- Pháp Duyên Khởi (Paticcasamuppàda)
- Nguyên tác: Ðại Trưởng Lão Mahàsi
Sayadaw
Việt Dịch: Tỳ kheo Minh Huệ (1999)
Phần 4
Danh Sắc Duyên Lục Nhập
Danh sắc duyên sanh lục nhập. Câu này rất thâm sâu và
khó hiểu. Ở đây, danh có nghĩa là ba nhóm sở hữu (cetasika khandha), trong
khi đó sắc chỉ về bốn đại, sáu loại sắc, mạng quyền, sắc thời tiết
và sắc vật thực.
Danh sắc dẫn đến lục nhập hay năm căn, đó là: Mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu xứ này là những cánh cửa dẫn đến lộ
trình tâm. Trong thế giới tâm thức, mỗi đơn vị tâm trong suốt cuộc sống
đều sanh lên từ các sở hữu câu sanh, nhưng đối với những nguời bình
thường thì sự hiểu biết này vẫn còn là sự hiểu biết của sách vở,
chỉ có những vị thánh nhân mới thấy được điều này.
Hơn nữa, trong bất cứ kiếp sống nào như kiếp người mà
có cả danh lẫn sắc, thì mỗi tâm quả sanh lên từ lúc tục sanh cũng do bởi
các sở hữu câu sanh. Tâm quả là loại tâm chỉ có thấy, nghe v.v... các cảnh
khả ái hoặc không khả ái.
Ở đây, tâm thấy không thể tự nó sanh lên được, vì
trong sự thấy đó hàm ý có các sở hữu hoạt động, như tác ý, xem xét
cảnh sắc, tiếp xúc với cảnh và tư cố gắng nhìn thấy cảnh. Tâm thấy
chỉ có thể sanh lên khi những sở hữu câu sanh này phát sanh chung với
nhau cùng một lúc. Ðây là điều kiện cùng sanh lên mà Pàli gọi là
Sahajàta paccaya- câu sanh duyên. Như vậy, một khối vật nặng mà do bốn người
nhấc thì khônbg thể nào nhấc lên được do riêng một người trưởng nhóm.
Cũng thế, dầu thức là yếu tố chính của đời sống tâm linh, tự nó
có tác dụng rất ít. Nó chỉ có thể hoạt động cùng với những sở hữu
khác.
Hơn nữa, những sở hữu câu sanh này đóng góp vào năm xứ,
đó là mắt, tai v.v... do sự đồng sanh vào lúc tái sanh. Trong những loại
tái sanh khác mà không bao hàm sự thọ sanh vào lòng mẹ, cũng có thể có tất
cả năm xứ ngay từ đầu. Sự trợ duyên sanh các xứ do thức và các sở
hữu vào lúc thọ sanh là điều khó hiểu, nhưng chúng ta phải công nhận
theo lời dạy của Ðức Phật. Vào lúc khác, tâm quả cũng như tâm phi quả
đều đóng góp vào việc duy trì các xứ. Ðiều này cũng dễ hiểu vì sắc
không thể hiện hữu mà không có tâm.
Sắc Và Xứ
Thức tái sanh khởi lên dựa vào nền tảng của ý vật
(hadaya-vatthu). Ý xứ có nền tảng của nó ở mắt, tai v.v... Ý tưởng và
thức cũng lấy sắc ý vật làm nền tảng vật chất của chúng. Tất cả
những sắc phụ như mắt, cảnh sắc, v.v... đều dựa vào bốn đại, đó
là đất, nước, gió, lửa. Năm tinh sắc hay sắc thần kinh, tức là mắt,
tai v.v... đều có nguồn gốc ở bốn đại và những sắc do nghiệp sanh
ở mạng quyền. Năm sắc xứ cũng dựa vào sắc vật thực.
