thấy một vài điềm tốt : cấm khoe, nhất là khoe để mưu lợi, cầu cung kính. Rồi cũng có thể có vài điềm xấu, như bỗng phát sợ, hay giận hay ngủ, lưỡi không bình thường, phát nghi, thắc mắc và suy diễn : đừng sợ, định tĩnh mà lướt tới sẽ tan biến hết.

Riêng việc tụng chú, phải tụng đề chú để biết chủ ý của chú ấy. Phải tụng đủ số tối thiểu đã ghi, nhất là văn Thí thực. Đừng nghĩ rằng phải tụng đúng âm Phạn tự. Việc ấy ngày nay không khó gì, chỉ vì không linh nghiệm bằng tụng như bình thường. Nhiều thí nghiệm kiên nhẫn cho thấy như vậy.

Còn sám Hồng danh thì chỗ nào ghi lạy là phải lạy. Không được tụng không. Cũng không được chỉ quì mà tụng. Lại càng không được nói mỗi tháng lạy 2 lần rồi thôi. Nếu lạy không hết 53 + 35 đức Phật một lúc thì thà phân ra, ngày này lạy 53 đức Phật, ngày khác lạy 35 đức Phật. Đầu và cuối thì như nhau, ngày nào cũng tụng và lạy cho hết.

Trì tụng 2 thời công phu mà thôi, một đời xuất gia cũng đẹp, khá đẹp. Có nhiều người đã và đang tự chứng minh như vậy.

Dịch Giải 2 Thời Công Phu

Việc dịch 2 thời công phu thì đủ cả dịch âm và dịch nghĩa. Còn việc giải thì có 3: 1. lược ghi về Lăng nghiêm, Đại bi và Thí thực; 2. lược giải về Di đà, Hồng danh và Bát nhã; 3. chú thích những chỗ cần trong tất cả việc dịch giải trên đây.

28.1.2528 (1984)

http://buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/028-haithoi1.htm


Chân thành cảm ơn quý cư sĩ Nguyễn Văn Củng, Đoàn Viết Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đã phát tâm chuyển tác phẩm này từ dạng Help File, VPS font sang dạng Word, VNI font. Thích Nhật Từ 3-5-2000


Phần | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |

 


Cập nhật: 3-6-2000

Trở về thư mục "Kinh điển"

Đầu trang