- Cuộc Ðời Ðức Xá
Lợi Phất (Sàrìputta)
- Soạn Giả: Nyanaponika Thera
Dịch Giả: Nguyễn Ðiều (1966)
Mục lục
Lời nói đầu
Phần Thứ Nhất
- Từ Khi Sanh Ra Ðến Lúc Ðạt Thánh Quả
Phần Thứ Hai
- Trí Duyên Viên Mãn Tình Bằng Hữu
Phần Thứ Ba
- Ðoạn Chót Của Cuộc Ðời Ngài Trả Món Nợ Trần Cuối Cùng
Phần Thứ Tư
- Pháp Của Ðại Ðức Sàrìputta
Phần Thứ Năm
- Ðại Ðứcsàriputta Trong Túc Sinh Truyện (Jàtaka)
Phụ Lục - Những Thánh Tích Của Hai
Ðại Ðức Sàrìputta Và Mahà Moggallàna
"Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammà
Sambuddhassa".
Thành kính đảnh lễ đấng Toàn Giác
Ngài là bậc thân khẩu ý trọn lành, không còn luân hồi trong tam giới nữa.
-ooOoo-
Lời Nói Ðầu
Trong tủ sách Phật giáo, chúng ta hằng
tìm thấy không biết bao nhiêu những cuốn sách nói về đức Phật hoặc
chung quanh các lời dạy, những giáo thuyết của Ngài.
Tuy nhiên, quả vị của một đấng
Phật Tổ lại là quả vị cao nhất, hoàn toàn nhất trong các đạo quả giải
thoát mà hành giả (Phật tử) đang đi trên con đường Bát Chánh phải tr?i
qua một thời gian vô lượng, với một lòng kiên nhẫn sắt đá mới có thể
đạt được.
Gương giải thoát trong Phật giáo
không phải chỉ riêng là đức Phật, mặc dù Phật là một tấm gương sáng
nhất trong những tấm gương soi thấu con đường tận diệt vô minh phiền
não, mà còn có những tấm gương khác cũng vô cùng rực rỡ và đáng noi gương
không kém. Những tấm gương ấy là những vị Ðộc Giác hay Thinh Văn Giác,
tức những đệ tử Phật đã được chứng quả giải thoát.
Trong thời gian đức Phật còn tại
thế nhiều vị Ðại đệ tử của Ngài đã đóng những vai trò rất quan
trọng trong công việc truyền bá Phật giáo và lèo lái con thuyền Giáo Hội.
Ðề cập đến những vị Thánh Tăng
ấy chúng ta không thể nào không nhắc đến lịch sử của Ngài Sàrìputta
(Xá Lợi Phất). Ngài chẳng những là một Ðại đệ tử ưu tú của đức
Phật, mà còn là một nhà thông thái có thể xem là bậc nhất trong hàng
Thinh Văn Giác.
Ngày nay, nếu chúng ta có dịp đi hành
hương ở các nước Phật giáo theo truyền hệ Nam Tông như các nước Tích
Lan, Miến Ðiện, Thái Lan v.v... các Phật tử chắc chắn sẽ trông thấy
trên bệ thờ đấng Giải Thoát, hai bên mặt và trái của đức Phật, có
tượng hai vị Ðại đệ tử đứng chấp tay hầu Ngài. Một trong hai vị
đó chính là Ðức Thinh Văn Giác Sàrìputta (Xá Lợi Phất) vậy.
Lịch sử của vị Ðại đệ tử này
cũng chẳng kém phần đạo vị và rất xứng đáng cho mọi người noi
gương, vì con đường giải thoát của Ngài đã đi cũng lại là con đường
Bát Chánh của chư Phật.
Do đó kẻ phiên dịch cuốn sách nhỏ
bé này không có ước vọng gì hơn là cống hiến cho quí vị Phật tử bốn
phương thêm một tài liệu làm gương mẫu quí giá, hầu may ra có thể đáp
ứng được phần nào nguyện vọng của những ai hằng ước nguyện chóng
giải thoát hay trở thành bậc Thinh Văn Giác.
Ngưỡng mong quí vị học giả Cao Tăng
chỉ dạy thêm nếu bản dịch này có điều chi sơ sót. Người dịch vô
cùng cảm tạ.
Nguyện cầu Tam bảo hộ trì cho
Ngài Ðại Ðức NYANAPONIKA, vị đã có công nghiên cứu và soạn ra quyển
sách này.
Xin cho tất cả chúng sanh đều được
an vui và không bao giờ oan trái.
Dịch Giả
NGUYỄN ÐIỀU, 1966
-ooOoo-
HỒI HƯỚNG
Thành tâm chia đều phần phước phiên
dịch này đến tất cả chúng sanh,
nhất là song đấng sinh thành và các bậc thầy tổ của dịch giả.
Nguyễn Ðiều
Sàigòn tháng 12/1966
-ooOoo-
PHẬT NGÔN:
Không sự bố thí nào quí hơn là
bố thí pháp bảo
Không hương vị nào quí hơn hương vị của pháp bảo
Không sự thỏa thích nào quí hơn sự thỏa thích trong pháp bảo
Không sự vượt thắng cái khổ nào quí hơn là vượt thắng cái khổ dục
vọng.
(Trích Pháp Cú Kinh, Dhammapada 354)
- Chân thành cám ơn anh Bình Anson đã gửi tặng
phiên bản điện tử
Lời nói đầu
| Phần 1 | Phần 2a |
Phần 2b | Phần 2c |
Phần 3 | Phần 4 | Phần 5