Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Quà Tặng Cuộc Đời
Tự Truyện Của Một Ni Sư Phật Giáo Người Tây Phương
Ayya  Khema

Chương  15 
Cái Chết An Lành
Dẩu bay lên không trung, lặn dưới đáy bể
Chui vào hang sâu núi thẳm
Không có nơi đâu trên thế gian nầy
Người ta có thể trốn khỏi tử thần.
Kinh Pháp Cú -128

 

   Đối với tôi, chết là điều đương nhiên.  Tôi đã chuẩn bị để ra đi.

   Vị bác sĩ giải phẫu đã bảo rằng ông rất ngưỡng mộ tôi.  Để làm gì?   Chỉ vì tôi không bị đe dọa bởi cái chết?

   Tôi luôn xem Đức Phật là tấm gương cho mình -lúc Ngài tại thế cũng như lúc cận kề cái chết, đó là lý tưởng sống của tôi.

   Hai ngàn năm trăm năm về trước, Ngài đưọc sinh ra là thế tử của một vị vua ở Bắc Aán Độ.  Phụ thân của Ngài cai trị một nước lớn.  Ngay từ khi ấu thơ, người ta đã tiên đoán rằng Ngài sẽ trở thành một vị vua tài trí hoặc nếu như Ngài từ bỏ cuộc sống thế gian, Ngài sẽ trở thành một vị Phật (Buddha).   Phật có nghĩa là người đã Giác Ngộ.  Đó là danh hiệu của Ngài.  Lúc còn là thái tử, Ngài đưọc gọi là Siddhartha Gautama.   Bên cạnh những sự kiện lịch sử, cuộc đời Ngài cũng đầy những huyền thoại.

   Vua cha muốn con trai phải kế thừa ông hơn là từ bỏ cuộc sống thế gian.  Vì thế vua cha tìm đủ mọi cách để làm cho cuộc sống quanh Ngài đầy quyến rủ.  Người già, người bịnh không đưọc phép bén mảng tới cung vua.  Ngay cả những chiếc lá lìa cành cũng đưọc dọn dẹp trước khi Thái tử Siddhartha nhìn thấy chúng.

   Tất cả mọi thứ đều để cung phụng cho Thái tử.   Những thứ có thể so sánh với thế giới của chúng ta ngày nay, trong đó chúng ta cũng tìm đủ mọi cách để đưọc sung sướng.  Nhà cửa, TV, đầu máy, điện thoại, radio -mọi thứ đều đưọc cung ứng để thõa mãn mọi nhu cầu của chúng ta.  Nhưng mà thực tế thì sau một thời gian, chúng ta cũng không còn thấy chúng hấp dẩn nữa.

   Thái tử Siddhartha kết bạn bè với nhiều thanh niên, thiếu nữ.  Năm mười sáu tuổi, Thái tử đưọc quyền chọn người phối ngẫu.  Sau đó hai vợ chồng Thái tử sống trong cung điện, và không nhìn thấy gì khiến họ phải lo buồn.

   Cũng giống như ngày nay chúng ta giấu những người bịnh hoạn, tàn tật sau những bức tường mà không ai có thể thấy họ; còn đối với người chết, thì ta cắt bỏ bộ phận tiêu hóa, trang điểm lại trước khi chôn họ.

   Một ngày kia thái tử Siddhartha bảo người đánh xe rằng ngài muốn đi dạo một vòng bên ngoài, trước cung điện.  Điều đầu tiên, khi ra ngoài, họ nhìn thấy là một ông lão rất già yếu, chống gậy, mà hầu như không thể lê bước.

   Thái tử Siddhartha hỏi: "Sao người đó coi tiều tụy thế?".  Người đánh xe, Channah, thưa: "Đó là một người gìa, thưa thái tử."  Thái tử lại hỏi: "Tất cả chúng ta đều phải già sao?"   Channah lại thưa: "Đương nhiên, thưa thái tử.  Tất cả chúng ta đều phải già đi".

   Họ lại trở về triều, rồi ngày hôm sau một cuộc du ngoại khác lại xảy ra.  Lần nầy họ nhìn thấy một người bịnh nằm trên đường.  Oâng quá yếu để có thể nhấc ly nước để cạnh bên lên uống.  Đám ruồi nhặng bu đầy trên mặt, nhưng người bịnh không thể làm gì ngoài kêu rên.

   "Người đó bị làm sao vậy?", thái tử Siddharta hỏi.

   "Đó là một người bịnh".

   "Chúng ta có bị bịnh như thế không?"

   "Không ai tránh khỏi đưọc, thưa thái tử", Channah lại trã lời.

   Người thứ ba Thái tử Siddhartha đưọc gặp trong lần ra thành thứ ba là một người chết.  Xác người chết đưọc khiêng đi và phía xa là gia đình, quyến thuộc, bạn bè khóc lóc, kêu than.  Họ đang trên đường đến nơi hỏa táng.  Thái tử muốn biết: "Tất cả chúng ta đều phải đến đó sao?"  Channah lại thưa: "Nơi đó chờ đợi tất cả chúng ta".

   Vào ngày thứ tư, khi Thái tử Siddhartha lại ra khỏi thành. Lần nầy Thái tử đưọc gặp một người với vẻ mặt đầy bình an, không lo lắng.

   "Người đó là ai vậy?"

   "Thưa đó là một vị tu sĩ, người đã xa lánh cuộc sống thế tục", Channah thưa.

   Thái tử Siddharta Gautama trở về nhà, đêm đó, thái tử từ giã vợ, cùng đứa con mới sinh, cha mẹ, và lầu đài cung điện để đi tìm câu trã lời cho những đau khổ của loài người.  Cùng với Channah, thái tử ra đến bìa thành, ranh giới của vương quốc của vua cha.  Tới đó, thái tử trao trả ngựa lại cho Channah và nói: "Hãy mang nó trở về thành và chăm sóc nó cho tốt".

   Theo truyện kể, con ngựa chỉ quay đi một đoạn đường ngắn trước khi ngã ra chết vì đau đớn phải xa chủ.

   Sau đó Thái tử dùng gươm cắt tóc, vào rừng đi tìm một vị minh sư.  Trước khi thành Phật, Thái tử đã tu khổ hạnh trong sáu năm.  Khi ngài đã tu chứng đưọc các trạng thái thiền định, Ngài ngồi dưới gốc cây Bồ đề nổi tiếng giờ là Bodh Gaya và đạt Giác Ngộ, giải thoát.  Ngài đã thiết lập ra Tứ Diệu đế và các phần của Bát Chánh Đạo, là nền tảng của giáo lý của Ngài.  Vị trời Phạm thiên và các chư thiên hiện ra, thỉnh cầu Ngài truyền đạo lại cho chúng sanh.

   Trong khuôn khổ quyền sách nầy, tôi không thể nói chi tiết câu chuyện nầy.  Chi tiết câu chuyện có thể tìm trong quyển Buddha Ohne Geheimnis (tạm dịch là Sự Thật về Đức Phật) của tôi.

   Tuy nhiên, ở đây, dù tóm tắt, ta cũng thấy từ câu chuyện của cuộc đời Đức Phật, giáo lý của Ngài đặt căn bản từ đâu.  Ta phải biết rằng Dukkha, tiếng Pali có nghĩa là đau khổ, lo âu, bịnh hoạn, và chết chóc.  Hiểu như thế rồi, ta sẽ thấy cuộc đời ta, tự ngã của ta đều chỉ là những ảo vọng.

   Nhưng không thể nhận ra điều nầy chỉ bằng các giác quan, hay cách suy nghĩ thông thường của ta.  Mà phải qua những trạng thái tâm thức khác, là kết quả của thiền định -sự chú tâm hoàn toàn không có suy tưởng.

   Qua đó, chúng ta sẽ thấy sự hiện hữu của mình không phải tách rời khỏi vũ trụ.  Chúng ta với mọi người chung quanh, với vũ trụ là một.  Do đó, chúng ta có thể giải thoát mình khỏi sự ràng buộc của lòng ham danh, ái dục vân vân.  Tới một mức độ nào đó, chúng ta sẽ thấy sự có mặt của ta ở nơi đây hay nơi khác không còn quan trọng nữa.  Có nghĩa là ta sẽ không còn lo sợ Chết.

   Muốn đạt đưọc tất cả những điều đó, ta chỉ cần buông bỏ một thứ luôn gắn chặt với ta -đó là tự ngã.

   Chúng ta sống, chúng ta chết cũng như bao nhiêu người đã sống trước đó, hay sau nầy, không có gì là của ta cả.  Khi ta đã thành công trong việc diệt bỏ lòng ham muốn, tham vọng, thì chết không còn là sự hủy diệt, mà là sự hòa nhập vào Niết bàn.

   Để cách nhìn đó thành quán tính trong ta, ta cần phải không ngừng tu tập.

 

   Mùa hè sau cuộc giải phẫu, tôi đưọc rất nhiều người thăm viếng.  Con gái tôi Irene từ Mỹ bay qua, cùng đi với tôi qua Ý.  Sau hơn hai mươi năm, đó là lần đầu tiên chỉ có tôi và con gái ở bên nhau.  Trước đó, lúc nào cũng có con cái.  Chúng tôi không có dịp để nói chuyện tự do.  Chúng tôi đặt phòng ở một khách sạn ở Lago Maggiore, rồi cùng du ngoạn trên thuyền, bách bộ với nhau.  Chúng tôi cảm thấy bình an và có thì giờ dành cho nhau.  Thật là một chuyến đi tốt đẹp.

   Rồi Gerd, chồng trước của tôi cũng đến viếng thăm.  Anh muốn biết về sức khỏe của tôi.  Đó cũng là chuyện tốt.  Chúng tôi đã chia tay từ năm 1979.  Anh đến thăm, và lập tức ra chăm sóc khu  vườn.   Cũng vui khi thấy anh không thay đổi gì -lúc nào cũng năng động, linh hoạt.

   Rồi Matthew, đứa cháu ngoại đầu của tôi, cũng viếng thăm tôi cũng với vợ là Lara.  Tôi đặc biệt thân thiết với cháu Matthew.  Trong cả gia đình, hình như chỉ có cháu là hoàn toàn thông hiểu việc tại sao bà ngoại xuất gia theo Phật giáo.

   Điều nầy gợi tôi nhớ lại, lúc còn thơ ấu, tôi cũng rất yêu thương bà tôi.  Tôi cảm thấy sự thân thiết giữa người trẻ nhất và lớn tuổi nhất trong gia đình rất quan trọng.  Giúp người ta biết nguồn gốc tổ tiên, cũng như thế hệ tiếp nối.

   Con trai tôi Jeff từ Uùc qua, cùng với vợ và đứa con gái nhỏ.  Họ rất muốn thăm Venice.  Nên chúng tôi cùng đến đó, nhưng không may là thời tiết không đưọc đẹp.  Tuy nhiên tôi cũng giữ cháu bé để hai vợ chồng đi viếng cảnh.  Jeff đã cùng tôi đi khắp nơi, nhưng lạ lùng thay, nó chẳng còn nhớ đưọc gì mấy!   Cả gia đình ở lại mừng sinh nhật tôi.

   Vào ngày 25 tháng 8, năm 1993, tôi đưọc bảy mươi tuổi.  Một buổi tiệc vui vẻ với nhiều lời chúc tụng, đó là chuyện tự nhiên vào những dịp như thế nầy.

   Tôi nhận đưọc một món quà rất đặc biệt của thầy Nyanabodhi: một ngôi tháp, do chính thầy xây.  Đây là một lăng mộ dùng để chôn người theo Phật giáo, có hình dáng giống như một toà nhà trắng.  Ngôi tháp nầy có một miếng gương đá lớn, trong suốt đặt trên đỉnh tháp.  Vào ngày sinh nhật của tôi, chúng tôi cùng đi thăm ngôi tháp.

   Trên vách tháp có chừa một khỏang trống.  Tất cả những ai đến dự ngày sinh nhật của tôi có thể đặt một tượng Phật nhỏ vào đó.  Những tượng nầy họ nhận đưọc do đã cúng dường cho Buddha-Haus.  Một copy của tất cả các sách của tôi cũng đưọc đặt vào đó.  Ngoài ra, chúng tôi cũng bỏ vào đó các món đồ qúi gía, vàng bạc.  Cuối cùng, thầy Nyanabodhi cũng bỏ vào chiếc nhẫn vàng của người cha quá cố của thầy.  Chúng tôi không có nhiều đồ quý giá nhưng những gì chúng tôi có, chúng tôi bỏ cả vào.

   Một ngày nào đó, tro của tôi cũng sẽ đưọc bỏ vào.  Đó là cách chôn một vị thầy theo phong tục cổ truyền.  Cẩn thận hơn, tôi cũng đã làm đơn xin phép bộ y tế ở Sonthofen.   Họ cử hai viên chức đến, khám xét trong ngoài, sau đó viết cho chúng tôi một giấy phép tay.

   Ngôi tháp đưọc xây dựng ở một vị trí rất đẹp, cạnh bên một cây táo nhỏ trên cánh đồng thoai thoải.  Ánh sáng mặt trời chiếu qua mảng gương đá tạo thành những màu sắc tuyệt đẹp.  Tôi rất thích ngồi trên băng đá cạnh đấy.

   Ngoài ra còn có một sự kiện khác cũng làm tôi rất vui.  Đó là sau khi Brigitte,  một tờ tạp chí ở Đức có bài đăng về tôi, thư từ của đọc giả từ những nơi không ngờ nhất cũng đưọc gửi đến.  Hai người bạn học cũ của tôi ở trường trung học State Augusta, Bá Linh viết thư đến.  Chúng tôi thường đi học chung từ lúc chín tuổi đến năm mười hai, mười ba tuổi.   Một người viết từ Bá Linh, người kia ở Heidenheim.  Người thứ hai còn sắp xếp để tôi đến thuyết pháp ở Heidenheim cho khỏang ba trăm rưỡi thính giả.  Rồi người bạn ở Bá Linh lại giúp tôi liên lạc với người bạn thân nhất thời học sinh của tôi, hiện đang sinh sống tại Anh.

   Hiện tại, với tuổi tôi, tôi thấy sức khỏe của mình không có gì đáng phàn nàn.  Nếu tôi còn sống cũng tốt, mà có phải ra đi, cũng đưọc. 

   Việc cận kề với cái chết đã giúp tôi có thể giảng Pháp hoàn toàn vì Pháp, mà không có cái gì cho riêng tôi.  Tôi không chỉ thấy mình không quan trọng, mà còn có cảm giác như mình không có mặt ở đó, mà mình chỉ là công cụ truyền giảng lại những điều có thể làm lợi ích cho người khác.

   Tôi sẽ sống cho đến ngày tôi phải ra đi.  Cho đến giây phút nầy, hầu như tôi đã hoàn tất mọi việc phải làm.  Chỉ còn một, hai quyển sách tôi muốn thấy chúng đưọc hoàn thành, nhất là quyển kinh Trung Bộ của Đức Phật, đang rất cần có một bản dịch ra tiếng Đức mới hơn.  Vậy thôi, còn mọi thứ có thể tiếp tục mà không cần đến sự có mặt của tôi.

   Trong chương nầy tôi nói khá nhiều về cái chết vì lòng sợ hãi về cái chết là đề tài thường đưọc nhiều người hỏi đến ở các buổi nói chuyện của tôi.  Tôi luôn phải đối đầu với đề tài nầy.  Một khi ta còn chưa có thể sẳn sàng chờ đón cái chết của mình, chưa có thể nói về nó với lòng bình thản, tự tại, thì cuộc đời ta vẫn còn bị trói buộc trong sự sợ hãi.  Tâm ta chỉ thực sự có an bình khi ta có thể chấp nhận mọi sự khi chúng đến.

   Đức Phật có dạy một số điều liên quan đến cái chết, khá hữu ích.  Điều quan trọng nhất là:  Khi một người sắp từ gĩa cõi đời, ta cần nhắc nhở cho họ về tất cả những điều tốt họ đã làm, để họ có thể ra đi với tâm bình yên, hạnh phúc.   Điều đó rất quan trọng vì trong những giờ phút cuối cùng, người ta thường bị xâm chiếm bởi những cảm giác ăn năn, hối hận vì đã làm điều nọ, điều kia không đúng.  Nếu bạn là người y tá hay bác sĩ ở cạnh bịnh nhân, nhưng không biết nhiều về họ, bạn cần hỏi thân nhân họ để có thể giúp họ ra đi nhẹ nhàng.

   Chúng ta cũng cần phải có tiếp xúc trực tiếp -như nắm tay người sắp chết hay ve vuốt họ, để họ không có cảm giác đã bị bỏ rơi.

   Thính giác là giác quan cuối cùng ra đi.  Vì vậy đừng nghĩ rằng người đang nằm mê man đó không thể nghe chúng ta nói gì.  Chỉ nói trước mặt họ, những điều bạn muốn họ đưọc nghe.

   Nếu người sắp chết là Phật tử, có lòng tin ở Đức Phật và giáo lý của Ngài, thì ta có thể tụng kinh cho họ nghe.  Có nhiều bài kinh rất phù hợp cho mục đích nầy.   Thí dụ: "Ngay chính xe mã của nhà vua còn bị hủy diệt; thân nầy cũng mau chóng bị hủy diệt.  Nhưng những lời dạy của các bậc Giác Ngộ chẳng bao giờ bị mai một.  Những lời dạy của bậc Giác Ngộ đưọc lưu truyền bởi những người hiểu đạo".   Điều đó có nghĩa là ta có thể nói rằng ai rồi cũng chết.  Nhưng thân mạng không phải là cái quan trọng bậc nhất.  Tâm và ý thức về chân thiện mỹ còn quan trọng hơn.  Chúng sẽ không bao giờ bị hủy diệt.

   Chết không có gì hơn là một sự chuyển đổi.  Chúng ta nhẹ nhàng chuyển đổi qua một trạng thái hiện hữu khác.  Dỉ nhiên sự chết chỉ xảy ra nhẹ nhàng nếu ta không cưỡng lại nó -và nếu chúng ta không phải chịu đau đớn.

   Có một thời gian, các vị pháp sư giảng về Phật pháp, cho rằng người ta phải ra đi trong trạng thái hoàn toàn tỉnh thức, và vì lý do đó, không nên cho người bịnh dùng các loại thuốc giảm đau.  Nhưng điều đó có vẻ trái ngược với lời Đức Phật dạy rằng người ta cần đưọc ra đi với tâm yên tĩnh.  Làm sao người ta có thể yên tĩnh ra đi khi đang phải chịu đau đớn?  Ở các nơi chăm sóc cho người bịnh của Phật giáo, người ta cũng tìm mọi cách làm cho bịnh nhân đưọc bớt đau đớn.  Vì thế nếu cần ta vẫn phải dùng đến các loại thuốc giảm đau, dầu có làm cho người bịnh mê man.  Tâm thức lúc nào cũng có mặt dù rằng người bịnh có thể không trã lời ta hay có vẻ bất động.  Thật là sai lầm nếu cứ để người sắp ra đi phải chịu đau đớn -điều đó chỉ làm cho tâm họ rối bời, bất an.

   Đức Phật còn khuyên rằng, ta cần phải đợi ba ngày trước khi chôn xác, vì tâm thức cần thời gian để lià bỏ xác thân nó từng ẩn náu.

   Người Phật tử cũng nghĩ rằng nếu đưọc chết ở nhà trong một khung cảnh quen thuộc, ấm cúng thì tốt hơn.  Những người thân cần có mặt và phải hiểu rằng họ cần nói lời từ gĩa với người sắp chết, như một lời chúc lành trước khi họ ra đi.  Nói với họ rằng dù ta có nhớ nhung tiếc nuối họ, nhưng ta hoàn toàn có thể tự lo khi không có họ ở bên cạnh.  Rằng ta rất thương yêu họ, nhưng ta phải tiếp tục cuộc sống.   Những lời nói như thế rất quan trọng đối với người sắp chết.  Không nên níu kéo họ, vì như thế chỉ làm cho sự ra đi của họ thêm khó khăn.

   Trong các bịnh viện của Thiên Chuá giáo, tôi nghĩ là chắc họ cũng làm như thế.

   Trước đây, có một phóng viên đến chổ chúng tôi ở Buddha-Haus.  Cô hỏi có phải lý do khiến tôi có thể dể dàng chấp nhận cái chết của mình là vì tôi tin có luân hồi.  "Không", tôi trã lời cô, "Tôi không nghĩ như thế.  Người ta chỉ phải tái sinh nếu có ý muốn đưọc tái sinh.  Khi không còn ý muốn hiện hữu như một tự ngã, thì không còn gì xảy ra nữa. Tôi sẳn sàng ra đi một lần cho tất cả".

   "Rồi việc gì sẽ xảy ra", cô phóng viên muốn biết.  "Không có gì cả.  Tất cả đã chấm dứt.  Lúc đó, người ta đã đạt đưọc đến Niết bàn, sự an bình tuyết đối".

   Loại thiền định sâu xa hoàn hảo nhất.


Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15

 


Vào mạng: 5-10-2001

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang