Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Quà Tặng Cuộc Đời
Tự Truyện Của Một Ni Sư Phật Giáo Người Tây Phương
Ayya  Khema

Chương 3
Cuộc Sống Tha Hương

 

Các hành đều vô thường
        Ai biết đưọc điều đó với trí tuệ
Sẽ thoát khỏi bao khổ đau.
    Kinh Pháp Cú - 277

   Cả cuộc đời, tôi chưa bao giờ cảm thấy cô đơn bằng như lúc đi trên chuyến tàu từ Bá Linh đến Hamburg.  Tôi cảm thấy như cả thế giới bỏ rơi chúng tôi.  Tất cả phó mặc chúng tôi cho số mệnh dung rủi.  Tôi đã không khóc đưọc; tất cả trong tôi như đông cứng một nỗi hãi sợ.  Nhưng tôi còn gì để mất nữa chứ, tôi đã mất: mái ấm cuả cha mẹ, gia đình, quê hương.  Tôi hoàn toàn không biết điều gì sẽ xảy ra cho tôi trong tương lai.

   Có đưọc một quê hương là điều khiến người ta cảm thấy gắn bó, bảo bọc.  Nhưng kể từ đó, tôi không bao giờ cảm thấy đâu là nhà nữa.  Sự quen thuộc, ấm áp, tự tin -tất cả chỉ là những tình cảm của quá khứ.  Tất cả tôi đã bỏ lại với Bá Linh, mãi mãi.   Tôi đã nói hiện giờ tôi sống rất thanh thản ở Allgau.  Đó là sự thật, nhưng bất cứ lúc nào tôi cũng có thể sẳn sàng khăn gói lên đường, đến sống ở một nơi nào khác, bất cứ nơi nào trên thế giới.

   Ý nghĩ một cái gì thuộc về 'của tôi' không còn nữa trong tôi -như quê tôi, nhà tôi, tài sản của tôi.  Tôi không bao giờ còn nghĩ có cái gì đó thuộc về mình hay mình thuộc về cái gì đó.   Hôm nay tôi nói những lời nầy không hối tiếc, vì đó là tình cảm chân thật từ đáy lòng tôi.  Đức Phật, chắc chắn, đã dạy con người từ bỏ mọi sở hữu, nhưng tôi đã biết đến tình cảm nầy trước đó rất lâu, trước khi tôi biết chút gì về Phật giáo.

   Chúng tôi dong thuyền đến Anh trên một chiếc tàu của Đức với thủy thủ đoàn người Đức.  Các thủy thủ rỏ ràng là rất tội nghiệp lũ trẻ.   Họ rất tử tế với chúng tôi, dẩn chúng tôi đi xem cả chiến thuyền từ phòng chiếu bóng xuống đến hầm máy, bất cứ thứ gì để dổ nín chúng tôi.  Họ trang trí phòng ăn bằng các giấy màu, và còn có cả kem để cho chúng tôi tráng miệng.  Nhưng vô ích đối với những em còn quá nhỏ.  Chúng không chịu ăn gì cả, và luôn khóc đòi cha mẹ.  Trong cabin của chúng tôi, có khoảng sáu đứa, mổi đêm đếu có một người thuỷ thủ đến kể chuyện cổ tích, chuyện thần thoại cho đến khi chúng tôi thiếp ngủ.  Tôi sẽ không bao giờ quên lòng từ ái của các thủy thủ nầy đối với chúng tôi.  Nhưng dưới mắt của chính phủ họ, chúng tôi chỉ là một loài bẩn thỉu.

   Đến Dover, chúng tôi lại lên tàu hỏa đi Luân Đôn.  Nơi chúng tôi đưọc một phái đoàn Do thái đón tiếp.  Họ gồm khoảng ba mươi phụ nữ đứng ở những chiếc bàn dài, với nước chanh, bánh ngọt, bánh mì.  Họ đọc tên chúng tôi cùng với một địa danh: "Kussel, Ilse - Glasgow".

   Thế là tôi phải đến Glasgow với hai em bé gái nữa.  Một phụ nữ nói tiếng Anh dẩn chúng tôi lên tàu.  Bà còn cho tôi ít tiền bỏ theo người, một hay hai bảng Anh gì đó, với một túi đồ ăn.

   Tôi không nói đưọc tiếng Anh trừ chào buổi sáng, buổi chiều, xin vui lòng và cảm ơn.  Và ở đó thì không có ai nói tiếng Đức.  Tôi tự hối là đã không học tiếng Anh thay vì tiếng Tây Ban Nha ở trường sinh ngữ Bá Linh.  Hơn thế nữa, tôi hoàn toàn không hình dung nổi Glasgow ở đâu, dầu đó là thành phố lớn nhất xứ Aí Nhĩ Lan.  Ở mổi trạm xe lửa, tôi đều nhìn qua cửa sổ để xem có phải là Glasgow không.  Mổi lần như thế tôi đều thấy tấm biển đề: "Players please".  Đó là tên loại thuốc lá nổi tiếng nhất ở Anh, nhưng dĩ nhiên là lúc đó tôi không biết.  Tôi chỉ thấy ngạc nhiên sao thành phố nào cũng gọi là: "Players please".

   Trên các toa xe rất lạnh, và trời tối nhanh, nhưng xe lửa cứ đi tới, đi tới.  Rồi một người xoát vé đến chổ chúng tôi.  "Glasgow?", tôi hỏi ông.  Oâng ráng giải thích để tôi hiểu rằng Glasgow là trạm cuối cùng.  Ngay sau đó mắt tôi riú lại, vì tôi hiễu rằng khi nào tàu còn chạy, chúng tôi có thể ngồi yên một chổ.

   Sáng hôm sau, chúng tôi đến trạm cuối cùng.  Gia đình người bảo trợ đón chúng tôi ở sân ga.  Hai vợ chồng và bảy đứa con.  Họ không nói đưọc tiếng Đức nào, họ nói tiếng Yiddish.  Vì Yiddish là tiếng địa phương dựa trên tiếng Đức, nên gia đình nầy nghĩ là tôi phải biết Yiddish.  Yiddish thường đưọc xử dụng trong các gia đình theo đạo Do Thái chính thống, nhưng như tôi đã giải thích, gia đình tôi không theo Do Thái chính thống.

   Gia đình người bảo trợ tôi đến từ Do Thái-Nga.  Việc tôi không thể nói cùng thứ tiếng với họ là một điều bất hạnh, dầu nhỏ.   Vấn đề nằm ở một điểm khác.   Họ đã ký tên bảo lãnh tôi vì họ cần người giúp đở cho người mẹ với bảy đứa con trong gia đình.   Nhưng thực tế là họ đã chọn phải một người hoàn toàn không thích hợp với công việc nầy.  Cũng do cô đầu bếp ở nhà tôi lúc trước không cho tôi đưọc bước chân vào bếp, mà tôi không biết nước sôi là như thế nào.  Tôi phải thay các áo gối, nhưng tôi cũng chưa từng làm việc đó trong đời.  Tôi phải cơi và giữ bếp lữa ngoài trời, mà tôi không biết cần phải có giấy người ta mới nhóm đưọc lửa.

   Người vợ càng ngày càng khó chịu với tôi, nhưng ông chồng thì nói: "Thôi bỏ qua đi, dầu gì nó cũng chỉ là một đứa trẻ".  Họ nói bằng tiếng Yiddish, nghĩ rằng tôi không biết nói thì không thể hiểu đưọc.   Nhưng tôi hiểu đưọc vì rất giống tiếng Đức.

   Nhưng ở trường thì tôi không hiểu đưọc chữ nào.  Nơi tôi học tiếng Anh là những nhà chiếu bóng.  Vé rẻ nhất là sáu pence, và tôi có thể mua đưọc vé đó với số tiền ít ỏi của mình.  Sau ba tháng, tôi nói tiếng Anh lưu loát, vậy ra đi coi hát cũng có ích chứ.

   Có khả năng hiểu hết mọi thứ cũng không phải hoàn toàn có lợi.  Có lần một cô bạn gái mời tôi đến dự tiệc sinh nhật ở nhà cô, tôi hiểu rất rỏ khi mẹ cô nói: "Con nhỏ di dân kia đừng hòng mén chân đến nhà tao!".  Nhưng đó không phải là sự kỳ thị duy nhất đối với tôi.  Một bạn trai định mời tôi đi dự tiệc khiêu vũ ở trường đại học.  Lúc bấy giờ, tôi đã mười sáu tuổi, và đã trở thành một cô gái không đến nổi xấu xí.  Mẹ của chàng ta nói: "Sao bao nhiêu người, con lại chọn cô bé lạ lùng nầy?"  Chàng trã lời: "Cô ta khác gì với mấy cô gái kia đâu?"

   Điều khác biệt giữa tôi và các cô gái khác có thể nói gọn bằng một câu: Tôi bất hạnh.  Tôi không thuộc vào thế giới tôi bị đẩy vào.   Tất cả mọi thứ đều lạnh lùng, xa lạ, không chỉ nói về con người mà cả thời tiết cũng thế, lạnh, ẩm ướt.  Nhưng tôi có rất nhiều nghị lực, nên đã quyết định như đính đóng cột -tôi sẽ cố gắng thêm một năm nữa xem sao, nhưng cho đến lúc đó, phải chấp nhận tất cả không than vãn.

   Năm tháng đi tới, giữa năm đó, chiến tranh bùng nổ.  Tôi viết thư cho cha ở Thượng Hải, kể cho ông nghe hoàn cảnh tôi khổ sở thế nào.   Tôi viết, "Con muốn đưọc ở cạnh cha mẹ".

   Tháng ngày qua, cuối cùng muà hè năm 1940, câu trã lời đã đến.  Trái bom Đức đầu tiên đã nổ ở gần Edinburgh.  Cha tôi trã lời thư: "Nếu con không đưọc thỏa mái, thì hãy đến đây".  Lúc đó cha mẹ tôi đã có đưọc một căn hộ ở Thượng Hải.  Cha tôi đã mở một tiệm quần áo may sẳn, khá phát đạt.   Quần áo may sẳn ở Trung Hoa lúc đó là một điều mới lạ.  Trừ việc cha mẹ tôi phải sống ở một nơi không đưọc sầm uất, mọi thứ khác đều ổn thỏa.

   Đáng lý cậu tôi ở Luân Đôn phải mua vé đi tàu thuỷ cho tôi, nhưng chờ mãi không thấy.  Cuối cùng vào tháng 11 năm 1940, tôi mới đưọc vé.   Tôi báo cho gia đình bảo trợ là tôi muốn đi thăm cha mẹ.  Nhưng họ hiểu là tôi muốn bỏ ra đi.  Có lẻ họ cũng mừng tôi ra đi, nhưng họ không nói gì.

   Cậu tôi, người trước đó tôi không hề biết, gửi cho tôi vé xe buýt đi từ Glasgow đến Luân Đôn.   Đến Luân Đôn cậu lại đi lo các giấy tờ cần thiết cho chuyến đi của tôi.  Cuối cùng, tôi là người không có quê hương, vì người Đức đã lấy lại thông hành Đức tịch của tôi.

   Tôi còn nhớ rất rõ: Đó là vào buổi chiều khi tôi từ giã gia đình người bảo trợ ở Glasgow.  Họ không hề hỏi tôi: "Con có chút đỉnh tiền mang theo mình không?"  Một mình tôi đi bộ trong bóng tối ra trạm xe buýt, lưng đeo túi vải, tay mang valise nhỏ mà tôi đã mang đến.  Khi cánh cửa nhà đóng sập lại sau lưng, tôi cảm thấy hoàn toàn lạc lỏng -một kẻ không ai trông đợi, không tiền, không một giấy tờ tùy thân, cô đơn giữa những người xa lạ trong một xứ sở xa lạ.

   Ngày nay nhìn lại tôi thấy là tôi đã không làm vừa lòng gia đình người bảo trợ.  Tôi không vừa lòng về họ, và họ cũng không vừa lòng về tôi.  Vài năm trước đây, tôi đã tìm lại địa chỉ của Mimmie, đứa con gái trong gia đình mà tôi thân thiết nhất.  Tôi viết thư cho cô, cảm ơn cô và gia đình.  Dầu gì, nếu họ không tiếp nhận tôi, tôi đã chết như chín mươi ngàn đứa trẻ khác ở Bá Linh.  Từ đó, chúng tôi trao đổi thư từ.  Cô thấy cuộc đời tôi cũng khá thú vị.

   Chuyến đi mười hai tiếng từ Glasgow đến Luân Đôn thật là khủng khiếp đối với tôi, vì tôi quá đói.   Các hành khách khác cứ chốc chốc lại xuống các trạm dọc theo đường đi để mua thức ăn.  Nhưng tôi không có một xu ten.  Khi đến Luân Đôn tôi phải xin một người xa lạ tiền để gọi điện thoại.  Giờ, tôi mới biết đó cũng là một hình thức xin ăn.  Anh ta cho tôi chút đỉnh, không nhiều.

   Điều đó gợi tôi nhớ lại một việc đã xảy ra khi tôi còn là một cô bé đưọc yêu thương, chiều chuộng.  Tôi đi với cha đến sở thú.  Chúng tôi đi qua Cổng Voi, nơi có một người ăn xin đang ngồi.  Tôi nhìn thấy ông rõ ràng trước mắt tôi.  Oâng chỉ còn một chân và giữ một chiếc hộp nhỏ trên đùi, trong đựng bút chì để bán.  Cha tôi đặt một đồng xu lên chiếc hộp, và tôi đã nghĩ: Đó cũng có thể là tôi.  Điều đó cũng có thể xảy ra cho tôi.  Tôi có thể là người ăn xin ngồi đó, xin tiền thiên hạ.  Nhưng có thể  tôi là một cô gái ngoan ngoản, nên điều đó đã không xảy ra cho tôi.

   Lúc đó, tôi đưọc năm tuổi và không biết gì về tôn giáo, và dỉ nhiên là không biết tí gì về Phật giáo.  Nhưng điều mà tôi cảm nhận đưọc là nghiệp lực, nhân quả, mà tôi chỉ biết tên gọi mãi sau nầy.  Hành động ác sẽ mang lại nghiệp ác.  Nếu bạn làm điều xấu, chuyện xấu sẽ xảy ra cho bạn, giống như người ăn xin kia.   Lạ lùng là cuộc gặp gở đó đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tôi.

   Cậu tôi là một luật sư ở Luân Đôn.  Oâng đã di tản khỏi Đức rất sớm từ những năm 1933, ra là cậu có cái nhìn rộng rải hơn cha tôi.  Cậu không sống tại Luân Đôn, nhưng ở gần đó.  Cậu hướng dẩn qua điện thoại cho tôi đường đến nhà cậu; cậu sẽ trả tiền tàu hỏa khi tôi đến nơi.  Đó là một buổi sáng ảm đạm, tôi cảm thấy quá mệt mỏi.  Mọi việc, dù lớn hay nhỏ nhặt trong đời tôi giờ hình như phủ đầy những khó khăn.  Giống như không dể dàng gì để giải thích với  nhân viên hỏa xa là vé của tôi sẽ đưọc trả khi tôi đến trạm dừng.  Không dể dàng gì, không có gì xảy ra mà không có cố gắng.  Ít nhất là đối với tôi.  Tôi không có đưọc cái may mắn đó.

   Cậu tôi đứng đón ở sân ga.   Người soát vé đưọc cậu tặng tiền bồi dưỡng, và đó là lần đầu tiên tôi có cảm giác đưọc đón chờ.  Thật là một cảm giác sung sướng.

   Tôi ở với cậu và em họ tôi, Steffi, vài ngày. Cậu tôi đã lo đưọc giấy chứng minh tạm trú cho tôi ở một văn phòng lo cho người nước ngoài.  Cậu đưa cho tôi một ống điếu bằng vàng, và một vài vật có giá trị cho cha tôi.  Rồi tôi lại một mình lên xe lữa.  Đó là vào tháng mười hai.  Tháng tám vừa qua, tôi đưọc mười bảy tuổi.

   Tàu của tôi ở cảng Liverpool.   Khi nhìn thấy nó, tôi bổng sợ.   Đó không phải là con tàu người ta cảm thấy thoải mái vượt qua đại dương với nó.  Nó giống như mấy chiếc tàu sắp bị đắm trong các phim cướp biển.  Nó rỉ sắt, hoen ố.  Người ta gọi nó là Haruna Maru.  Trên boong tàu, một lá cờ Nhật bản bay phất phới.  Aâu châu đang có chiến tranh.  Không còn chiếc tàu nào dành chở dân sự.

   Con tàu Haruna Maru nặng mười ngàn tấn, khá nhỏ.  Trên thuyền đầy các thủy thủ Nhật bản.  Rất nhiều các bao tải, các thùng đưọc mang lên tàu.  Nhưng chỉ có mười hai người hành khách -một vị truyền giáo người Anh, hai thương buôn Pakistan và một bác sĩ người Aán.  Trên chuyến đi, vị bác sĩ đã ngỏ lời cầu hôn với tôi.   Tôi là người phụ nữ trẻ duy nhất trên tàu.  Thật khó để nói cho ông ta biết lúc bấy giờ tôi không hề nghĩ đến chuyện hôn nhân.

   Tôi nhớ lại cuộc hành trình là một chuyến đi đầy khủng khiếp mà lãng mạn.  Tôi chưa từng đi biển bao giờ.  Thật là một cảm giác kỳ lạ khi chỉ nhìn thấy nước và trời, mấy con cá thỉnh thoảng nhảy vọt lên khỏi mặt nước.  Màu trời thay đổi từ xanh, xám, đến xanh lục, tất cả gợi cho ta cảm giác một chuổi màu sắc, ẩn hiện ở chân trời.   Nhưng đe dọa trùm phủ lên tất cả.   Một lần, giữa biển, chúng tôi cứu đưọc những người sống sót từ một chiếc tàu Thụy điển đã bị Đức đánh bom.  Đó không phải là tàu chiến, nhưng vẫn bị đánh chìm.  Các nạn nhân la hét giữa dòng nước.  Sau đó tôi không còn mấy tin tưởng ở chiếc cờ Nhật bản to tướng trên tàu nữa.  Ai đảm bảo đưọc rằng chúng tôi sẽ không là mục tiêu tấn công?  Ban đêm tàu đi trong bóng tối đen ngòm.  Tất cả các lổ thông hơi đều đưọc sơn đen.   Vượt biển trong bóng tối như thế khiến tất cả mọi người trên tàu đều cảm thấy thần kinh căng thẳng.

   Có một thủy thủ không thể chịu đựng nổi, anh ta phát điên.  Anh ta chạy tán loạn trên boong tàu, đập vỡ tất cả mọi thứ trong tầm tay.   Tôi đang ở trong cabin, nghe ốn mở cửa ra định xem chuyện gì.  Ngay lúc đó, anh ta chạy về hương chổ tôi.  Hai tay cầm hai mảnh chai vỡ, nước miếng xủi bọt đầy miệng, anh ta la hét cuồng loạn.   Ai đó vội đẩy tôi trở vào cabin.   Cuối cùng người ta khống chế đưọc người thủy thủ điên và nhốt anh ta lại suốt cuộc hành trình.  Nhưng tôi không thể nào quên gương mặt của người ấy.  Giờ thì tôi hiểu phát điên là như thế nào: tâm bất ngờ tán loạn, bao thú tính của một con vật hung bạo đều phát ra ngoài.

   Tất cả mười hai hành khách, mổi người đều có một cabin nhỏ, có giường, tủ, ngoài ra không có gì nữa.  Khi dùng bữa, chúng tôi đến một căn phòng có những bàn sắt nhỏ, với những lò lửa nhỏ đưọc đặt ở khoảng cách giữa các bàn sắt.  Khi muốn nướng cá hay rau củ, bạn có thể ngồi trên những cái ghế nhỏ đặt trên sàn để tự nường cho mình.

   Tôi không thể nào chịu nổi điều đó.  Tôi không nuốt nổi thức ăn nửa chín, nửa sống đó.  Tôi cũng không nhớ mình đã sống bằng gì trên suốt chuyến đi.  Có lẻ chỉ có bánh lạt, may mà thỉnh thoảng nhà bếp cũng làm bánh.  Tôi không cảm thấy khỏe suốt chuyến đi.  Ngay bây giờ nhớ tới cuộc hành trình đó, tôi vẫn còn muốn bịnh.  Đó là một cuộc tra tấn dã man nhất.

   Lại còn nóng nữa chứ!  Lúc chúng tôi bắt đầu đi từ biển Đại Tây Dương vào Kênh Suez, hãy còn là mùa đông.  Nhưng sau đó trời bắt đầu nóng.  Tàu dừng ở Bombay, ở Colombo, mổi nơi hình như càng lúc càng nóng hơn.   Tôi không đưọc quyền rời tàu với các hành khách khác.  Giấy tờ của tôi không phải là thông hành chính thức, vì thế tôi phải ở lại đằng sau trong chiếc tàu nhỏ, kín bưng, nằm nướng mình trong ánh nóng mặt trời.


Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15

 


Vào mạng: 5-10-2001

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang