Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Quà Tặng Cuộc Đời
Tự Truyện Của Một Ni Sư Phật Giáo Người Tây Phương
Ayya  Khema

Chương  12
Ilse Trở Thành Ayya Khema

 

Được sinh làm người là khó,
Đưọc sống càng khó hơn;
Đưọc nghe Chánh pháp là khó,
Đưọc gặp Phật ra đời càng khó hơn.
Kinh Pháp Cú - 182

 

   Tôi đã quay trở lại quãng đời quá khứ để tả cho độc giả những đoạn đường khúc khủy tôi đã đi qua, trước khi tìm đưọc con đường đạo.

   Trước khi biết đến Phật giáo, tôi đã đi tìm con đường trong chính tôn giáo của mình.  Tôi đã sinh ra là người Do Thái, nên dù không đưọc giáo huấn trong ý nghĩa của một tôn giáo chính thống, tôi vẫn có những mối liên hệ với Do Thái, với tín ngưỡng Do Thái.

   Khi bạn sinh ra làm người Do Thái, bạn không thể chối bỏ nguồn gốc Do Thái của mình.  Tôi nghĩ điều đó không liên quan gì đến tín ngưỡng.  Đó chỉ là một cảm giác về chủng tộc.  Theo bản năng, khi tiếp chuyện với ai, tôi có thể đoán biết người đó có phải là người Do Thái không. Có một 'cung cách' tiêu biểu nào đó khiến người ta dể nhận biết nhau.

   Năm Jeff đưọc mười ba tuổi, tôi đem con đến gặp thầy rabbi (thầy trong đạo Do Thái).  Ở tuổi đó, con trai làm lể Bar Mitzvah, để bước vào tuổi trưởng thành.   Gerd, chồng tôi đã lớn lên trong truyền thống Do Thái, tự giới thiệu mình bằng tên trong đạo Do Thái.  Tôi hoàn toàn không biết mình có tên Do Thái hay không.  Thầy Rabbi nhìn tôi rất lâu, hỏi: "Vậy cô không phải là người Do Thái sao?"

   Gerd trã lời: "Dĩ nhiên cô ấy là người Do Thái rồi.  Chỉ có điều cô ấy không đưọc giáo dục về điều đó".  Rồi họ nhanh chóng tìm cho tôi một cái tên.  Tôi hoàn toàn không có hiểu biết gì về vấn đề nầy.

   Sau đó tôi bỏ một khỏang thời gian tìm tòi, học hỏi về những kiến thức tôi đã thiếu sót.  Tôi đã đọc rất nhiều sách, thí dụ như Zohar và những sách khác về Kabbalah.  Nhưng tôi không hiểu gì nhiều.  Hình như họ ở một cung bậc mà tôi không với tới.  Rồi khi chúng tôi về sống ở Shalom, tôi đưọc biết về một tổ chức quốc tế, có tên là Chabad dạy về Thần Bí (Hasidism) trong đạo Do Thái.  Trụ sở của họ đưọc đặt ở Sydney, Uùc.  Tôi đã đến tìm vị thầy phụ trách  ở đó.  Oâng là một giáo sư toán ở đại học Sydney, có vợ và sáu con.  Mổi tối ông đều giảng kinh sách tại nhà riêng.

   Tôi đã đến nghe ông, và hiểu rằng để có thể bước vào những giáo lý huyền bí nầy, trước hết người ta cần phải biết tiếng Hebrew.  Tôi thuộc lòng một số bài kinh chủ yếu, nhưng không biết nói tiếng Hebrew, nói gì đến việc đọc.  Bên cạnh đó, tôi còn phải chấp nhận lối sống theo đạo chính thống.  Có nghĩa là nếp sống trong gia đình phải theo các điều luật kosher, mà tôi không biết đến những điều căn bản, cho nên điều đó là không tưởng.  Và điều thứ ba đòi hỏi tôi phải là nam giới.  Coi như trong trường hợp của tôi, không thể xảy ra rồi.  Nói rõ lại, là nữ giới, tôi chỉ đưọc phép lắng nghe, chứ không thể tham dự vào.

   Tôi cũng có viết thư cho Gershom Scholem, người đưọc coi là tiếng nói của Kabbalah, mà tôi có đọc qua sách của ông.  Gershom từng là giáo sư ở Đại học Hebrew ở Jerusalem, nhưng ông đã nghĩ hưu, hiện sống tại Thụy điển.  Tôi nhờ ông làm nhịp cầu để tôi có thể hiểu đưọc Kabbalah và Zohar.  Oâng lập tức hồi âm cho tôi biết là gần ba mươi năm về trước đã có những trường dạy về những giáo lý nầy ở ngoài Jerusalem.  Trường có tên là Beth El (Nhà của Chúa), nhưng trường nầy bị đóng cửa vì thiếu thầy, thiếu trò.  Đó là lúc tôi bỏ không theo đuổi con đường nầy nữa.

   Gần đây, tôi tình cờ đọc đưọc một cuốn sách rất thú vị, tựa là Người Do Thái trong Cánh Hoa Sen (The Jew in the Lotus).   Cuốn sách kể lại một cuộc gặp gở ở Dharamsala, là nơi trú ngụ của Đức Đạt lai Lạt Ma trong lúc lưu vong.  Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mời một phái đoàn người Do Thái gồm các thầy Rabbi và các nhà lãnh đạo của những đoàn thể tôn giáo Do Thái đến thăm hỏi.   Ngài muốn tìm hiểu tại sao người Do Thái có thể duy trì đưọc dân tộc tính và tôn giáo qua hai ngàn năm lưu vong.  Đó là câu hỏi người Tây tạng rất muốn đưọc trã lời.

   Điều làm tôi cảm động nhất là phần diển tả buổi gặp gỡ giữa những người tham dự hội thảo và khoảng chục người Do Thái đã xuất gia làm tăng ni theo truyền thống Tây tạng.  Các vị tăng ni nầy hiện đang tu học, và sinh sống tại Dharamsala.  Tất cả đều có cùng câu chuyện để kể như tôi đã kể.  Nghĩa là họ đã tìm hiểu, đào sâu vào những khía cạnh thần bí của chính tôn giáo họ, nhưng không tìm đưọc sự đồng cảm, do đó họ đã tìm đến với Phật giáo, với tất cả lòng tin của họ.

   Quyết định xuất gia tu theo Phật giáo không phải là điều dể dàng đối với tôi.   Trước khi dứt khoát hẳn, tôi đã tham dự một khóa an cư ba tháng trong một tu viện ở Thái Lan.  Trong những tháng tám, chín và mười, trời mưa liên miên ở Aán Độ.  Và ở Thái Lan, mưa rất lớn.  Khóa an cư bao giờ cũng bắt đầu vào một ngày rằm, do đó ngày theo dương lịch mổi năm lại nhích thêm một chút.

   Đức Phật ngày xưa dành những tháng nầy cho các tăng ni đưọc ở lại trong chùa, chuyên tâm tu học, tham thiền.  Đồ vật thực sẽ đưọc mang đến cúng dường cho họ tại chùa.  Lý do rất thực tiễn và đáng ngưỡng mộ.  Vì thời đó, Đức Thế Tôn có rất nhiều đệ tử, hằng ngày bằng qua những cánh đồng để đi khất thực ở từng nhà.  Vào mùa mưa, những người nông dân đến thưa cùng Phật rằng các vị tăng ni khi đi qua các ruộng đồng đã dẫm lên các gốc mạ non, ẩn mình dưới nước, nên khó thấy.  Và cuộc sống của họ tùy thuộc vào sự lớn mạnh của cây lúa.

   Đức Phật quyết định không để việc nầy tiếp tục xảy ra.  Cách tốt nhất là giữ họ ở lại trong các tu viện.  Từ đó sinh ra tục an cư vào mùa mưa, kéo dài cho đến ngày nay.  Ở Tây phương, chúng ta thay đổi thời điểm an cư cho phù hợp với khí hậu ở xứ sở mình.  Chúng ta thường an cư vào mùa đông, khi có tuyết đá rơi phủ, đó cũng là lúc ta nên ở trong nhà hơn đi ra ngoài.

    Thế là tôi đã đến Thái Lan trong ba tháng, ở trong một tu viện nằm giữa rừng cây rất đẹp.  Ở đó có một vị pháp sư đưọc nhiều người biết đến qua tên Tan Ajahn Singtong.  Mẹ của Sư đã hơn tám mươi tuổi sống cùng với các sư cô ở khu vực dành cho ni giới.   Mổi ngày Sư đều đến viếng thăm mẹ và giảng pháp, có người dịch lại những bài giảng đó cho tôi.

   Tôi cố học tiếng Thái, nhưng tôi không thể nào quen đưọc với các âm ngữ như tiếng nhạc của họ, nên đành bó tay.   Đó là một ngôn ngữ bằng thanh âm.   Cùng một chữ nhưng có thể có năm dấu nhấn khác nhau, tạo nên năm nghĩa khác nhau.  Tôi hoàn toàn không thể phân biệt đưọc chúng.  Đối với nhiều người, thì việc đó không khó khăn gì.

   Tôi còn nhớ vài kỷ niệm về chuyến tu học nầy.   Trước hết là ngồi kiết già trên sàn gỗ để tọa thiền, không có gối thiền.  Những thứ nầy phải tập mới quen, nên tôi cũng phải mất một thời gian mới làm đưọc.

   Một việc nữa, đã gây ấn tượng lạ trong tôi, là đưọc thấy các Phật tử trong vùng, hằng ngày mang rất nhiều thức ăn đến tu viện cúng dường, để tỏ lòng thành kính với Đức Phật và tăng chúng.  Đó là một trong những phong tục, tôi không chấp nhận ở những tu viện do tôi thành lập sau nầy.  Đức Phật đã tuyên bố Người không muốn tạo ra một tôn giáo thực phẩm, hẳn là phải có lý do.  Ngoài ra tôi cũng không chấp nhận đưọc một số phong tục khác ở Thái.

    Nhưng tôi cũng phải làm kẻ bàng quang, đứng nhìn các ni ở Thái Lan chỉ giữ những vị trí phụ cần.  Họ không đưọc gọi là sư cô, mà là "những phụ nữ áo trắng".  Tôi không cảm thấy hào hứng lắm về những chuyện nầy.

   Nửa khóa an cư còn lại, tôi đến ở một tu viện khác trong rừng, nơi trưởng lão Tan Ajahn Mahabova sinh sống, tôi đưọc nghe nói, Ngài là người đã đưọc Giác Ngộ.

    Cả hai vị Tan Ajahn Singtong và Tan Ajahn Mahabova đều là những vị thầy đáng kính.  Tôi mang ơn họ rất nhiều.  Có câu chuyện đưọc kể về họ như sau.  Khi nhà vua Bhumipol của Thái Lan làm lễ mừng thọ sáu mươi tuổi, nhà vua mời những vị tăng nổi tiếng trong nước đến dự, trong đó có hai thầy.   Trưởng lão Tan Ajahn Mahabova trã lời, "Nếu nhà vua muốn gặp tôi, thì mời ngài đến đây".  Trong khi thầy Tan Ajahn Singtong nhận lời mời, cùng với chín vị tăng khác, lên máy bay do nhà vua gửi đến chở họ.  Máy bay rớt, tất cả hành khách đều tử nạn.   Chuyện đó xảy ra mười năm sau khi tôi đến Thái Lan.