Nói tóm lại, tâm thức sanh lên do duyên của ít nhất là
ba sở hữu tâm, đó là: Tác ý, xúc và tư. Ðôi khi có sanh lên nhiều lần
trạng thái tham muốn, khao khát, nóng giận, si mê, ngã mạn, hoài nghi,
phóng dật, lo âu, ganh tị, hận thù, bực bội, sợ hãi, v.v...Tất cả những
trạng thái này sanh lên do bởi những sở hữu bất thiện. Tương tự,
cũng thường có khởi sanh đức tin, tịnh tín, tâm hướng thiện, trạng thái
vô tham, lòng bi mẫn, hỷ cảm, niềm tin nhân quả, tâm quán xét vô thường,
khổ, vô ngã, v.v... Tất cả những trạng thái này đều sanh lên do bởi những
sở hữu thiện. Như vậy, hành giả cảm nhận ra sự tùy thuộc của thức
vào các sở hữu thiện hoặc bất thiện, sự tùy thuộc của nhãn thức
vào con mắt. Rõ ràng là ý xứ tùy thuộc vào danh sắc.
Tâm cũng cần thiết đối với sự hiện hữu của sắc
đang sống. Bởi vậy, năm xứ mà sản sanh ra năm căn đều dựa vào tâm. Năm
loại sắc thần kinh không thể tồn tại nếu không có những sắc thô, cũng
như tấm gương soi không thể có được nếu không có thủy tinh thô. Bởi
vậy, con mắt bao hàm sự hiện hữu của chất cứng (đất), chất dính (nước),
hơi nóng (lửa), và tính giãn nở (gió). Khả năng thấy dựa vào sắc thô
của mắt. Khả năng nghe, nếm v.v... cũng vậy. Hơn nữa mạng sống của chúng
ta có thể tiếp tục, không gián đoạn cũng nhờ sắc mạng quyền và sắc
vật thực. Tất cả những điều này cho thấy năm sắc xứ bắt nguồn từ
danh sắc như thế nào.
Xứ thứ sáu, tức là ý xứ, bao gồm ý nghĩ, suy quán, ý
định v.v..., đều tùy thuộc vào những sở hữu thiện và bất thiện như:
Tham, tín và những sở hữu như xúc, cũng như tùy thuộc vào sắc căn bản
của nó. Nó khởi sanh từ nguồn gốc của nó, tức là hữu phần, mà hữu
phần thì làm nền tảng cho lộ ý môn (manodvàra vithi).
Kết Luận
Nói tóm lại, sự thấy bao gồm sắc thần kinh và thức.
Nhãn căn tùy thuộc vào thức, mạng quyền, vật thực và sắc căn bản. Nhãn
thức tùy thuộc vào nhãn căn và ba sở hữu tâm, là tác ý, tư và xúc. Con
mắt cũng như thức tùy thuộc vào danh sắc và năm xứ còn lại cũng
tương tự như vậy.
Sự hiểu biết thông suốt về sáu Xứ bắt nguồn từ danh
sắc như thế nào chỉ có thể xảy ra đối với chư vị Bồ tát. Trong số
hàng thánh đệ tử của Ðức Phật, ngay cả Ngài Xá-lợi-phất và Mục Kiền
Liên xem ra cũng không hiểu thấu đáo về nó trước khi các Ngài chứng đắc
tầng thánh Tu-đà-hườn, vì theo kinh sách ghi lại, đạo sĩ Upatissa mà sau
này là trưởng lão Xá-lợi-phất đã chứng đắc tầng thánh thứ nhất do
nghe câu kệ được nói ra bởi trưởng lão Assaji.
Câu kệ, do Ðức Phật thuyết, nói rằng tất cả các pháp
là kết quả của những pháp khác làm nhân, Ðức Phật chỉ ra những
nguyên nhân này và có sự chấm dứt các quả cùng với các nhân. Upatissa
đã chứng đắc quả thánh Tu-đà-hườn sau khi nghe câu kệ này, nhưng họ
không thể quán xét sâu đậm về pháp duyên khởi này trong một khoảng thời
gian ngắn ngủi như vậy. Người ta có thể hiểu rõ giáo pháp của Ðức
Phật theo khả năng hiểu biết của mình, nhưng không thể hiểu hết pháp
ấy một cách đầy đủ được.
Chú giải đã giải thích câu kệ liên quan đến Tứ diệu
đế: "Tất cả các pháp là quả", chỉ về khổ đế có nhân là
ái dục. Trong câu kệ, ái dục là nhân, là nhân của khổ.
Bởi vậy, câu kệ tóm gọn chân lý về khổ và nguyên
nhân của nó.
Vào thời ấy, có nhiều quan điểm về linh hồn, cho rằng
linh hồn là bất tử và chuyển sanh sang thế giới khác sau khi chết, linh hồn
bị hủy diệt sau sự tan rã cuối cùng của thân xác, linh hồn do thượng
đế tạo ra, linh hồn là vô định, v.v...Câu kệ chỉ công nhận sự hiện
hữu của nhân và quả và phủ nhận tánh bất tử hay đoạn diệt của
linh hồn, và giáo lý này giúp hai vị đạo sĩ có được tuệ quán đặc
biệt về bản chất của đời sống.
Bộ Visuddhimagga mahàtika đồng hóa câu kệ này với giáo
lý duyên khởi. Nó chỉ về một bài kinh trong bộ Samyutta nikàya, trong đó
nói rằng: "Nếu nhân này sanh lên, thời quả kia theo sau. Nếu nhân này
diệt thời quả kia sẽ chấm dứt". Theo bộ Mahàtika, thì nội dung
chính của giáo pháp này nằm trong câu kệ trên, về cả sự sanh (tùy thuận)
và sự diệt (nghịch) của khổ.
Tạng Mahàtika mô tả câu kệ này là bài kinh tóm tắc giáo
lý duyên khởi. Bài kệ nào cũng được xem là có lợi ích nếu nó được
tôn trí trong bảo tháp. Cho nên, chẳng lấy làm lạ khi những câu kệ được
tìm thấy trong chính những Bảo tháp cổ.
Cả hai cách giải thích trong chú giải và trong bộ Mahàtika
đều đáng ca ngợi, vì hai thánh đế đầu tiên ám chỉ pháp duyên khởi về
sự sanh của khổ và nguyên nhân của nó, trong khi hai thánh đế sau ám chỉ
giáo lý về sự diệt của khổ.
Ðể kết luận các nhân và các quả trong chuỗi nhân
duyên. Trong kiếp quá khứ của một người, vô minh dẫn đến các hành vi,
lời nói và ý nghĩ, và những hành này làm sanh khởi thức. Như vậy, có năm
quả trong kiếp sống hiện tại đó là thức, danh sắc, lục nhập, xúc và
thọ. Ðến lượt những quả này trở thành nhân hay nói cách khác, chúng
gieo những hạt giống cho kiếp sống tương lai. đó là ái, thủ và hữu. Kết
quả là có sinh, già, chết, ưu bi và khổ được dự trữ cho kiếp sống
tương lai.
Pháp duyên khởi rất vi diệu và được Ðức Phật thuyết
đến Ðại đức A-nan-đa. A-nan-đa suy quán giáo pháp ấy từ đầu đến cuối
và ngược lại. Ðối với đại đức A-nan-đa, điều ấy rất rõ ràng và
không có gì khó khăn. Vị ấy đi đến Ð?c Thế Tôn và bạch rằng: "Bạch
Ðức Thế Tôn, pháp duyên khởi này quả thật rất vi diệu. Nhưng đối với
con, nó xem ra dễ hiểu". Ðức Phật quở trách A-nan-đa, nói rằng:
"Này A-nan-đa, ngươi không nên nói như thế".
Theo chú giải, những lời của Ðức Phật ám chỉ lời
khen ngợi lẫn quở trách đến đại đức A-nan-đa. Ð?c Phật muốn nói như
vầy: "Này A-nan-đa, ngươi rất sáng trí và do vậy, giáo pháp đối với
ngươi thì dễ hiểu, nhưng ngươi đừng nghĩ rằng nó cũng dễ hiểu đối
với những người khác".
Khả năng hiểu pháp của A-nan-đa là do bốn yếu tố, đó
là: Ba-la-mật mà vị ấy đã tích lũy trong nhiều kiếp quá khứ, sự chỉ
dạy của nhiều vị thầy, sự hiểu biết rộng rãi và sự chứng đắc
Sơ đạo của vị ấy.
Vào một kiếp xa xưa trong quá khứ, A-nan-đa là hoàng tử
Sumana, em trai của Ðức Phật Padumuttara. Giữ chức vụ tổng trấn, Sumana
đã dẹp yên một cuộc dấy loạn ở vùng biên giới. Ðức vua rất hài
lòng và cho Sumana chọn một đặc ân. Hoàng tử xin phép được phục
vụ Ð?c Phật trong ba tháng an cư kiết hạ. Ðức vua không muốn ban đặc
ân này và vì vậy, vua nói lời thoái thoát rằng quả thật khó mà biết
được ý của Ðức Phật như thế nào; Vả lại, nếu Ðức Phật miễn cưỡng
đi đến chỗ ngụ của hoàng tử thì Ngài không thể làm gì được.
Theo lời đề nghị của các vị Tỳ khưu, hoàng tử yêu cầu
trưởng lão Sumana để được yết kiến Ðức Phật. Khi đã gặp được
Ð?c Phật, hoàng tử hỏi Ngài về phước báu đặc biệt nào khiến Sumana
có năng lực vượt trội các vị Tỳ khưu khác và được làm thị giả của
Ðức Thế Tôn. Ðức Phật trả lời rằng hoàng tử có thể trở thành như
Sumana bằng cách thực hành pháp bố thí và trì giới. Hoàng tử thỉnh Ðức
Thế Tôn nhập hạ ở thị trấn của vị ấy, để vị ấy có thể làm những
việc phước, ngõ hầu thành tựu được những ước nguyện đặc biệt là
trở thành thị giả của một vị Phật tương lai. Thấy rằng nếu Ngài
đi đến đó sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người, Ð?c Phật nói rằng:
"Này Sumana, Như Lai muốn đi đến chỗ vắng vẻ". Lời tuyên bố
trên ngầm ý chấp nhận lời thỉnh cầu của hoàng tử.
Sau đó hoàng tử truyền lệnh cho xây dựng một trăm tịnh
xá dọc theo con đường, để Ð?c Phật và chư Tăng có chỗ nghỉ ngơi thoải
mái qua đêm. Hoàng tử cũng mua một khu lâm viên và biến nó thành một tịnh
xá lộng lẫy với những cốc liêu khác để Ðức Phật và đông đảo
chư Tăng trú ngụ.
Khi công việc đã hoàn thành, hoàng tử nhắn tin đến Ðức
vua và thỉnh Ðức Phật về thị trấn của mình. Hoàng tử và tùy tùng của
vị ấy long trọng đón tiếp Ðức Phật và chúng Tăng, cúng dường đến
các Ngài những bó hoa, vật thơm, thỉnh các Ngài đến tịnh xá. Ở đó,
hoàng tử long trọng cúng dường tịnh xá và khu vườn đến Ðức Phật.
Sau khi đã làm xong công việc bố thí vĩ đại này. Hoàng tử triệu tập
các bà vợ của mình và các quan đến, rồi nhắn nhủ với họ như sau:
"Ðức Phật vì lòng bi mẫn đối với chúng ta mà đến đây rồi. Chư
Phật không quan tâm đến lợi lộc. Các Ngài chỉ quan tâm đến việc thực
hành chánh pháp. Ta muốn cúng dường Ðức Phật bằng sự hành pháp để
Ngài hoan hỷ. Ta sẽ thọ trì thập giới và ở tại chỗ ngụ của Ðức
Phật. Các ngươi hãy hộ độ và hầu hạ chư vị A-la-hán mỗi ngày trong
ba tháng hạ này như ta đã làm trong ngày hôm nay".
[01] [02] [03] [04] [05] [06] [07] [08] [09] [10]