   Thời gian tu tập ở hai tu viện đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm sâu xa.  Ở cả hai nơi, tôi đều đưọc nghe Pháp bằng những bài dịch khá tốt.  Nhưng sự khó khăn về ngôn ngữ và vai trò phụ thuộc của ni giới, khiến tôi chẳng thiết muốn đưọc trở thành một sư cô ở đó.  Tôi đã từng thấy nhiều vị ni phải bỏ cả buổi sáng để lo cơm nước cho các tăng mổi ngày!  Tôi đã phải nấu ăn cho gia đình tôi hơn ba mươi năm rồi, vì thế đó chẳng phải là một hình ảnh tương lai hấp dẩn cho tôi.

   Trở về Uùc, tôi thưa với thầy Phra Khantipalo, "Con muốn trở thành một sư cô, nhưng không phải ở Thái Lan".  Tôi đã chọn một nơi khác -đó là Sri Lanka.  Tôi vẫn còn nhớ đến vẻ đẹp của xứ sở mà chúng tôi đã một lần du lịch qua đó -giống như những cảnh thiên đáng!   Và vì Sri Lanka từng là thuộc địa của Anh hơn một trăm năm, nên rất nhiều người nơi đó có thể nói đưọc tiếng Anh.

   Ở đây, tôi muốn trở lại lý do vì sao tôi muốn xuất gia.  Lúc nầy tôi đã năm mươi lăm tuổi, đã đi khắp nơi trên thế giới.  Tôi đã có con, có cháu.  Tôi đã có mái ấm gia đình.  Đã có tài sản.  Tôi đã từng rơi vào cảnh nghèo khổ, rồi cũng có lúc làm người giàu có.  Tôi đã từng làm chủ một trang trại, với những con ngựa Shetland.  Tôi đã từng sống ở những đô thị lớn của Mỹ, cũng như đã lang thang sống trong xe van, ngủ trên giường xếp, ăn uống ở những bếp cắm trại.  Tôi đã từng là thư ký ngân hàng, là cô giáo của con trai tôi.  Nghĩa là không ít thì nhiều tôi đã từng trãi qua tất cả.  Cuộc đời còn gì cho tôi nữa?  Cuộc sống không thể mang lại cho con người sự bình an và hạnh phúc nội tâm, vì tất cả mọi thứ trên đời đều vô thường.

   Tất cả những gì tôi vừa kể đã là quá khứ, đã qua đi.  Tất cả những gì tôi kể lại ở đây chỉ còn là ký ức, và còn nhiều thứ mà tôi không thể nhờ đến nữa.  Tất cả đều biến mất trong dòng chảy của thời gian.

   Tôi đã sống một cuộc đời đầy biến động.   Không phải do sự sắp đặt của tôi, tất cả mọi việc đều tự nó đến.  Tôi còn tìm kiếm gì nữa ngoài chính bản thân tôi?  Đã tới lúc để giã từ đời sống thế tục.  Nói như thề có vẻ như tôi đang quay lưng lại với cuộc đời, dỉ nhiên là tôi cũng đã từng nhiều lần làm như thế.   Nhưng không ai có thể hoàn toàn xa lánh cuộc đời.  Một khi ta còn có thân, ta còn phải sống trong thế giới nầy.  Ta còn phải nuôi dưỡng thân, phải tiếp xúc, phải chuyện trò với người khác.

   Hơn thế nữa: khi tôi thuyết pháp, các đệ tử đến nghe, mang theo với họ những chuyện của thế giới bên ngoài.

   Khi nói 'từ giã cuộc sống thế tục", tôi chỉ có ý nói là tôi sẽ bước sang một lối rẽ mới, sống một cuộc đời mới, để làm người quan sát, kẻ đứng ngoài hơn là người chạy đuổi theo các ái dục.  Những việc nầy không phải dể thực hiện lúc đầu, nhưng dần dần qua thực tập, ta sẽ thấy dể dàng hơn.  Người đứng ngoài sẽ dể thông cảm, thương yêu đối với mọi người quanh mình, nhưng không để mình bị cuốn theo tình cảm, hay số phận của họ.

   Có một danh từ rất đẹp: lòng thương cảm.  Có nghĩa là lúc ban đầu, ta rất dể đồng cảm với những người có các tình cảm đam mê luyến ái.  Nhưng mục đích của Phật pháp là để hủy diệt các tình cảm nầy.  Vì lòng luyến ái thường đưa ta đến thù hận, tham lam. 

    Các vị pháp sư luôn cố gắng truyền đạt những điều nầy đến với các đệ tử của mình, và trong quá trình giảng dạy, chính họ cũng đưọc nghiền ngẫm thêm những bài học thâm thúy nầy.   Vì chỉ nếu như trong khi dạy, bạn tự biết mình vẫn đang thực hành những điều mình giảng, thì người ta mới coi như bạn là người có tu chứng.  Chỉ có như thế, bạn mới cảm hóa đưọc người khác.  Họ cần phải biết khi bạn nói, bạn nói về những điều tự thân bạn cũng đã kinh qua.  Bạn không phải chỉ nói theo sách mà truyền đạt từ trái tim của mình.

   Vì thế việc tôi quyết định xuất gia, chỉ là con đường tôi phải đi để tự phát triển.  Giờ nhìn lại, tôi thấy chính quá khứ của tôi đã dẫn dắt tôi vào con đường nầy.  Những kinh nghiệm bản thân đã giúp tôi có thể xả bỏ những sợ hãi cho riêng mình, cho đồng loại.  Tôi nhận thấy rằng tôi có thể đương đầu với mọi nghịch cảnh trong đời, dù đó là ở vùng Amazon hay ở trên tầng cao Hunza.  Bạn có thể vượt qua tất cả nếu bạn biết thuận theo dòng chảy.

   Tôi đã rèn cơ thể tôi có thể chịu đựng sự khổ cực.  Đối với tôi, đó là một tiến bộ vượt bực.   Vì trong thời thơ ấu, tôi luôn đưọc sống trong nhung lụa.  Ở Thượng Hải, cha mẹ tôi cũng cố giữ nếp sống củ cho tôi.  Lớn lên, tôi sống ở Mỹ, cũng sung sướng nhàn hạ ở đô thị, trong một ngôi nhà khang trang.

   Nhưng rồi cuộc sống sung sướng đó cũng chấm dứt.   Tôi đã phải ngủ nhiều đêm trên bãi biển đầy muổi, phải qua sông trên những con thuyền làm bằng thân cây, dưới cái nắng đốt da.  Trên đoạn đường đi từ Java đến Sumatra, chúng tôi đi trên một chiếc tàu là tàu chở các dây cáp, trên đó không có chổ để nằm ngồi.  Tôi phải đánh giấc trên những tấm ván gỗ.

   Tôi không tiếc nuối đời sống sung sướng của mình, vì tôi thấy có nó cũng đưọc, mà không có cũng đưọc.  Đó là một quá trình tự khám phá mình, một sự buông xả mọi điều kiện vật chất bên ngoài.   Bù lại, nó mang đến cho ta biết bao tự do nội tại; nó khiến tôi nhận ra rằng những khía cạnh của đời sống tâm linh mới quan trọng hơn nhiều.

   Thế là tôi bay qua Sri Lanka.  Thầy Phra Khantipalo trao tôi lá thư giới thiệu Thầy viết cho Hoà thượng Nyanaponika Thera, một trong những vị sư nổi tiếng ở Sri Lanka.  Hoà thượng sống trong một cái thất nhỏ ở ngọai ô Kandy.   Hòa thượng Nyanaponika Thera là một người Đức, gốc Do Thái, đã xuất gia từ năm 1935.  Vì có chung một hoàn cảnh, chúng tôi cảm thấy rất dễ hoà hợp.  Ngài là một vị thầy đáng kính, hòa nhã với mọi người, là một thiền sư, một học giả, đã dịch nhiều kinh sách Phật giáo từ tiếng Pali.

   Tiếng Pali chỉ đưọc xử dụng trong các bài kinh luận của Đức Phật, trong các giới luật của tăng đoàn và Vi Diệu Pháp.   Đó là một ngôn ngữ của thời xa xưa, và không có mẫu tự riêng.

    Những lời dạy của Đức Phật đưọc viết lại lần đầu tiên có lẻ vào khoảng hai trăm năm mươi sau khi Ngài tịch, trên lá các cây cọ dùng mẫu tự Singhalese.  Ở Sri Lanka có một tu viện vẫn tiếp tục sao chép từ các lá nầy qua những lá mới, vì chúng rất dễ hư hoại.  Lúc nào họ cũng phải có một pho đầy đủ tất cả các kinh tạng Pali của Đức Phật trên lá.  

   Ở Ngôi Nhà Phật (Buddha-Haus) ở Allgau, chúng tôi có bộ kinh tạng Pali bằng tiếng Anh và tiếng Đức trong thư viện.  Tôi biết rất ít tiếng Pali.

   Hòa thượng Nyanaponika Thera bảo là có thể xuống tóc cho tôi xuất gia bất cứ lúc nào ở trong thất của người, nhưng làm như thế không trang trọng, không có ý nghĩa, vì thế Ngài viết thư giới thiệu tôi cho Hoà thượng Narada Thera, là trưởng ban hoằng pháp ở một ngôi chùa lớn ở Colombo.

   Với lá thư giới thiệu trong tay, tôi phải lấy xe buýt đi Colombo, một chuyến đi dài và không kém phần nguy hiểm hơn những chuyến xe buýt tôi đã đi ở Nam Mỹ trước đây.  Tôi đến ra mắt Hoà thượng Narada Thera.  Hòa thượng định ngày xuất gia cho tôi vào một ngày trong tháng bảy, năm 1979.  Sau đó Hòa thượng trao tận tay tôi những quyển sách kinh bằng tiếng Pali, mà tôi phải học. Phần lớn các kinh tôi đã thuộc lòng.  Số còn lại phải học không có là bao.

   Ngoài ra Hòa thượng còn cho tôi địa chỉ nơi may y cho các ni.  Không thể mua các y may sẳn.

   Chiếc y của tôi do một người thợ may nữ may bằng thứ vải dạ màu vàng.  Y của tôi gồm có một chiếc sà rong quấn quanh lưng, buộc bằng dây nịt, và một chiếc áo jacket nhỏ.  Bên ngoài lại có thêm phần áo trên, giống như chiếc áo dạ nâu tôi đang mặc, để cho thích hợp với khí hậu ở Đức.  Vải may chiếc y đầu tiên của tôi bằng vải thật mỏng, vì khí hậu ở Sri Lanka nóng không chịu nổi.  Hoà thượng Narada Thera hỏi tôi muốn lấy pháp hiệu gì Dhammadinna or Khema.  Tôi quyết định khá nhanh chóng.  Khema chỉ có hai âm, rất dể cho người tây phương nhớ.

   Sau nầy, khi tôi đã qua một thời gian nghiên cứu, học hỏi, tôi mới biết trong thời Đức Phật còn tại thế, Khema là một vị trưởng lão ni đã đưọc Đức Phật khen là 'đầy trí tuệ".   Ban đầu, bà là vợ của một vì vua, một người đàn bà rất tự mãn về sắc đẹp của mình.  Bà không hế để ý đến những lời thuyết giảng của Đức Phật, trong đó Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng sắc đẹp bên ngoài không có nghĩa lý gì.  Dầu vậy, bà vẫn đến nghe Đức Phật thuyết pháp.  Đức Phật khiến bà nhìn thấy hình ảnh một người đàn bà còn đẹp hơn bà nhiều.  Rồi Đức Phật cho bà thấy người đàn bà đẹp đó trở nên già nua, mất hết sắc đẹp, dần dần cho đến lúc chết.  Lúc đó, hoàng hậu Khema nhận ra rằng sắc đẹp không có nghĩa gì cả.  Ngày hôm sau, bà xuất gia đi tu, và dần đưọc Giác Ngộ.  Đó là một trong những câu chuyện nổi tiếng vào thời Đức Phật.  Nhưng tôi không hề biết đến câu chuyện nầy khi chọn cái tên đó.

   Các vị tăng thường có phẩm chức trước tên của họ như là Phra, Tan hay Ajahn.  Trước tên của tôi là "Ayya".  Ayya là tiếng Pali, đưọc dùng để gọi các vị nữ tu từ thới Đức Phật.  Tất cả các ni Tây phương theo Nguyên Thủy kể từ sau tôi đều đưọc gọi là Ayya. 

   Và tôi đã trở thành Ayya Khema như thế.

   Trước khi tôi đến chùa để làm lể xuất gia, các sư cô đã cắt tóc tôi.  Lúc đó tóc tôi dài và rất dày.  Theo nghi lể, người đưọc xuống tóc sẽ cầm lấy một nhúm tóc của mình.  Họ phải cầm mảnh tóc đó trong tay, và nghĩ rằng chỉ vài phút trước đây, mảnh tóc nầy là "của tôi".  Và giờ nó chỉ là một thứ dơ bẩn, đáng đưọc vứt vào thùng rác.  Tôi vẫn nhớ là lúc đó tôi hoàn toàn không có một cảm giác gì về việc đó.  Không ân hận, không có gì cả.

   Buổi lể bắt đầu.  Trong bộ y vàng, tôi đi băng qua sân đến từng ngôi tháp nhỏ.  Tôi tưởng là tôi hoa mắt: Cả sân chùa đầy nghẹt người.  Có đến sáu hay bảy trăm người.  Tôi hỏi Hòa thượng Narada Thera, họ làm gì ở đây.  Ngài bảo: "Tôi đã mời tất cả mọi người đến".  Đúng vậy, ông đã mời tất cả mọi người quen biết, tất cả ai muốn đến dự, tất cả những ai nói tiếng Anh.  Tôi quá đổi sợ hãi, đến nỗi quên tất cả tiếng Pali.  Tôi không thể nhớ đưọc tôi phải nói câu gì.

   Hòa thượng Narada Thera phải xướng từng câu từng chữ, và tôi lập lại theo Thầy từng câu từng chữ.  Buổi lể xuất gia diển ra khá nhanh chóng.  Chưa đầy mười phút.  Sau đó người xuất gia phải lể Đức Phật, thầy mình và tất cả các vị tăng có mặt.  Khi tất cả mọi nghi lễ đã xong xuôi, một nhóm khoảng gần hai mươi cô gái áo trắng tiến lại phía tôi.  Mổi người mang tặng tôi một món quà: bàn chải răng, khăn tay, khăn mặt, một quyển thành ngữ.  Tôi bị choán ngợp bởi mọi thứ.  Các cô thiếu nữ nầy chúc mừng tôi.  Các vị khách chúc mừng tôi.  Sự chúc tụng kéo dài hằng giờ.  Tôi nói cảm ơn không biết bao nhiêu lần.

   Các vị tăng ni theo truyền thống không nói cảm ơn.   Nhưng tôi vẫn chưa quên đưọc thói quen nầy.  Tôi đã đưọc giáo dục như thế, tôi sẽ còn tiếp tục nói Cảm ơn như thế.  Lý do khiến các vị tăng ni không nói lời Cảm ơn khi nhận cúng dường từ các cư sĩ, vì chính người cúng dường cho các vị tăng ni sẽ đưọc thọ hưởng phước báu rất lớn.  Do đó người cúng dường phải cảm ơn các vị tăng ni cho họ cơ hội đưọc cúng dường, chứ không phải người thọ lãnh vật cúng dường.

   Cuối buổi chúc tụng, tôi đứng dậy, lúc đó một tu sĩ người Tây phương tiến về phía tôi.  Tên thầy là Sumedha.  Trước khi xuất gia, đến sống ở Sri Lanka, thầy từng là một họa sĩ rất nổi tiếng ở Thụy sĩ .  Thầy nói: "Có thể nói là trước đây bà chỉ có tình cảm (với Phật giáo), giờ bà đã coi Phật giáo là gia đình".  Tôi biết Thầy muốn ám chỉ  về sự liên hệ giữa tôi và Phật giáo.  Tôi nghĩ đó là một cách diển tả rất chính xác về sự xuất gia của tôi.  Giờ nhiệm vụ duy nhất trong đời tôi là làm một vị ni, từ giờ sự hiện hữu của tôi là ở trong vai trò một người ni.   Có nghĩa là tôi không chỉ đọc về giáo lý của Đức Phật, mà còn phải học thuộc một số kinh điển, và từng bước thực hành chúng.

   Từ đó, tôi lại tham gia vào công việc giảng dạy, khiến tôi phải đi cùng khắp thế giới.  Ngày nay có hàng ngàn Phật tử đã đưọc biết đến những kinh nghiệm tu tập của tôi qua sách vở, băng cassette, hay qua các bài giảng, và chúng đã phần nào đem lại lợi ích cho cuộc sống của họ.

   Sống đời sống độc thân là một trong những giới luật quan trọng của người xuất gia.  Là một sa di, tôi phải giữ mười giới luật.  Trong đó có năm giới tôi đã từng đưọc nghe từ thầy Phra Khantipalo -chỉ có cái khác là giới thứ ba trở thành giới sống đời độc thân- cộng với những giới sau đây:

            + Không ăn phi thời

            + Không nhảy múa, ca hát hay dự các cuộc biễu diễn đó.  

            + Không đeo trang sức, hay sức nước hoa; không dùng mỹ phẩm

            + Không ngủ trên giường cao nệm ấm

            + Không kinh doanh để làm lợi cho bản thân.

 

   Bắt đầu từ thế kỷ thứ mười chín, ở Sri Lanka chỉ có các sa di ni.  Để giải thích về điều nầy, tôi cần đi ngược dòng lịch sử một chút.  Theo truyền thống, một vị ni chỉ đưọc coi là đã hoàn toàn thọ đại giới -đưọc lên hàng tỳ kheo ni (bhikkhuni), sau khi vị ấy đã đưọc chấp nhận vào tăng đoàn bởi các  vị tỳ kheo khác.  Nhưng tăng đoàn của tỳ kheo ni đã không còn hàng ngàn năm về trước.  Hàng ngàn vị ni đã đưọc nhắc nhở tới trong các kinh điển cổ xưa.  Họ từng sống trong các tu viện to lớn.  Rồi bổng nhiên tất cả đếu biến mất.  Lúc đó là thời kỳ chiến tranh giữa Tamils và Singhalee, có lẻ các vị ni dễ bị nguy hiểm hơn, có thể họ đã bị tàn sát hay bị chết đói.   Vì bất cứ lý do gì, họ đã không còn có mặt ở đây.

   Do đó, vì không có các vị tỳ kheo ni nữa, nên tôi không đưọc trở thành tỳ kheo ở Sri Lanka, mà chỉ là sadi ni.  Sau nầy tôi mới thọ đại giới ở California.   Có các ni theo thiền tông, có ni theo Phật giáo Tây tạng, có ni theo Phật giáo nguyên thủy.  Tôi theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), là tông phái rất thích hợp cho tôi.

   Phật giáo Nguyên thủy là Phật giáo cơ bản.  Các nước Thái Lan, Sri Lanka, Burma và Campuchia theo Phật giáo nguyên thủy.  Tông phái nầy dựa vào những lời dạy từ chính Đức Phật, và chính đặc tính nầy đã khiến tôi hướng về Phật giáo từ những ngày đầu.

   Sau khi xuất gia, tôi đến một tu viện trung tâm, chuyên về thiền, ở Kanduboda, cách Colombo khoảng nửa tiếng.  Tôi cần sự yên tĩnh, an bình.  Tôi dọn vào một phòng nhỏ, chỉ có giường, ghế và một bàn ngủ.  Ở đây có điện, có buống tắm chung cho mọi người.  Giờ thức chúng mổi ngày là bốn giờ sáng.  Với cái nóng ở Sri Lanka, phải dậy sớm không thành vấn đề.  Buổi sáng không khí mát mẻ, dể chịu, bầu trời quang đãng.

   Tôi còn nhớ buổi sáng đầu tiên của mình ở đó.   Trong lúc toạ thiền, tôi thấy một hình ảnh hiện ra trong tâm mình.  Đó là một sư cô, có lẻ là người Singhalese, và tôi không hiểu sao, tôi tự nghĩ đó là hình ảnh của mình.  Tôi đang đứng ở một ngôi tháp chờ đợi một vị tăng, tôi còn nhớ rõ ràng như thế, và vị ấy cũng xuất hiện.  Đó là một ngôi tháp to ở trong cánh rừng.  Tôi còn nhớ các chi tiết hết sức rõ ràng.

   Từ những hình ảnh nầy, tôi đi đến kết luận, có thể tôi đã từng là người xuất gia.  Vậy thì giờ tôi càng thêm quyết chí tiếp tục con đường mình đã bắt đầu trong các tiền kiếp.

   Những hình ảnh đó gây ấn tượng mãnh liệt trong tôi.  Một ngày kia, tôi kể cho vị trụ trì nghe về những gì mình đã thấy.  Tả về ngôi tháp rất chi tiết.  Thầy trụ trì bảo: "Con có thể đi thăm ngôi tháp đó; nó ở trong một cánh rừng trong vùng Anuradhapura.  Từ những gì con đã tả, con sẽ tìm thấy nó dể dàng".   Và tôi đã thực sự tìm ra đưọc ngôi tháp đó.  Đúng y như tôi đã thấy trong lúc ngôi thiền đến từng chi tiết.

   Tôi rất thích cái thất của mình.  Ở trong đó, tôi có thể ngồi thiền rất yên.   Một ngày kia, có một phụ nữ đến thăm tôi.  Bà mời tôi đến dự một cuộc họp mặt của các vị ni người Singhalese, và nhờ tôi tổ chức họ lại.  Tôi rất muốn đi, nhưng tôi chỉ mới xuất gia đưọc vài ngày, tôi có tư cách gì để đảm nhiệm vai trò đó?  Người khách bảo tôi là các sư cô không có khả năng tự tổ chức.  Họ cần đưọc tổ chức lại để ni giới có tiếng nói hơn trong giáo hội.  Điều đó sẽ giúp ni giới đòi hỏi đưọc quyền đi học, đưọc có chổ ở thõa đáng hơn.  Cho đến lúc đó, ni giới ở đây không đưọc coi trọng, quyền lợi của họ rất ít ỏi.

   Thế là tôi tham dự vào cuộc họp đó.  Chỉ có một người nói đưọc tiếng Anh.  Qua người thông dịch viên, tôi mạnh dạn đề đạt những kiến nghị của mình.  Tôi cũng không biết là những đề nghị nầy có đưọc  thực hiện không.  Nhưng tôi coi đó là một nghĩa vụ phải ủng hộ, nâng đở các bạn ni ở đó với những kiến thức chúng tôi có đưọc từ phương Tây.

   Trong một trường hợp khác, tôi đã thành công.   Qua một phụ nữ tích cực, giờ đã thành bạn của tôi, tôi đưọc biết đến một tu viện ở Madiwela, ngoại thành của Colombo.  Danh từ "Tu viện" đã là một phóng đại cho nơi chốn nầy.  Đó chỉ là một căn nhà nhỏ xíu, không có cả nhà bếp, dành cho các vị ni.

   Tôi đã đóng góp giúp họ xây đưọc một thiền đường, một phòng đọc sách, và hai phòng ngủ.  Và tôi đã dọn vào ở một trong hai phòng đó.  Chúng tôi cũng xây cả nhà bếp -công việc đó đưọc các người thợ xây dựng Singhalese không nói đưọc một chữ tiếng Anh đảm nhiệm.  Hướng dẩn đưọc họ làm theo ý mình cũng muốn không phải là chuyện dể dàng.

    Chúng tôi còn lo cả việc mời các pháp sư đến dạy, vì thiền đường còn có thể dùng làm phòng học.  Một tầm bảng ghi công đức với tên tôi đưọc đặt lên tường, rồi còn có lể khánh thành rất vui, với các em bé đến ca hát, nhảy múa, và với sự tham dự của nhiều sư cô.  Tôi dành mổi ngày chủ nhật thứ hai trong tháng để làm ngày tọa thiền cho những người nói tiếng Anh trong vùng.  Họ luôn đến rất đông, tham dự đủ hết các chương trình trong ngày.  Tôi chỉ dẫn họ cách tọa thiền và tại sao phải tọa thiền.  Họ tự mang theo đồ ăn trưa, các sư cô chỉ phục vụ trà.   Qua những hoạt động nầy, tôi đưọc quen biết với nhiều phụ nữ Singhalese, có nhiều người cho đến giờ vẫn còn giữ liên lạc với tôi.  Có người hằng năm vẫn viết thư thăm hỏi, có người viết thường xuyên hơn.

   Lúc tôi thọ giới xuất gia, tôi đã làm bà ngoại.   Cháu ngoại trai tôi tên là Matthew, sinh năm 1973.  Lúc đó Jeffrey cũng đã hoàn tất chương trình đại học, và đang sống chung với Susan, sau hai người đã kết hôn.  Trong thời gian tôi làm sadi, Jeffrey đã tìm đưọc việc làm ở Anh, làm kỷ thuật viên vi tính cho Đại học Norfolk.

   Khi tôi rời Sri Lanka để trở về Uùc, tôi ghé qua Norfolk thăm con.  Đường hàng không đã giúp khoảng cách giữa con người hình như gần lại.

   Trên đường trở lại, tôi ghé qua Aán độ, vì tôi muốn đến Bombay thăm Sri Nisargadatta Maharaj, một vị học giả với tiệm bán thuốc lá nhỏ của ông.  Tôi đã nghe nói những bài thuyết giảng của ông rất hữu ích.  Dầu có địa chỉ của ông, tôi không chắc rằng mình có thể tìm gặp đưọc ông.

   Cuối cùng tôi đến một con đường nơi mọi người không cần đợi tôi hỏi, đã chỉ tay về phía một ngôi nhà nhỏ tồi tàn.  Tầng dưới nhà ở mặt đường là một tiệm nhỏ mở cửa bán thuốc là, đồ ngọt.   Người đàn bà tôi gặp cũng không nói một lời, chỉ tay về phía cầu thang dẩn lên lầu.  Trong căn phòng nhỏ, đầy các vị khách Tây phương, Nisargadatta Maharaj ngồi trên một tấm đệm nhỏ, với hai người thông dịch viên ở bên cạnh.  Tôi vừa kiếm đưọc một chỗ ngồi xuống trên sàn nhà, là Sri Nisargatta bắt đầu đặt câu hỏi nhắm vào tôi.

   Điều đó làm tôi khá bối rối.  Tôi đến để đưọc nghe những lời trí tuệ của ông, không phải để nói về tôi trước mặt bao nhiêu người.  Nhưng ông không để tôi yên.  Oâng hỏi tên, hỏi quê quán, hỏi ai là bổn sư của tôi, kinh nghiệm tu tập của tôi, vân vân.  Cuối cùng ông bảo là tôi đã đi đúng đường, nhưng chưa đạt đưọc Giác Ngộ.

   Sau tôi biết là với các vị khách mới đến, ông đều đối xử như thế cả.  Tôi đến nghe ông suốt một tuần, nhưng nhận thấy cách trình bày của ông quá khó hiểu.  Ngẫm nghĩ lại, tôi thấy là ông quá tự tin về những hiểu biết của mình, nên chìm đắm trong sự hiểu biết của mình, thật khó xếp ông vào hàng đã Giác Ngộ.    Oâng đã mất ba năm sau lần gặp gở đó, lúc ông đã hơn tám mươi.

   Trở về lâm tự viện ở Uùc, tôi đã giúp thầy Phra Khantipalo trong các công việc tổ chức và giảng dạy thường ngày.  Một biến cố quan trọng ở Wat Buddha Dhamma đã làm tôi nhớ mãi.  Đó là một buổi tối đầy trăng, chúng tôi đang chuẩn bị để ngồi thiền suốt đêm như thường lệ.  Lúc đang ngồi trong thiền đường, tôi bổng cảm thấy mỏi mệt, chán nản, càng lúc càng tăng.  Chúng tôi đã ngồi suốt bốn tiếng, đã tụng kinh, đã nghe pháp của thầy Phra Khantipalo, lúc đó là khoảng nửa đêm.  Tôi bổng nhớ lại những gì tôi đã đọc về các cảnh giới thiền trong kinh Phật.  Tôi đã tu chứng đưọc sơ thiền, một loại thiền định đem lại niềm vui, an lạc, và bình an, mà tôi khá quen thuộc.  Nhưng tôi chưa từng kinh qua các cảnh vô sắc giới, mà cũng chẳng có ai có thể giải thích hay thuyết giảng về chúng.

   Bổng tôi muốn thử đạt đưọc các cảnh vô sắc giới, không còn hình tướng, không còn tưởng cũng không phải là không có tưởng nữa.  Và lạ kỳ thay, với mức độ định tôi đã có, giúp tôi dể dàng đi vào càc cảnh giới đó.  Giờ thì sự mệt mỏi, chán nản đã qua đi, tôi lại tiếp tục tọa thiền trong niềm hoan hỉ cho đến sáu giờ sáng hôm sau. 

   Tôi tiếp tục tọa thiền cách đó cho đến năm 1983, khi tôi đưọc gặp Hoà Thượng Nannarama Thera, người khẳng định rằng tôi đã thực hành đúng và khuyên tôi nên truyền bá lối tọa thiền nầy ở Tây phương.

   Tôi lại bị lôi kéo về Sri Landa.  Tôi cảm thấy ở đó có nhiều cơ hội để thực hiện những điều lợi ích.  Tôi muốn giúp đở các sư cô bản xứ để họ có thể tự vươn lên, ủng hộ họ, đóng góp ý kiến giúp họ có thể thoát ra bóng tối họ đang sống.  Những người phụ nữ tôi đã gặp ở Madewela muốn giúp tôi thực hiện giấc mộng nầy.

   Một ngày kia, tôi đưọc mời đến Polgasduwa.  Đó là một hòn đảo ở hồ Ratgama, phía nam Sri Lanka, nơi đó đã có các vị tăng đang sống.  Hòa thượng Nyanatiloka Thera, người Đức đầu tiên tu theo Phật giáo, đã thành lập tự viện trên đảo nầy vào năm 1911, và trụ trì ở đó.  Đại đức Nyanaponika Thera là đệ tử của ngài.  Ngoài ra còn có một vị tăng nổi tiếng khác, cũng là người Đức, ngài Lama Govinda cũng từng sống ở đó một thời gian.  Hầu như tất cả các vị tăng Tây phương đều có mặt trên hòn đảo đó.

   Trong chuyến tôi đến viếng thăm, vị trụ trì yêu cầu tôi tổ chức khóa tu thiền cho các đệ tử của ngài, vì ngài không muốn tự mình làm việc đó, mà muốn nhờ tôi đảm trách.  Tuy nhiên trước khi việc đó có thể thực hiện, người ta bảo là các tăng không đưọc phép nghe một người ni giảng dạy.   Người ni không đưọc phép dạy các tăng.  Do đó chỉ có các cư sĩ tham dự khóa giảng của tôi.  Nhưng các bài giảng của tôi đưọc thâu băng, và các tăng đưọc phép nghe các băng đó.

   Các cư sĩ tham dự khóa tu học là dayakas.  Đó là tiếng Singhalese dùng để chỉ các thí chủ, hay người cúng dường tiền bạc, thực phẩm, thuốc men để chăm lo cho tự viện cũng như các tu sĩ ở đó.   Một trong những vị thí chủ nầy có ông Arthur de Silva.  Người nầy và vợ là chủ một quán ăn trên bờ hồ, phía bên kia đảo.  Họ là một cặp vợ chồng rất tử tế, dể thương.  Giờ cả hai người đều đã không còn tại thế.

   Một ngày kia Arthur đề nghị một điều mà trước đó chính tôi cũng đã nghĩ đến.  Tôi đã để ý thấy ở không xa đảo của các tăng, trong cùng một hồ, có một đảo khác nữa.  Trước đó tôi đã nghĩ nếu các tăng đã ở đảo nầy, các ni có thể ở đảo kia.  Lúc nầy Arthur lại hỏi tôi có nghĩ đến việc xây một ni viện trên đảo thứ hai không.  Tôi hỏi lại ông: "Thế ông có nghĩ là tôi nên ở trong ni viện đó không?"  Oâng trã lời: "Dỉ nhiên rồi.  Tôi sẽ thiết kế, mướn người, quản lý thợ xây dựng và mua vật liệu.  Tôi sẽ kêu gọi người ta phát tâm".

   Đó là khởi đầu của sự hợp tác giữa hai chúng tôi, một sự hợp tác tốt đẹp mang đến cho cả hai chúng tôi nhiều lợi ích, cho đến ngày ông mất vào năm 1989.


Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15

 


Vào mạng: 5-10-2001

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang